Tại sao ngực bị đau

Tại sao ngực bị đau
Tại sao ngực bị đau

Đau nhũ hoa là hiện tượng gì? Đau nhũ hoa trước kỳ kinh nguyệt hoặc đau nhũ hoa sau kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau nhũ hoa (hay đau đầu ti, đau đầu vú) là hiện tượng xảy ra ở khối vú, riêng biệt không liên quan tới lồng ngực. Cơn đau thường ở mức độ vừa phải chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu mà không gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt thường ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy hiện tượng đau đầu nhũ hoa thường gặp ở khoảng 70% phụ nữ trẻ và có thể gặp ở những giai đoạn phát triển của cơ thể.

Hãy đọc thêm: Đau đầu vú, khi nào cảnh báo ung thư

Cụ thể đau đầu vú là hiện tượng gì? Đau nhức đầu vú có nguy hiểm không? Mời bạn tìm hiểu 7 nguyên nhân thường gặp khiến nhũ hoa bị đau dưới đây!

1. Đau nhũ hoa ở tuổi dậy thì

Phát triển nhũ hoa là dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì. Giai đoạn dậy thì đánh dấu thời điểm quan trọng của sự tăng trưởng và thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nữ giới. Lúc này, tuyến vú và mô mỡ lúc có sự phát triển, nhũ hoa tăng kích thước và sưng lên. Những thay đổi nội tiết tố và vật lý có thể gây nên những cơn đau nhức và khiến nhũ hoa trở nên nhạy cảm.

2. Trong thời gian rụng trứng

Đàu vú vị đau là biểu hiện gì? Nhũ hoa bị đau có thể là dấu hiệu cho thấy bạn sắp tới ngày hành kinh. Nhiều phụ nữ đau nhức đầu vú trước, trong và sau khi rụng trứng, nguyên nhân là do tăng hormone estrogen và progesterone.

Trong thời gian rụng trứng, cơ thể có những chuẩn bị để có thể mang thai với việc mở rộng các tuyến vú – tuyến sản xuất sữa, và làm cho nhũ hoa đau nhức.

Mức tăng của các hormone progesterone sau rụng trứng tạo nước trong cơ thể. Nước cũng được giữ lại trong các mô vú, làm cho chúng căng và có thể tổn thương khiến nhũ hoa bị đau.

3. Đau nhũ hoa do mang thai

Núm vú bị đau là hiện tượng gì? Nồng độ estrogen cao khi mang thai, tăng số lượng của các mô vú, gây nở ngực, trong khi mức progesterone cao làm cho ngực đầy nước. Những bước chuẩn bị bộ ngực cho con bú cũng khiến mẹ bị đau nhũ hoa.

Một trong những khó khăn mà sản phụ thường gặp phải khi lần đầu cho con bú là việc đau đầu ti khi con bú. Nhiều lí do gây nứt núm vú đến từ cả mẹ và con. Thường là do cương sữa (bầu vú quá đầy sữa), hút sữa khó khăn, kỹ thuật cho con bú chưa đúng, v.v.

Để xử lý tổn thương ở núm vú, bạn có thể rửa đầu ti đau với nước ấm sau khi cho trẻ bú. Đắp gạc ẩm và ấm lên cũng giúp vết thương mau lành. Thoa tinh dầu bạc hà cũng được chứng minh là có hiệu quả trong quá trình chữa làng vết thương.

Nếu vú bị căng sữa hoặc núm vú dễ bị kích thích, bạn hãy vắt một ít sữa trước khi cho con bú và thoa nhẹ phần sữa đã vắt vào đầu ngực. Sữa mẹ giúp làm mềm núm vú, tạo lớp màng kháng khuẩn đồng thời giảm căng sữa và kích ứng ở khu vực này.

Hãy đọc thêm: Vì sao bạn bị đau núm vú khi cho con bú? và Đau núm vú khi cho con bú phải làm sao?

5. Đau nhũ hoa ở giai đoạn tiền mãn kinh

Đau đầu vú là hiện tượng gì? Sự thống trị estrogen và thiếu hụt progesterone khiến nhũ hoa bị đau trong thời kỳ tiền mãn kinh. Trong giai đoạn này, hàm lượng progesterone trong cơ thể không đủ cao để cân bằng hormone estrogen, dẫn đến nhiều rối loạn, trong đó có nhũ hoa bị đau.

6. Thời kỳ mãn kinh gây đau nhũ hoa

Lúc này, hàm lượng hormone biến động mạnh, dẫn đến nhiều vấn đề thể chất và tâm lý như căng ngực, đau đầu vú, kinh nguyệt không đều, bốc hỏa, đau đầu, đầy hơi, thay đổi tâm trạng…

Thời kỳ mãn kinh rất ít progesterone được sản xuất trong cơ thể, trong khi sự quá tải estrogen là nguyên nhân khiến nhũ hoa bị đau.

