Tại sao vàng lại có giá trị cao

Đề bài: Bằng lý luận giá trị hãy giải thích vì sao vàng lại đắt hơn sắt?Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem vàng là gì? Và sắt là gì?Vàng: là một loại kim loại mềm, dễ uốn, màu vàng có ánh kim không phản ứng vớiphần lớn các hóa chất, kim loại này có ở dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong cácmỏ bồi tích và là một trong số kim loại đúc tiền.Sắt: là một trong những kim loại ó nhiều nhất trên trái đất, cấu thành lớp vỏ ngoàivà trong của lõi Trái Đất, sắt thường được dùng để sản xuất gang, thép… và nhiềuthứ khác nhằm phục vụ đời sống con người.Vậy, cả vàng và sắt đều là kim loại nhưng tại sao vàng lại đắt hơn sắt? để trả lờicho câu hỏi này thì chúng ta phải xét đến giá trị của chúng để xem vì sao vàng lạiđắt hơn sắt.Thứ nhất, xét về giá trị sử dụng, vàng có giá trị sử dụng hơn sắt rất nhiều. Vàngcó tính dẫn nhiệt và dẫn điện tốt hơn sắt, vàng không bị ảnh hưởng hóa học bởinhiệt, độ ẩm, ô xi… cho nên vàng rất được ưa dùng trong sản xuất các linh kiện,vật dụng quan trọng, trang sức… Bên cạnh đó, vàng đã được sử dụng rộng rãi trênkhắp thế giới như một phương tiện chuyển đổi tiền tệ, vàng được lựa chọn bởi sựtinh khiết, không bị biến đổi theo thời gian, dễ dàng phân biệt, thẩm định nhờ màusắc đặc trưng và âm thanh khi va chạm, ngoài ra tính đồng nhất của vàng cũng rấtcao, rất thuận tiện cho việc đo lường, dễ phân chia mà không ảnh hưởng đến giá trịvốn có của nó. Trên đây là những đặc điểm của vàng mà sắt cũng như các loại kimloại khác không có được, cho nên vàng là kim loại được lựa chọn làm thước đo giátrị vật chất đồng thời là phương tiện trao đổi, mua bán và cất trữ.Thứ hai, xét về trữ lượng vàng và sắt, như đã nói ở trên, sắt là một trong nhữngkim loại phổ biến nhất trái đất, còn vàng thì cực kỳ hữu hạn cho nên để có thể sảnxuất ra cùng một khối lượng vàng và sắt thì sự chênh lệch về thời gian và lao độnggiữa vàng và sắt là rất lớn. Cho nên cùng một khối lượng như nhau nhưng vàng đắthơn sắt rất nhiều.Thứ ba, vàng là thứ duy nhất thực hiện được đầy đủ tất cả chức năng của tiền tệmột cách ổn định và ít chịu sự rủi ro: Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông,phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán và là tiền tệ thế giới.Ngoài ra, để hiểu rõ hơn chúng ta có thể xét qua một số điểm như sau:vàng còn bảo toàn cho của cảiVì sao vàng lại quan trọng đến vậy trong nền kinh tế hiện đại? Bởi vì thực tế thìVàng là phương tiện duy nhất để duy trì và lưu giữ của cải qua hàng ngàn thế hệ.Và đương nhiên, đây lại là điều tiền giấy có mệnh giá không thể làm được. Hãyxem xét cụ thể ví dụ sau đây.Ví dụ - Vàng, Tiền và Lạm PhátVào những năm 1970, 1 ounce vàng tương đương với 35 đô la Mỹ. Hãy lấy ví dụrằng, tại thời điểm đó, bạn có hai lựa chọn: một là giữ 1 ounce vàng đó và hai làchỉ giữ 35 đô. Cả hai thứ đều chỉ mua được cho bạn cùng một loại sản phẩm, chẳnghạn là một bộ com lê đi làm mới toanh. Nếu như bạn để nguyên 1 ounce vàng đóbây giờ và sau này mới đổi thành tiền, thì có lẽ vẫn đủ để mua bộ com lê này. Thếnhưng, với 