Tại sao Việt Nam lại có nguy cơ xảy ra chiến tranh

Đã đến lúc Việt Nam nên xem lại chính sách 'Bốn không' của mình?

Tại sao Việt Nam lại có nguy cơ xảy ra chiến tranh
Tại sao Việt Nam lại có nguy cơ xảy ra chiến tranh

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam ngày 12/11/2017

Sự kiện ở Bãi Tư Chính trên Biển Đông không có gì mới, chỉ là tiếp diễn xu thế chính sách của Trung Quốc từ năm 2005 hay sớm hơn, có thể đoán được là tình hình căng thẳng sẽ tiếp tục trong nhiều năm đến khi Trung Quốc dần dần thiết lập quyền kiểm soát trên phần lớn biển Đông, theo một nhà nghiên cứu chính trị học và Đông Nam Á học từ Đại học Oregon, Hoa Kỳ.

Với áp lực từ cả ngoài lẫn trong, đã đến lúc ban lãnh đạo Việt Nam cần xem xét thay đổi đối sách mà không chỉ là 'ba không' mà phải gọi là 'bốn không' bao gồm không kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, mà như đã thể hiện và thi triển có hệ thống và ổn định lâu nay, vẫn theo ý kiến này.

Chủ trương quan hệ thân thiết và liên Đảng, hơn nữa, đã tỏ ra "mâu thuẫn và làm giảm hiệu lực" của các biện pháp khác nhằm cân bằng với Trung Quốc, nếu nhìn từ góc độ lợi ích lâu dài của quốc gia, nó còn "cản trở" việc thực hiện những cải cách kinh tế - chính trị sâu rộng để tạo sự phát triển bền vững cho Việt nam, ý kiến này nhấn mạnh.

Bàn tròn BBC: Áp lực với TQ "từ chiến tranh tiền tệ" với Mỹ tới Biển Đông

Carl Thayer: 'Tam giác ngoại giao VN, TQ và Mỹ sẽ còn căng'

Biểu tình nhỏ ở Hà Nội về Bãi Tư Chính

VN 'quá rụt rè trước TQ' trong vấn đề Biển Đông

Bãi Tư Chính: Asean vẫn chia rẽ, người dân VN 'sẽ không manh động'

Trả lời BBC News Tiếng Việt qua bút đàm, mà dưới đây là nội dung, về sách lược và tính toán địa chính trị của Trung Quốc qua sự kiện ở khu vực Bãi Tư Chính từ đầu tháng 7/2019, Giáo sư Vũ Tường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc Đại học Oregon, trước hết nêu nhận định:

Sự kiện ở Bãi Tư Chính trên Biển Đông không có gì mới, chỉ là tiếp diễn xu thế chính sách của Trung Quốc từ năm 2005 hay sớm hơn. Với chính sách này, Trung Quốc ngày càng tăng cường các tuyên bố và biện pháp cưỡng chế thể hiện chủ quyền của mình ở vùng biển Nam Trung Hoa hay biển Đông của Việt nam. Xu hướng này thể hiện một Trung Quốc (cả lãnh đạo và dân chúng) tự tin vào sức mạnh quốc gia về cả quân sự và kinh tế, cũng như nhu cầu ngày càng lớn của Trung Quốc để trở thành một cường quốc hải quân sau khi đã là một cường quốc mậu dịch và kinh tế.

Xu hướng này có thể dẫn đến căng thẳng với Mỹ nếu Trung Quốc không khéo léo kiềm chế, nhưng có vẻ họ bất cần - vì tự hào dân tộc quá lớn chăng? Họ cũng thực sự tin rằng chủ quyền của phần lớn khu vực biển trên là thuộc về Trung Quốc. Họ cho rằng lãnh đạo Việt Nam ngày nay tráo trở lật lọng vì chính Thủ tướng Phạm Văn Đồng và toàn thể ban lãnh đạo miền Bắc Việt nam (Việt nam Dân chủ Cộng Hoà) vào năm 1958 đã công khai thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thềm lục địa 12 hải lý của Trung Quốc quanh các đảo này.

Thực ra là 'Bốn không'?

Tại sao Việt Nam lại có nguy cơ xảy ra chiến tranh
Tại sao Việt Nam lại có nguy cơ xảy ra chiến tranh

Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Sự kiện ở Bãi Tư Chính trên Biển Đông không có gì mới, chỉ là tiếp diễn xu thế chính sách của Trung Quốc từ năm 2005 hay sớm hơn, theo GS Vũ Tường

BBC: Việt Nam có nên điều chỉnh chính sách quốc phòng 'ba không' lâu nay và liệu có khả năng xảy ra nguy cơ đối đầu xung đột ở mức cao trên Biển Đông hay không?

Giáo sư Vũ Tường: Chính sách của chính phủ Việt nam cho đến nay mà thể hiện rõ ràng là phản ứng yếu ớt; "giữ gìn đại cục"; đàn áp dân chúng biểu tình; nhận viện trợ và ưu đãi cho các công ty Trung Quốc đầu tư; "ba không" - thực ra là bốn không, còn bao gồm không kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế, làm cho lãnh đạo Trung Quốc càng tin là họ có thể dùng tiền để xoa dịu các phản đối nếu có từ phía Việt nam trước chính sách của họ.

Câu hỏi chính là liệu sẽ có chiến tranh Việt-Trung và Mỹ-Trung? Từ lâu tôi vẫn tin là căng thẳng ở biển Đông sẽ không dẫn đến chiến tranh Việt - Trung vì chính phủ Việt Nam có quá nhiều thứ để mất, đặc biệt là quyền lực độc tôn của Đảng Cộng sản và quyền lợi kinh tế của các công ty nhà nước, nếu để chiến tranh nổ ra.

Chiến tranh Mỹ-Trung cũng khó xảy ra phần vì Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu (bá chủ phần lớn khu vực biển) mà không chạm đến lợi ích cốt lõi của Mỹ (tự do hàng hải).

BBC:Câu hỏi chính nào đang được đặt ra với giới nghiên cứu và những ai quan tâm tới an ninh, chính trị và bang giao quốc tế ở khu vực, đặc biệt liên quan đối sách của các nước được cho là nhỏ và yếu trong vùng?

GS. Vũ Tường: Giới nghiên cứu quan hệ quốc tế đã tranh luận nhiều về sự trỗi dậy của Trung Quốc, khả năng trỗi dậy hoà bình cũng như nguy cơ chiến tranh. Dĩ nhiên các nước lân bang của Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng trước nhất và nhiều nhất khi Trung Quốc trỗi dậy.

Trong tình hình này, các thể chế và tổ chức khu vực như ASEAN hay APEC có thể sẽ thay đổi, thậm chí giải thể và bị thay thế bởi những thể chế mới để phản ánh tương quan lực lượng mới. Ví dụ: khái niệm Ấn-Thái Bình Dương là một khái niệm khá mới. Ý tưởng này có thành hiện thực dưới hình thức một liên minh hay không còn phải chờ xem.

Tại sao Việt Nam lại có nguy cơ xảy ra chiến tranh
Tại sao Việt Nam lại có nguy cơ xảy ra chiến tranh

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Trung Quốc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có các tàu 'nghiên cứu' Hải Dương Địa Chất, đưa vào các khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông và khu vực

Trong trung và dài hạn, các nước tương đối yếu hơn ở khu vực trong đó có Việt Nam sẽ phải tự điều chỉnh theo cách riêng của mình, dựa trên sức mạnh kinh tế và quân sự, vị trí địa lý, khả năng điều hành của lãnh đạo, v.v… Mỗi nước có những thách thức khác nhau và không có câu trả lời chung.

Lý thuyết quan hệ quốc tế cung cấp hai chọn lựa cơ bản cho các nước nhỏ trong khu vực: hoặc chấp nhận sự lãnh đạo của Trung Quốc hoặc dùng Mỹ và các cường quốc khác cân bằng Trung Quốc (luật pháp quốc tế cũng có thể là một loại đồng minh cân bằng với Trung Quốc trong việc tranh chấp lãnh thổ).

Hai chọn lựa này không loại trừ việc phát triển khả năng tự thân để tự vệ. Phát triển khả năng tự thân trước mắt là mua vũ khí và tăng cường hải quân cũng như phát huy tinh thần dân tộc, nhưng trong trung hạn phải có kế hoạch công nghiệp hoá gấp rút như Hàn Quốc đã làm trong 30 năm. Cân bằng để tự vệ có thể thông qua liên minh quân sự, quan hệ mậu dịch, hay cải tổ chính trị. Trong điều kiện Việt nam, dân chủ hoá sẽ tăng tính chính danh của chế độ đối với trong nước và thế giới, giúp Việt nam thêm sức mạnh, bạn bè.

Viễn vọng và kịch bản?

BBC: Quan hệ liên đảng cộng sản giữa chính quyền Việt Nam với Trung Quốc hiện nay có giúp giải quyết vấn đề, hay trở thành 'cái bẫy' lợi bất cập hại? Viễn vọng và kịch bản nào (kể cả nguy cơ nếu có) đang chờ Việt Nam, nếu không thay đổi đường lối?

Giải pháp nào cho tranh chấp Tư Chính?

Bãi Tư Chính: "Đã đến lúc VN kiện TQ ra tòa quốc tế"?