7. Mặc áo quá rộng hoặc quá chật khiến đầu ti đau

Một chiếc áo bó sát hay áo ngực rộng có thể cọ xát vào núm vú của bạn và gây kích ứng da, đặc biệt là khi bạn thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại như chạy bộ. Quá nhiều ma sát có thể khiến cho núm vú của bạn bị chảy máu.

Thay vào đó, hãy mặc áo và áo lót vừa vặn với cơ thể. Nếu bạn là người đam mê chạy, hãy che núm vú bằng gạc vô trùng chống thấm nước hoặc miếng dán bảo vệ đầu ngực để hạn chế va chạm.

Nếu bị đau đầu ngực và có vết nứt, bạn hãy bôi thuốc mỡ kháng sinh, sau đó che lại bằng gạc vô trùng.

Như vậy, đau nhũ hoa ở nữ giới có thể chỉ do sự thay đổi nhất thời của các hormone trong cơ thể ở một giai đoạn nào đó tuy nhiên cũng không loại trừ những nguyên nhân do bệnh lý. Tốt nhất, nếu tình trạng này kéo dài, cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân và có cách điều trị, chăm sóc nhũ hoa kịp thời, đặc biệt là khi thấy đau và tiết dịch ở đầu nhũ hoa.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đau đầu vú (núm vú, đầu ti, nhũ hoa) là tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ đang hành kinh, mang thai hoặc cho con bú. Một số phụ nữ mô tả cơn đau đầu ti là cảm giác đau nhói hoặc kèm theo ngứa. Một số chị em lại chia sẻ rằng núm vú của họ chỉ đau, mềm và nhạy cảm hơn.

Đau núm vú có thể không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cơn đau kèm theo tiết dịch núm vú, thay đổi màu sắc quầng vú thì bạn nên đi khám. Núm vú bị đau là bình thường nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bất thường. Sau đây là những nguyên phổ biến gây ra tình trạng này mà bạn nên tìm hiểu.

1. Đau đầu vú do mang thai

Nhiều chị em hay đặt câu hỏi đau đầu ti có phải có thai không? Câu trả lời là có thể nhé! Tình trạng sưng, đau đầu ngực có thể là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất. Sự khó chịu này có thể bắt đầu một tuần sau khi thụ thai và có khả năng sẽ biến mất sau vài tuần.

Các triệu chứng sớm khác của thai kỳ có thể là:

  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Đi tiểu nhiều.

2. Đau núm vú do cho con bú

Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, việc cho con bú có thể khiến núm vú bị đau, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi mới cho bé bú. Nguyên nhân khiến đầu ti đau khi cho con bú có thể là do:

  • Tư thế cho bé bú không đúng
  • Cách ngậm bắt vú của trẻ chưa đúng (đợi miệng bé há to cho ngậm lấy cả quầng vú và núm vú)
  • Núm vú bị thụt
  • Tắc tia sữa
  • Nhiễm trùng núm vú khi bé bú mẹ bị tưa miệng.

Đôi khi núm vú bị đau hoặc sưng trong quá trình cho con bú còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm vú. Căn bệnh này có các triệu chứng như:

  • Đau vú
  • Vú sưng đỏ, đau rát
  • Sốt
  • Ớn lạnh.

Nếu nhận thấy mình có các triệu chứng trên khi cho con bú, bạn nên đến gặp bác sĩ.

3. Hiện tượng đau đầu vú do rụng trứng

Quá trình rụng trứng sẽ diễn ra mỗi tháng 1 lần, thường rơi vào ngày thứ 14-16 của một chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày. Tuy nhiên, thực tế, mỗi người sẽ có một chu kỳ kinh nguyệt khác nhau và không phải ai cũng có chu kỳ kinh 28 ngày. Do đó, việc xác định chính xác thời điểm trứng rụng là rất khó. Tuy nhiên, bạn có thể biết được mình có đang rụng trứng hay không thông qua một vài dấu hiệu của cơ thể. Trong đó, đầu ti đau là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Đầu ti đau do sắp rụng trứng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên ngực.

Tình trạng đau hoặc ngứa đầu vú có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn đang rụng trứng. Bạn có thể cảm thấy đau “râm ran” hoặc rất đau. Ngoài nhũ hoa, đôi lúc, bạn cũng có thể cảm thấy đau toàn bộ bầu ngực và tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên ngực.

Đau nhũ hoa do sắp đến ngày “rụng dâu” thường gây khó chịu. Sự khó chịu này có thể kéo dài cho đến khi chu kỳ của bạn kết thúc.

Có thể bạn quan tâm: Ngứa nhũ hoa trước kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân do đâu?

