So sánh gdp việt nam philipine năm 2024

GDP bình quân đầu người của Việt Nam thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực - đó là nhận định trong báo cáo Năng suất Việt Nam 2014 do Viện Năng suất Việt Nam (VNPI) biên soạn. Theo đó, để bắt kịp với các nước trong khu vực, Việt Nam cần phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là tốc độ tăng năng suất lao động.

Chỉ ở mức trung bình châu Á

Theo báo cáo, GDP bình quân đầu người của Việt Nam 2013 - 2014 đạt khoảng trên 40 triệu đồng/người. Trên thực tế, GDP bình quân đầu người của Việt Nam thấp hơn hầu hết các nước.

Báo cáo nhận định, tốc độ tăng GDP của Việt Nam ở mức trung bình so với một số nước châu Á, tuy nhiên tăng trưởng tương đối ổn định. Tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 đạt 6,32%, giai đoạn 2011 - 2014 đạt 5,72%, tăng đều từ 2006 đến nay.

So sánh gdp việt nam philipine năm 2024

Năm 2014, GDP bình quân đầu người đã đạt được gần gấp rưỡi so với năm 2005 - 2006. Nếu quy đổi bằng tỉ giá hối đoái tính theo USD, năm 2013 GDP trên đầu người của Việt Nam đạt mức 1.911 USD.

“Nếu tính theo sức mua tương đương giá hiện hành, năm 2013, Việt Nam đạt 5.294 USD/người. Trong số các nước châu Á được so sánh, các nước phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc đạt mức rất cao, trong đó cao nhất là Singapore đạt trên 55.000 USD/người” – báo cáo nhận định.

Với giá trị tuyệt đối vẫn còn khá thấp so với hầu hết các nước, điều này đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam. Để bắt kịp với các nước trong khu vực thì Việt Nam cần phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, xét về tốc độ tăng GDP theo khu vực kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng GDP chậm hơn so với hai khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Báo cáo chỉ ra, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 3,53%, và giai đoạn 2011 - 2014 là 3,21%. Trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng trong hai giai đoạn này đạt 6,38% và 6,25%, khu vực dịch vụ tăng với tốc độ nhanh hơn lần lượt là 7,64% và 6,31%.

Báo cáo cũng đưa ra nhận định rằng, tốc độ tăng GDP của Việt Nam ở mức trung bình so với một số nước châu Á và tăng trưởng tương đối ổn định. Trong số các nước được so sánh thì Mông Cổ và Lào đang có tốc độ phát triển nhanh. Các nước như Nhật Bản có tốc độ tăng GDP chậm lại.

Cần tăng năng suất lao động

Theo báo cáo, năng suất lao động là động lực chủ yếu cho tăng GDP bình quân đầu người, nâng cao mức sống của người dân, do đó cần phải được coi là mục tiêu quan trọng, không thể thiếu trong phát triển kinh tế xã hội.

Năng suất lao động của toàn xã hội năm 2014 ước đạt 74,3 triệu đồng trên một lao động. Nếu tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động xã hội năm 2014 đạt 50,84 triệu đồng trên một lao động.

Số liệu cho thấy, từ năm 2005 đến nay, năng suất lao động hàng năm đều tăng với tỷ lệ bình quân khoảng 3,5% một năm. Nhìn chung, năng suất lao động có xu hướng tăng dần một cách ổn định.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, Việt Nam đang trên đà cải thiện năng suất mạnh mẽ, tuy nhiên khoảng cách về năng suất của Việt Nam so với các nước phát triển còn khá xa, vì vậy cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để thu hẹp khoảng cách này.

So sánh gdp việt nam philipine năm 2024

Bảng năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2014

Trong 3 yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế là tốc độ tăng của vốn, lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) thì TFP có tốc độ tăng chậm nhất, giai đoạn 2006 - 2010 là -0,27%, giai đoạn 2011 - 2014 là 1,44%. Mãi đến giai đoạn 2011 - 2013, đóng góp của tăng TFP lên 22,2%, giai đoạn 2011- 2014, đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng kinh tế là 25,8%.

Theo báo cáo, một trong những giải pháp cải thiện năng suất chung của toàn xã hội là chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành có năng suất thấp sang ngành có năng suất cao. Trong thời gian qua, năng suất lao động toàn nền kinh tế đã được nâng cao thông qua chuyển dịch cơ cấu ngành, tuy nhiên quá trình diễn ra còn chậm.