Bãi Tư Chính: TQ 'đẩy vấn đề' tinh vi hơn

Bãi Tư Chính và lô 06-01: Rõ hơn về tàu Trung Quốc ‘quấy nhiễu’ Việt Nam

Bình luận chuyện báo VN 'im' về vụ bãi Tư Chính

"Đối đầu" giữa các tàu TQ và VN lại xảy ra ở Biển Đông

GS. Vũ Tường: Trong thời gian dài trước năm 2007, ban lãnh đạo Việt nam không quan tâm lắm đến chủ quyền biển đảo. Từ năm đó, họ đã quan tâm hơn, tìm cách tăng cường khả năng tự thân tự vệ bằng quân sự và phát triển quan hệ với các đối thủ tiềm tàng của Trung Quốc như Mỹ, Nhật và Ấn Độ.

Mặt khác, họ từ chối dùng luật pháp quốc tế để kiện Trung Quốc, nâng cấp quan hệ với Mỹ trong một chừng mực hạn chế, đàn áp những biểu hiện của tinh thần dân tộc, và ngăn cản xã hội dân sự phát triển. Tại sao chính phủ Việt nam không làm tất cả những việc có thể làm?

Tại sao Việt Nam lại có nguy cơ xảy ra chiến tranh
Tại sao Việt Nam lại có nguy cơ xảy ra chiến tranh

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Ngụy Phượng Hoàng, mới đây phát biểu rằng nước này chưa bao giờ xâm lược một quốc gia nào trong lịch sử từ trước tới nay

Đó là vì đường lối chính, nhưng không công khai, của Đảng Cộng sản Việt nam là giải quyết vấn đề trên quan hệ song phương giữa hai Đảng cầm quyền mà cùng gắn nhãn "cộng sản", hai nhà nước mà cùng mô hình độc tài toàn trị, hai quân đội mà cùng gắn nhãn "nhân dân".

Chủ trương này có cơ sở lịch sử, cái thời mà "Bác Hồ ta đó cũng là bác Mao" như trong thơ Chế Lan Viên ghi lại và phản ánh, cơ sở viễn kiến chính trị vẫn được biết tới là "đại cục" hay tương lai toàn thắng của chủ nghĩa xã hội, và cơ sở vật chất với lợi ích kinh tế cho các công ty nhà nước hay "sân sau" của quan chức.

Chủ trương này tốt nhất cho Đảng Cộng sản Việt nam vì nó tương thích với mục tiêu và lợi ích của đảng này, nó còn dễ thực hiện vì nó đi theo đường lối sẵn có, không phải cố gắng nhiều mà đem lại lợi ích lớn trước mắt cho cán bộ đương chức đương quyền.

Chủ trương này, mặt khác, mâu thuẫn và làm giảm hiệu lực của các biện pháp khác nhằm cân bằng với Trung Quốc. Nếu nhìn từ góc độ lợi ích lâu dài của quốc gia, chủ trương này còn cản trở việc thực hiện những cải cách kinh tế chính trị sâu rộng để tạo sự phát triển bền vững cho Việt nam.

Quan hệ kinh tế gần gũi với Trung Quốc không mang lại công nghiệp tiên tiến mà có rủi ro lớn là nợ công, ô nhiễm môi trường, và tham nhũng. Cơ sở lịch sử và chính trị của chủ trương này hoàn toàn sai lệch, "viển vông" như từ ngữ của ông Nguyễn Tấn Dũng đã dùng.

Tương lai toàn thắng của chủ nghĩa xã hội chỉ là cái bánh vẽ lãnh đạo Đảng Cộng sản còn níu kéo nhưng cả thế giới và có lẽ đại đa số Đảng viên đã từ bỏ.

Lịch sử quan hệ hai Đảng Cộng sản Việt-Trung không có gì đáng tự hào nếu không nói là thảm kịch kinh tởm của niềm tin và sự phản bội lẫn nhau, dẫn đến chiến tranh và sự hy sinh vô ích của hàng vạn người dân và chiến sĩ.

Rất có thể áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc và của dân chúng, kể cả những Đảng viên có tinh thần dân tộc, sẽ buộc Đảng của ông Nguyễn Phú Trọng phải thay đổi chính sách.

Vấn đề là Đảng này hiện nay thiếu lãnh đạo có tinh thần dân tộc, tầm nhìn xa, và khả năng tạo ra thay đổi bước ngoặt. Có thể đoán được là tình hình căng thẳng sẽ tiếp tục trong nhiều năm đến khi Trung Quốc dần dần thiết lập quyền kiểm soát trên phần lớn biển Đông.

Giáo sư Vũ Tường giảng dạy và nghiên cứu tại Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Oregon, Hoa Kỳ từ năm 2008. Ông từng thỉnh giảng tại Đại học Princeton, Đại học Quốc gia Singapore, cũng như tại Naval Postgraduate School ở Monterey, California. Nghiên cứu của ông về chính trị so sánh, liên quan các chủ để về hình thành quốc gia, phát triển, chủ nghĩa dân tộc và các cuộc cách mạng, đặc biệt tập trung vào Đông Á. Chính sách quốc phòng "ba không" được Việt Nam thi triển bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.

Chiến tranh Ukraine, ai thua?

Tại sao Việt Nam lại có nguy cơ xảy ra chiến tranh
Tại sao Việt Nam lại có nguy cơ xảy ra chiến tranh

Nguồn hình ảnh, Anadolu Agency/

Chụp lại hình ảnh,

WASHINGTON 24/2/2022: Người Ukraine tập trung trước Nhà Trắng biểu tình phản đối cuộc tấn công của Nga ở Ukraine.

Tổng thống Nga Putin đã tiến hành cuộc chiến tranh với Ukraine trên thực địa bằng sức mạnh của bom đạn và uy lực của một cường quốc hạt nhân.

Dù đã tiên đoán trước là xung đột sẽ xẩy ra, nhưng tôi vẫn bàng hoàng khi nghe tin những đơn vị quân đội Nga vượt biên giới tiến vào lãnh thổ mà tổng thống Nga vừa gọi hôm trước :

" Ukraine không chỉ là một quốc gia láng giềng đối với chúng tôi. Đó là một phần không thể tách rời của lịch sử, văn hóa và không gian tâm linh của chính chúng ta. Đây là những người đồng đội, những người thân yêu nhất của chúng tôi - không chỉ là đồng nghiệp, bạn bè và những người đã từng phục vụ cùng nhau, mà còn là những người thân, những người gắn bó máu thịt, gắn bó gia đình".

Quy mô của cuộc chiến tranh vượt ngoài khuôn khổ một cuộc động binh như "dạy cho Việt Nam một bài học".

Tổng thống Vladimir Putin quyền lực cỡ nào?

Toàn bộ diễn văn: Putin tuyên chiến với Ukraine, nói phương Tây 'dối trá'

Nước Pháp cũng bàng hoàng và bất ngờ, chương trình dự kiến dành cho tranh luận của các ứng cử viên cuộc bầu cử tổng thống đang đứng ở ngưỡng cửa phải tạm dừng trên vô tuyến truyền hình để đưa tin về sự can thiệp quân sự của tổng thống Nga.

Trên truyền hình Pháp, hình ảnh tổng thống Volodymyr Zelensky râu chưa cạo, mặc chiếc áo len như khoác vội trên nền một chiếc phông căng vội, tuột cả một góc như minh họa sự bối rối của cả Ukraine và phương Tây.

Tại sao Việt Nam lại có nguy cơ xảy ra chiến tranh
Tại sao Việt Nam lại có nguy cơ xảy ra chiến tranh

Nguồn hình ảnh, NurPhoto

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều người đến Ba Lan sau khi chạy trốn khỏi Ukraine

Nước Pháp hiện là Chủ tịch liên hiệp châu Âu đã cố gắng thuyết phục tổng thống Nga xuống thang. Những chuyến viếng thăm Moscow cũng như điện đàm hàng giờ liền với nguyên thủ Nga của tổng thống Macron chứng tỏ đường lối ngoại giao bền bỉ của Pháp. Song như đã thấy, súng đã nổ và bom đã rơi.

Ba tháng rưỡi qua, ông Vladimir Putin với khuôn mặt lạnh lùng và bất động vẫn giữ lại kênh đối thoại với phương Tây, đã đánh lạc hướng châu Âu rằng, các nhà ngoại giao có lý với nỗ lực để tránh chiến tranh. Phép lạ đã không xảy ra.

Bốn nguyên nhân có thể dẫn đến chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc

  • Nguyễn Hưng Quốc

Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa trong một cuộc tập trận ở Biển Đông (Ảnh tư liệu).

Xem bình luận

Trong bài “Trung Quốc có đánh Việt Nam?” đăng kỳ trước, tôi nêu lên bốn lý do chính khiến tôi đi đến kết luận là Trung Quốc sẽ không tấn công Việt Nam bằng các biện pháp quân sự. Xin nói ngay: đó chỉ là một sự suy đoán. Lịch sử, nhất là lịch sử chiến tranh, nhiều lúc đi ra ngoài, có khi ngược hẳn lại, lý trí con người. Vào ngày 7 tháng 7 năm 1937 khi Nhật Bản xâm lược Trung Quốc hay ngày 1 tháng 9 năm 1939 khi Đức tấn công Ba Lan, rất hiếm người xem đó như là những bước khởi sự cho chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể đặt vấn đề: Nếu Trung Quốc quyết định tấn công Việt Nam thì quyết định ấy đến từ đâu và trong những trường hợp nào? Hay nói cách khác: những nguyên nhân nào có thể làm bùng nổ chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc?