35 đô thì đó khó có thể trở thành hiện thực. Tức là, bạn sẽ mất mộtlượng tài sản đáng kể nếu bạn chọn 35 đô, ngược lại, bạn sẽ giữ được chúng nếubạn lựa chọn phương án đầu tiên. Lý do là vì giá trị của vàng khi đó đã tăng còngiá trị của tiền thì lại giảm bởi tác động của lạm phát.Vàng là công cụ bảo hiểm rủi roQuan niệm cho rằng vàng giữ gìn giá trị của cải càng trở nên quan trọng hơn trongmôi trường kinh tế nơi mà các nhà đầu tư phải đối mặt với đồng đô giảm giá vàlạm phát tăng cao (do giá hàng hóa tăng cao). Trong lịch sử, vàng chính là công cụngăn chặn cả hai viễn cảnh trên. Nếu lạm phát tăng, vàng thường tăng giá. Khi cácnhà đầu tư nhận ra rằng tiền của họ đang mất dần giá trị, họ sẽ bắt đầu chuyển sangđầu tư vào các tài sản hữu hình luôn duy trì giá trị của mình. Những năm 1970chính là một ví dụ điển hình của việc tăng giá của vàng trong lúc lạm phát gia tăng.Vàng được lợi từ việc đồng đô la Mỹ giảm giá là do vàng được định giá bằng chínhđồng tiền này trên toàn cầu. Có hai lý do cho mối quan hệ này. Thứ nhất, nhữngnhà đầu tư đang xem xét mua vàng (ví dụ như ngân hàng trung ương) sẽ phải bánđồng đô la của mình để thực hiện giao dịch này. Hành động này cuối cùng sẽ khiếnđồng đô la Mỹ mất dần giá trị của mình. Thứ hai, trên thực tế, đồng đô la suy yếukhiến giá vàng rẻ hơn, kết quả là nhu cầu về vàng của các nhà đầu tư nắm giữ cácđồng tiền khác mà được đánh giá cao hơn tương đối so với đồng đô la Mỹ sẽ tăngmạnh.Vàng là một lựa chọn an toànCho dù đó là những căng thẳng ở Trung Đông, châu Phi hay ở bất kỳ nơi nào khác,thì rõ ràng rằng bất ổn chính trị và kinh tế là một thực tế xảy ra trong môi trườngkinh tế hiện đại của chúng ta. Vì vậy, các nhà đầu tư thường xem vàng như một lựachọn an toàn trong thời kỳ bất ổn chính trị và kinh tế. Tại sao? Lịch sử loài ngườiluôn xoay quanh sự sụp đổ của các đế quốc, các cuộc đảo chính, và sự sụt giá củacác đồng tiền. Trong những khoảng thời gian đó, nhà đầu tư nào giữ vàng thì đềucó thể bảo vệ được tài sản của họ, và trong một số trường hợp, họ thậm chí còn sửdụng vàng để thoát khỏi chính tình trạng hỗn loạn đó. Bởi vậy, bất cứ khi nào có sựkiện hay tin tức có liên quan đến bất ổn, các nhà đầu tư thường mua vàng như mộtsự lựa chọn an toàn.Vàng là một đầu tư có khả năng đa dạng hóaLý do cuối cùng mà các nhà đầu tư nên sở hữu vàng là vì nó có thể đa dạng hóa.Bất kể bạn đang lo lắng về lạm phát, về đồng đô la Mỹ giảm giá, hoặc thậm chímuốn bảo vệ tài sản của mình, hiển nhiên rằng từ trước đến nay vàng luôn mộtkhoản đầu tư có thể tăng tính đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn. Cuối cùng,nếu bạn chỉ đơn giản là tập trung vào đa dạng hóa, thì vàng không hề tương quanvới cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản.Như vậy, tổng kết lại chúng ta có thể thấy rằng vàng có giá trị hơn sắt về mọi mặt,từ thuộc tính tự nhiên vốn có của hai kim loại, trữ lượng trên trái đất, cho đếnnhững ứng dụng trong thực tế cho nên vàng được xem là thước đo giá trị tiêuchuẩn đáp ứng được tất cả các chức năng của tiền tệ… cho nên vàng đắt hơn sắt.

