So sánh thang thuốc amakong và thuốc bắc

Ông Ama Kông ở huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) không những danh tiếng lẫy lừng của một thời săn bắt voi rừng mà còn được biết đến bởi thang thuốc “bí truyền” để tăng cường sinh lực, bổ thận, tráng dương với thương hiệu Ama Kông khắp trong Nam ngoài Bắc.

So sánh thang thuốc amakong và thuốc bắc

Vua săn voi Ama Kông đã ở tuổi 98.

Ama Kông tên thật là Y Brun Êban. Thời trai trẻ ông đã bắt được 298 con voi rừng, trong đó có 3 con voi trắng, trở thành một trong những người săn bắt voi rừng hàng đầu của Tây Nguyên. Ông còn được bố vợ là Y Thu Knul (Vua Voi) truyền lại cách nhận biết, thu hái, sơ chế 5 vị thảo dược của núi rừng Tây Nguyên cấu thành thang thuốc quý bí truyền bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực.

Đến năm 2008, do tuổi cao (gần 100 tuổi), già làng Ama Kông đã trao quyền thừa kế bài thuốc “bí truyền"“ này lại cho người con thứ là y sĩ Khăm Phết Lào (hay còn gọi là Ana Su May). Sau khi kiểm tra, ngày 22-1-2009, Sở Y tế Đắk Lắk đã cấp giấy chứng nhận “Bài thuốc gia truyền Ama Kông” và công nhận người thừa kế hợp pháp duy nhất là y sĩ Khăm Phết Lào. Cũng nói thêm rằng, lúc còn nhỏ, Khăm Phết Lào cũng thường xuyên theo cha Ama Kông đi săn voi nhưng quăng dây chưa chạm được sợi lông con voi rừng nào. Trái lại, khi cha nói về các cây dược liệu quý, Khăm Phết Lào chăm chú lắng nghe, thuộc nhớ, nhận biết “làu làu”. Anh còn biết rõ vùng nào có nhiều cây thuốc quý, nhận diện rõ từng loại cây để thu hái, sơ chế giúp cha làm thuốc cứu giúp cho đồng bào...

Hàng ngày, nhà Khăm Phết Lào luôn đông khách đến lấy thuốc. Khách ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, các chi tiết liên quan trong một cuốn sổ nhật ký để thầy thuốc dễ dàng kiểm tra diễn biến của người dùng thuốc. Có khách hàng đến mua thang thuốc ít tiền sau đó quay lại xin đổi để lấy thang thuốc nhiều tiền hơn. Y sĩ Khăm Phết Lào sẵn sàng cho đổi nhưng liền sau đó tự tay cắt vỏ bao cho tất cả vào lò, châm lửa đốt. Y sĩ Khăm Phết Lào giải thích đó cũng là cách phòng ngừa kẻ xấu bụng có thể phun thuốc, hoá chất có hại vào dược liệu trước khi mang trả, hầu làm giảm uy tín, thương hiệu bài thuốc Ama Kông.

Y sĩ Khăm Phết Lào cho biết, mỗi vị thuốc Nam muốn có hiệu nghiệm phải thu hái đúng mùa, đúng tháng, đúng giờ, đồng thời phải có kỹ thuật phơi sương, phơi nắng, sấy, sao, tẩm, đúng vị, đúng quy trình thì mới đảm bảo được chất lượng bài thuốc.

Thang thuốc "Bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực” Ama Kông có thực sự là thần dược? Theo lý thuyết, một bài thuốc đông y có hiệu nghiệm hay không còn tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người. Trong thực tế, từ nhiều năm nay, phòng mạch của y sĩ Khăm Phết Lào nhận được khá nhiều thư từ, điện thoại cảm ơn, kế cả một số người từ các tỉnh phía Bắc, miền Trung, miền Nam mang quà đến cảm ơn, nói rõ nhờ dùng thang thuốc Ama Kông mà đã bảo vệ được hạnh phúc gia đình...