Ngoài chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc gia tăng năng suất lao động của nội bộ các ngành cũng đóng vai trò quan trọng. Cải thiện năng suất lao động của ngành ở Việt Nam có thể được thực hiện thông qua việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, sử dụng hiệu quả các nguồn đầu vào hiện có.

Vì vậy, giải pháp mà báo cáo đưa ra là chuyển dịch cơ cấu lao động cần gắn với cải thiện năng suất của ngành bằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xúc tiến mở rộng thị trường, kết nối với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đặc biệt là thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng cao.

Báo chí Philippines và Malaysia trong những bài dạng tổng kết cuối năm đều có những ý kiến so sánh sự phát triển kinh tế của các nước này với Việt Nam.

Cuối tuần trước, Tổng cục Thống kê công bố tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam trong năm 2020 tăng 2,91%. Số liệu này khá tương đồng với các dự báo trước đó từ các tổ chức quốc tế.

Trong những tháng tới, Việt Nam phải thành công trong việc lôi kéo các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia chuỗi giá trị gia tăng.

GS Julien Chaisse

"Việt Nam đang vượt qua Malaysia"

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới (World Economic Outlook) công bố tháng 10-2020, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo GDP Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 2,7%, đạt 340,6 tỉ USD, còn Philippines là 367,36 tỉ USD. Dựa theo chỉ số này, GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt 3.497,51 USD (gần 3.500 USD/người), cao hơn so với mức 3.372,53 USD của Philippines.

Focus Malaysia ngày 19-12-2020 cho rằng Việt Nam đang vượt qua Malaysia và "chúng ta cần một cuộc cải tổ hoàn toàn". Trang tin kinh tế này dẫn báo cáo tháng 12-2020 của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản (JCER) dự báo quy mô nền kinh tế của Việt Nam sẽ vượt qua Đài Loan vào năm 2035 và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.

Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2023 và thu nhập bình quân đầu người đạt 11.000 USD/năm vào năm 2035.

Nghị sĩ Malaysia Lim Kit Siang lưu ý từ năm 1970 tới nay, GDP Việt Nam tăng 122 lần, còn Malaysia tăng 90 lần. "Năm 1970, khi chúng ta bắt đầu Chính sách kinh tế mới NEP, GDP Việt Nam là 2,7 tỉ USD, thua GDP của ta là 3,7 tỉ. Nhưng giờ đây Việt Nam có GDP phát triển mạnh hơn và chuẩn bị bỏ Malaysia lại phía sau trong vòng vài năm tới".

Trong khi đó, trang manilatimes.net của Philippines dẫn lại dự báo của IMF, trích lời chủ tịch Young Liu của Công ty Foxconn đặt dấu hỏi rằng vì sao khi một số công ty cân nhắc dịch chuyển các hoạt động của họ ra khỏi Trung Quốc thì lại chọn Việt Nam chứ không phải Philippines.

Báo PhilStar khi bàn về ước tính trên của IMF đã nhấn mạnh đến yếu tố COVID-19. "Người Việt Nam được cho sẽ giàu hơn người Philippines bắt đầu từ năm nay, như một hậu quả trực tiếp nữa của đại dịch và cách thức hai chính phủ phản ứng khác nhau với cuộc khủng hoảng y tế này".

So sánh gdp việt nam philipine năm 2024

Nhân viên siêu thị chất giỏ quà tết 2021 lên kệ hàng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chuyên gia lạc quan về kinh tế Việt Nam

Nhìn vào bức tranh kinh tế Việt Nam, một số chuyên gia cũng khẳng định Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để phục hồi sau đại dịch cũng như vượt mặt Philippines và Malaysia.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Julien Chaisse tại Trường luật thuộc Đại học Hong Kong, một chuyên gia về vấn đề thương mại và kinh tế khu vực, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chính quyền Việt Nam đã xử lý tốt COVID-19 từ những ngày đầu.

"Chính quyền Việt Nam, sau khi nhận thức tác động tiêu cực của COVID-19 đối với đầu tư quốc tế (giảm 15% trong 6 tháng đầu năm 2020), đã quyết định thành lập một nhóm công tác đặc biệt dưới sự giám sát của Bộ Kế hoạch và đầu tư nhằm tăng cường sức hút của Việt Nam với các công ty đa quốc gia.

