Sáng kiến kinh nghiệm về công tác công đoàn trường tppt

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NINH THUẬN TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM -----š¯›----- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIÚP CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN TỔ CHỨC TỐT CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG Ngöôøi vieát : T röông T hò H aïn h Chöùc vuï : Hieäu phoù - Chuû tòch Coâ n g ñoaø n NAÊM HOÏC: 2009 – 2010
  2. A. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Nhiệm vụ năm học: Năm học 2009-2010 được xác định là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Điều đó đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo chỉ rõ trong Chỉ thị số 4899/CT-BGDĐT, ngày 04 tháng 8 năm 2009 “Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp”. Cụ thể, “toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung thực hiện tốt 7 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó có: 1.1. Tiếp tục thực hiện ba cuộc vận động: ª “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”- Chỉ thị số 06 CT/TW của Bộ Chính trị; ª “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” – thực hiện tốt Quy định về đạo đức nhà giáo (Quy định số 16/2008 ngày 16 tháng 4 của Bộ Giáo dục và Đào tạo); ª “Hai không” với 4 nội dung – Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; và phong trào thi đua: ª “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong toàn ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 1.2. Đổi mới quản lý giáo dục: thực hiện công khai, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo và người học. 1.3. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục: “mỗi cán bộ quản lý thực hiện một đổi mới trong phương pháp quản lý”. 1.4.Chăm lo và đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: “tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công tác cán bộ quản lý”. 2. Vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn: Với tư cách là thành viên trong hệ thống chính trị Việt Nam, là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân, của người lao động, Công đoàn là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, người lao động. Có thể nói, Công đoàn là trường học chủ nghĩa cộng sản – tiến hành giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật, văn hóa, văn học nghệ thuật, lối sống, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học cho công nhân lao động – là trường học đặc biệt: trường học quần chúng tự giác, tự rèn luyện, giáo dục, rèn luyện lẫn nhau thông qua các hoạt động thực tiễn của phong trào. Chức năng của Công đoàn được biểu hiện bằng những phương hướng, những mặt hoạt động chủ yếu mang tính chất khách quan, được xác định bởi tính chất, vị trí, vai trò của Công đoàn trong từng giai đoạn cách mạng. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là khi đất nước đang bước vào thời kỳ “hội nhập”; trên thế giới, tình hình chính trị diễn biến
  3. phức tạp, khó lường; âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch luôn rình rập… thì vai trò của tổ chức Công đoàn lại càng được khẳng định rõ nét. Theo Lê Nin, Công đoàn là “trường học giáo dục”, nói cách khác, một trong những chức năng của Công đoàn là giáo dục – gắn liền giáo dục với hoạt động thực tiễn với việc hoàn thành các nội dung hoạt động, nhằm thực hiện các chức năng của Công đoàn. Thông qua hoạt động giáo dục công nhân lao động về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, Công đoàn làm cho công chức, người lao động tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới, tạo động lực tinh thần. Với nguyên tắc hoạt động tự nguyện, liên hệ mật thiết với quần chúng, Công đoàn có nhiều phương thức hoạt động đa dạng, phong phú; trong đó có phương pháp thuyết phục: tức là thông qua tuyên truyền giáo dục, giải thích, hướng dẫn, nêu gương nhằm tạo ra ý thức về tổ chức, trách nhiệm, lối sống để thu hút đoàn viên, công nhân, lao động tham gia. 3. Nghị quyết số 04/CĐGD, ngày 05 tháng 4 năm 2010 của Ban chấp hành Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Ninh Thuận khóa X về “Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức, lao động” với phương hướng: - Làm cho CB-GV-CNVCLĐ hiểu biết chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của Công đoàn; nhận thức rõ những khó khăn và thách thức của nền kinh tế thị trường, củng cố niềm tin của công nhân, viên chức, lao động vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Công đoàn. Từ đó, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội lần thứ XI, các hội nghị trung ương của Đảng, Nghị quyết XII của tỉnh Đảng bộ và Chiến lược phát triển giáo dục 2010-2020; nhằm tạo động lực động viên, khuyến khích và tôn vinh các tập thể, cá nhân phát huy truyền thống yêu nước, hăng hái thi đua “dạy tốt, học tốt”, lao động sáng tạo, năng động, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu bền vững của ngành giáo dục. - Đổi mới nội dung, hình thức công tác tuyên truyền giáo dục, phù hợp với đặc điểm, tình hình ở cơ sở, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong các cấp Công đoàn để tập hợp đoàn kết công nhân viên chức lao động của ngành, phát triển đoàn viên, xây dựng đội ngũ và tổ chức Công đoàn vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-ĐCT ngày 03 tháng 4 năm 2006 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục của tổ chức công đoàn trong thời kỳ mới”… xây dựng chương trình, nhiệm vụ công tác tuyên truyền, giáo dục của Công đoàn cho phù hợp với đặc điểm và từng đối tượng công nhân viên chức lao động. Chú trọng tuyên truyền về Đảng, về giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn; bồi dưỡng những phẩm chất cao đẹp của giai cấp công nhân trong thời kỳ mới.. Tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Công đoàn đến cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức lao động, làm cho họ hiểu rõ chính sách nhất quán của Đảng và nhà
