Sao lưu dữ liệu máy tính là gì

Thg1 2020
  • Lưu trữ cá nhân
  • Hiệu năng PC
  • SSD
  • Đám mây
Trang chủ Blog

Cách sao lưu máy tính Windows hoặc Mac của bạn

Một trong những sai lầm thường gặp nhất mà bạn có thể gặp phải là mất nội dung của máy tính do những tình huống không lường trước và không thể khôi phục bất kỳ phần nào vì bạn không sao lưu. Nếu ổ cứng của bạn hỏng hoặc bạn bị phần mềm độc hại tấn công, bạn có thể yên tâm rằng mọi thứ sẽ ổn nếu bạn đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để sao lưu máy tính của mình.

Không chắc phải sao lưu những gì? Bạn có thể bắt đầu bằng các tập tin cá nhân như video giải trí, ảnh, thư viện nhạc và các tài liệu quan trọng mà rất khó khôi phục. Các tệp cá nhân nên được sao lưu thường xuyên. Bạn cũng có thể sao lưu hệ điều hành, các chương trình và các cài đặt khác mà bạn cho là cần thiết. Sao lưu máy tính của bạn thường xuyên và coi đây là ưu tiên sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong trường hợp khẩn cấp.

Có một vài cách để sao lưu hệ thống của bạn bao gồm sao lưu trực tuyến và sao lưu cục bộ. Bạn được khuyến cáo nên có ít nhất ba bản sao của tất cả các tập tin quan trọng - bản gốc, bản sao lưu và bản sao lưu của bản sao lưu. Kết hợp các bản sao lưu trực tuyến và trên máy sẽ bảo vệ bạn trước 99% các tình huống mất dữ liệu tiềm tàng.

Một bản sao lưu cục bộ hoặc tại chỗ được giữ một cách vật lý tại vị trí của bạn như sao lưu sang một ổ cứng ngoài, điều này sẽ nhanh hơn, dễ hơn và an toàn hơn nhiều. Windows cung cấp một giải pháp đơn giản để sao lưu dữ liệu của bạn gọi là Windows Backup. Tính năng này có tên là Restore trên Windows 7 và File History trên Windows 10. Trước tiên, hãy chắc chắn rằng ổ cứng ngoài của bạn có cùng dung lượng hoặc lớn hơn ổ trong mà bạn chuẩn bị sao lưu. Tiếp theo, gõ từ backup trong thanh tìm kiếm và chọn cài đặt Backup. Ở trên cùng của màn hình, bạn sẽ thấy Backup using File History và bạn có thể sử dụng nút cộng để cho máy tính của mình biết sẽ sao lưu mọi thứ vào ổ nào. Sau đó bạn có thể lên lịch để việc sao lưu diễn ra theo tần suất mà bạn muốn.

Đối với người dùng Mac, bạn có thể vào System Preferences, Time Machine, và chọn đĩa sao lưu của mình. Sau đó bạn có thể thiết lập tính năng này chạy các bản cập nhật hàng giờ và tạo bản sao mọi thay đổi đối với ổ cứng bạn đã chọn. Đây là một quy trình đơn giản nhưng nó chỉ lưu trữ các bản sao lưu cho đến khi ổ cứng hết dung lượng. Mọi thứ sau đó sẽ ghi đè lên dữ liệu cũ nhất mà có thể trở thành vấn đề nếu bạn cần truy cập dữ liệu ở xa trong quá khứ.

Một bản sao lưu bên ngoài là khi các tệp của bạn được lưu trữ ở một nơi nào đó thay vì vị trí hệ thống hiện tại của bạn. Về mặt kỹ thuật, đây có thể là một ổ cứng mà bạn giữ ở nhà của một người bạn, nhưng nó thường có nghĩa là sao lưu hệ thống của bạn trực tuyến. Dropbox, Google Drive, iCloud, và OneDrive là các giải pháp tiện lợi và chi phí thấp có các tùy chọn đồng bộ để tự động đồng bộ những tập tin quan trọng nhất của bạn. Tùy thuộc vào lượng dữ liệu mà bạn định sao lưu, bạn có thể cần mua một gói dữ liệu. Bạn có thể sử dụng phần mềm của nền tảng lưu trữ đã chọn để thiết lập các tùy chọn của mình. Dữ liệu của bạn sẽ được sao lưu theo các tùy chọn của bạn mỗi khi bạn kết nối với internet.