Để chứng minh thang thuốc Ama Kông có thực sự có hiệu nghiệm, an toàn, khoa học hay không? Năm 2006, Bộ Y tế đã triển khai cho thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học bài thuốc “Chữa đau lưng, nhức mỏi, bồi bổ cơ thể, bổ thận, tráng dương” của cụ Ama Kông. Mục tiêu của đề tài là nhằm trả lời sớm nhất cho người dùng thuốc giá trị đích thực của bài thuốc, tính an toàn, tính khoa học cho người sử dụng thuốc yên tâm.

Ngày 30-12-2008, đề tài nghiệm thu cấp cơ sở và ngày 1-7-2009, Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ đã thông qua. Cả hai lần kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học này đều biểu quyết tuyệt đối (7/7). Hội đồng kết luận, đánh giá loại A, chứng minh là bài thuốc có tác dụng tăng lực, tăng sức bền vận động, tăng nồng độ testosterone trong máu nên có tác dụng tốt đối với người suy giảm testosterone. Tên các loại cây thuốc quý này là: Nam Dong, Tom NgLeng, Tom Trong Nenso (phiên âm theo cách gọi của người M’nông-Lào)... cũng đã được báo cáo cụ thể cho Vụ Khoa học - Đào tạo của Bộ Y tế.

Anh Khăm Phết Lào tốt nghiệp lớp y sĩ, khoa Đông y năm 2009. Anh lập gia đình cùng với cô bạn cùng lớp chuyển về sinh sống, lập nghiệp, mở phòng mạch tại buôn Kô Tam, xã Ea Tu, cách thành phố Buôn Ma Thuột gần 10,5km. Đôi vợ chồng thầy thuốc Đông y ngày càng nổi tiếng là bốc thuốc “mát tay” chưa khỏi cho bà con các dân tộc nhiều bệnh thông thường bằng thuốc Đông y.

Anh còn tham gia tốt công tác xã hội, từ thiện, hướng dẫn giúp đỡ các hộ gia đình nghèo, neo đơn phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, đào tạo lớp trẻ trong buôn làng, trong xã biết trồng, sử dụng các loại cây thuốc nam chưa bệnh. Y sĩ Khăm Phết Lào còn được đồng bào các dân tộc trong buôn, trong xã tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch UBND xã, kiêm Phó Chủ tịch Hội Đông y xã Ea Tu, được tăng nhiều bằng khen, giấy khen của thành phố, của tỉnh.

Ngày 12/6, trao đổi với bác sĩ Nguyễn Đức Phồi - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Đắk Lắk khẳng định, bài thuốc gia truyền có tác dụng cường dương bổ thận này là thuộc sở hữu của Ama Kông. Việc bác sĩ Hồ Việt Sang - Phó Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều trò lắt léo để nhằm biến thành của cá nhân riêng mình là một việc làm trái với đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.

Theo Khăm Phết Lào (Ama Sumay) con trai Ama Kông, người đứng đầu các lá đơn đi kiện bác sĩ Hồ Việt Sang cho biết: "Vì cha con ông thật thà, cả tin nên đã bị bác sĩ Sang lừa". Câu chuyện là trước đây vì thấy bài thuốc gia truyền này quý, sợ Ama Kông chết đi bị mai một mất nên ông Luyện (bấy giờ là Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk) ký văn bản đồng ý cho Hội Đông y tỉnh Đắk Lắk vận động kế thừa bài thuốc này để lưu giữ muôn đời.

Lợi dụng chuyện này, bác sĩ Sang đã nhân danh cá nhân (Phó Chủ tịch Hội Đông y tỉnh) và lừa Ama Kông (không rành chữ) ký vào giấy chuyển giao cho bác sĩ Sang thừa kế bài thuốc này. Từ những giấy tờ có được, bác sĩ Sang đã độc quyền kinh doanh bài thuốc và trở nên khá giả.

Ngày 12/5/2006, trước sức ép kiện cáo của gia đình Ama Kông, bác sĩ Hồ Việt Sang đã viết giấy cam kết hủy bỏ các giấy tờ liên quan đến việc thừa kế bài thuốc của Ama Kông, nhưng sau đó lại tiếp tục mở trang web giới thiệu để bán thuốc Ama Kông.