  4. nước ta về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hiểu biết về pháp luật, để hoàn thành tốt nghĩa vụ công dân và biết tự đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật. - Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công tác tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên để làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền; Bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ Công đoàn và mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên; giúp họ có đủ kinh nghiệm, bản lĩnh và trình độ chuyên môn, kỹ năng hoạt động đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Chủ động tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình phối hợp đã được ký kết nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục của tổ chức Công đoàn. Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền miệng thực sự tâm huyết, có năng lực… để tuyên truyền kịp thời các chủ trương, chế độ chính sách, pháp luật cho công nhân lao động. 4. Tính cần thiết của việc tuyên truyền: Cha ông ta đã nói: “Tư tưởng không thông, mang bình tông không nổi”. Câu nói ấy một lần nữa cho thấy công tác tuyên truyền, động viên, thuyết phục trong hoạt động Công đoàn quan trọng biết chừng nào. Bởi thế, từ thế kỷ XV, Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc - danh nhân văn hóa, đã từng nói: “Làm lật thuyền mới biết dân mạnh như nước”; hay Bác Hồ cũng nói: “ Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp bể Quyết chí ắt làm nên”. Chứng tỏ, các bậc tiền bối, vĩ nhân đã nhận ra sức mạnh (vai trò) của sự thống nhất tư tưởng. Sự thông suốt ấy là nền tảng quyết định thành bại của công việc. Như vậy, công tác thuyết phục, giáo dục, vận động là việc làm cực kỳ cần thiết. Vì nếu không vận động, thuyết phục, quần chúng sẽ không hiểu, không biết mình phải làm gì? Làm như thế nào và làm ra sao? Mà như thế thì, có làm, hiệu quả cũng không cao; có chăng, chỉ là áp buộc, cho có mà thôi. Ngược lại, nếu được giáo dục, tuyên truyền, người thực hiện sẽ hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc làm, cách thức tiến hành,.. Từ đó, bằng ý thức của mình, họ sẽ vui vẻ tham gia một cách tự nguyện, tự giác. Và như thế, chắc chắn, hiệu quả công việc sẽ cao. Vậy, trong thực tế, hiện nay Công đoàn đã làm được những gì về phương diện này? Công tác triển khai tổ chức các cuộc vận động ở cơ sở đã được thực hiện ra sao? Phương pháp tổ chức của các Công đoàn cơ sở đối với các cuộc vận động như thế nào? Đây chính là điều cần quan tâm tới.
  5. II. CƠ SỞ THỰC TẾ: 1. Công tác tập huấn kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ Công đoàn. Trong những năm gần đây, Công đoàn ngành Giáo dục Ninh Thuận đã phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh và một số ban ngành chức năng mở lớp tập huấn cho cán bộ Công đoàn về một số nội dung công tác; song chưa có một cuộc tập huấn nào bàn tới kỹ năng tuyên truyền và quy trình thực hiện một cuộc vận động cán bộ, đoàn viên, lao động. Trong khi, nhiều cuộc vận động, phong trào liên tiếp được triển khai; lực lượng cán bộ Công đoàn cơ sở hiện nay lại phần đông là mới, trẻ, chưa có nhiều (thậm chí chưa có) kinh nghiệm ở lĩnh vực này. 2. Là cán bộ Công đoàn đã nhiều năm, trong đó, có hai nhiệm kỳ làm Chủ tịch, nên bản thân hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn (nói chung), của Chủ tịch Công đoàn (nói riêng); và nhất là những cái đã được, chưa được trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng của cán bộ Công đoàn. 3. Qua kiểm tra hoạt động Công đoàn ở một số Công đoàn cơ sở, cũng như qua trao đổi với Chủ tịch Công đoàn của nhiều trường học – những đồng chí đã nhiều năm làm Chủ tịch Công đoàn và nhất là những đồng chí mới đảm trách nhiệm kỳ đầu tiên, nhìn chung, họ đều tỏ ra lúng túng trong việc phối kết hợp với Nhà trường và các đoàn thể để thực hiện chức năng giáo dục, thuyết phục cán bộ, giáo viên, công nhân viên, lao động tham gia các phong trào, các cuộc vận động. Bởi thế, hiệu quả công tác ở lĩnh vực này chưa cao, thậm chí chưa đạt – kể cả trong hoạt động thực tế và ghi nhận qua sổ sách. Kiểm tra hoạt động Công đoàn cho thấy: nhiều Công đoàn cơ sở chưa có hồ sơ thể hiện việc thực thi các cuộc vận động. Cụ thể là: chưa có kế hoạch, chương trình hành động; chưa có sự phân công, phân nhiệm, giám sát, kiểm tra, sơ – tổng kết. Trong khi, thực tế, có những đơn vị đã phối kết hợp với Nhà trường để triển khai nhưng không lập hồ sơ – vì theo các đồng chí Chủ tịch: Nhà trường đóng vai trò triển khai chính hay có những đơn vị đứng ngoài cuộc vận động – vì coi đó không phải là việc của tổ chức mình 4. Là phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động phong trào (của trường THPT Tháp Chàm), bản thân thấu hiểu tầm quan trọng, sự cần thiết của tổ chức Công đoàn trong việc giáo dục, động viên cán bộ, đoàn viên, lao động tham gia các phong trào. Có thể nói, đây chính là chủ thể tiên phong, cốt yếu, đảm bảo phần quyết định kết quả từng cuộc vận động. Bởi cơ chế của hệ thống chính trị Việt Nam là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Hầu hết, ở các phong trào vận động cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trường học hiện nay, người đứng ra vận động quần chúng không ai khác ngoài tổ chức Công đoàn. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Công đoàn đã tham gia xây dựng và tổ chức tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các cuộc vận động…; Từ đó, từng bước nâng cao nhận thức về Đảng, về giai cấp công nhân, định hướng tư tưởng cho công nhân viên chức lao động; vận động cán bộ, đoàn viên, lao động tham gia tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội; tích cực