Theo tôi, có bốn nguyên nhân chính:

Thứ nhất, nếu Trung Quốc thấy việc chiếm Biển Đông là điều tuyệt đối không thể nhân nhượng. Xin lưu ý là việc Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông có hai lý do chính: Một là muốn làm chủ hoàn toàn một trong những con đường hàng hải quan trọng nhất trên thế giới; và hai là muốn khai thác các mỏ dầu khí được tin là rất lớn dưới lòng Biển Đông. Việc làm bá chủ con đường hàng hải có thể được tiến hành lâu dài, trong nhiều năm hay nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, nếu việc thăm dò dầu khí cho biết kết quả khả quan, Trung Quốc có thể thúc đẩy quá trình độc chiếm Biển Đông nhanh hơn. Trong trường hợp đó, họ sẽ không ngần ngại dùng vũ lực để san bằng các thế lực chống đối.

Thứ hai, khi Trung Quốc có khủng hoảng về chính trị. Hầu hết các nước độc tài, khi tuyên chiến với nước khác, đều tuyên chiến khi họ đang ở thế yếu trước dân chúng, đặc biệt khi tính chính đáng của chế độ đang bị đe doạ. Những lúc như thế, người ta cần chiến tranh để, một là, khích động tinh thần quốc gia để đoàn kết mọi người đứng sau lưng chính quyền; hai là, đánh lạc hướng sự quan tâm của dân chúng: thay vì tập trung phê phán chính quyền, dân chúng sẽ đổ tất cả những oán hận của họ vào một quốc gia khác. Ở Trung Quốc hiện nay, sự bất mãn của dân chúng tuy khá lớn nhưng chưa trầm trọng đủ để thành một cuộc khủng hoảng. Những điều kiện để tạo ra một cuộc khủng hoảng như thế là: kinh tế bị suy thoái; nạn thất nghiệp tăng cao, khoảng cách giữa các tầng lớp giàu và nghèo thật lớn; ý thức dân chủ và các tổ chức xã hội dân sự phát triển mạnh. Khi nào những điều kiện ấy chín muồi? Không ai có thể biết được. Nhưng khi chúng xảy ra, chiến tranh với nước ngoài sẽ là một trong những biện pháp chính quyền Trung Quốc có thể sẽ sử dụng để bảo vệ chế độ của họ.

Thứ ba là khi Việt Nam gây hấn với Trung Quốc trước. Thật ra, cho đến nay, chiến thuật Việt Nam sử dụng trước những sự gây hấn ngang ngược của Trung Quốc là nhường nhịn và né tránh mọi sự đối đầu. Tàu Trung Quốc cướp bóc hoặc đâm chìm các tàu đánh cá của Việt Nam: Việt Nam nhịn. Khi Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 vào tận thềm lục địa Việt Nam, Việt Nam cũng chỉ chống cự bằng cách cho tàu đánh cá và tàu cảnh sát biển chạy lòng vòng chung quanh và dùng vòi nước xịt nhau chứ không huy động đến các tàu chiến. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Việt Nam có thể nhường nhịn mãi. Sự nhường nhịn bao giờ cũng có mức độ. Cái gọi là mức độ ấy có hai khía cạnh: Một là mức độ của quốc gia và hai là mức độ của từng cá nhân. Mức độ của quốc gia là khi giới lãnh đạo Việt Nam tuyên bố dứt khoát một lằn ranh nào đó: vượt qua lằn ranh ấy, người ta sẽ ra lệnh nổ súng. Hai là mức độ chịu đựng của cá nhân: Không thể loại trừ trường hợp đứng trước sự khiêu khích của Trung Quốc, một người bộ đội nào đó không thể chịu đựng được nữa và tự động nổ súng cả khi chưa được lệnh. Đó là chưa kể Trung Quốc là sẽ chủ động khiêu khích để những phản ứng nóng nảy như thế xảy ra hầu có cớ tấn công Việt Nam một cách chính đáng trước dư luận quốc tế.

Thứ tư là khi Việt Nam công khai và chính thức thiết lập liên minh quân sự với Mỹ. Không có gì để hoài nghi nữa cả, một trong những thách thức lớn nhất mà Trung Quốc phải đối diện trong những thập niên sắp tới là chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ. Trong chính sách ấy, Mỹ không những chuyển nhiều chiến hạm, tàu ngầm và các loại khí tài chiến tranh khác đến châu Á mà còn mở rộng liên minh phòng thủ với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Trung Quốc dễ dàng chấp nhận các liên minh giữa Mỹ với Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Philippines cũng như với Singapore vì những liên minh ấy đã có từ lâu, hơn nữa, không trực tiếp ảnh hưởng đến Trung Quốc. Điều Trung Quốc ngại nhất chắc chắn là một liên minh quân sự giữa Mỹ và Việt Nam. Lý do đơn giản là, một, Việt Nam nằm sát nách Trung Quốc; và hai, lãnh hải của Việt Nam trùng lắp lên con đường lưỡi bò của Trung Quốc. Một thế liên minh quân sự giữa Mỹ và Việt Nam, do đó, sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến âm mưu bành trướng của Trung Quốc. Chắc chắn Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn việc liên minh ấy. Biện pháp ngăn chặn cuối cùng là tấn công Việt Nam TRƯỚC khi liên minh ấy được hình thành.

Với nguyên nhân thứ tư vừa nêu, chúng ta nhận ra ngay cái khó của Việt Nam: Một mặt, không liên minh với Mỹ thì sẽ có nguy cơ bị Trung Quốc nuốt chửng; mặt khác, việc liên minh ấy cũng có khả năng dẫn đến chiến tranh với Trung Quốc. Giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan này là một trong những thách thức lớn nhất của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Ủng hộ Nga dường như không phải vì... yêu!

  • Thiên Hạ Luận

invasion

Xem bình luận

Học thuyết Hybrid Warfare của Nga rất giống với Học thuyết “Chiến tranh không hạn chế” của Trung Quốc năm 1999. Nếu Nga đàn áp Ukraine thành công, Trung Quốc sẽ nhìn Đài Loan và Việt Nam theo kiểu khác.

Trân Văn

Xung đột giữa Nga với Ukraine đã cũng như đang tạo ra xung đột trên mạng Việt ngữ, giữa một bên ủng hộ và một bên lên án Nga. Tuy bên ủng hộ Nga có sự hỗ trợ của rất nhiều cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam, đặc biệt là những cơ quan truyền thông chính thức xưa nay vốn tuyệt đối trung thành với sự nghiệp của đảng CSVN như tờ Quân đội nhân dân (1) nhưng dường như lý lẽ của bên ủng hộ yếu hơn bên lên án...

Ý kiến của hai nhân vật ủng hộ Nga đều đã hoặc đang là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục được nhiều người Việt chuyển cho nhau xem khi xung đột Nga – Ukraine trở thành tiêu điểm thời sự tuần này. Đó là một Nguyễn Văn Hạnh khẳng định: “Nếu chiến tranh thế giới thứ III nổ ra, tôi sẵn sàng tự nguyện đứng về phía quân đội Nga để chiến đấu. Mục đích bảo vệ thành quả cách mạng tháng 10 Nga, của chiến tranh thế giới I và II, như nước Nga và Liên Xô đã hành động trong thế kỷ 20”. Đồng thời thòng thêm rằng khẳng định vừa kể để... “thể hiện sự trung thành tuyệt đối với lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân đã lựa chọn” (2). Song song đó có một Le The Mau bày tỏ sự cảm kích dành cho ông Putin vì... “Tổng thống Nga đã cứu thế giới thoát khỏi hiểm họa Chiến tranh thế giới lần thứ III”... (3)!

Không thể, cũng không tiện tường thuật lại tất cả những nhận xét tuy hữu lý nhưng rất nặng nề dành cho ông Hạnh, ông Mau và những người ủng hộ Nga như hai ông... Có lẽ nên chọn thông báo của ông Phan Châu Thành - một người Việt sống tại Ba Lan để phác họa phản ứng của số đông: Mình tình nguyện tài trợ vé máy bay cho sĩ quan quân đội Cộng hòa XHCN Việt Nam muốn sang Ukraine để chiến đấu cho quân đội Nga nhưng bạn ấy lại ‘block’ mình (4).

Hoặc như ông Quoc Dung Hoang sau khi thấy “rất nhiều bạn Việt Nam, kể cả những người có chức tước to vật trong quân đội Việt Nam cho rằng Nga giúp Việt Nam đánh nhau với Mỹ nên bây giờ phải ủng hộ Nga đánh Ukraine”.

Theo ông Quoc Dung Hoang thì đây là một câu chuyện dài nên ông chỉ lưu ý vài khía cạnh nhỏ: Thứ nhất, Liên Xô chứ không phải Nga giúp Việt Nam đánh Mỹ và trong Liên Xô có cả Ukraine – một trong những quốc gia thành viên lớn nhất của Liên Xô. Nói cách khác Ukraine cũng giúp Việt Nam đánh Mỹ nên ủng hộ Nga là quá sai và vô ơn. Ông Quoc Dung Hoàng thách bất kỳ ai phản bác nhận định này nhưng những người ủng hộ Nga chưa lên tiếng. Có thể họ đang suy nghĩ và suy nghĩ vẫn chưa xong.

Khía cạnh thứ hai mà ông Quoc Dung Hoang lưu ý: Chính xác là Putin đánh Ukraine, không phải Nga đánh Ukraine. Ông nhấn mạnh, ông tin, “không người Nga nào yêu nước Nga, có lương tâm, có lương tri lại ủng hộ cuộc chiến do Putin khởi xướng”. Đồng thời dẫn chứng việc đã có rất nhiều trí thức, nhà văn, nhà báo… của Nga công khai bày tỏ việc họ không đồng tình với cuộc chiến mà Putin tạo ra nhằm chống lại Ukraine.