Dòng vốn nước ngoài có tầm quan trọng hàng đầu đối với nền kinh tế Việt Nam về tăng trưởng (20% GDP), xuất khẩu (công ty vốn đầu tư nước ngoài chiếm 60-70% giá trị xuất khẩu Việt Nam) cũng như sự phát triển của nguồn nhân lực trong nước" - ông nói.

Nhận định về khả năng Việt Nam vượt Malaysia về GDP và GDP bình quân đầu người, GS Chaisse khẳng định Việt Nam rất có thể làm được, đặc biệt xét tới lợi thế so với các đối thủ như Indonesia. Ông cho rằng một khi các hiệp định thương mại tự do, ví dụ EVFTA với Liên minh châu Âu (EU) phát huy, Việt Nam có thể thu được rất nhiều thành quả.

Trong khi đó, GS David Dapice, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Trung tâm Ash về quản trị dân chủ và đổi mới (Trường Quản lý nhà nước John F Kennedy, ĐH Harvard), cho rằng trong thời gian tới Việt Nam cần đầu tư hạ tầng giao thông, lưới điện... để ứng phó viễn cảnh toàn dụng lao động, giảm lực lượng lao động nhà xưởng trong một thập niên tới.

"Tôi không quá đặt nặng vào các dự báo dài hạn về tốc độ tăng trưởng, vì các vấn đề môi trường có thể đè nặng lên cả Philippines (bão) và Việt Nam (Đồng bằng sông Cửu Long và vấn đề nước biển dâng cao)... Ngoài ra, tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ thiếu lao động nhà máy giá rẻ và do đó sẽ cần những nguồn tăng trưởng mới" - ông nói với Tuổi Trẻ.

Một điểm tích cực cho Việt Nam trong việc tạo dựng nền tảng để vượt qua thách thức đường dài có thể nằm ở niềm tin đầu tư, được vun đắp từ thành quả kinh tế đáng khích lệ năm nay.

Tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Catching up with Vietnam" (Bắt kịp Việt Nam), giám đốc Công ty 3M Việt Nam Jacky Kang cho rằng đại dịch dù gây khó khăn chung vẫn cho thấy Việt Nam đang đứng ở vị thế thuận lợi, khi mức độ ảnh hưởng của đại dịch tại đây thấp hơn hầu hết các quốc gia khác nhờ những nỗ lực quản lý và kiểm soát thành công của Chính phủ.

So sánh gdp việt nam philipine năm 2024

Đồ họa: TUẤN ANH

Nhiều cơ hội tiềm năng ở Việt Nam

Công ty 3M Việt Nam dẫn báo cáo mới nhất từ McKinsey & Company vào tháng 6-2020 cho biết Việt Nam nhận được thêm 14,9% vốn đầu tư và góp vốn nước ngoài so với tháng 6-2019, điều này chứng tỏ cộng đồng quốc tế vẫn nhìn thấy cơ hội tăng trưởng đầy tiềm năng ở quốc gia này.

"Cùng với việc tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động bằng cách phối hợp với các chuyên gia và chính quyền địa phương cũng như hợp tác quốc tế, đây được xem là một trong những chiến lược mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp" - 3M Việt Nam nhận định.

Ông Matthieu Francois - đối tác liên kết của McKinsey & Company Việt Nam - khẳng định các doanh nghiệp có thể tìm thấy những cơ hội tiềm năng bằng cách đầu tư vào các nhân tố hỗ trợ quan trọng để thúc đẩy năng suất, đơn cử là tái đào tạo lực lượng lao động để tăng năng suất và thực hiện mô hình công nghiệp 4.0.

Georonimo Basal (24 tuổi, nhân viên công ty phân phối, người Philippines): Sức khỏe kinh tế Philippines đang có vấn đề

Không cần nhìn vào con số cũng có thể cảm nhận sức khỏe của nền kinh tế đang có vấn đề. Em gái của tôi, người vừa tốt nghiệp đại học hè vừa qua, chưa có cơ hội được làm công việc chính thức đầu tiên của mình. Mọi cánh cửa đang rất hẹp đối với những người trẻ muốn bước chân vào thị trường lao động.

