So sánh phát minh phát hiện và sáng chế năm 2024

Tiêu chí Phát minh Sáng chế Khái niệm Tìm ra lần đầu, phát hiện ra sự vật, hiện tượng, bản chất, mối quan hệ, quy luật trong đời sống tự nhiên, xã hội và tư duy

Làm ra lần đầu, áp dụng, ứng dụng phát minh khoa học lần đầu

Bản chất Chỉ có trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, đã tồn tại khách quan (không có tính mới), có khả năng áp dụng để giải thích thế giới, nhưng chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống mà phải thông qua các giải pháp kỹ thuật, nó không có giá trị thương mại.

Không tồn tại sẵn có trong tự nhiên mà phải nhờ quá trình đầu tư về tài chính, nhân lực mới có thể tạo ra có khả năng áp dụng trực tiếp vào sản xuất và đời sống. Sáng chế có ý nghĩa thương mại, trong thực tế người ta có thể mua, bán sáng chế (chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế) hoặc chuyển quyền sử

dụng sáng chế. Hình thức bảo hộ Không được bảo hộ Được bảo hộ

BẢO HỘ SÁNG CHẾ

  • Mọi sáng chế đều được bảo hộ bằng Văn bằng sáng chế
  • Điều kiện:
    • Có tính sáng tạo
    • Có khả năng ứng dụng trong công nghiệp
  • Phạm vi: có hiệu lực trong quốc gia cấp văn bằng
  • Lĩnh vực: Không cho phép bất kì cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào trong 1 quốc gia được sử dụng sáng chế đó vào mục đích Thương mại trong 1 khoảng thời gian nhất định nếu không được sự đồng ý, cho phép của chủ sở hữu sáng chế đó.
  • Thời gian bảo hộ: 20 năm (đối với Việt Nam)
    • Nếu sự đầu tư nhiều, thời gian bảo hộ sẽ kéo dài
    • Nếu sáng chế mang ý nghĩa phát triển Kinh tế - Xã hội lớn => thời gian bảo hộ ngắn. Do: nếu thời gian bảo hộ quá dài, sẽ dẫn tới hạn chế quyền của xã hội và ở chừng mực nào đó cũng hạn chế thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
  • Sở hữu và quyền tác giả:
    • Tác giả: người tạo ra sáng chế
    • Sở hữu: người tác giả có quyền sở hữu sáng chế của họ nếu như họ hoàn thành sáng chế mà không có bất kì bên khác liên quan
    • Quyền sở hữu: trong thời gian được bảo hộ, tác giả có quyền cho phép cá nhân, tổ chức sử dụng hoặc chuyển đổi quyền sở hữu sáng chế của mình:
    • Hiệp định Li – xăng: cho phép sử dụng sáng chế
    • Hiệp định Pa – tăng: chuyển đổi quyền sở hữu sáng chế

Một số vấn đề về phát minh và sáng chế:

1. Tại sao sáng chế được bảo hộ nhưng phát minh lại không được bảo hộ? Lí do:

  • Phát minh: chưa có khả năng ứng dụng => Không cần phải bảo hộ phát minh
  • Sáng chế: có khả năng ứng dụng => Cần được bảo hộ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của nhà khoa học.

Họ tên : Nguyễn Thị Thanh An Mã sinh viên : 11217987 Lớp học phần : 121_ Lớp : KHQL 63A

- Nhận xét đồ thị:

  1. Sự tiệm cận so với đường tiềm năng:
    • Công nghệ gốc có đồ thị gần với đồ thị của công nghệ tiềm năng hơn so với đồ thị của công nghệ sử dụng => Công nghệ gốc hiện đại, hiệu quả hơn so với công nghệ sử dụng. => Bên bán khai thác công nghệ hiệu quả hơn bên mua

Sự cân đối giữa hệ số đóng góp của các thành phần công nghệ trong từng công nghệ - Công nghệ gốc: sự đóng góp tương đối cao và đồng đều (chênh lệch giữa các thành phần từ 0 – 0) Khai thác đồng bộ các thành phần nên đạt hiệu quả cao - Công nghệ sử dụng:

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang đầu tư tích cực vào việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu suất lao động. Nhiều thành quả đầu tư này đã được bảo hộ sáng chế tại Việt Nam và nước ngoài. Bài viết của Tư vấn Blue xin được bàn thêm về Bảo hộ sáng chế và các vấn đề liên quan đến phát minh, phát hiện.

So sánh phát minh phát hiện và sáng chế năm 2024

Hình minh họa

Luật SHTT của Việt Nam định nghĩa:

“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.