Một cách toàn diện và an toàn hơn để sao lưu toàn bộ hệ thống là sử dụng ảnh đĩa hay ảnh ghost. Bạn sẽ cần phần mềm cụ thể để thực hiện điều này. Có các tùy chọn miễn phí như Macrium Reflect và EaseUS cho ổ cứng có dung lượng 1TB hoặc thấp hơn cùng với các tùy chọn trả phí như Acronis True Image. Tìm phần mềm sao lưu và khôi phục phù hợp với bạn và nghiên cứu như đọc đánh giá và xem video để xem nó có đáp ứng nhu cầu của bạn không. Người dùng Mac có thể sử dụng ứng dụng Disk Utility để tạo ảnh đĩa.

Điều quan trọng là sao lưu máy tính của bạn là một quá trình dễ dàng và đơn giản mà sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc chẳng may sự cố xảy ra đối với máy tính của bạn. Coi nó là một ưu tiên và dành thời gian để sao lưu bộ nhớ và bộ lưu trữ của bạn thường xuyên là những biện pháp bảo vệ và phòng ngừa hiệu quả trước việc dữ liệu của bạn bị thất lạc hoặc đánh cắp. Nhìn chung, đây là một thói quen tốt bạn nên thực hành đặc biệt là khi bạn làm việc với rất nhiều thông tin cá nhân nhạy cảm hoặc liên quan đến kinh doanh.

#KingstonIsWithYou

Solid State Drives

Sort
  • Tên A đến Z
  • Tên Z đến A
Đóng
Sắp xếp theo Tên A đến Z
  • SSD SATA A400
    • Kích cỡ M.2, 2.5"
    • 120GB, 240GB, 480GB, 960GB, 1.92TB
    • Đọc tối đa 500 MB/giây, ghi tối đa 450 MB/giây
    SHOW MORE + SHOW LESS -
    Tìm hiểu thêm Mua
  • Ổ SSD KC600 2,5" và mSATA
    • Hỗ trợ bảo mật toàn diện
    • 2,5" và Kích thước mSATA
    • 256GB, 512GB, 1TB, 2TB
    • Đọc tối đa 550 MB/giây, ghi tối đa 520 MB/giây
    SHOW MORE + SHOW LESS -
    Tìm hiểu thêm Mua

No products were found matching your selection

Bài viết liên quan

Trang chủ Blog
  • Công nghệ ổ cứng SSD NVMe là gì?

    NVMe là giao thức được thiết kế cho bộ lưu trữ flash như ổ cứng SSD khi chúng ta bỏ qua tiêu chuẩn AHCI cũ dùng trong ổ cứng SSD SATA và ổ đĩa cứng quay.

  • 10 lỗi trong quá trình lắp máy tính mà người mới bắt đầu thường mắc phải

    Muốn tự lắp máy tính riêng? Dưới đây là những lỗi chúng tôi thấy mọi người hay gặp nhất khi lắp máy.

  • Windows 11 - Tổ chức của bạn có cần nâng cấp hay làm mới không?

    Chúng tôi khám phá các yêu cầu hệ thống cần thiết và lợi ích của việc nâng cấp hơn là thay thế.

  • Chơi game với Windows 11: Có gì trong các tính năng hiệu suất máy tính mới

    Windows 11 đã ra mắt! Hãy xem các tính năng hiệu suất máy tính mới thú vị dành cho các game thủ.

  • Cách vệ sinh hệ thống máy tính PC của bạn

    Việc vệ sinh hệ thống không quá khó như bạn nghĩ! Hãy xem hướng dẫn từng bước của chúng tôi.

  • Sự khác nhau giữa bộ nhớ và thiết bị lưu trữ trên máy tính chơi game

    Tìm hiểu về sự khác biệt giữa phương tiện lưu trữ và bộ nhớ của máy tính chơi game.

  • 2 loại ổ SSD M.2: SATA và NVMe

    Có hai loại ổ SSD M.2 hiện có trên thị trường là SATA và NVMe. Tìm hiểu thêm về mỗi loại ổ đĩa.

  • Cách lắp đặt ổ SSD 2.5" Kingston Technology

    Việc lắp đặt ổ SSD rất dễ dàng và có thể nâng cao tốc độ tổng thể cho máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay của bạn.