Bởi là người Việt, Quoc Dung Hoang nêu ra khía cạnh thứ ba: Là một người Việt nhưng tôi vẫn phản đối Việt Nam nếu Việt Nam đánh chiếm Campuchia, Lào. Tôi chưa muốn nói đến chuyện Liên Xô giúp Việt Nam đánh Mỹ để làm gì, hậu quả ra sao… Không thể dựa vào địa lý chính trị của thế kỷ trước để ủng hộ Putin. Từ 1991, Ukraine đã là một quốc gia có chủ quyền như Việt Nam. Ủng hộ Nga đánh Ukraine cũng giống hệt như ủng hộ Tàu đánh ta. Tôi không muốn sau này con cháu chúng ta buộc phải suốt ngày lẩm bẩm: ‘Xoong thủng, nồi thủng, ủng thủng’... giống như dân Ukraine bị buộc phải nói tiếng Nga thời Liên Xô... để lại hậu quả cho đến ngày nay.

Cuối cùng, Quoc Dung Hoang tiết lộ thêm một số chi tiết về ông, một người mà điểm xuất phát dường như không khác lắm với những người đang ca ngợi Putin và ủng hộ việc Nga tấn công Ukraine: Đừng nghĩ là tôi ghét nước Nga nhé. Tôi cũng yêu nước Nga. Đừng quên là tôi biết nói tiếng Nga. Nhưng không vì thế mà ngu. Nói cả ngày không hết chuyện này. Nhưng thôi nói ngắn thể thôi may ra một số bình loạn viên... THỦNG” (5).

***

Trong vài ngày vừa qua, nhiều người sử dụng mạng xã hội Việt ngữ đã chuyển cho nhau xem bài viết của Viet Trung Nguyen – một người mà dường như điểm xuất phát cũng giống như ông Quoc Dung Hoang – về cuộc khủng hoảng ở Ukraine sau khi nhận ra, thông tin khách quan, có lương tâm dường như bị nhấn chìm trong dòng lũ của tuyên truyền sai lệch, có chủ ý nhằm bóp méo sự việc, không rõ do chính sách hay sự yếu kém về tư duy, về kiến thức vì chỉ lấy tin từ Nga - hệ thống truyền thông mà 20 năm nay đã bị chế độ độc tài Putin thao túng và biến thành truyền thông nô lệ, sẵn sàng sản xuất ra những thông tin sai lệch trắng trợn phục vụ cho cuộc chiến kiểu mới.

Viet Trung Nguyen nhắc rằng, chiến tranh giữa Ukraine với Nga không phải mới bắt đầu mà đã xảy ra cách nay tám năm và kéo dài tới nay khi Nga cưỡng chiếm Crimea, cũng như một phần Donbas, khi 15.000 người Ukraine đã nằm xuống để bảo vệ quê hương của họ. Viet Trung Nguyen nhận định, cuộc chiến tranh này sẽ còn kéo dài và những gì xảy ra gần đây chỉ là một giai đoạn của cuộc chiến lâu dài thôi.

Viet Trung Nguyen giới thiệu “hình thái Chiến tranh kiểu mới” – chiến tranh pha trộn mà tiếng Nga gọi là Гибридная Война, tiếng Anh gọi là Hybrid Warfare: Pha trộn nhiều cách tấn công không cần ra mặt, không cần điều động quân đội tham chiến nhưng vẫn gây thiệt hại cho đối phương bằng các chiến dịch thông tin, tấn công mạng, sử dụng ưu thế về năng lượng làm vũ khí, kích động - giúp đỡ nổi dậy, phá hoại từ bên trong.

Theo Viet Trung Nguyen, chiến tranh pha trộn đã có từ thời cổ đại lúc nhà Tần ở Trung Quốc dùng tiền để mua chuộc tầng lớp quan lại cao cấp của các nước nhỏ, gây chia rẽ, sau đó thôn tính hết các nước đó tại Trung Quốc. Chính quyền độc tài của Putin đã nâng Hybrid Warfare thành học thuyết, thành nghệ thuật. Nước Nga độc tài với thể chế dựa trên sự dối trá rất thích hợp với kiểu chiến tranh này.

Cha đẻ Học thuyết Hybrid Warfare của Nga là tướng Valeri Gerasimov - Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga. Vài thập niên gần đây, khi dân chúng ở nhiều quốc gia độc tài chán ngấy bất công, tham nhũng, đứng dậy đòi quyền công dân (Gruzia, Ukraine, Belarus, Kazakhstan, Mùa Xuân Ả Rập,...), để có thể chống lại chính quyền của các nước đã thay đổi thể chế do cách mạng, giữ các nước này trong vòng ảnh hưởng của mình, Gerasimov giới thiệu học thuyết Hybrid Warfare.

Hybrid Warfare của Gerasimov đánh vào những mắt xích yếu nhất của thể chế phương Tây vốn dựa trên nguyên tắc “Kiềm chế”. Khi xảy ra bất kỳ vấn đề nào, phương Tây sẽ cần nhiều thời gian để thảo luận, phân tích, tham khảo ý kiến của xã hội và tìm sự thống nhất trong các cơ quan quyền lực khác nhau. Ngược lại, Nga có thể hành động rất nhanh, rất gắt gao, hay rất uyển chuyển… mà không quan tâm đến tính hợp pháp với luật pháp Nga và luật pháp quốc tế.

Viet Trung Nguyen giải thích tại sao nhiều người, đặc biệt là nhiều người ở Việt Nam xem Putin như một lãnh đạo tài ba và khó đoán, ‘quay’ các lãnh đạo phương Tây đầy kinh nghiệm như chong chóng, qua mặt họ: Đơn giản vì Putin sử dụng Hybrid Warfare và không cần chơi theo luật. Nếu ông ta không phải là Tổng thống của một quốc gia có đủ vũ khí hạt nhân để hủy diệt hành tinh này, có khối lượng nguyên liệu thô khổng lồ mà nền kinh tế thế giới cần thì thiên hạ chỉ coi Putin là một kẻ thần kinh, một Chí Phèo của thời hiện đại và chắc chắn rằng ông ta sẽ bị trừng trị thích đáng. Người ta phải đàm phán với Putin vì ông ta là Tổng thống của nước Nga có vũ khí hạt nhân!

Putin đã dùng vô số phương thức khác nhau trong nhiều năm qua với Ukraine: Đưa quân không mang phù hiệu vào Crimea. Kích động - hỗ trợ nổi dậy để chiếm Donbass. Tổ chức phá hoại ở Ukraine. Đưa lính đánh thuê vào châu Phi để gây bất ổn. Ủng hộ chế độ độc tài Syria. Đầu độc cựu tổng thống Ukraine và các đối thủ chính trị bằng phóng xạ. Tấn công mạng. Can thiệp bầu cử ở Mỹ, Anh, Đức,... Bẻ cong và bôi đen mọi thứ bằng thông tin giả. Mua chuộc các chính khách châu Âu. Dọa dẫm bằng tập trận... Hybrid Warfare có một nguyên tắc mà Putin luôn tuân thủ: KHÔNG BAO GIỜ THỪA NHẬN ĐÃ THỰC HIỆN NHỮNG ĐỘNG THÁI PHÁ HOẠI BẨN THỈU VÀ TRÁI LUẬT.

Bởi nhiều người bình luận về việc Putin ngăn cản Ukraine gia nhập NATO do không muốn hỏa tiễn của NATO từ Ukaine có thể chạm đến Moscow trong bảy phút, Viet Trung Nguyen lưu ý chi tiết: Tại sao hỏa tiễn của NATO đặt ở ba quốc gia khu vực Baltic sẽ chạm đến Moscow trong thời hạn ngắn hơn mà Putin không lo ngại khi NATO kết nạp ba quốc gia đó (?) để nhấn mạnh, Putin sử dụng Hybrid Warfare nhằm tung hỏa mù. Putin thừa biết, NATO không thể tiếp nhận Ukraine do vướng điều lệ (chỉ tiếp nhận thành viên mới nếu tất cả các thành viên đồng ý và thành viên đó không có xung đột về lãnh thổ với bất kỳ quốc gia nào) nhưng vẫn lớn tiếng chỉ vì muốn ép Ukraine theo mình.

Viet Trung Nguyen tin rằng, Ukraine không lùi bước có thể bởi hiểu rất rõ, rằng có lui cũng không thể có hòa bình và an ổn, bởi Ukraine sẽ bị kiềm chế để không thể phát triển và mãi mãi lệ thuộc. Thực tế chỉ ra, những quốc gia thân Nga (Liên Xô), đi theo mô hình của Nga (Liên Xô) đều kém dân chủ, lạc hậu, không phát triển về mọi mặt (Venezuela, Syria, Bắc Triều Tiên , Cuba , Armenia, Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Belarus…). Putin có thể đạt chiến thắng tạm thời nhưng cộng đồng quốc tế có cơ hội nhận ra Nga không đáng tin, không biết tuân thủ luật chơi chung, luôn chơi bẩn và sẽ đoàn kết để chống lại những trò bẩn. Vào lúc này, Nga không có đồng minh thật sự và phải tranh thủ Trung Quốc. Oái oăm là từ lâu, Trung Quốc đã từ lâu mơ lấy lại những vùng đất Sa Hoàng từng chiếm của nhà Thanh.