  6. phòng, chống tệ nạn xã hội; góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của trường, ngành. Qua những cơ sở trên, có thể mượn ý câu nói của người xưa: Cho con tiền vạn, bạc ngàn, Không bằng cho một cái nghề cầm tay để thấy rằng, phải chăng hiện nay, với cán bộ quản lý nói chung, cán bộ Công đoàn nói riêng, để họ có điều kiện làm việc tốt, hoàn thành tốt công tác vận động, tuyên truyền, trước hết, hãy trang bị cho họ phương pháp, kỹ năng – cái mà cán bộ Công đoàn, nhất là các Chủ tịch công đoàn trẻ còn rất thiếu và rất yếu. Đây chính là lý do thúc đẩy tôi quyết định viết lên kinh nghiệm này với đề tài: “Một số định hướng giúp cán bộ Công đoàn tổ chức tốt các cuộc vận động” B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN Qua nhiều năm công tác, nhiều lần triển khai vận động cán bộ, đoàn viên, lao động, tôi đã rút ra các bước cần thực hiện khi triển khai một cuộc vận động. Cụ thể như sau : I. Nắm bắt nội dung cuộc vận động. Để công tác triển khai vận động đạt kết quả tốt, trước hết, chủ thể triển khai cần hiểu rõ đó là cuộc vận động gì? Mục đích, yêu cầu của cuộc vận động? Đối tượng vận động là ai, ở phạm vi nào (cán bộ? giáo viên? công nhân viên? học sinh hay tất cả? Thời gian thực hiện cuộc vận động trong bao lâu? Chủ thể vận động là đối tượng nào (Nhà trường? Công đoàn? Đoàn thanh niên? hay các đối tượng ấy cùng phối hợp? ); Cách thức tổ chức triển khai? Kết quả phải đạt? Xác định rõ những điểm trên, ta mới thực hiện đúng, đủ tinh thần cuộc vận động. Bởi lẽ, • Nếu không xác định đúng chủ thể thực hiện, sẽ dẫn đến việc làm thế, làm thay, “lấn sân” (quá chức trách), hoặc làm không hết chức trách, nhiệm vụ được giao; không chủ động trong công việc, dẫn đến hiện trạng đùn đẩy, ỷ lại, “Cha chung không ai khóc”. ‚ Không xác định đúng đối tượng vận động sẽ dẫn đến vận động sai đối tượng, tức là: người cần vận động thì không vận động, trong khi, người không thuộc diện vận động lại được tuyên truyền, giáo dục, động viên. Việc làm này sẽ dẫn đến hạn chế kết quả thực hiện các cuộc vận động. Ví dụ: cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh” về: Ø “Sửa đổi lề lối làm việc”: - Đối tượng được vận động là cán bộ, đảng viên, quần chúng (Trong trường học, đó là giáo viên, công nhân viên, học sinh). - Đối tượng triển khai: Chi bộ Đảng. Nhưng như thế không có nghĩa Công đoàn coi mình là người ngoài cuộc (như một số Công đoàn cơ sở đã làm); bởi lẽ, thành viên của tổ chức Công đoàn là cán bộ, đoàn viên, lao động – là cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Vì vậy, Công đoàn phải vận động, tuyên truyền họ. Hơn nữa, nội dung “Sửa đổi lề lối làm việc” ở trường học đó là: đối với công chức: sửa lối làm việc đi trễ, về sớm, làm đối phó, qua loa “sớm vác ô đi,
  7. tối vác về” bằng: tuân thủ chặt chẽ nội quy cơ quan, quy chế nghề nghiệp; đối với học sinh: sửa lối học thụ động, bỏ buổi, bỏ tiết, không học bài, làm bài trước khi đến lớp... bằng việc học chuyên cần, chăm chỉ, tự giác, có hiệu quả. Ø “Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, là đạo đức, là văn minh”: - Đối tượng được vận động là cán bộ, đảng viên, quần chúng (giáo viên, công nhân viên). Hay với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: - Người triển khai phong trào là Ban chỉ đạo do Hiệu trưởng nhà trường thành lập, trong đó có Chủ tịch Công đoàn. Với cuộc vận động này, Công đoàn đóng vai trò chủ thể giáo dục, thuyết phục cán bộ, đoàn viên, lao động là giáo viên, công nhân viên (và qua họ, nhờ họ chuyển tác động tới học sinh). Từ đó cho thấy, dù có thể không là chủ thể chỉ đạo – ra quyết định thành lập Ban điều hành, song Công đoàn không thể đứng ngoài các cuộc vận động . Bởi vì, dù Đảng hay Nhà trường đóng vai trò chỉ đạo thì Công đoàn vẫn là tổ chức đoàn thể gắn kết với quần chúng. Cho nên, cán bộ Công đoàn cần nhận rõ chức trách của mình ở các cuộc vận động. Đó là, tuyên truyền, động viên cán bộ, đoàn viên, lao động tham gia. Còn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đối tượng được vận động là cán bộ, giáo viên. Vì thế, vai trò giáo dục, thuyết phục của Công đoàn là chính yếu. Như vậy, nắm bắt nội dung, mục đích, yêu cầu, đối tượng , phạm vi triển khai cuộc vận động là khâu định hướng, tạo tiền đề cơ sở. Cho nên, muốn triển khai các cuộc vận động, nhất thiết không được bỏ qua bước này. Điều đáng buồn là qua kiểm tra cho thấy, một số Công đoàn trường học còn lúng túng, chưa phân định được chức trách của mình trong việc thực thi các cuộc vận động nói trên. Họ cho rằng: đó là cuộc vận động do Cấp ủy Đảng hay Nhà trường tổ chức; vì vậy, chức trách vận động, giáo dục là công việc của Bí thư Chi bộ hay Hiệu trưởng Nhà trường. Chính vì nhận thức như thế nên một số tổ chức Công đoàn không đưa nội dung này vào chương trình hành động trong năm, không có kế hoạch cho việc tổ chức triển khai thực hiện (dù chỉ ở dạng hỗ trợ và phối hợp).