  • Cách lắp đặt ổ SSD M.2 PCIe NVMe

    Bài viết này sẽ trình bày hướng dẫn từng bước về cách lắp đặt ổ SSD M.2 vào máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn.

  • Workflow Station của Kingston tạo điều kiện dễ dàng cho các nhà sáng tạo nội dung và chuyên gia video Kingston Technology

    Tìm hiểu cách thức Workflow Station của Kingston có thể tăng tốc độ truyền tập tin trên thực tế để phục vụ các chuyên gia.

  • 5 lợi ích của ổ SSD

    Ổ SSD bền hơn, đáng tin cậy, nhanh hơn, nhỏ hơn, nhẹ hơn, không gây tiếng ồn và tiết kiệm điện hơn so với các loại ổ cứng truyền thống.

  • Bạn cần bao nhiêu dung lượng bộ nhớ để chơi game?

    Bộ nhớ đóng vai trò rất quan trọng để có được trải nghiệm chơi game tốt trên PC, nhưng bao nhiêu dung lượng bộ nhớ sẽ là đủ cho các game thủ.

  • Tất tần tật những gì game thủ cần biết về RAM

    Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ phân tích những điều bạn cần biết và hiểu khi mua RAM lần đầu tiên.

  • Nên mua mới hay tự dựng một dàn máy tính chơi game?

    Có vẻ như các game thủ thường sẽ tự dựng một chiếc máy tính của riêng mình, nhưng liệu những lợi ích mang lại có xứng đáng với thời gian và công sức được bỏ ra?

  • Sự khác biệt giữa NAND SLC, MLC, TLC và 3D trong ổ USB Flash, ổ SSD và Thẻ nhớ

    Các loại NAND khác nhau có lợi ích về độ bền trong tương quan với chi phí hay không?

  • Sự khác biệt giữa ổ SSD và HDD

    Tại sao bạn nên chọn ổ SSD thay vì HDD? Yếu tố chính nằm ở hiệu suất vượt trội của SSD.

  • Chuỗi bài về tính bền vững, cải tiến và đối tác - Tập 2

    Hãy cùng các chuyên gia trong ngành thảo luận về cách thức mà các đối tác công nghệ như Kingston hỗ trợ sự tăng trưởng và tính bền vững của doanh nghiệp.

  • Bộ nhớ so với Thiết bị lưu trữ: Hiệu năng máy tính

    Bạn có cần nâng cấp bộ nhớ hoặc thiết bị lưu trữ để đạt được hiệu năng mình mong muốn cho máy tính không?

  • NVMe và SATA khác nhau như thế nào?

    NVMe là giao thức mới để lưu trữ flash, còn SATA là giao thức được giữ lại từ ổ HDD.

  • Bạn cần bao nhiêu dung lượng bộ nhớ để chỉnh sửa video?

    Nhiều DRAM hơn đồng nghĩa với hiệu năng máy tính nhanh hơn khi chỉnh sửa từ video, từ khả năng phản hồi phát lại đến thời gian kết xuất. Nhưng liệu 8, 16, 32 hay 64GB có đủ không? Bạn cần bao nhiêu cho 1080p, 4K hay 8K?

  • Loạt bài về tính bền vững, cải tiến và đối tác - Tập 1

    Các chuyên gia trong ngành thảo luận về những chủ đề như các trụ cột chính của mối quan hệ trong Công nghệ, tính bền vững và tối ưu hóa CNTT.

  • Ai chịu trách nhiệm về an ninh mạng và quyền riêng tư?

    An ninh mạng và quyền riêng tư dữ liệu là trách nhiệm của tất cả mọi người. Đâu là những điều quan trọng cần cân nhắc?

  • Bạn định nâng cấp ổ SSD? Vậy thì hãy nâng cao cả tính bảo mật cho máy tính nhờ ổ SSD tự mã hóa

    Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách chọn một ổ SSD phù hợp để tăng cường cả hiệu suất và tính bảo mật cho máy tính.

  • DRAM DDR4 16Gbit thế hệ tiếp theo mang lại những lợi ích gì?

    Bạn muốn lập cấu hình cho hệ thống mới? Hãy xem video này để biết được những lợi ích của công nghệ DRAM 16Gbit thế hệ tiếp theo.

  • Sự khác nhau giữa bộ nhớ và thiết bị lưu trữ trên máy tính

    Hiểu rõ sự khác nhau giữa một phương tiện lưu trữ và bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động của một hệ thống.