Dấu hiệu sắp rụng trứng mà bạn nên biết

Tại sao ngực bị đau

Sự biến động nội tiết tố có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của chu kỳ kinh nguyệt và những biến động đó có thể gây ra các triệu chứng vào những thời điểm khác nhau. Mỗi người cũng sẽ có các triệu chứng rụng trứng khác nhau, không ai giống ai và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của cơ thể đối với sự thay đổi nồng độ hormone. Tuy nhiên, nếu nhận thấy mình có các triệu chứng sau rất có thể là bạn sắp rụng trứng rồi đấy:

  • Núm vú bị đau: Tình này có thể xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau trong suốt chu kỳ, không chỉ xung quanh ngày rụng trứng.
  • Dịch âm đạo có sự thay đổi: Khi sắp rụng trứng, bạn có thể nhận thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn.
  • Nhiệt độ cơ thể thay đổi: Nhiệt độ cơ thể cơ bản (nhiệt độ thấp nhất của cơ thể trong 24 giờ và được đo tốt nhất khi bạn thức dậy vào sáng sớm) sẽ tăng lên nếu bạn sắp rụng trứng. Bạn có thể sử dụng một nhiệt kế đặc biệt để đo nhiệt độ và vẽ thành biểu đồ để tiện theo dõi.
  • Chảy máu nhẹ hoặc xuất hiện đốm máu trong khoảng thời gian rụng trứng. Điều này có thể liên quan đến sự thay đổi hormone.
  • Tăng ham muốn tình dục. Một số người chia sẻ rằng họ có ham muốn tình dục cao hơn trong thời gian rụng trứng.
  • Đau buồng trứng: Đây là cảm giác đau bụng dưới hoặc vùng chậu, thường đau một bên. Thông thường, sự khó chịu này chỉ kéo dài khoảng vài phút hoặc vài giờ.

Đau đầu ti do rụng trứng thường kéo dài bao lâu?

Bạn có thể bị đau đầu vú hoặc đau bầu ngực khi quá trình rụng trứng bắt đầu diễn ra cho đến khi kỳ kinh nguyệt xuất hiện (nếu trứng không được thụ tinh). Tuy nhiên, thời gian này với mỗi người là không giống nhau. Bạn có thể theo dõi tình trạng này bằng cách lập biểu đồ các triệu chứng xảy ra mỗi tháng để xem khi nào triệu chứng này bắt đầu và khi nào nó dừng lại.

4. Đau đầu nhũ hoa do ung thư vú

Tại sao ngực bị đau

Đau đầu ti là bị làm sao? Mặc dù hiếm gặp nhưng hiện tượng đau nhũ hoa (hay ngực đau nhưng mềm) có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú. Hãy đi khám ngay nếu bạn bị đau đầu vú đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Có khối u ở vú hoặc vùng nách
  • Sưng toàn bộ hoặc một phần bầu ngực
  • Núm vú chảy dịch bất thường hoặc có máu rỉ ra
  • Vùng da gần núm vú trở nên đỏ hoặc dày hơn hoặc bị rút lõm
  • Núm vú tụt vào trong

5. Đau đầu nhũ hoa do các bệnh về da hoặc dị ứng

Núm vú bị đau là hiện tượng gì? Đầu ti bị đau có thể là dấu hiệu của bệnh chàm hoặc một số vấn đề khác về da. Các bệnh da liễu có thể khiến da trở nên khô, dễ bị kích thích, dẫn đến đau nhức núm vú. Bên cạnh đó, nếu đầu ngực bị đau đột ngột cũng có thể do dị ứng với một số tác nhân như:

  • Kem dưỡng da
  • Bột giặt, nước xả vải
  • Chất liệu áo ngực
  • Nước hoa.

Tại sao ngực bị đau

Hiện tượng đau ngực ở phụ nữ có thể do những nguyên nhân khác, bao gồm:

  • Mặc áo ngực không vừa vặn
  • Vú bị trầy xước do ma sát
  • Do tác dụng phụ của việc sử dụng một số loại thuốc

Đau đầu vú có thể là một dấu hiệu rụng trứng nhưng cũng có thể là do nhiều yếu tố khác. Bạn có thể cảm thấy hơi đau hoặc đau rất nhiều. Nếu tình trạng đau nhũ hoa quá nghiêm trọng hoặc làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc giảm đau, nội tiết tố dạng uống hoặc kem bôi tại chỗ. Những loại thuốc này có thể giúp làm giảm các triệu chứng liên quan đến sự thay đổi hormone. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi chế độ ăn, chẳng hạn như tránh dùng caffeine, ăn ít chất béo hoặc uống vitamin E để tránh bị đau đầu ti trong thời gian rụng trứng.

Tại sao ngực bị đau

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn, xác định những ngày dễ thụ thai nhất để tăng cơ hội thụ thai hoặc áp dụng biện pháp tránh thai.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.