  8. II. Thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động Đây là công việc không thể thiếu. Vì đã là cuộc vận động - phong trào tức là hoạt động của một tổ chức, liên quan đến số đông người. Do đó, nó mang tính có tổ chức, có nguyên tắc và được điều hành theo phương thức nhất định. Cho nên, việc thành lập Ban chỉ đạo là thuộc tính khách quan. ØBan chỉ đạo một cuộc vận động do người đứng đầu tổ chức trực tiếp chỉ đạo cuộc vận động ra Quyết định thành lập. Ví dụ: - Ban chỉ đạo phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” là do Hiệu trưởng Nhà trường ra Quyết định thành lập và trực tiếp làm trưởng ban hoặc Hiệu trưởng cử một phó hiệu trưởng làm trưởng ban; Chủ tịch Công đoàn và một vài phó hiệu trưởng làm phó ban; số thành viên còn lại là trưởng hoặc phó của các tổ chức khác như Bí thư Đoàn thanh niên, trưởng ban nề nếp .v.v… làm ủy viên.
  9. v Mẫu: SỞ GD&ĐT NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------------------ --------------------- Số: 2010/QĐ-THPT TC Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 15 tháng 9 năm 2009 QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM - Căn cứ Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo về việc phát động phong trào và triển khai thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; - Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng quy dđịnh trong Điều lệ trường phổ thông và căn cứ yêu cầu thực tế công việc, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Nay thành lập Ban chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường THPT Tháp Chàm gồm những ông, bà có tên sau đây: 1. Ông Hồ Hoài Nam Hiệu trưởng Trưởng ban chỉ đạo 2. Bà Trương Thị Hạnh P. Hiệu trưởng- CTCĐ Phó ban chỉ đạo trực 3. Ông Nguyễn Hữu Mạnh P. Hiệu trưởng Phó ban chỉ đạo 4. Ông Diệp Phu P. Hiệu trưởng Phó ban chỉ đạo 5. Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh Bí thư Đoàn trường Ủy viên 6. Ông Nguyễn Thành Hải Trưởng ban nề nếp Ủy viên Điều 2: Ban chỉ đạo có nhiệm vụ theo quy định của các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Sở Giáo dục – Đào tạo về cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Điều 3: Các ông, bà có tên trên, trưởng các tổ ban chuyên môn có trách nhiệm thi hành Quyết định này. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: - Như điều 1 (để thực hiện); - Sở GD-ĐT ( báo cáo); - Lưu VT
  10. Hồ Hoài Nam - Ban chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bí thư Chi bộ trường ra Quyết định thành lập; trong đó, Bí thư Chi bộ làm trưởng ban; phó Bí thư làm phó ban; Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn trường và một số thành viên khác làm ủy viên. ØPhải có sự phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Có như thế mới tránh được tình trạng “Lắm sãi, không ai đóng cửa chùa” vì không phải việc của ta. Trong thành lập Ban chỉ đạo các cuộc vận động, phong trào, Ban chấp hành công đoàn – đứng đầu là Chủ tịch - luôn đóng vai trò tham mưu và tham gia. III. Xây dựng Kế hoạch hành động Đây là bước không thể thiếu trước khi triển khai cuộc vận động. Vì: lập Kế hoạch là xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt mục tiêu đó. Nếu không có Kế hoạch, nhà quản lý – tức người tổ chức - khó biết cách tổ chức, khai thác nhân lực có hiệu quả; thậm chí còn không biết phải tổ chức, khai thác cái gì. Ngoài ra, Kế hoạch còn là cơ sở để nhà quản lý kiểm tra, đánh giá các mặt hoạt động của đơn vị. Bởi thế, nhất thiết, phải lập Kế hoạch cho cuộc vận động hay phong trào. Ví dụ: - Kế hoạch triển khai cuộc vận động: + “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; + “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; + Thực hiện phong trào “Hai không” với 4 nội dung; + Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… Khi lập Kế hoạch phải: • Xác định mục tiêu triển khai cuộc vận động. Ở bước này, người lập Kế hoạch phải nêu rõ mục đích triển khai cuộc vận động là để làm gì? Yêu cầu cần đạt của cuộc vận động ra sao? Ví dụ: mục đích chủ yếu của “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là tạo nên môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của Nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ. Hay mục đích của cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở trường học là làm cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, công
