Soạn văn bài hành động nói lớp 8 năm 2024

– Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích cướp lấy công lao về mình. Câu nói thể hiện rõ nhất mục đích ấy là câu: Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hày trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

– Lí Thông đã đạt được mục đích nói của mình, vì sau khi nghe Lí Thông nói, Thạch Sanh đã vội vàng từ giã mẹ con hắn để ra đi.

– Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng lời nói.

– Việc làm của Lí Thông có thể coi là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích.

II. Một số kiểu hành động nói thường gặp

Câu 1: Lời nói của Lí thông gồm có bốn câu: Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hày trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

– Câu “Con trăn ấy … đã lâu” nhằm mục đích thông báo.

– Câu “Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết” nhằm mục đích đe dọa.

– Câu “Thôi … trốn ngay đi” nhằm mục đích khuyên.

– Câu “Có … lo liệu” nhằm mục đích hứa hẹn.

Câu 2:

– Hành động hỏi và mục đích để hỏi: “Vậy … ở đâu?”

– Hành động trình bày và mục đích thông báo “Con sẽ … Đoài“.

– Hành động hỏi và mục đích là van xin “U nhất định … u? U không … u?“.

– Hành động bộc lộ cảm xúc và mục đích là để than “Khốn nạn … này! Trời ơi … !“.

Câu 3: Qua phân tích hai đoạn trích ở mục I và II, có những kiểu hành động nói: hỏi, trình bày, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc, cầu khiến, đe dọa, …

III. Luyện tập

Câu 1:

– Mục đích chính của hành động nói của Trần Quốc Tuấn là:

+ Khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ.

+ Động viên tướng sĩ tích cực học tập Binh thư yếu lược do ông soạn thảo.

– VD: “Ta thường tới bữa quên ăn, … máu quân thù“. Đây là kiểu câu trần thuật, hành động nói là trình bày.

Câu 2:

– Hành động hỏi và mục đích thăm hỏi: “Bác trai … chứ?”

– Hành động trình bày và mục đích thông báo: “Cảm ơn … như thường … Nhưng … lắm“.

– Hành động điều khiển và mục đích cầu khiến: “Này … trốn“.

– Hành động trình bày và mục đích nêu ý kiến thuyết phục: “Chứ cứ nằm … khổ. Người ốm … hoàn hồn“.

– Hành động trình bày và mục đích tỏ sự đồng ý “Vàng … cụ“.

– Hành động trình bày và mục đích giải thích “Nhưng để … đã. Nhịn … còn gì“.

– Hành động điều khiển và mục đích khuyên, giục: “Thế thì … đấy“.

b.

– Hành động trình bày: Đây là ý Trời … việc lớn.

– Hành động hứa hẹn và mục đích thề nguyền: Chúng tôi nguyện …Tổ quốc!

c.

– Hành động báo tin và mục đích tìm sự cảm thông giải tỏa day dứt “Cậu Vàng … ạ! “Bán rồi! … bắt xong!“.

Hướng dẫn soạn bài Hành động nói Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Hành động nói để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Hành động nói - Ngữ văn 8

  1. Soạn bài Hành động nói ngắn gọn
  1. Hành động nói là gì?

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Mục đích Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm lừa dối Thạch Sanh, một mình nhận chiến công trước nhà vua

- Câu văn thể hiện rõ nhất mục đích ấy là: “- Con trăn ấy là của vua...ở nhà lo liệu”

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Lý Thông đã đạt được mục đích của mình

- Chi tiết nói lên điều đó là: “Thạch Sanh lại thật thà tin ngay... nuôi thân”

Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

Lý Thông dùng ngôn ngữ lời nói để thực hiện mục đích của mình.

Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Việc làm của Lý Thông được xem như một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích rõ ràng.

II. Một số kiểu hành động nói thường gặp

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

Câu thứ nhất nhằm mục đích kể, trình bày. Câu thứ hai nhằm mục đích đe dọa để Thạch Sanh sợ hãi. Câu thứ ba nhằm mục đích khuyên lơn giả dối Câu thứ tư nhằm mục đích hứa hẹn

Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

- “Bữa sau con ăn ở đâu?”

Mục đích nói: hỏi

- “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài”

Mục đích nói: thông báo

- “U nhất định bán con ư?.......Trời ơi!”

Mục đích nói: bộc lộ cảm xúc

Câu 3 (trang 63 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

Các kiểu hành động nói:

+ Hành động hỏi

+ Hành động trình bày

+ Hành động hứa hẹn

+ Hành động bộc lộ cảm xúc

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích:

+ Bày tỏ sự căm thù đối với giặc ngoại xâm và tình yêu nước sâu sắc của mình.

+ Mục đích thứ hai: Khích lệ lòng yêu nước, ý chí chống quân xâm lược của quân sĩ.

- Hành động nói: Hành động hỏi “ Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?”. Vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục đích chung: Giúp binh sĩ thức tỉnh sai lầm, tỉnh ngộ để từ đó khơi dậy ý chí chống quân xâm lược.

Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

a.

Câu

Hành động nói

Mục đích của hành động

"Bác trai ... chứ?"

Hỏi

Thăm hỏi

"Cảm ơn ... như thường ... Nhưng ... lắm".

Trình bày

Thông báo

"Này ... trốn".

Điều khiển

Cầu khiến

: "Chứ cứ nằm ... khổ. Người ốm ... hoàn hồn".

Trình bày

Thuyết phục

"Vàng ... cụ".

Trình bày

Bày tỏ sự đồng ý

"Nhưng để ... đã. Nhịn ... còn gì".

Trình bày

Giải thích

"Thế thì ... đấy".

Điều khiển

Khuyên nhủ, thúc giục

b.

Câu

Hành động nói

Mục đích của hành động

Đây là ý Trời ... việc lớn.

Trình bày

Thề nguyền

Chúng tôi nguyện ...Tổ quốc!

Hứa hẹn

Thề nguyền

c.

Câu

Hành động nói

Mục đích hành động nói

"Cậu Vàng ... ạ! "Bán rồi! ... bắt xong!".

Thông báo

Tìm sự đồng cảm

Cụ bán rồi".

Hỏi

Xác nhận thông tin

"Khốn nạn ... ơi!".

Bộc lộ cảm xúc

Giãi bày

"Thế nó cho bắt à?".

Hỏi

Bày tỏ sự ngạc nhiên

Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

- “Anh phải hứa với em ...cách xa nhau”: Hành động đề nghị, điều khiển.

- “Anh hứa đi:” Hành động điều khiển.

- “Anh xin hứa”: Hành động hứa.

  1. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Hành động nói

- Khái niệm: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lới nói nhằm mục đích nhất định.

VD: Hôm nay, chị Hoa sẽ sang nhà mình chơi.

- Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán,...), điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức,...), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.