Quảng cáo bất chấp văn hóa thuần phong mỹ tục năm 2024

Các thành viên Hội đồng thẩm định của Sở Văn hóa thông tin Hà Nội cho rằng việc mặc bikini bán hàng là không chấp nhận được

Ông Nguyễn Thanh Phong, Chánh tranh tra Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) Hà Nội, ngày 6-5 cho biết Sở này đã thành lập ban thẩm định để xác định hành vi vi phạm trong việc mặc bikini tiếp thị sản phẩm tại siêu thị điện máy Trần Anh (số 18 Phạm Hùng, Hà Nội)

Theo ông Phong, trong buổi họp ngày 6-5, các thành viên trong Hội đồng thẩm định (gồm Cục Văn hóa cơ sở, thanh tra Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) cũng như thanh tra sở VH-TT… ) đều cho rằng việc mặc bikiki bán hàng ở nước ngoài có thể là việc bình thường, nhưng người dân Việt Nam chưa dễ dàng chấp nhận những hành động không đúng với thuần phong mỹ tục này. Bằng chứng là Ở Việt Nam, trước đây, một hãng hàng không nội địa đã hai lần liên quan đến việc dùng người mẫu mặc bikini để quảng cáo. Ngay sau sự việc này, Cục Hàng không Việt Nam đã ra quyết định xử phạt 20 triệu đồng đối với hãng vì vi phạm Nghị định 60/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Quảng cáo bất chấp văn hóa thuần phong mỹ tục năm 2024

Người mẫu mặc bikini giới thiệu sản phẩm điện máy với khách

Ban thẩm định cũng thống nhất hành động mặc bikini tiếp thị sản phẩm ở siêu thị điện máy Trần Anh đã vi phạm về hoạt động quảng cáo, cụ thể là: quảng cáo không xin phép, hình ảnh quảng cáo trái với thuần phong mỹ tục. Chính vì vậy hành vi vi phạm này sẽ bị xử phạt theo quy định vi phạm về hoạt động quảng cáo.

Ông Nguyễn Thanh Phong cho biết, Sở VH-TT Hà Nội sẽ sớm ra văn bản xử phạt và yêu cầu Công ty Trần Anh nộp phạt. Ngoài ra, Sở cũng sẽ rà soát lại toàn bộ các hoạt động quảng cáo của công ty này trong thời gian gần đây.

Trước đó, ngày 28-4, siêu thị điện máy Trần Anh số 18 Phạm Hùng xuất hiện 5 năm cô gái trẻ trong trang phục bikini “mát mẻ” đang tiếp thị sản phẩm tại đây. Để thu hút khách hàng, các cô gái trong trang phục đi biển này sẵn lòng ra tận khu vực sân gửi xe để tiếp đón khách hàng đến tham quan, mua sắm sản phẩm.

Nhiểu người tham gia giao thông khi đi qua đây cũng hiếu kì dừng lại để “ngó nghiêng” trước hình ảnh các cô gái trẻ” gợi cảm” của siêu thị điện máy khiến cả một đoạn đường Phạm Hùng bị ùn dài.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, đại diện Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh khẳng định đây không phải là chương trình tiếp thị bán hàng, hoạt động này nằm trong ý tưởng chương trình video “Giáo dục giới tính” hướng tới đối tượng thanh thiếu niên.

Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) vừa đề nghị các địa phương chấn chỉnh hoạt động quảng cáo của Coca - Cola. Lý do của đề nghị này là trong nội dung quảng cáo sản phẩm Coca-Cola Việt Nam trên truyền hình và một số phương tiện có sử dụng cụm từ "Mở lon Việt Nam".

Tôi không hiểu vì sao lại cho rằng cụm từ "Mở lon Việt Nam" không hợp thuần phong mỹ tục. Đây là một cụm từ hoàn toàn có nghĩa, và nghĩa của nó bình thường. Nếu như suy diễn và cho rằng cụm từ này là xấu thì thật nguy hiểm. Vì tiếng Việt có rất nhiều từ ngữ, tiếng lóng có thể suy diễn thành xấu xa, tục tĩu.

Hơn hết, thuần phong mỹ tục là một khái niệm mơ hồ và cảm tính và hoàn toàn mang ý chí chủ quan của người ra quyết định.