Ukraine không may khi sống bên cạnh một cường quốc nhiều tham vọng nhưng Viet Trung Nguyen cho rằng, lịch sử có nhiều thí dụ về những nước nhỏ sống bên cạnh một nước lớn có dã tâm, ngông cuồng nhưng với chính sách đúng, đoàn kết... vẫn rất thành công như: Phần Lan, Hàn Quốc, Đài Loan,... Hy vọng Ukraine sẽ xuất hiện tầng lớp tinh hoa đủ lương tâm, ý chí,... để xây dựng, thay đổi Ukraine. Khi đó máu của các anh hùng đã hy sinh vì một Ukraine dân chủ, phát triển theo kiểu văn minh, không uổng phí.

Việt Trung Nguyen đã so sánh để cho thấy, Ukraine và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng, kể cả tương đồng về nguy cơ (Nga dùng quân không đeo phù hiệu chiếm Crimea, Trung Quốc dùng dân quân biển ở biển Đông. Nga đánh cho Ukraine kiệt quệ về nội lực. Cuộc chiến biên giới 1979 Trung Quốc phá sạch hạ tầng ở biên giới Việt Nam rồi rút. Thậm chí, mức độ phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc lớn hơn mực độ phụ thuộc của kinh tế Ukraine vào Nga,...).

Học thuyết Hybrid Warfare của Nga rất giống với Học thuyết “Chiến tranh không hạn chế” của Trung Quốc năm 1999. Nếu Nga đàn áp Ukraine thành công, Trung Quốc sẽ nhìn Đài Loan và Việt Nam theo kiểu khác. Hôm nay Putin gây chiến với Ukraine mà không bị trừng phạt gì thì ngày mai, lửa có thể cháy ngay trên mảnh đất chúng ta đang sống. Hãy nhìn, hãy hiểu, hãy tư duy, nếu không ủng hộ Ukraine thì ít nhất cũng đừng ủng hộ hành động xâm lược của Putin! Trước thực tế như đang thấy, dường như cái Ác đang thắng cái Thiện. Tuy nhiên Viet Trung Nguyen hy vọng: Điều quan trọng là cái Thiện đừng hùa theo cái Ác và giữ được cái Thiện khi cái Ác ngự trị, đó chính là mục đích của cuộc sống, là Đạo của cuộc đời (6)!

Chú thích

(1) https://www.qdnd.vn/quoc-te/binh-luan/khi-canh-cua-doi-thoai-bi-khep-lai-686693

(2) https://www.facebook.com/hanhbttm/posts/4865999383513817

(3) https://www.facebook.com/lethemau/posts/1678236585845329

(4) https://www.facebook.com/chau.t.phan/posts/10220780758643910

(5) https://www.facebook.com/quocdung.hoang.319/posts/3226955004293629

(6) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=10217767630341998&id=1818558412

Mục lục

  • 1 Tên gọi
  • 2 Mục tiêu của các bên trong Chiến tranh Việt Nam
    • 2.1 Mục tiêu
    • 2.2 Mốc thời gian
  • 3 Những di sản của Chiến tranh Đông Dương
    • 3.1 Chính sách chống Chủ nghĩa Cộng sản của Mỹ
    • 3.2 Mỹ can dự vào Chiến tranh Đông Dương (19451954)
    • 3.3 Việt Nam tạm thời chia thành hai vùng tập kết quân sự
  • 4 Giai đoạn 1954-1959
    • 4.1 Việt Nam Cộng hòa cự tuyệt Tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam
    • 4.2 Tình hình tại miền Bắc
    • 4.3 Tình hình tại miền Nam
      • 4.3.1 Những người cộng sản ở miền Nam
        • 4.3.1.1 Giai đoạn 1954 - 1956
        • 4.3.1.2 Giai đoạn 1956 - 1959
  • 5 Giai đoạn 1960–1965
    • 5.1 Bối cảnh miền Bắc
    • 5.2 Chiến trường miền Nam
    • 5.3 Khủng hoảng chính trị tại miền Nam
  • 6 Giai đoạn 1965-1968
    • 6.1 Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam
    • 6.2 Chiến tranh không quân tại miền Bắc Việt Nam
    • 6.3 Các chiến dịch Tìm-diệt tại miền Nam Việt Nam
    • 6.4 Đấu tranh ngoại giao và tiếp xúc bí mật
    • 6.5 Sự kiện Tết Mậu Thân
  • 7 Giai đoạn 1969-1972
    • 7.1 Chiến dịch Campuchia
    • 7.2 Việt Nam hóa chiến tranh
    • 7.3 Chiến dịch Lam Sơn 719
    • 7.4 Chiến dịch Xuân-Hè 1972
    • 7.5 Vừa đánh vừa đàm
    • 7.6 Chiến dịch Linebacker II
    • 7.7 Hiệp định Paris
  • 8 Giai đoạn 1973–1975
    • 8.1 Hiệp định Paris bị vi phạm
    • 8.2 Tương quan lực lượng
    • 8.3 Cuộc tấn công cuối cùng
    • 8.4 Chiến tranh kết thúc
  • 9 Viện trợ nước ngoài
  • 10 Phong trào phản chiến
    • 10.1 Phản đối chính phủ Mỹ
    • 10.2 Phản đối Việt Nam Cộng hòa
  • 11 Hậu quả chiến tranh
  • 12 Việt Nam và Mỹ sau cuộc chiến
    • 12.1 Việt Nam
    • 12.2 Mỹ
    • 12.3 Bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
  • 13 Các nhân tố trong cuộc chiến
    • 13.1 Sự ủng hộ của người dân
    • 13.2 Tinh thần độc lập dân tộc
    • 13.3 Tinh thần đại đoàn kết dân tộc
    • 13.4 Chiến lược chiến tranh nhân dân
    • 13.5 Tâm lý phản chiến của nhân dân và quân nhân Mỹ
    • 13.6 Các nhà lãnh đạo của hai bên
    • 13.7 Chiến thuật quân sự
  • 14 Vũ khí sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam
  • 15 Chiến tranh Việt Nam trong văn hoá đại chúng
    • 15.1 Sách
    • 15.2 Phim
    • 15.3 Trò chơi điện tử
    • 15.4 Ca nhạc
  • 16 Xem thêm
  • 17 Ghi chú
  • 18 Chú thích
  • 19 Thư mục
    • 19.1 Tiếng Việt
    • 19.2 Tiếng Anh
  • 20 Liên kết ngoài

Tên gọi

Truyền thông phương Tây thường gọi cuộc chiến này là Chiến tranh Việt Nam. Do lan sang cả Lào và Campuchia nên cuộc chiến còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai; Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam coi đối thủ chính là Mỹ khi nước này trực tiếp can thiệp quân sự và đóng vai trò chính trong cuộc chiến nên gọi cuộc chiến này là Kháng chiến chống Mỹ.[68]

Tại Việt Nam, truyền thông đại chúng dùng tên Kháng chiến chống Mỹ hoặc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước để chỉ cuộc chiến tranh này.[69] Truyền thông và sách vở chính thống của Việt Nam khẳng định rằng đây là kháng chiến của dân tộc Việt Nam nhằm chống lại sự xâm lược của Mỹ và đánh đổ chế độ Việt Nam Cộng hòa, một chính phủ tay sai của Mỹ.[70][71][72] Các nguồn tài liệu của Nhà nước Việt Nam khẳng định rằng đó là cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc chống lại âm mưu chia cắt đất nước Việt Nam của Chính phủ Mỹ và các lực lượng tay sai bản xứ.[73][74][75][76]

Một số người cảm thấy tên Kháng chiến chống Mỹ không trung lập do trong cuộc chiến còn có những người Việt tham chiến cùng Mỹ[77]. Tuy nhiên lại có ý kiến cho rằng trong rất nhiều cuộc kháng chiến chống nước ngoài xâm lược của dân tộc Việt Nam cũng có những người Việt là đồng minh của các lực lượng xâm lược như Trần Ích Tắc cùng Nguyên Mông, Trần Thiêm Bình cùng nhà Minh, Lê Chiêu Thống cùng nhà Thanh, Hoàng Văn Hoan ủng hộ Trung Quốc năm 1979,...[78]

Một số khác thì lại cho rằng tên Chiến tranh Việt Nam thể hiện cách nhìn của người phương Tây hơn là của người sống tại Việt Nam.[77] Tuy nhiên, về mặt học thuật, hiện nay các học giả và sách báo ngoài Việt Nam thường sử dụng tên "Chiến tranh Việt Nam" vì tính chất quốc tế của nó.[77]

Tên gọi ít được sử dụng hơn là Chiến tranh Đông Dương lần 2, được dùng để phân biệt với Chiến tranh Đông Dương lần 1 (19451955), Chiến tranh Đông Dương lần 3 (19751989, gồm 3 cuộc xung đột ở Campuchia và biên giới phía Bắc Việt Nam).