  • Lắp thêm bộ nhớ cho máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn để có được trải nghiệm tốt hơn khi họp trực tuyến

    Băng thông mạng tốt không phải là yếu tố duy nhất bạn cần khi sử dụng Microsoft Teams và Zoom. Phần cứng đủ mạnh cũng rất quan trọng.

  • Công nghệ NAND Flash và ổ cứng thể rắn (SSD)

    Tìm hiểu về các loại NAND trong ổ cứng SSD như SLC, MLC, TLC, QLC, 3D NAND. Cân bằng hao mòn là gì?

  • 10 cách để tăng tốc một chiếc PC chạy Windows 10

    Nếu bạn thấy hiệu năng của PC chậm dần, những mẹo sau đây có thể giúp cải thiện tốc độ và hiệu suất của PC.

  • Ổ cứng SSD NVMe cho hệ thống client

    Ổ cứng SSD NVMe trong các hệ thống clent như máy tính để bàn, máy tính xách tay và máy trạm cải thiện một cách đáng kể hiệu năng lưu trữ tổng thể.

  • 6 cách để tăng tốc máy Mac của bạn

    Có một số cách để tăng tốc một chiếc iMac hoặc MacBook chạy chậm mà không cần phải nâng cấp phần cứng hoặc phần mềm.

  • Lưu trữ NVMe là gì? Giải thích lưu trữ NVMe

    NVMe hay Non-Volatile Memory Express là một cách siêu nhanh để truy cập bộ nhớ không biến đổi. Nó có thể nhanh hơn 2-7 lần so với SSD SATA. NVMe được thiết kế để có tới 64.000 hàng đợi, mỗi hàng có thể xử lý 64.000 lệnh cùng một lúc!

  • Bạn cần bao nhiêu RAM? Đánh giá nhu cầu bộ nhớ thực sự của bạn

    Chúng tôi sẽ hướng dẫn quý vị cách đánh giá bộ nhớ hiện tại so với nhu cầu thực tế của quý vị dựa trên những ứng dụng và HĐH mà quý vị sử dụng.

  • Bộ nhớ máy tính để bàn và xách tay, Nâng cấp bộ nhớ

    Tìm hiểu về công nghệ bộ nhớ cho máy tính để bàn và xách tay và xem tại sao bạn nên tin dùng Kingston cho bộ nhớ của mình.

  • Ổ SSD của Kingston là lựa chọn phần cứng lý tưởng cho các giải pháp Lưu trữ được định nghĩa bằng phần mềm

    Tìm hiểu lý do tại sao tương lai của các doanh nghiệp phụ thuộc vào các giải pháp SDS có sử dụng SSD và công nghệ SSD phù hợp với các Giải pháp Lưu trữ được định nghĩa bằng phần mềm ra sao.

  • Câu hỏi thường gặp về SSDs SATA, NVMe và M.2 - Kingston

    Câu hỏi thường gặp về công nghệ SSD và những thuật ngữ như SATA, M.2, NAND, RAID, NVMe, PCIe, SAS, v.v.

  • Bộ nhớ DDR4 là gì? Hiệu suất Cao hơn

    DDR4 sử dụng ít hơn đến 40% điện năng so với DDR3. Sản phẩm có thể tăng hiệu năng cao hơn 50% so với DDR3.

  • SSDs cho Điện toán Hiệu suất Cao (HPC)

    Sự khác biệt giữa các loại SSD nằm ở hai thành phần; bộ vi xử lý và bộ nhớ NAND.

  • Thử nghiệm Ổ cứng thể rắn 101

    Thử nghiệm là điểm mấu chốt trong cam kết của chúng tôi mang đến các sản phẩm tin cậy nhất trên thị trường. Chúng tôi thực hiện các bài kiểm tra khắt khe trên tất cả các sản phẩm của mình trong từng giai đoạn sản xuất. Những bài kiểm tra này bảo đảm rằng chất lượng được kiểm soát trong toàn bộ quá trình sản xuất.

  • Three signs you need more memory in your computer

    If your files dont open immediately and programs are slow to load, you get an error message or are unable to load several programs at once, your computer may need more memory.

  • Full Speed Ahead: RAM Upgrades

    Learn what to look for when shopping for RAM, or Random Access Memory, including how to determine what type of memory and what capacities your motherboard can support.

Tìm hiểu thêm

Video liên quan

Chủ đề