Á Quân

Tôi thấy cụm từ "Mở lon Việt Nam" rất bình thường. Nếu mở cuộc khảo sát trực tuyến với câu hỏi: bạn cho rằng cụm từ mở lon Việt Nam là (1) Bình thường; (2) Không bình thường vì vi phạm văn hóa và thuần phong mỹ tục... thì tôi tin số người bình thường sẽ chiếm tỷ lệ đông áp đảo so với số người không bình thường!

Liên quan đến vụ coca cola gần đây tôi muốn biết việc quảng cáo không phù hợp với thuần phong mỹ tục bị phạt bao nhiêu? Căn cứ pháp lý?

Khoản 4 Điều 51 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

...

  1. Quảng cáo có nội dung tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em;
  1. Quảng cáo có nội dung trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Như vậy, việc quảng cáo có nội dung trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ một số ngoại lệ. Đối với cùng một hành vi vi phạm mức phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

(VH, ngày 17/10/2011) - Đó là những nội dung mà các đại biểu nêu ra tại Hội thảo góp ý cho dự thảo Luật Quảng cáo do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM vừa tổ chức. Các đại biểu nhấn mạnh, với tình hình “loạn quảng cáo” như hiện nay, cần nhanh chóng ban hành Luật Quảng cáo nhằm chấn chỉnh tình trạng lộn xộn, lập lại trật tự trong quảng cáo.

Cần nhanh chóng có Luật Quảng cáo để chấn chỉnh lại hoạt động quảng cáo

(VH, ngày 17/10/2011) - Đó là những nội dung mà các đại biểu nêu ra tại Hội thảo góp ý cho dự thảo Luật Quảng cáo do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM vừa tổ chức. Các đại biểu nhấn mạnh, với tình hình “loạn quảng cáo” như hiện nay, cần nhanh chóng ban hành Luật Quảng cáo nhằm chấn chỉnh tình trạng lộn xộn, lập lại trật tự trong quảng cáo.

Ngăn chặn những nội dung quảng cáo thiếu văn hóa

Mức xử phạt phải dựa trên chính giá trị của hợp đồng quảng cáo, nếu hợp đồng đó 1 tỷ đồng nhưng không có giấy phép thì sẽ bị phạt 1 tỷ đồng. Như vậy mới đủ sức răn đe, ngăn chặn tình trạng bất chấp pháp luật vì lợi nhuận.(Ông Nguyễn Hải Trường, Sở Tư pháp)

Không chỉ công chúng tỏ ra bức xúc đối với những nội dung quảng cáo phản văn hóa mà ngay cả những người đã và đang trực tiếp làm quảng cáo cũng không chấp nhận kiểu làm ăn đánh lừa người tiêu dùng như thế.

Hiện có quá nhiều nội dung quảng cáo “nói dối” người dân một cách công khai, ông Nguyễn Chí Kiên, đại diện cho Công ty TNHH Dịch vụ Quảng cáo C.M.N bức xúc, cũng là người quảng cáo, nhưng tôi thấy mỗi ngày có quá nhiều mẫu quảng cáo “nổ” về nội dung, gây khó chịu cho công chúng.

Theo ông Kiên, phải mạnh tay xử phạt để ngăn chặn các mẫu quảng cáo sai sự thật quá mức, đồng thời có định hướng nhằm đưa hoạt động quảng cáo đi vào nề nếp, tránh sự lệch lạc về truyền thống và văn hóa của dân tộc.

Đại diện Công ty Quảng cáo Trẻ, bà Nguyễn Thị Xuân Thu cho rằng, việc duyệt và quản lý nội dung quảng cáo hiện nay chưa có sự thống nhất. Cùng một mẫu quảng cáo giống nhau về nội dung nhưng có nơi thì cho phép nơi bảo không được, được phép quảng cáo trên truyền hình nhưng không được phép quảng cáo ngoài trời.

Do đó, cần thiết phải có Luật Quảng cáo để thống nhất trong quản lý từ hình thức đến nội dung, nhất là việc cấp phép và quản lý nội dung. Theo bà Thu, dự thảo Luật nên có quy định rõ ràng về quảng cáo rao vặt để phù hợp với thực tế và dễ áp dụng hơn.

Theo ông Huỳnh Công Hùng, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP.HCM, ngày càng có những mẫu quảng cáo biến tướng dưới nhiều hình thức tinh vi. Ông Hùng cho biết, khoản thu mỗi năm từ việc xử phạt vi phạm quảng cáo ngoài trời khoảng 6 tỷ đồng, do sai phạm của loại hình này biểu hiện rõ trước mắt cơ quan thanh tra.