Giải pháp kỹ thuật có thể tồn tại dưới các hình thức sau: Là dạng vật thể, ví dụ: Máy móc, dụng cụ, thiết bị, linh kiện…; là dạng chất thể, ví dụ: Thực phẩm, dược phẩm, vật liệu…; là dạng quy trình, ví dụ: Quy trình xử lý nước thải, quy trình công nghệ sản xuất xi măng…

Sáng chế có khả năng áp dụng trực tiếp vào sản xuất và đời sống, nó có ý nghĩa thương mại, trong thực tế người ta có thể mua, bán sáng chế (chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế) hoặc license sáng chế (chuyển quyền sử dụng sáng chế).

Có 3 tiêu chí bắt buộc để một giải pháp kỹ thuật được cấp Bằng độc quyền sáng chế (Patent), đó là: Có tính mới (so với thế giới); có trình độ sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp.

Tính mới là một trong những tiêu chí hàng đầu của sáng chế (phát minh và phát hiện không có tiêu chí này). Như vậy, một sáng chế không sử dụng tình trạng kỹ thuật đã biết.

Trình độ sáng tạo của sáng chế được thể hiện trên 3 khía cạnh, đó là: Vấn đề cần giải quyết, giải pháp cho vấn đề đó và các ưu điểm của sáng chế so với tình trạng kỹ thuật đã biết.

Khả năng áp dụng công nghiệp của một sáng chế là vệc sản xuất, sử dụng sáng chế đó bằng những phương tiện kỹ thuật ở một quy mô nhất định. Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Có bảo hộ quyền SHTT đối với phát minh, phát hiện và sáng chế không?

Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 đã chỉ rõ đối tượng quyền SHTT bao gồm:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ: … 1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.”

Bảo hộ bản viết về phát minh và phát hiện

Bản viết về phát minh và phát hiện được coi là tác phẩm khoa học, là một trong các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo Công ước Berne 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật và theo Luật SHTT.

Cần phải nhấn mạnh rằng, Luật SHTT không bảo hộ bản thân phát minh và phát hiện, mà chỉ bảo hộ bản viết về phát minh và phát hiện. Tuy nhiên, việc bảo hộ bản viết về phát minh và phát hiện không đồng nghĩa với việc bắt buộc phải cấp văn bằng bảo hộ chúng. Quyền tác giả đối với bản viết về phát minh và phát hiện tự động phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm viết về chúng được định hình dưới một dạng vật chất nhất định, nhân đây cũng cần nhắc lại là một số người đã quan niệm sai rằng để một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả thì nhất thiết phải đăng ký bảo hộ nó. Luật SHTT quy định: “… việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả”. Không một quốc gia nào trên thế giới lại cấp Patent cho phát minh, ngoại trừ trước đây có Liên Xô (cũ) đã cấp Diplôm cho phát minh.

Bảo hộ sáng chế

Sáng chế là một trong các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp và theo Luật SHTT. Căn cứ phát sinh quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là Bằng độc quyền sáng chế (Patent), có hiệu lực trên lãnh thổ quốc gia cấp bằng và kéo dài trong thời hạn 20 năm. Như vậy, để bảo hộ một sáng chế, bắt buộc nó phải được cấp Patent (khác biệt cơ bản so với phát minh và phát hiện).

Cần lưu ý rằng, Luật SHTT coi bản thân phát minh không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế. Như vậy, nói “bảo hộ phát minh” là sai.

Sự khác nhau về việc bảo hộ bản viết về phát minh, phát hiện và bảo hộ sáng chế

Đặc trưng đáng chú ý nhất của việc bảo hộ bản viết về phát minh và phát hiện theo cơ chế quyền tác giả, đó là pháp luật không ngăn cấm người khác quyền sử dụng bản thân phát minh và phát hiện, nhưng lại ngăn cấm hành vi của người khác sửa chữa, thay đổi, xuyên tạc bản thân phát minh và phát hiện.

Đặc trưng đáng chú ý nhất của việc bảo hộ sáng chế theo cơ chế quyền sở hữu công nghiệp, đó là pháp luật ngăn cấm người khác quyền sử dụng sáng chế trong thời hạn và trên lãnh thổ được bảo hộ nếu chưa được phép của chủ sở hữu sáng chế.

phép của chủ sở hữu sáng chế.

Quyền nhân thân không thể chuyển giao của tác giả phát minh và phát hiện tồn tại vĩnh viễn, bao gồm: Quyền đặt tên cho phát minh và phát hiện; quyền đứng tên đối với phát minh và phát hiện; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của phát minh và phát hiện. Trong khi đó, quyền nhân thân của tác giả sáng chế chỉ bao gồm: Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế; quyền được nêu tên trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế.

Như vậy, trong trường hợp đã chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế hoặc chuyển quyền sử dụng sáng chế, thì tác giả của sáng chế không có quyền ngăn cấm chủ sở hữu mới hoặc người sử dụng mới quyền cải tiến sáng chế mà mình là tác giả. Quy định này trái ngược hoàn toàn với quyền bảo vệ sự toàn vẹn của phát minh và phát hiện đối với tác giả của chúng.