Theo tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, Chiến tranh Việt Nam được Mỹ coi là bắt đầu từ ngày 1 tháng 11 năm 1955 khi Nhóm chuyên gia hỗ trợ quân sự Mỹ (U.S. Military Assistance Advisory Group MAAG) tại Việt Nam được thành lập.[79] Theo phía Việt Nam, cuộc chiến này bắt đầu kể từ năm 1947 khi Mỹ bắt đầu viện trợ Pháp để Pháp tiếp tục tham chiến ở Việt Nam. Trong văn kiện NSC51 của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (ngày 1 tháng 7 năm 1949) có xác nhận, trong năm 1948 khoảng 100.000 quân Pháp với trang bị của Mỹ đang ở Đông Dương.[80]

Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản toàn bộ miền Nam cho đến khi Việt Nam thống nhất, sau khi Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cuộc Tổng tuyển cử 1976 để tiến hành bầu ra Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ thống nhất cho cả hai miền vào ngày 25 tháng 4 năm 1976[81][82][83][84]. Nhà nước thống nhất với quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời sau kỳ họp thứ nhất Quốc hội Việt Nam khóa VI vào ngày 2 tháng 7 năm 1976.

Mục tiêu của các bên trong Chiến tranh Việt Nam

Mục tiêu của các bên trong Chiến tranh Việt Nam rất phức tạp và đa diện tùy theo lập trường của các bên, nhưng có thể rút ra một số đặc điểm.

Mục tiêu

  • Đối với các nhà lãnh đạo của Mỹ[85] và Việt Nam Cộng hòa[86] thì đây là cuộc chiến tranh giữa hai hệ tư tưởng: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa chống cộng. Chính phủ Mỹ muốn ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á (Xem Thuyết Domino) và đứng ra cáng đáng chi phí cho cả cuộc chiến,[87][88][89] và trong giai đoạn 19651973, quân đội Mỹ đã trực tiếp chiến đấu trên chiến trường.[90][91][92][93] Theo quan điểm của những người ủng hộ chính sách của Mỹ, cuộc chiến này là cuộc chiến để giữ miền Nam Việt Nam và Đông Nam Á không thuộc về những người cộng sản.[94] Ngoài ra, Tổng thống Eisenhower cũng đề cập tới nguồn tài nguyên giá rẻ tại Đông Dương[95] và cho rằng việc mất quyền kiểm soát tại Đông Dương sẽ khiến vị thế chiến lược toàn cầu của Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi diễn giải về sự can thiệp của Hoa Kỳ.[96]
  • Về quan điểm của người dân và học giả Mỹ, có hai chiều hướng chính. Một phía tin vào Chính phủ Mỹ và ủng hộ cuộc chiến chống Cộng của quân đội Mỹ. Phía kia cho rằng đây còn là cuộc chiến tranh xâm lược[97][98] theo kiểu thực dân mới[99][100], còn Việt Nam Cộng hòa chỉ là một dạng chính phủ bù nhìn mà Mỹ kế thừa từ Pháp[101][cầnsốtrang]. Về chính sách chống Cộng sản của chính phủ Mỹ, theo Jonathan Neale, chỉ là cái cớ để phục vụ cho quyền lợi của những tập đoàn tư bản Mỹ.[102][cầnsốtrang][103] Như Thượng nghị sĩ Công đảng (Úc) Gietzelt cho rằng:"Nói miền Bắc (Việt Nam) cưỡng chiếm miền Nam (Việt Nam) vô lý không kém việc nói Queensland cưỡng chiếm New South Wales"[104].
  • Đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, thì đây là cuộc chiến tranh nhằm thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, các mục tiêu giành độc lập, thống nhất hoàn toàn cho đất nước, cải thiện dân sinh, dân chủ tạo tiền đề cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mục tiêu vẫn còn dang dở sau 9 năm kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ.[105] Họ nhìn nhận cuộc chiến này là một cuộc chiến chống ngoại xâm, phong kiến, chống lại chủ nghĩa thực dân mới mà Mỹ áp đặt tại miền Nam Việt Nam.[106][107][108]. Theo quan điểm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, họ là chính thể hợp pháp duy nhất có chủ quyền trên toàn Việt Nam từ năm 1945 và lãnh đạo hai miền kháng chiến, trong khi Cộng hòa miền Nam Việt Nam (tiền thân là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) là tổ chức đại diện cho nhân dân miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống lại kế hoạch chia cắt đất nước Việt Nam của Mỹ.[109]. Đối với họ, Kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam là cuộc chiến chính nghĩa nhằm bảo vệ thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám và thống nhất non sông. Nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến này đã huy động sức mạnh của thời đại, sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới, không phân biệt ý thức hệ, chế độ chính trị, trong đó có cả nhân dân Mỹ. Do đó, đây cũng không phải là cuộc chiến vì ý thức hệ mà là cuộc chiến giải phóng dân tộc. Về mặt pháp lý quốc tế, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt nam đã làm rõ thêm quyền dân tộc tự quyết. Nếu như quyền dân tộc tự quyết trong pháp luật quốc tế trước đây chỉ nói đến quyền tự quyết về chế độ chính trị, quyền quyết định về thể chế kinh tế… thì với Hiệp định Paris, đó còn là quyền về sự "thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ".[71] Theo họ, ở phía chính quyền Sài Gòn, Tổng thống Ngô Đình Diệm và các lãnh đạo sau này đều muốn chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành một quốc gia riêng.[110] Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từng coi miền Nam Việt Nam là một quốc gia riêng, không liên quan đến miền Bắc và khẳng định sẽ không thành lập chính phủ liên hiệp ba thành phần để Tổng tuyển cử thống nhất 2 miền về mặt nhà nước.[111][112] Điều này hoàn toàn trái ngược với các quy định trong Hiệp định Paris 1973 và Hiệp định Geneve 1954. Việc Mỹ tham gia âm mưu ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm, một người không muốn Quân đội Mỹ hiện diện ở Việt Nam, nhằm dựng lên một chế độ mới không thông qua bầu cử mà thông qua đảo chính nhưng ủng hộ sự có mặt của Quân đội Mỹ ở Việt Nam đã cho thấy bản chất của việc Mỹ đưa quân tới Việt Nam là hành vi xâm lược. Do đó, bản chất của cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc chiến chống lại sự xâm lược có sự hỗ trợ của các lực lượng phản quốc bản địa do các thế lực ngoại bang tiến hành.[113]
  • Đối với đa số người Việt Nam, theo một số học giả, sau 2000 năm chiến đấu chống các lực lượng ngoại xâm, người Mỹ đơn giản là sự hiện diện mới nhất của ngoại bang trên đất nước Việt Nam. Họ xem cuộc chiến chống Mỹ là giai đoạn mới nhất của cuộc đấu tranh trường kỳ giành độc lập từ cuối thế kỷ 19[114][115][116] Những người này đã góp nên sức mạnh cho phong trào dân tộc mãnh liệt do Hồ Chí Minh lãnh đạo.[117]. Phong trào do Đảng Lao động Việt Nam, với uy tín trong nhân dân đạt được từ việc đã tổ chức Mặt trận Việt Minh giành độc lập cho đất nước và kiên trì chiến đấu chống thực dân Pháp và tổ chức do đảng này thành lập là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đi tiên phong, đã đạt được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân.[118][119][120][121][122] Trong khi đó, Việt Nam Cộng hòa thì ngày càng phụ thuộc vào Mỹ và không duy trì được vai trò độc lập của họ trong con mắt người dân (nhất là sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại trong vụ đảo chính được cho là do Mỹ giật dây) – nhất là khi đa số lãnh đạo của họ là những người trong chính phủ Trần Trọng Kim, hình thành dưới chế độ bảo hộ của phát xít Nhật, hay đã từng làm việc cho Quốc gia Việt Nam, một chính thể bị người cộng sản xem là tay sai của Pháp.[123] Tiền thân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa là Quân đội Quốc gia Việt Nam cũng được thành lập dựa trên một hiệp ước giữa Quốc gia Việt Nam với Pháp, sau đó được Việt Nam Cộng hòa tổ chức lại theo kiểu Mỹ.[124] Theo quan điểm của nhiều sử gia, cuộc chiến này, do đó, mang tính dân tộc rất cao:[125][126] nguyện vọng độc lập và thống nhất đất nước, sự ủng hộ của đa số nhân dân đã trở thành yếu tố quyết định giúp những người Cộng sản thắng lợi dù họ là bên yếu thế hơn nhiều về trang bị quân sự. Mỹ đã thất bại vì không nhận ra đó là một cuộc "chiến tranh nhân dân" và người Việt Nam gắn bó với cách mạng bởi vì họ coi đó như là một cuộc chiến để bảo vệ gia đình, đất đai và tổ quốc mình.[127]
  • Trên cục diện quốc tế đây là cuộc "chiến tranh nóng" trong lòng Chiến tranh Lạnh đang diễn ra quyết liệt trên thế giới.[128] Có quan điểm cho rằng đây là cuộc chiến ủy nhiệm giữa một bên là Mỹ, bên kia là Liên Xô và Trung Quốc[129]. Tuy nhiên, theo một số báo chí Việt Nam, yếu tố quyết định tới thắng lợi của họ là lòng dân, lòng yêu nước, ý chí quật cường của nhân dân.[130][131][132] Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng tuyên bố với Thủ tướng Liên Xô Alexei Kosygin rằng Việt Nam sẽ đánh Mỹ theo cách của Việt Nam chứ không theo sự chỉ đạo của Liên Xô.[133] Tổng bí thư Lê Duẩn sẵn sàng từ chối viện trợ của Trung Quốc khi nước này có ý định áp đặt ý chí đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[134] Việc Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuy được nhiều người đánh giá là quan trọng nhưng không có tính quyết định. Do đó, theo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam cuộc chiến này đối với nhân dân Việt Nam là cuộc chiến giải phóng dân tộc giữa một bên là nhân dân Việt Nam, bên kia là đội quân xâm lược và tay sai người bản địa.[135] Cuộc chiến này chỉ là chiến tranh ủy nhiệm đối với Mỹ và tay sai là Việt Nam Cộng hòa.[136]

Mốc thời gian

Cuộc chiến tranh này được nhiều người phân đoạn theo các cách khác nhau: Người Mỹ[137][138][139][140] thường quan niệm "Chiến tranh Việt Nam" được tính từ khi họ trực tiếp tham chiến trên bộ đến khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa đầu hàng (từ 1965 (nhiều nguồn cho là 1964)[138] đến 1975). Có nhiều nguồn[141][142][143][144] khác lại coi cuộc chiến bắt đầu từ 1960 đến 1975, tính từ khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu công khai ủng hộ đấu tranh vũ trang tại miền Nam. Nhưng quan điểm chung và chính thống hiện nay của chính phủ Việt Nam[69] và các học giả thế giới[145] vẫn coi Chiến tranh Việt Nam được chính thức bắt đầu từ năm 1954 hoặc 1955 đến 1975, khi Mỹ bắt đầu công khai cử cố vấn quân sự để can thiệp vào tình hình nội bộ Việt Nam hoặc từ năm 1948, khi Mỹ bắt đầu viện trợ cho Pháp để tiếp tục chiến tranh xâm lược tại Đông Dương.