Trong khi đó, vi phạm quảng cáo trên truyền hình, báo chí và Internet chiếm tỷ lệ rất lớn nhưng tiền phạt mỗi năm chưa tới 400 triệu đồng, do nhà đài biết cách ngụy trang khéo léo để che mắt lực lượng chức năng, hình thức biến tướng cũng rất tinh vi…

Do đó, ông Trần Vĩnh Sa, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, dự thảo Luật phải bám sát thực tế, mục đích chính là bảo vệ và phục vụ nhân dân; phải là công cụ ngăn chặn sự xâm hại và bảo vệ truyền thống văn hóa của dân tộc, tiến bộ xã hội.

Theo ông Sa, dự thảo Luật nên quy định cấm hẳn quảng cáo trên các kênh truyền hình trả tiền. Bởi công chúng trả cho nhà đài là để xem những chương trình bổ ích, chứ không phải bỏ tiền để xem những kiểu quảng cáo sai sự thật.

Cần một chế tài nghiêm khắc

Nên quy định cấm hẳn quảng cáo trên các kênh truyền hình trả tiền. Bởi công chúng trả cho nhà đài là để xem những chương trình bổ ích, chứ không phải bỏ tiền để xem những kiểu quảng cáo sai sự thật.(Ông Trần Vĩnh Sa, Sở TT&TT)

Bức xúc trước thái độ chây ì của một số doanh nghiệp quảng cáo, ông Châu Quốc Dũng, Chánh Thanh tra Sở VHTTDL TP.HCM cho rằng, cần tăng chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn. Vì thực tế có hiện tượng doanh nghiệp thà không xin phép, ngang nhiên làm quảng cáo rồi chịu phạt tối đa 20 triệu đồng còn hơn xin phép mà làm sai giấy phép sẽ bị phạt 40 triệu đồng.

Trong 9 tháng đầu năm 2011, trên địa bàn TP.HCM có khoảng 18 doanh nghiệp quảng cáo vi phạm trên ba lần. Trong đó có đơn vị được lực lượng chức năng nhắc và thông báo đến ba lần nhưng vẫn chây ì không tháo dỡ và đóng phạt, cuối cùng cơ quan thanh tra đành tháo dỡ, tốn thêm kinh phí của ngân sách.

Vì thế, ông Dũng nhấn mạnh dự thảo Luật phải có những chế tài mạnh hơn như thu giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp vi phạm nhiều lần. Nếu không doanh nghiệp sẽ vì lợi nhuận mà chấp nhận đóng phạt để tiếp tục kinh doanh… như thế thì ngành chức năng không thể quản nổi.

Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Hải Trường, Sở Tư pháp TP.HCM lý giải, chế tài xử phạt hiện nay còn quá nhẹ nên nhiều mẫu quảng cáo quá khổ xuất hiện rầm rộ. Lợi dụng mức phạt tối đa chỉ 20 triệu đồng, nhiều doanh nghiệp cố tình không xin phép và vô tư dựng lên những biển quảng cáo lớn trên cả 100m2, bởi đằng nào cũng chỉ bị phạt tối đa là 20 triệu đồng.

Ông Trường đề nghị mức xử phạt phải dựa trên chính giá trị của hợp đồng quảng cáo, nếu hợp đồng đó 1 tỷ đồng nhưng không có giấy phép thì sẽ bị phạt 1 tỷ đồng. Như vậy mới đủ sức răn đe, ngăn chặn tình trạng bất chấp pháp luật vì lợi nhuận. Phần lớn ý kiến đồng tình cao với đề xuất cần có một chế tài nghiêm khắc đối với những vi phạm trong hoạt động quảng cáo.

Ông Huỳnh Thành Lập, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cho biết, vào kỳ họp thứ 2 sắp tới Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Luật Quảng cáo. TP.HCM sẽ đề xuất thành lập trung tâm thẩm định có vai trò như một trọng tài để xem xét nội dung, nhằm thống nhất việc phê duyệt cấp phép cũng như xử lý vi phạm.

Ngoài ra, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cũng sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo cho hoạt động quảng cáo phát triển đúng hướng, không vì lợi ích kinh tế mà xâm hại đến thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa của dân tộc.