  11. nhân viên và học sinh. Đó là “Sửa đổi lề lối làm việc” theo hướng tinh, gọn, tuân thủ nội quy, kỷ luật, đạt hiệu quả cao; nâng cao đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội; góp phần “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh”… ‚ Xây dựng Kế hoạch thực hiện: phải có tính khoa học, thiết thực, sát hợp với tình hình nhiệm vụ của trường, ngành trong từng giai đoạn-thời kỳ. Ví dụ: Khi xây dựng kế hoạch thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với chủ đề “Sửa đổi lề lối làm việc”, cán bộ Công đoàn phải xuất phát từ thực tế tác phong, lề lối làm việc của các tổ chức, thành viên trong trường; từ đó, có kiến nghị với Chi bộ đề ra kế hoạch sát hợp; và nhất là để chính tổ chức Công đoàn mình biết cần vận động, giáo dục cán bộ, đoàn viên, lao động ở phương diện nào. Chẳng hạn, ở trường đang tồn tại hiện tượng giáo viên vào trễ, ra sớm so với thời gian quy định của một tiết học; hay việc thực hiện chế độ báo cáo chậm, nói chuyện, làm việc riêng trong hội họp; hoặc đi xe trong trường, không đeo thẻ công chức khi đang giờ làm việc .v.v… thì đây chính là những hành vi cần sửa đổi. Bởi lẽ, như dân gian đã nói: hãy làm những việc cần làm – dù là nhỏ nhất – trước khi bắt tay làm việc lớn. Trong Kế hoạch, phải chỉ rõ nội dung công việc cần làm, thời gian thực hiện, người phụ trách. Kế hoạch phải xuất phát từ nhu cầu quyền lợi tự thân của mỗi thành viên, tổ chức, phục vụ tốt cho đạo đức và công tác; phải được sự nhất trí cao của tập thể. Kế hoạch phải được phổ biến công khai, rộng rãi để mọi người “biết, bàn, làm và kiểm tra”. Chẳng hạn, Kế hoạch thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, trước hết là để mỗi cán bộ, giáo viên có thêm điều kiện tự rèn luyện mình theo hướng hoàn thiện hơn cả về phẩm chất đạo đức, tác phong, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; xứng đáng là người “kĩ sư tâm hồn”, tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Ví dụ: Kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”:
  12. v Mẫu: SỞ GD&ĐT NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------------ ------------------- Tháp chàm, ngày 01 tháng 9 năm 2009 KẾ HOẠCH “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” Năm học 2009 – 2010 THỜI NỘI DUNG CÔNG VIỆC PHẠM VI PHỤ KẾT GIAN THỰC HIỆN TRÁCH QUẢ - Nắm bắt tình hình thực tế, các yếu tố Ban chỉ đạo Tr.ban -Đã thực Tháng khách quan, chủ quan:CSVC, đội ngũ CB- PT hiện 8 GV-CNV, học sinh, nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua XD THTT, HSTC của Bộ, UBND tỉnh và Sở GD-ĐT Ninh thuận,… - Ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Theo QĐ Tr.ban Đúng kế cuộc vận động. hoạch. - Họp Ban chỉ đạo: bàn nội dung, cách thức Theo D.sách Tr.ban Đã thực thực hiện phong trào (-> thống nhất ý kiến). hiện. - Dự thảo Kế hoạch xây dựng phong trào P.ban T.ban …“… “THTT, HSTC”trong năm; lấy ý kiến đội Tháng ngũ qua Hội nghị CB-CC và Ban ĐD 9 CMHS đầu năm. - Họp Ban chỉ đạo: thống nhất kế hoạch và - Toàn ban P.ban 6/6 T.viên phân công nhiệm vụ. - Phổ biến Kế hoạch và quán triệt tinh thần, -P.ban P.ban Đã triển tuyên truyền thực hiện đến các tổ chức, khai. thành viên. P.ban - Phát động phong trào thi đua trong toàn - Toàn trường. Tốt. trường (Đợt 1: từ 17/8 đến 20/11/2009). Ban chỉ - Tổ chức cho CB-GV-CNV và học sinh - Toàn trường đạo 100% đăng ký thực hiện ( theo đơn vị trường, tổ, tham gia. lớp và cá nhân). - CB-GV- -T.ban - Phát động phong trào xây dựng trường, CNV, HS. Đã triển lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn (chú trọng khai.
  13. việc bảo vệ cảnh quan, vệ sinh trường lớp). Các lớp đăng TB+Ban - Thí điểm việc bài trí phòng học theo ký nề nếp Biểu hướng thân thiện. dương 11T3, T5, 10T1,A2, 12D. - Rèn kỹ năng sống: giáo dục hành vi thân - Toàn trường P.ban Rất tốt thiện thông qua: * Câu chuyện trước cờ ( với học sinh) và Tháng giáo viên); 10 * Câu chuyện tình huống sư phạm trong họp HĐGD (với CB-GV, CNV); P.ban * Định hướng thực hiện. - Ban CĐPT -> Theo dõi, kiểm tra kết quả thực hiện. P.ban Đã ký kết - Lên Kế hoạch đăng ký chăm sóc Đài với tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ phường UBND Bảo An. phường. - Tuyên truyền về cuộc vận động “Mỗi - CB-GV- T-P.ban - Tốt thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học CNV và sáng tạo”. P-T.ban, Đúng - Xây dựng hành vi Văn hóa học đường - Toàn trường. Đoàn K.H; (thông qua câu chuyện trước cờ, mẩu TN, Ban HS Tháng chuyện tình huống trong sinh hoạt HĐGD). VN. chuyển 11 - Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, - CB-GV- - … “… biến tích lành mạnh: văn nghệ, thể thao chào mừng CNV và HS. cực. ngày NGVN 20/11, tạo sân chơi bổ ích để học sinh tự giác, tích cực tham gia. Qua đó, giáo dục truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. -BT ĐT, Ban LĐ - Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, TBLĐ, Tốt chăm sóc và phát huy giá trị di tích lịch sử, GVCN+HS. cách mạng ở địa phương: triển khai kế