Dưới đây là diễn biến theo thời gian của chiến tranh. Sự phân đoạn như sau cốt chỉ để tiện tham chiếu cho các diễn biến chính trên chiến trường. Trong báo chí và các tài liệu về Chiến tranh Việt Nam còn rất nhiều cách phân đoạn khác nhau tùy theo trọng điểm phân tích.

Những di sản của Chiến tranh Đông Dương

Chính sách chống Chủ nghĩa Cộng sản của Mỹ

Tại Mỹ đầu thập niên 1950, các thế lực chống cộng cực đoan lên nắm quyền. Chỉ huy các cơ quan an ninh và tình báo (McCarthy và Hoover) thực hiện các chiến dịch chống cộng gồm theo dõi, phân biệt đối xử, sa thải, khởi tố và bắt giam nhiều người bị xem là đảng viên cộng sản hoặc ủng hộ chủ nghĩa cộng sản[146][147][148]. Một bộ phận trong số những nạn nhân bị mất việc, bị bắt giam hoặc bị điều tra quả thật có quan hệ trong hiện tại hoặc trong quá khứ với Đảng Cộng sản Mỹ. Nhưng đại bộ phận còn lại có rất ít khả năng gây nguy hại cho nhà nước và sự liên quan của họ với người cộng sản là rất mờ nhạt[149]. Chính phủ Mỹ khiến công chúng nghĩ rằng những người cộng sản là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.[150]

Theo Chính phủ Mỹ, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một mặt Mỹ ủng hộ khái niệm dân tộc tự quyết, mặt khác nước này cũng có quan hệ chặt chẽ với các đồng minh châu Âu của mình, những nước đã có những tuyên bố đế quốc đối với các thuộc địa cũ của họ. Chiến tranh Lạnh chỉ làm phức tạp thêm vị trí của Mỹ, việc Mỹ ủng hộ quá trình phi thực dân hóa được bù lại bằng mối quan tâm của họ đối với sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản và những tham vọng chiến lược của Liên Xô tại châu Âu. Một số đồng minh NATO khẳng định rằng thuộc địa cung cấp cho họ sức mạnh kinh tế và quân sự mà nếu không có nó thì liên minh phương Tây sẽ tan rã. Gần như tất cả các đồng minh châu Âu của Mỹ đều tin rằng thuộc địa sẽ cung cấp sự kết hợp giữa nguyên liệu và thị trường được bảo vệ đối với hàng hóa thành phẩm của họ, từ đó sẽ gắn kết các thuộc địa với châu Âu.[151]

Từ năm 1943, Washington đã có một số hành động ở Đông Nam Á nhằm chống lại quân Nhật đóng ở đây. Hồ Chí Minh nhận thấy Mỹ đang muốn đóng vai trò lớn hơn ở khu vực Thái Bình Dương, ông đã làm tất cả để thiết lập mối quan hệ với Mỹ thông qua việc giải cứu các phi công gặp nạn trong chiến tranh với Nhật Bản, cung cấp các tin tức tình báo cho Mỹ, tuyên truyền chống Nhật. Đổi lại, cơ quan tình báo Mỹ O.S.S (U.S Office of Strategic Services) giúp đỡ y tế, cung cấp vũ khí, phương tiện liên lạc, cố vấn và huấn luyện quân đội quy mô nhỏ cho Việt Minh.[152]

Ngày 28 tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ Harry Truman kêu gọi Mỹ can thiệp khẩn cấp để ủng hộ nền độc lập non trẻ của Việt Nam[153], nhưng không được hồi đáp vì Mỹ xem Hồ Chí Minh là "tay sai của Quốc tế cộng sản" nên phớt lờ lời kêu gọi hỗ trợ nền độc lập của Việt Nam.[154] Cuối tháng 9 năm 1946, Mỹ rút tất cả các nhân viên tình báo tại Việt Nam về nước, chấm dứt liên hệ với chính phủ Hồ Chí Minh.[155]

Chuỗi sự kiện Domino được Mỹ giả định tại châu Á.

Hơn nữa, ngay từ năm 1949, sau khi Nội chiến Trung Quốc kết thúc, tiếp đó là chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, khuynh hướng thân Liên Xô tại nhiều nước Ả Rập, giới chính khách Mỹ cảm thấy lo sợ về làn sóng ủng hộ chủ nghĩa Cộng sản tại các nước thế giới thứ ba. Mỹ cần có quan hệ đồng minh với Pháp để thiết lập sự cân bằng với sức mạnh của Xô Viết ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Chính phủ Mỹ đưa ra Thuyết domino, theo đó Mỹ cho rằng nếu một quốc gia đi theo Chủ nghĩa cộng sản, các quốc gia thân phương Tây lân cận sẽ "bị đe dọa". Từ lập luận đó, Mỹ bắt đầu viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến chống lại Việt Minh (chỉ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), một tổ chức/chính quyền họ cho là có liên hệ với Liên Xô và Trung Quốc. Tuy nhiên, trước năm 1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không được Liên Xô và Trung Quốc công nhận[156] và cũng không nhận được sự hỗ trợ nào từ 2 nước này.

Sự cạnh tranh chiến tranh lạnh với Liên Xô là mối quan tâm lớn nhất về chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm 1940 và 1950, chính phủ Truman và Eisenhower ngày càng trở nên lo ngại rằng khi các cường quốc châu Âu bị mất các thuộc địa của họ, các đảng cộng sản được Liên Xô ủng hộ sẽ giành được quyền lực trong những quốc gia mới. Điều này có thể làm thay đổi cán cân quyền lực quốc tế theo hướng có lợi cho Liên Xô và loại bỏ quyền truy cập vào nguồn lực kinh tế từ đồng minh của Mỹ. Các sự kiện như cuộc đấu tranh giành độc lập của Indonesia (1945-1950), cuộc chiến tranh của Việt Nam chống Pháp (1945-1954) và chủ nghĩa xã hội dân tộc công khai của Ai Cập (1952) và Iran (1951) đã khiến Mỹ lo lắng rằng các nước mới giành độc lập sẽ ủng hộ Liên Xô, ngay cả khi chính phủ mới không trực tiếp liên hệ với Liên Xô. Do vậy, Mỹ đã sử dụng các gói cứu trợ, hỗ trợ kỹ thuật và đôi khi là cả can thiệp quân sự trực tiếp để hỗ trợ các lực lượng chống Cộng thân phương Tây tại các quốc gia mới độc lập ở thế giới thứ ba.[157]

Để thi hành chính sách chống cộng, Mỹ lập ra nhiều tổ chức quân sự liên quốc gia như (NATO, CENTO, SEATO), các tổ chức và hiệp ước phòng thủ song phương và khu vực. Bên cạnh đó là một hệ thống căn cứ quân sự dày đặc để bao vây các nước Xã hội chủ nghĩa. Tại những khu vực có tính địa chiến lược cao, Mỹ sẵn sàng sử dụng biện pháp quân sự, thậm chí khi chưa có sự đồng ý của Liên Hợp Quốc như Việt Nam, Lào, Campuchia (19541975), Cuba (1961), Dominica (1965). Mặc dù thất bại tại nhiều nơi đặc biệt là ở Việt Nam, Lào, Cuba nhưng Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện chính sách này nhưng với những hình thức khác. Từ thập niên 1980, Mỹ chuyển sang chính sách "Vượt lên ngăn chặn", có nghĩa là can thiệp trực tiếp vào nội bộ các nước Xã hội chủ nghĩa[158].

Mỹ can dự vào Chiến tranh Đông Dương (1945–1954)

Máy bay C-119 của Mỹ đang thả lính dù Pháp tại trận Điện Biên Phủ năm 1954.