Giá trị cao của vàng được thúc đẩy bởi ba yếu tố: ứng dụng thực tế của nó, mong muốn thẩm mỹ phần lớn mà mọi người dành cho nó và sự bảo vệ được nhận thức mà nó mang lại cho các nhà đầu tư như một hàng rào chống lại biến động tiền tệ. Theo Jerry Bowyer của tạp chí Forbes, giá trị tiền mặt của tất cả số vàng được khai thác cho đến nay lên tới khoảng 10 nghìn tỷ USD.

Theo Bowyer, giá trị của vàng so với các loại tiền tệ trên thế giới tăng lên liên quan đến mức độ hiếm của nó so với các loại tiền tệ đó. Khi cung tiền mở rộng, giá trị trao đổi của vàng tăng lên. Mối quan hệ giữa giá trị cảm nhận của vàng và lượng cung tiền bao gồm lịch sử mở rộng tiền tệ trong quá khứ, tình trạng lạm phát hiện tại và xu hướng tiền tệ dự kiến ​​trong tương lai. Giá vàng cao là một phản ứng đối với giá trị của đồng tiền đã được in sẵn cũng như giá trị của đồng tiền mà các nhà đầu cơ dự đoán sẽ được in ra trong tương lai gần. Bowyer giải thích rằng nếu nguồn cung tiền mở rộng hơn nữa dường như có thể trở nên hiếm hơn so với các loại tiền tệ đó, khiến giá trị của nó vẫn cao hơn. Ví dụ, từ năm 2001 đến năm 2011, giá vàng tính theo đô la đã tăng lên 6 phần lớn do kết quả của các chính sách tiền tệ hiện hành khi đó.

Chúng ta đều biết, vàng đã từng đóng vai trò như một loại tiền tệ, tồn tại dưới hình thức là vật ngang giá trung gian để trao đổi hàng hóa. Cho đến nay, dù không còn phù hợp đóng vai trò như một loại tiền tệ với tình hình kinh tế – tài chính hiện đại. Nhưng vàng vẫn luôn có giá trị và có những tác động mạnh mẽ đến tiền tệ. Vậy vì sao vàng có được vai trò tiền tệ như thế? Hãy để Yuanta Việt Nam bật mí cho bạn tất tần tật thông tin về vai trò tiền tệ của vàng trong bài viết sau!

Tại sao vàng lại có giá trị cao

Để tìm hiểu vì sao vàng có được vai trò tiền tệ, chúng ta cần tìm hiểu 2 ý chính của vấn đề đó là: Tiền tệ và vàng có vai trò tiền tệ như thế nào?.

  • Tiền tệ: Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế. Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện trao đổi khi tiền tệ môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa. Khi tiền xuất hiện, hình thái trao đổi trực tiếp bằng hiện vật dần dần nhường chỗ cho hình thái trao đổi gián tiếp thực hiện thông qua trung gian của tiền tệ. 
  • Vàng: Hiện nay vàng không còn được biết đến với vai trò như một loại tiền tệ trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong lịch sử vàng từng được sử dụng như một loại tiền tệ, tồn tại dưới hình thức một vật ngang giá chung để trao đổi hàng hóa trong nền kinh tế. Từ thời cổ đại, vàng không chỉ được xem như một thước đo giá trị vật chất quan trọng mà còn là vật lưu trữ của cải phổ biến. 

Không ai biết chính xác vàng hình thành trong thời gian nào và được hình thành ra sao. Nó tồn tại và độc chiếm ngôi vị là một loại tiền tệ trong thời gian dài cho đến khi con người phát minh ra tiền giấy. Trong thời gian đầu mới xuất hiện trên thị trường kinh tế xưa, vàng được đúc nhiều dưới dạng nén, thỏi, sau này để phù hợp cho việc trao đổi hàng hóa, nó đã được đúc thành những miếng vàng mỏng còn được gọi là vàng tinh. 

Tại sao vàng lại có giá trị cao

Vì sao vàng có được vai trò tiền tệ?