  14. hoạch chăm sóc Đài tưởng niệm Bảo An. P.ban - Sơ kết thi đua đợt I, phát động thi đua đợt - Ban TĐPT+ - Đúng kế 2; tuyên dương những tập thể, cá nhân có Toàn trường hoạch; thành tích cao trong phong trào từ 17/8 đến P.ban+Tt 10T1. 20/11/09. - Ban PT+các Ngữ văn -Giải nhất - Tuyên truyền và tham gia dự thi “NG-TY GV được phân vòng loại, và TN” công. giải ba chung kết. - Triển khai đăng ký tham gia phong trào - Toàn trường T.ban + Đã triển hát dân ca (tập thể, cá nhân); ĐT(hs) khai - Mời cán bộ lão thành cách mạng phường - Toàn trường CĐ(cbgv Đúng kế Bảo An về nói chuyện lịch sử đấu tranh ) hoạch Tháng CM địa phương nhân 22/12 (-> giáo dục 12/09 truyền thống). - CB-GV- Tốt - Tổ chức kỷ niệm 22/12, sinh hoạt văn CNV và HS. - Ban TT nghệ: hát về anh bộ đội cụ Hồ với chủ đề +ĐT,VN “Uống nước nhớ nguồn”. CN+HS 11K3 . B.dương - Lao động chăm sóc Đài tưởng niệm Bảo 11K3. An. Ban LĐ - Tiếp tục triển khai chương trình văn nghệ - HS+GV -Ban VN - Tốt Tháng “Mừng Đảng, mừng Xuân”. được chọn. 1/10 - Lao động chăm sóc Đài tưởng niệm. -CN+ HS -Ban LĐ - 10A1 BD10A1 - Tuyên truyền về lịch sử Đảng Cộng sản - Toàn trường. TBttruyề - Tốt Việt Nam; Văn nghệ “Mừng Đảng, mừng Tháng Xuân”. - 9A5+CN - TB LĐ - Tốt 2 - Lao động chăm sóc Đài tưởng niệm. - HS12, BGH, -T.ban - Rất tốt. - Đối thoại với học sinh Đại diện các ban ngành. - Đón đoàn G. sinh thực tập. -Toàn trường - HT- - T. thiện. - Lao động chăm sóc Đài tưởng niệm. -10K2 + Tban - Tốt - Tuyên truyền truyền thống của Phụ nữ GVCN VĐ - Tốt VN và Đoàn TNCS HCM. Triển khai các - Toàn trường. - Ban hoạt động chào mừng 8/3,26/3: phát động tuyên phong trào thi đua “tuần –tháng học tốt”, truyền thi GV dạy giỏi cấp trường;thi nhịp cầu tri +TCM- thức cho HS; tổ chức các hoạt động văn CĐ, ĐT, Tháng nghệ, thể thao. các ban . - Tốt 3 - Đối thoại với học sinh khối 11 BGH +TtCM- - T.ban CĐ, ĐT, Đd các ban . - Đúng - Tiếp tục tập luyện hát dân ca - Toàn trường T.ban KH
  15. - Xúc tiến kế hoạch Lễ “Trưởng thành và - Ban PT + HS VN - Tốt Tri ân” cuối năm. 12 P.ban - Dự thi “Theo dòng lịch sử” do Đài phát - HS+ĐT - Giải thanh và truyền hình Ninh Thuận tổ chức. BT ĐT nhất - Hướng dẫn HS tham gia Hội chợ ẩm thực - ĐT do tỉnh Đoàn tổ chức. Ban - Giải ba PT+BT Đ - Lao động chăm sóc Đài tưởng niệm. - -TBLĐ - B.dương Tháng CN+Hs10K6, 10K6. 4 - Phát động đợt thi đua chào mừng ngày 7 P.ban - Tốt giải phóng Ninh Thuận - Toàn trường - Tiếp tục hoàn tất công tác chuẩn bị lễ “Tri P.ban - Tốt ân” - Ban TC - Lao động chăm sóc Đài tưởng niệm. -10K11+ CN. Ban LĐ - Tốt - Tuyên truyền về tấm gương đạo đức của - Ban CĐ cuộc TB TT - Tốt Chủ tịch Hồ chí Minh; văn nghệ mừng 120 vận động; năm ngày sinh nhật Bác. Tháng Sơ kết cuộc vận động “Học tập và làm - … “… - T. ban 100% xếp 5 theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; loại K, - Đánh giá kết quả thực hiện các cuộc vận - … “… - T. ban tốt. động: “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo - 100% đức, tự học và sáng tạo”, “XDTHTT, xếp loại HSTC”. khá, tôt. TM. BAN CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO TRƯỞNG BAN IV. Triển khai thực hiện: Để quá trình vận động đạt kết quả cao, trên Kế hoạch đã có, cần tiến hành: ¬ Bước 1. Tổ chức tuyên truyền vận động quần chúng: phổ biến nội dung, mục đích, ý nghĩa cuộc vận động , cách thức thực hiện, thời gian,… làm cho cuộc vận động lan tỏa, thấm vào đối tượng được vận động. Bởi nói như cha ông xưa: “Tư tưởng không thông, mang bình tông không nổi”, hay nói như Bác thuở sinh thời: “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu, Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Qua hoạt động này để mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên, lao động hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của mình, hiểu và nắm được mục tiêu của từng cuộc vận động – phong trào. Từ đó, xác định mục tiêu phấn đấu cho bản thân. Công tác tuyên truyền vận động: - Phải được tổ chức nghiêm túc, sáng tạo, kết hợp nhuần nhuyễn linh hoạt các loại hình;