Tình hình bệnh dịch diễn biến khó lường cộng với hàng loạt công ty đóng cửa khiến cho xin việc vốn đã khó nay còn khó hơn. Việc bùng phát dữ dội của đại dịch tại Philippines một phần là do các chính sách giãn cách xã hội và phong tỏa không được hướng dẫn thực hiện rõ ràng. Trong khi đó, việc truy vết, xét nghiệm và điều trị không mấy cải thiện.

So với những biện pháp kịp thời của các nước khác trong khu vực như Việt Nam hay Thái Lan, Philippines có vẻ bộc lộ nhiều lúng túng trong việc đặt ra ưu tiên giữa một bên là khôi phục kinh tế và một bên là đối phó với khủng hoảng y tế. Do đó, thay vì thực hiện được "mục tiêu kép", kinh tế Philippines rơi vào suy giảm trong khi ca bệnh vẫn tiếp tục tăng.

Jhoana Garces (27 tuổi, giảng viên đại học, người Philippines): Tăng cường khả năng thích ứng, sáng tạo

Dù chúng tôi đã cố gắng không sa thải bất kỳ ai, kể cả công nhân vệ sinh - những người không làm việc khi chương trình giảng dạy đã chuyển hết sang trực tuyến, đã có lệnh cấm mở vị trí mới do trường đang gặp phải áp lực tài chính khá trầm trọng trong khi các kế hoạch tăng lương đều bị hoãn lại.

Bên cạnh đó, ngân sách quốc gia cho Bộ Khoa học và công nghệ Philippines (DOST) bị cắt giảm giữa tình cảnh COVID-19 và thiên tai trầm trọng hiện nay.

Một thế giới không chắc chắn và dễ bị tổn thương như thế này sẽ cần nhiều hơn những con người có khả năng thích ứng và sáng tạo. Do đó, tăng cường khả năng thích ứng là kỹ năng cần thiết nhất mà tôi rút ra cho mình sau những thách thức của năm 2020.

Tan Kai Ren (làm việc trong ngành du lịch khách sạn, người Malaysia): Chính phủ cần quan tâm hơn đến chuyển đổi số

Giờ đây là quãng thời gian để người dân và chính phủ quan tâm hơn đến chuyển đổi số và tăng trưởng xanh sau những ảnh hưởng và mất mát do đại dịch gây ra.

GDP chỉ là một mắt xích trong nhiều thành tố đánh giá sự thịnh vượng của một đất nước. Quãng thời gian thử thách vừa qua cho chúng ta cơ hội để nhìn nhận đâu mới là điều thực sự quan trọng.

Khi vắc xin đang đi vào giai đoạn thử nghiệm cuối cũng là lúc chính quyền cần san sẻ sự tập trung vào việc tăng cường kỹ năng số cho người dân và bảo vệ môi trường để cải thiện sức chống chịu cho nền kinh tế và đảm bảo phục hồi toàn diện.

Philippines và Việt Nam ai giàu hơn?

Năm 2019, GDP bình quân của Philippines đạt khoảng 3.512 USD còn Việt Nam đạt khoảng 3.398 USD. Tuy nhiên, đến năm 2020, GDP bình quân của Việt Nam đã vượt qua Philippines. Năm 2022, GDP bình quân của Việt Nam đạt khoảng 4.164 USD, còn của Philippines đạt khoảng 3.499 USD.

GDP Philippines 2023 là bao nhiêu?

Trong đó, Indonesia dẫn đầu khu vực với quy mô GDP ước đạt khoảng 1,42 tỷ USD. Xếp thứ hai là Thái Lan với quy mô GDP năm 2023 được dự báo ở mức 512,19 tỷ USD. Theo sau lần lượt là Singapore và Philippines, với quy mô GDP theo giá hiện hành lần lượt là 497,35 tỷ USD và 435,68 tỷ USD.

GDP Việt Nam 2023 đứng thứ mấy Đông Nam Á?

Nếu xét trong khu vực Đông Nam Á, mức GDP bình quân năm 2023 của Việt Nam đứng thứ 5 trong khu vực, sau các quốc gia như Singapore (87,88 nghìn USD), Malaysia (13,03 nghìn USD), Thái Lan (7,3 nghìn USD) và Indonesia (5,11 nghìn USD).

GDP bình quân đầu người của Việt Nam là bao nhiêu?

GDP bình quân đầu người ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Như vậy đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã đạt mốc 100 triệu đồng/người/năm.