"Trang web mang tên Ama Kông, thuốc Ama Kông Bản Đôn - Đắk Lắk, thừa kế, nghiên cứu bài thuốc của cụ Ama Kông, nhưng địa chỉ liên lạc (bán thuốc) chính là nhà của bác sĩ Hồ Việt Sang", ông Khăm Phết Lào, con trai Ama Kông bức xúc.

Ông Khăm Phết Lào cũng cho biết sẽ kiện đề nghị bác sĩ Sang trả hết thủ tục giấy tờ, cam kết xin lỗi cả dòng tộc nhà Khăm Phết Lào, trước bà con bản Đôn và đền bù tiền thiệt hại do bà con không bán được thuốc suốt từ ngày bị ông Sang đem thuốc bán nhiều nơi.

Ông Khăm Phết Lào than thở rằng, ai cũng sản xuất thuốc, rượu mang tên Ama Kông để kiếm lời thế này thì nguy hiểm lắm, nếu thuốc gây ngộ độc thì sẽ xử lý sao. Bài thuốc hay còn lệ thuộc vào cách hái theo mùa, sao chế, gia giảm cho hợp lý nữa chứ không thể làm bừa, làm ẩu. Vì thế mà du khách sử dụng thuốc có những ý kiến khác nhau…

So sánh thang thuốc amakong và thuốc bắc

Theo bác sĩ Nguyễn Đức Phồi - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Đắk Lắk cho biết, đề tài sưu tầm, định danh, xác định thành phần hóa học và tính chất sinh học cơ bản của một số cây thuốc dân tộc bản địa ở Đắk Lắk do Tiến sĩ Phạm Văn Lình, Hiệu trưởng Trường Đại học Huế chủ nhiệm đề tài thực hiện từ năm 2002 đến 2004 đã xác định, kết quả trong số 12 nhóm cây nghiên cứu có 2 loại cây sử dụng trong bài thuốc gia truyền của Ama Kông là "Tơm Trưng và Tơm Nglena" mọc ở Vườn quốc gia Buôn Đôn, Đắk Lắk. Hai loại cây thuốc này có tác dụng số một trong việc bồi bổ cơ thể, bổ thận tráng dương, chữa đau lưng nhức mỏi.

Thực tế Ama Kông có nhiều bài thuốc gia truyền như trị rắn cắn, chữa bệnh phụ nữ… nhưng bài thuốc đặc biệt, tráng dương, bổ thận này được nhiều người dùng đến vì nhu cầu cuộc sống và xu thế xã hội khiến nhiều người quan tâm. Du khách từ khắp nơi đến Buôn Đôn, Đắk Lắk đều mua thuốc làm quà về tặng cho các đấng "mày râu" như một "thần dược" về sự dẻo dai của "người hùng" Tây Nguyên.

Lý giải vì sao trong xã hội hiện đại ngày nay, nhiều đấng "mày râu" lại tìm đến bài thuốc tráng dương bổ thận, theo các chuyên gia tâm lý cho rằng, cuộc sống thực tại chi phối công việc nặng nhọc và nhất là tình trạng nhậu nhẹt, uống nhiều bia rượu nên gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh lý đàn ông.

Bác sĩ Phồi cho biết, bài thuốc gia truyền của Ama Kông có 2 vị chính (2 loại cây nêu trên), ngoài ra, quá trình sử dụng còn có sự gia giảm tổng cộng khoảng 5 vị, tùy theo sức khỏe của mỗi người khác nhau. Có điều bức xúc là hiện nay không thể giải quyết dứt điểm những vụ kiện cáo tranh giành quyền lợi từ bài thuốc gia truyền này vì chưa đăng ký thương hiệu bản quyền.

Bác sĩ Phồi cho biết, tỉnh giao cho Hội Đông y phối hợp các sở, ngành liên quan đang xúc tiến làm các thủ tục để đăng ký bản quyền nhưng chưa thể xong được. Cũng chính vì thế mà hiện nay có hàng trăm người bán thuốc, rượu mang nhãn hiệu Ama Kông mà không có cơ sở pháp lý nào xử lý. Đây cũng là sự thiệt thòi lớn cho Ama Kông và gia đình ông