Vậy vì sao vàng có được vai trò tiền tệ? Lý do chính là nhờ những đặc điểm nổi bật của vàng. Sau đây là một số ưu điểm khiến vàng trở nên vượt trội hơn các dòng kim loại khác.

Đặc điểm của vàng:

  • Vàng là một kim loại có vẻ ngoài rực rỡ, sang trọng, dễ nhận biết và quan trọng là luôn ổn định giá trị theo thời gian. Từ những đặc điểm này vàng được sử dụng nhiều để làm trang sức, đồ mỹ nghệ có giá trị cao và cực kỳ được ưa thích.
  • Vàng dễ phân chia và có thể được đúc dưới nhiều hình dạng và khối lượng khác nhau mà hoàn toàn không mất đi giá trị vốn có ban đầu. 
  • Vàng có độ tinh khiết cao và hầu như không bị ăn mòn hay oxy hóa bởi các chất hóa học. Do đó, vàng được xem là một phương tiện phổ biến trong việc lưu trữ trong dài hạn. 
  • Kim loại vàng là vật chất có thể cất giữ lâu dài và có giá trị rất cao. Có thể thấy, vàng có thể được chia ra thành nhiều phần nhỏ nhưng vẫn có giá trị rất cao. Điều này giúp con người trong việc vận chuyển, dễ dàng hơn trong các cuộc trao đổi hàng hóa có quy mô lớn.
  • Vàng khó có thể làm giả, bởi vì có tính chất đặc biệt hơn so với những kim loại khác.

Tại sao vàng lại có giá trị cao

Vàng đóng vai trò tiền tệ từ rất sớm

>>> Xem thêm: Nên đầu tư vàng hay chứng khoán

Tiền vàng mang những đặc tính nổi bật hơn so với các kim loại khác, bởi vậy nó có thể đảm nhận vai trò tiền tệ trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, vàng cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định khi đóng vai trò tiền tệ trên thị trường kinh tế – tài chính.

Vàng có tính đồng nhất cao tạo tính dễ dàng trong việc đo lường và biểu hiện giá cả của các loại hàng hóa trong quá trình trao đổi.

  • Vàng dễ dàng nhận biết, khó làm giả được dựa vào màu sắc độ dẻo và khối lượng riêng của nó.
  • Khi đóng vai trò tiền tệ, vàng dễ phân chia mà không làm ảnh hưởng đến giá trị vốn có bởi tính dẻo cao, tạo sự thuận lợi nhất định trong việc biểu hiện giá và lưu thông hàng hóa dễ dàng trên thị trường.
  • Vàng không mất giá trị theo thời gian và có thể lưu trữ trong thời gian dài mà không bị tiêu hao hay hỏng hóc. 
  • Giá trị của vàng ngày một tăng lên và có sự chênh lệch nhất định so với các loại hàng hóa khác trên thị trường. Vàng là một loại kim loại không quá hiếm nhưng việc khai thác là có giới hạn, điều này khiến vàng trở nên hạn hẹp hơn khiến giá trị của nó tăng lên.
  • Vàng khó thực hiện lưu thông với số lượng lớn, khó vận chuyện nếu thực hiện các cuộc giao dịch xuyên quốc gia vì đặc tính khá nặng. Điều này trở thành gánh nặng không nhỏ cho các thương nhân.

Tại sao vàng lại có giá trị cao

Ưu- nhược điểm của tiền vàng

Chúng ta đều biết, vàng là kim loại gần như không bị mất giá theo thời gian, bởi đặc tính này vàng dần trở thành một vật lưu giữ ở thời điểm hiện tại. Việc đầu tư mang đến nhiều lợi ích tích cực cho nhà đầu tư. Vậy có nên đầu tư vàng hay không? Câu trả lời là có. Tìm hiểu những đặc điểm của vàng trong đầu tư giúp nhà đầu tư mang lại lợi nhuận tối đa. 