  16. - Phải kết hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể; nhất là tổ Công đoàn. Để làm được điều đó, đòi hỏi người cán bộ tuyên truyền (cán bộ dân vận) phải có sự đầu tư; tránh máy móc, cứng nhắc, rập khuôn, rơi vào thuyết lý, giáo điều. Có như thế mới tạo được sự đồng thuận cao về nhận thức tư tưởng và hành động trong cán bộ, đoàn viên, lao động; mới thu hút được cán bộ, giáo viên, công nhân viên tham gia với tinh thần tự nguyện, tự giác và trách nhiệm cao. Điều này quả không dễ đối với mọi cán bộ Công đoàn - bởi nó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố; trong đó có sự chi phối của năng lực thuyết phục cá nhân, là kinh nghiệm “ Trăm hay không bằng tay quen”,…- nhất là với những người mới lần đầu đảm trách cương vị Chủ tịch; nhưng cũng không có nghĩa là không làm được; miễn là cán bộ Công đoàn phải học hỏi, tích lũy, đúc rút kinh nghiệm “nghề dạy nghề” và phải có tâm, có đức; phải “miệng nói tay làm” đúng nghĩa “cán bộ của dân, vì dân, cho dân” để dân tin, dân nghe, dân làm theo. ¬ Bước 2. Đăng ký thực hiện (của cá nhân và tập thể): Chính sự ký kết thực hiện này sẽ là cơ sở để cá nhân, tập thể đăng ký quyết tâm phấn đấu thực hiện cuộc vận động có kết quả; và đây cũng là cơ sở để tổ chức đánh giá kết quả thực hiện của chủ thể đăng ký. Việc đăng ký mang tính tự giác đối với cá nhân; thể hiện kết quả của tổ chức sau quá trình thuyết phục. Để thực hiện nội dung đăng ký quy cũ, chặt chẽ, người điều hành cần có biểu mẫu chung. Ví dụ, ở trường THPT Tháp Chàm, ngay sau khi được Sở và Công đoàn ngành quán triệt nhiệm vụ trường học và công tác Công đoàn trong năm, Ban chấp hành Công đoàn đã chủ động lên kế hoạch, triển khai vận động tuyên truyền cán bộ, đoàn viên, lao động và tổ chức đăng ký thực hiện các phong trào, các cuộc vận động theo đơn vị tổ:
  17. v Mẫu: TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ: NGỮ VĂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- ------------------- Tháp Chàm, ngày 01 tháng 10 năm 2009 ĐĂNG KÍ THI ĐUA Năm học 2009-2010 I. CÁ NHÂN: NHÀ TRƯỜNG CÔNG ĐOÀN Thực DANH hiện THỰC HIỆN CÁC CUỘC VẬN HIỆU phong S ĐỘNG CUỐI trào T HỌ VÀ TÊN NĂM thi đua: Viết sáng kiến kinh nghiệm Thi Giáo viên dạy giỏi Tỉnh T Là tấm Làm An “Xây gương theo toàn Nhà K.H GVT CB ĐV dựng Chiến sĩ thi đua cơ sở đạo tấm giao giáo hóa - XS XS trường Lao động tiên tiến đức gương thông văn GĐ ĐV học tự học, đạo hóa N thân sáng đức thiện, tạo HCM học sinh tích cực” 1 Đậu Đức Thứ x x x x x x x x 2 Võ Thị Thanh Tâm x x x x x x x x 3 Nguyễn Xuân Sanh x x x x x x x x 4 Nguyễn Xuân Hướng x x x x x x x x 5 Trần Hà Anh x x x x x x x x 6 Nguyễn Thị Hiên x x x x x x x x x 7 Trương T.Bích Hạnh x x x x x x x x x 8 Trần Kim Toàn x x x x x x x x 9 Đỗ T.Thanh Nguyên x x x x x x x x 10 Nguyễn T.Hồng Vân x x x x x x x x x 11 Nguyễn T.Hoài Vy x x x x x x x x 12 Nguyễn Tùng Linh x x x x x x x x 13 Nguyễn Thúy Hằng x x x x x x x x x 14 Phạm Thị Hoa x x x x x x x x x 15 Nguyễn Thị Hồng x x x x x x x x x 16 Nguyễn T.Mỹ Hạnh x x x x x x x x x 17 Nguyễn Thị Đến x x x x x x x x x
  18. 18 Trần Kim Thân x x x x x x x x Tổng cộng 0 1 0 0 18 18 18 18 12 14 01 1 18 II. TẬP THỂ: 1.Tổ chuyên môn: * Danh hiệu:tập thể lao động tiên tiến * Đề nghị cấp khen: Sở Giáo Dục và Đào Tạo Ninh Thuận 2. Tổ Công đoàn: * Danh hiệu: Vững mạnh xuất sắc TM. tổ Chuyên môn TM. tổ Công đoàn Sau khi cá nhân và các tập thể nhỏ (tổ chuyên môn, tổ công đoàn) đăng ký, Ban chỉ đạo cuộc vận động tiến hành tổng hợp số liệu đăng ký, đưa vào đăng ký toàn đơn vị. Từ đó, ra chương trình hành động cụ thể chung và thông báo đến cán bộ, giáo viên, công nhân viên trường. v Mẫu: CĐGD NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CĐCS TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- ------------------- Tháp Chàm, ngày 01 tháng 10 năm 2009 TỔNG HỢP ĐĂNG KÍ THI ĐUA Năm học 2009-2010 A. DANH HIỆU CÁ NHÂN: NHÀ CÔNG ĐOÀN Thực TRƯỜNG hiện DANH phong Viết sáng kiến kinh Thi Giáo viên dạy giỏi S THỰC HIỆN CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG HIỆU trào Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh Chiến sĩ thi đua cơ sở T HỌ VÀ TÊN CUỐI thi NĂM đua: Lao động tiên tiến T Là tấm Làm An Nhà “XD gương theotấm toàn giáo KH GVT- CÔNG THTT, đạo đức gương giao VH hóa ĐVN ĐOÀN HSTC” tự học, đạođức thông GĐ VIÊN sáng HCM XS tạo 1 TỔ NGỮ VĂN 0 0 0 18 18 18 18 12 14 18 18 18 14 2 SỬ - ĐỊA – 2 2 1 18 18 18 18 13 15 16 18 GDCD