Tính thanh khoản của vàng được thể hiện qua việc dễ dàng chuyển đổi từ vàng thành tiền mặt và từ tiền mặt thành vàng. Vàng là loại hàng hóa có giá trị quy đổi trên toàn cầu, với lượng cung và cầu cao. Do đó, vàng có tính thanh khoản cao trên thị trường kinh tế. Ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới vàng đều có thể mua bán một cách dễ dàng và đơn giản mà hoàn toàn không mất đi giá trị ban đầu. Ngày nay, việc mua bán vàng trở nên dễ dàng nhờ sự phát triển của công nghệ. Bạn có thể thực hiện mua bán vàng qua những thao tác trực tuyến dễ dàng. 

Không phải đơn giản mà lưu giữ vàng cũng được xem là một hình thức lưu trữ  phổ biến trên thị trường. Ưu điểm nổi bật nhất của vàng chính là không mất đi giá trị vốn có ban đầu theo thời gian. 

Nhà đầu tư dựa vào đặc điểm này để mua và bán vàng ra, khoản tiền lời được sinh ra từ phần chênh lệch giá vàng tại các thời điểm khác nhau. Thời gian lưu trữ vàng càng lâu dài sẽ càng có giá trị. 

Cụ thể như giá vàng SJC trong vòng 3 năm trở lại gần đây, có sự tăng giá cụ thể theo bảng sau: 

Năm Giá vàng mua vào (1 lượng)Giá vàng bán ra (1 lượng)
31/12/201942,250 triệu42,770 triệu
31/12/202055,4 triệu55,92 triệu
29/12/202160,6 triệu61,32 triệu

Kênh đầu tư vàng luôn được đánh giá là kênh đầu tư có tính an toàn cao. Bởi thị trường vàng thường không có quá nhiều biến động lớn mang tính rủi ro nghiêm trọng. Đầu tư vàng cũng có thể xem như việc bạn đang tiết kiệm tiền tệ bị động. Tuy nhiên điểm khác nhau ở đây là tiền có thể mất giá theo thời gian còn vàng thì không. Đầu tư vàng sẽ hạn chế rủi ro hơn so với các kênh đầu tư khác vì bạn sẽ không cần lo lắng sẽ bị mất cả “chì lẫn chài”. Giá vàng tuy có biến động nhưng chỉ nằm trong giới hạn nhất định. Bởi lẽ, vàng là loại tài sản được Nhà nước quản lý chặt chẽ và ổn định giá. 

Hoặc đơn giản bạn có thể đầu tư vàng bằng cách lưu trữ và cất giữ trong dài hạn. Thời gian lưu trữ vàng càng dài, giá trị của vàng sẽ có xu hướng tăng theo giá trị tiền tệ tại các thời điểm trong tương lai. Sau đó, tùy vào tình hình giá cả thị trường mà bạn có thể bán vàng để kiếm lợi nhuận khi phù hợp.

Vàng là hàng hóa mang tính toàn cầu đặc trưng. Do vàng không chịu ảnh hưởng biến động riêng về tình hình chính trị lẫn kinh tế thị trường ở các quốc gia. Mà chịu tác động chung của tình hình kinh tế thế giới. Tại tất cả mọi nên trên thế giới bạn đều có thể mua bán vàng dễ dàng và đều chấp nhận loại hàng hóa này. Ở mỗi quốc gia đều có một loại tiền riêng và giá trị đồng tiền ở mỗi quốc gia đều khác nhau. Còn đối với vàng, giá vàng trong nước và ngoài nước không có độ chênh lệch quá cao. Do đó, vàng được xem là loại hàng hóa mang tính toàn cầu.  

Tại sao vàng lại có giá trị cao

Đặc điểm của vàng trong đầu tư

Lạm phát làm cho tiền mất giá, mức giá chung của các loại hàng hóa và dịch vụ tăng cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thị trường. Đối với những mục tiêu tài chính dài hạn như tiết kiệm tiền cho những mục tiêu trong tương lai. Lạm phát có thể khiến kế hoạch của bạn bị ảnh hưởng do đồng tiền đã bị mất giá, không còn giá trị như hiện tại. Không những vậy, lạm phát còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia, ảnh hưởng đến toàn bộ các chỉ số kinh tế nước nhà. Dù vậy kênh đầu tư vàng vẫn ổn định và có xu hướng tăng giá bởi lượng mua vàng dự trữ tăng rõ rệt.

Cụ thể như trong năm 2011, đây là năm có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 10 năm gần đây. Khi tỷ lệ lạm phát lên đến 18,58%. Tuy nhiên, trong thời điểm này giá vàng vẫn giữ được nhiệt, khi ngày càng có dấu hiệu tăng giá. Đỉnh điểm đến khoảng tháng 8, giá vàng lập kỷ lục mới vào ngày 23/8/2011. Giá vàng thế giới vượt 1900 USD/ounce và giá vàng trong nước cũng vọt lên 48,6 triệu đồng/lượng rồi vượt 49 triệu đồng/lượng.

Mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát cũng dựa vào sự tăng giá của vàng. Bởi đây là tài sản có giá trị cao nên cũng sẽ hạn chế ngược lại cầu sẽ luôn tăng vì vậy hiển nhiên giá vàng sẽ lại tăng trong dài hạn. Nhưng lưu ý rằng sự tăng giá sẽ không đồng đều bởi vì còn phải phụ thuộc vào thị trường biến động ra sao vì vậy vàng lại một lần nữa dự báo được mức độ mà lạm phát xảy ra. Lạm phát ảnh hưởng đến giá vàng, chi phí cũng như lãi suất của việc các nhà đầu tư mua vàng về để dự trữ, sự gia tăng về lạm phát sẽ thì những yếu tố trên cũng sẽ tăng.

Chúng ta đều biết một đặc điểm của vàng mà tiền giấy không thể nào có được chính là không bị mất giá trong bất kì môi trường kinh tế nào kể cả lạm phát. Tuy nhiên, tiền giấy lại dễ dàng mất giá nếu thị trường kinh tế biến động, giá trị mua của đồng tiền giảm. Bởi vậy, vàng được nhiều nhà đầu tư sử dụng như một “điểm trú ẩn an toàn” trong môi trường biến động thị trường kinh tế. Sau khi vượt qua khó khăn kinh tế, giá trị của vàng vẫn sẽ phù hợp với thị trường ở thời điểm nền kinh tế ổn định.

Vàng được biết đến là một vật chất có khả năng lưu trữ lâu dài và còn có thể tồn tại ở nhiều hình dạng khác nhau. Vật chất vàng hoàn toàn có thể nấu chảy, đúc thành bất kỳ hình dạng nào nhưng vẫn không bị giảm đi giá trị ban đầu. Còn tiền giấy dễ dàng bị mất đi giá trị nếu bị rách, bị hỏng. Hơn hết tiền giấy không thể lưu trữ được dưới nhiều hình dạng khác nhau, dễ dàng bị mất đi giá trị sử dụng và đặc biệt có thể làm giả.

Tại sao vàng lại có giá trị cao

Chức năng của vàng mà tiền giấy không có

Hiện nay, vàng không được sử dụng nhiều dưới vai trò tiền tệ mà chủ yếu tồn tại nhiều hơn dưới vai trò là vật lưu trữ giá trị. Đơn giản bởi vàng hoàn toàn không bị mất giá theo thời gian, nó có thể tồn tại ở mọi nơi trên thế giới và ở nhiều giai đoạn khác nhau của nền kinh tế. 

Vàng ngày nay được biết đến là sản phẩm kim loại có giá trị cao mặc dù không đến mức quý hiếm nhưng nó vẫn luôn luôn duy trì sự ổn định ở mức vừa phải tạo nên những giá trị riêng. Vì sao vàng có được vai trò tiền tệ và tại sao vai trò tiền tệ của vàng không còn được áp dụng cho ngày nay? Đây hẳn là 2 câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm khi muốn tìm hiểu thêm các thông tin về vàng. Có 4 lý do quan trọng khiến vàng không thể tiếp tục nắm giữ vai trò tiền tệ ở thời điểm hiện tại.

Vàng cũng được xem là một loại tài nguyên thiên nhiên cần được bảo tồn và cất trữ. Đối với các nhà kinh tế học việc sử dụng vàng là tiền tệ lưu thông phổ biến gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên không phải vô hạn. 