  19. 14 3 ANH - N.THUẬT 2 2 1 17 17 17 17 14 12 16 17 4 THỂ DỤC – QP 1 1 2 12 12 12 12 11 1 12 12 5 TOÁN – TIN 2 2 1 24 24 24 24 21 11 22 24 20 6 HÓA – SINH 1 0 1 22 22 22 22 17 14 21 22 21 7 LÝ– KỸ THUẬT 3 2 1 13 13 13 13 9 6 13 13 11 8 VĂN PHÒNG 14 1 1 2 0 16 16 16 16 14 6 16 16 134 140 1 79/84 111/11 (100%) Tổng cộng 140 140 140 140 (100%) (100%) ( Ghi chú: 2 người nghỉ bệnh thời gian dài + 4 nghỉ hộ sản => không xét ) * Danh hiệu công đoàn: 1. CB-ĐV xuất sắc: 136/140 (100%) (không tính 6 Gv nghỉ hộ sản + bệnh dài ngày không xét) - Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh khen:1 - Đề nghị Công đoàn ngành Giáo dục Ninh Thuận khen: 4 2. Thực hiện các cuộc vận động: 140/140 (100%). B. DANH HIỆU TẬP THỂ: I. NHÀ TRƯỜNG: Trường Tiên tiến xuất sắc * Đề nghị cấp khen: Ủy ban nhân dân tỉnh. II. CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ: Vững mạnh xuất sắc * Đề nghị cấp khen: Liên đoàn lao động Ninh thuận tặng cờ thi đua +Bằng khen. Tổ Công đoàn vững mạnh xuất sắc: 8 tổ HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN
  20. …………………………………………………….. (Điều này, trong thực tế, nhiều Công đoàn cơ sở chưa thực hiện, như các Công đoàn cơ sở mà tôi đã đến kiểm tra). ¬ Bước 3. Theo dõi, đôn đốc, giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện: Để cuộc vận động đạt hiệu quả mong muốn, Ban chỉ đạo, điều hành – trong đó có Chủ tịch Công đoàn, phải đi sâu đi sát cán bộ, đoàn viên, lao động; kịp thời phát hiện gương người tốt, việc tốt để biểu dương, khen thưởng; đồng thời nhắc nhở, điều chỉnh những việc, những người làm chưa tốt, chưa đạt yêu cầu.. Từ đó, rút kinh nghiệm chung cho tập thể. ¬ Bước 4. Sơ - Tổng kết cuộc vận động: Với bất cứ một hoạt động nào, đã có triển khai, ký kết thực hiện, tất yếu phải có đánh giá Sơ kết hay Tổng kết. Có như thế mới tổng hợp được số liệu đã đạt, chưa đạt; mới phát hiện được nhân tố mới xây dựng thành điển hình để phổ biến, nhân rộng, khen thưởng, động viên và rút bài học kinh nghiệm sau mỗi phong trào. Tất cả các hoạt động này đều phải được thể hiện bằng văn bản, được lưu trữ hồ sơ Công đoàn và cần phải xem đó là một loại hồ sơ thi đua theo dõi hoạt động Công đoàn của cán bộ, đoàn viên, lao động; lấy đó làm một cơ sở để Ban chấp hành đánh giá, xếp loại thành viên chính xác, khách quan. (Chẳng hạn, vừa qua, dưới sự định hướng của Công đoàn ngành, các Công đoàn cơ sở đã tiến hành đánh giá, xếp loại cán bộ, đoàn viên trong việc thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”). Điều cần tránh là hiện trạng “Đánh trống bỏ dùi”: đầu năm có phát động, ký kết nhưng cuối năm bỏ qua, không đề cập. Nếu để tình trạng ấy xảy ra, chắc chắn sẽ tạo tâm lý thiếu tin tưởng trong cán bộ, đoàn viên, lao động. Vì họ biết, tất cả chỉ là hình thức, chiếu lệ, không có gì ràng buộc; vậy thì, làm cũng như không; và vì thế sẽ nảy sinh tư tưởng: làm hay không làm cũng “huề cả làng” mà! Đây là điều phải triệt tiêu trong công tác thi đua. Có như thế, thi đua mới trở thành động lực, yếu tố kích thích, thu hút mọi thành viên trong đơn vị tham gia tích cực và hiệu quả. Để có dữ liệu sơ kết, tổng kết từng cuộc vận động, Ban điều hành cần tổ chức cho mỗi cán bộ, đoàn viên, lao động tự đánh giá kết quả thực hiện của bản thân. Sau đó, tổ Công đoàn kết hợp tổ chuyên môn xét duyệt, thống nhất kết quả cuối cùng. Thực hiện bước này, phải đồng bộ, nhất quán, rõ ràng, minh bạch. Ví dụ: * Đánh giá kết quả thực hiện cuộc vận động: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” vào cuối năm học, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh nhật Bác hay phong trào “ Giỏi việc trường-Đảm việc nhà”, “Kế hoạch hóa gia đình” nhân ngày 8/3;


Page 2

YOMEDIA

Có thể nói, cùng với sự đi lên của các ngành, tổ chức Công đoàn cũng đang dần được củng cố, phát triển theo hướng vững chắc về số lượng lẫn chất lượng; góp phần không nhỏ trong việc xây dựng , tổ chức tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Mà trong thành quả ấy, trước hết phải kể đến công sức của đội ngũ cán bộ công đoàn – những cán bộ dân vận “của dân, do dân, vì dân”. Mời quý thầy cô và những anh (chị) đang làm công tác công đoàn tham khảo sáng kiến “Một số định hướng giúp cán bộ công đoàn tổ chức tốt các cuộc vận động”.

03-05-2014 231 39

Download

Sáng kiến kinh nghiệm về công tác công đoàn trường tppt

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.