Vàng được sinh ra từ những tự nhiên, nó không phải do con người tạo ra. Bởi lẽ đó vàng không phải kim loại vô hạn, nó sẽ có hạn. Vì vậy khi sử dụng vàng làm vật ngang giá chung khiến gây lãng phí, hơn hết còn làm hạn hẹp một nguồn nguyên liệu sản xuất nghiên cứu đặc biệt.

Tại sao vàng lại có giá trị cao

Sử dụng tiền vàng làm vật trao đổi hàng hóa gây lãng phí tài nguyên

So sánh với các loại hàng hóa khác thì giá trị của vàng theo thời gian có sự chênh lệch rõ rệt bởi 2 lý do. Đầu tiên  khai thác vàng là có giới hạn, sử dụng vàng quá nhiều gây cạn kiệt tài nguyên vàng bởi vật chất vàng là tự nhiên ban tặng cho con người, con người không thể tự tạo ra vàng và sử dụng chúng. Giá trị của một loại hàng hóa khan hiếm bao giờ cũng cao hơn giá trị của các loại hàng hóa thông dụng trong nền kinh tế. Thứ hai thời gian để khai thác vàng khá lâu và cần có hệ thống quy trình khá phức tạp để thu được vàng nguyên chất để làm đơn vị tiền tệ. Vì vậy khiến vàng khó để đáp ứng được nhu cầu chung của vật ngang giá trên thị trường kinh tế. 

Như chúng ta đã biết vật chất vàng có khối lượng khá nặng bởi vậy rất khó vậy chuyển trong một đoạn đường dài. Nền kinh tế thương mại, xuất khẩu thị trường ngày càng phát triển hơn, đồng nghĩa với việc hàng hóa sẽ lưu thông trong phạm vi ngày càng rộng. Bên cạnh đó, vật chuyển vàng sẽ được thực hiện bằng đường bộ là chủ yếu, để bảo quản được số lượng vàng lớn tránh khỏi những cá nhân có hành vi xấu như cướp bóc là điều hoàn toàn không dễ dàng. Điều này đòi hỏi số lượng lớn công nhân vận chuyển nhiều và phải có tay nghề để bảo đảm an toàn tuyệt đối, vì vậy nhà kinh doanh phải mất thêm một khoản chi phí thuê người gây gây tốn kém. Việc sử dụng vàng để làm tiền tệ nó gây nhiều khó khăn trong việc di chuyển, trao đổi mua bán hàng hóa. 

Tại sao vàng lại có giá trị cao

Vai trò của vàng trên thị trường hiện nay

Bởi là một kim loại được khai thác từ thiên nhiên, con người không thể tự chủ động sản xuất vàng. Việc khai thác vật chất vàng không phải là điều dễ dàng, ngoài tìm kiếm mỏ vàng còn phải phòng ngừa rất nhiều rủi ro trong quá trình khai thác. Điều này dẫn đến năng suất khai thác vàng thấp khiến lượng cung không đáp ứng đủ lượng cầu trên thị trường.

Hơn hết, nếu đóng vai trò tiền tệ chung vàng sẽ gây ra nhiều khó khăn nhất định cho con người bởi việc khai thác vàng đã được duy trì hơn nghìn năm nay, nó có hạn mức chứ không phải vô hạn.

Thông qua bài viết trên đây Yuanta Việt Nam đã đem đến câu trả lời cho câu hỏi “vì sao vàng có được vai trò tiền tệ”. Hy vọng bài viết trên cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc. Đồng thời có thể lựa chọn phương pháp đầu tư phù hợp với từ những kiến thức trên. 

Biên tập: Phúc Thảo 

Miễn trừ trách nhiệm: Bài viết trên do các chuyên gia hợp tác với Yuanta Việt Nam tổng hợp và biên soạn, tuy nhiên chỉ mang tính tham khảo cũng như không đại diện hoàn toàn cho quan điểm của Công ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam. Quý nhà đầu tư cân nhắc trước khi sử dụng thông tin này để ra quyết định đầu tư cũng như luôn tham khảo nhiều thông tin theo thời gian thực từ nhiều nguồn đa dạng. Chúc quý khách đầu tư thành công!