Mỹ đã có kế hoạch can thiệp vào Việt Nam ngay từ năm 1946 nhưng do quân đội Tưởng Giới Thạch đang bận rộn trong cuộc chiến chống lại quân đội Mao Trạch Đông, Anh còn đang lo lấy lại các thuộc địa cũ khác trên thế giới nên Mỹ chưa can thiệp được. Tới tháng 5 năm 1950, Pháp thật sự trở nên thất thế trước Việt Minh thì cơ hội để Mỹ can thiệp mới thực sự tới. Mỹ muốn lợi dụng Pháp để tiêu thụ bớt số vũ khí còn dư bởi năng lực sản xuất vũ khí của Mỹ chưa kịp hạ xuống sau Chiến tranh Thế giới thứ hai cũng như để tránh tổn thất nhân mạng Mỹ. Hỗ trợ Pháp tại Đông Dương và kế hoạch Marshall tại Pháp cũng chính là cách Mỹ lôi kéo Pháp vào liên minh toàn diện do Mỹ đứng đầu[159] Theo tài liệu Lầu Năm góc, chính phủ Mỹ "ủng hộ nguyện vọng độc lập dân tộc tại Đông Nam Á" trong đó có Việt Nam, nhưng với điều kiện lãnh đạo của những nhà nước mới không ủng hộ chủ nghĩa cộng sản, họ đặc biệt ủng hộ việc thành lập các "nhà nước phi Cộng sản" ổn định trong khu vực tiếp giáp Trung Quốc. Theo thuyết Domino, Mỹ hỗ trợ các đồng minh tại Đông Nam Á để chống lại các phong trào mà họ cho là "lực lượng cộng sản muốn thống trị châu Á dưới chiêu bài dân tộc".[160] Mỹ thúc giục Pháp nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam, nhưng mặt khác họ không thể cắt viện trợ cho Pháp vì như vậy sẽ làm mất đi một đồng minh trong việc đối phó với những mối lo lớn hơn tại châu Âu. Tóm lại, chính sách của Mỹ gồm 2 mặt không tương thích: một mặt hỗ trợ người Pháp chiến thắng trong cuộc chiến chống Việt Minh - tốt nhất là dưới sự chỉ đạo của Mỹ, mặt khác Mỹ dự kiến sau khi chiến thắng, người Pháp sẽ - một cách cao cả - rút khỏi Đông Dương.[161]

Theo Félix Green, mục tiêu của Mỹ không phải chỉ có Việt Nam và Đông Dương, mà là toàn bộ vùng Đông Nam Á, vì đây là "một trong những khu vực giàu có nhất thế giới, đã mở ra cho kẻ nào thắng trận ở Đông Dương. Đó là lý do giải thích vì sao Mỹ ngày càng quan tâm đến vấn đề Việt Nam... Đối với Mỹ đó là một khu vực phải nắm lấy bằng bất kỳ giá nào"[162]. Một số người khác cho rằng mục tiêu cơ bản và lâu dài của Mỹ là muốn bảo vệ sự tồn tại của các chính phủ thân Mỹ tại Đông Nam Á, không chỉ nhằm làm "tiền đồn chống Chủ nghĩa Cộng sản", mà qua đó còn duy trì ảnh hưởng lâu dài của "Quyền lực tư bản" Mỹ lên thị trường vùng Đông Nam Á[163][164] (xem thêm Chủ nghĩa thực dân mới).

Bản thân người Pháp cũng cố gắng hết sức để chí ít cũng có một "lối thoát danh dự". Sau thất bại của chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh", để giảm bớt áp lực chính trị-quân sự, Pháp đàm phán với Bảo Đại và những chính trị gia Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc[165] có lập trường chống Chính phủ kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để thành lập Quốc gia Việt Nam thuộc Liên Hiệp Pháp.[166] Tới cuối chiến tranh, Quân đội Quốc gia Việt Nam đã phát triển lên tới 230.000 quân, chiếm 60% lực lượng Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương,[167] được đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Nguyễn Văn Hinh.[168] Quân đội này sẽ trở thành nòng cốt của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa sau này.[169]

Người Pháp tỏ ra ít có nhiệt tình với chính phủ mới này còn người Mỹ chế giễu Pháp là "thực dân tuyệt vọng". Đáp lại, phía Pháp nhận định là Mỹ quá ngây thơ và một người Pháp đã nói thẳng là "những người Mỹ ưa lo chuyện người khác, ngây thơ vô phương cứu chữa, tin tưởng rằng khi quân đội Pháp rút lui, mọi người sẽ thấy nền độc lập của người Việt xuất hiện." Rõ ràng đây là một câu nói chế giễu nhưng nó lại chính xác vì những người Mỹ khá ngây thơ và ấu trĩ khi họ mới đến Việt Nam.[170]

Năm 1953, mỗi tháng, Mỹ viện trợ cho Pháp 20.000 tấn vũ khí và quân nhu mỗi tháng, sau đó Mỹ đồng ý tăng lên 100.000 tấn/tháng, đổi lại chính phủ Mỹ yêu cầu Pháp phải có kết quả cụ thể.[171] Khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1954, Mỹ đã trả 78% chiến phí cho Pháp,[172] thậm chí phi công Mỹ cũng tham gia chiến đấu cùng Pháp trong trận Điện Biên Phủ. Thời gian này ở tất cả các cấp bộ trong quân đội viễn chinh Pháp đều có cố vấn Mỹ. Người Mỹ có thể đến bất cứ đâu kiểm tra tình hình không cần sự chấp thuận của tổng chỉ huy Pháp. Việc Mỹ trực tiếp tham chiến tại chiến tranh Đông Dương chỉ còn là vấn đề thời gian 1-2 năm. Thậm chí khi Điện Biên Phủ nguy cấp, Mỹ đã tính tới chuyện dùng bom nguyên tử để cứu nguy cho Pháp.[173]

Tuy nhiên công thức "Viện trợ Mỹ, viễn chinh Pháp, quân bản xứ" vẫn không cứu vãn được thất bại. Sau khi thất bại tại Điện Biên Phủ, Pháp đã mất hẳn ý chí tiếp tục chiến đấu tại Đông Dương.[174][cầnsốtrang]

Việt Nam tạm thời chia thành hai vùng tập kết quân sự

Hiệp định Genève quy định các bên tham gia chiến tranh Đông Dương phải ngừng bắn, giải giáp vũ khí. Theo sự dàn xếp của các cường quốc, Việt Nam chia ra thành hai khu vực tập kết tạm thời cho hai bên đối địch. Phía Bắc vĩ tuyến 17 dành cho các lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, phía Nam thì dành cho tất cả các lực lượng thuộc Liên hiệp Pháp. Vĩ tuyến 17 (nay đi qua tỉnh Quảng Trị) được xem là ranh giới và một khu phi quân sự tạm thời được lập dọc theo hai bờ sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị. Quân đội hai bên phải rút về khu vực được quy định trong vòng 300 ngày. Trong thời gian chuyển tiếp đó, người dân hai miền được quyền lựa chọn nơi sinh sống là khu vực mà mình muốn và sẽ được hỗ trợ trong việc di chuyển.

Đồng thời, trong thời gian sau đó, ý thức được chính phủ Hồ Chí Minh đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng, phía Pháp cũng có những bước đi nhằm đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[175]

Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị ghi rõ: tình trạng chia cắt này chỉ là tạm thời cho đến khi cuộc tổng tuyển cử tự do thống nhất Việt Nam sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 1956, dưới sự kiểm soát của Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự và giới tuyến quân sự không thể được coi là biên giới quốc gia. Đồng thời Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève cũng công nhận chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Campuchia, Lào và ghi nhận bản Tuyên bố của chính phủ Pháp về việc sẵn sàng rút quân đội Pháp khỏi lãnh thổ các nước này theo yêu cầu và thỏa thuận với chính quyền sở tại. Tuyên bố này còn nói rằng các chính quyền tại hai khu vực quân sự tại Việt Nam không được trả thù đối với những người đã từng cộng tác với phía bên kia cùng gia đình họ[176]. Bản Tuyên bố không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào tham dự Hội nghị[177] tuy nhiên vẫn được các nước cam kết chấp thuận chính thức.[178] Tới Hiệp định Paris 1973, tất cả các bên tham gia bao gồm Mỹ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa đều thừa nhận giới tuyến quân sự tạm thời không được coi là biên giới quốc gia.[179]

Trước khi Hiệp ước Genève được ký kết 6 tuần, ngày 4 tháng 6 năm 1954, Pháp đã đàm phán với Quốc gia Việt Nam bản dự thảo Hiệp ước Matignon (1954), nếu được ký chính thức thì Quốc gia Việt Nam sẽ hoàn toàn độc lập khỏi Liên hiệp Pháp. Chính phủ này sẽ không còn bị ràng buộc bởi những hiệp ước do Pháp ký kết. Tuy nhiên, Hiệp ước Matignon (1954) chưa được Quốc hội Pháp và Tổng thống Pháp phê chuẩn. Bên cạnh đó, cũng có những lập luận cho rằng Quốc gia Việt Nam vẫn bị ràng buộc bởi Hiệp định Geneva, bởi vì chính phủ này chỉ sở hữu một vài thuộc tính của một chủ quyền đầy đủ và đặc biệt là nó phụ thuộc vào Pháp về quốc phòng, tài chính, thương mại, kinh tế.[180] Tuy nhiên, Hiệp ước Genève đã diễn tiến quá nhanh. Sau khi Hiệp định Geneva được ký, Hiệp ước Matignon đã trở nên không bao giờ được hoàn thành[181]. Quốc gia Việt Nam vẫn là một thành viên của Liên hiệp Pháp và do đó vẫn phải tuân thủ những Hiệp định do Liên hiệp Pháp ký kết.

Tuy nhiên, phái đoàn Quốc gia Việt Nam đã từ chối ký và không công nhận Hiệp định Genève, đồng thời ra Tuyên bố Hiệp định Genève chứa "những điều khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia Việt Nam" và "không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt", bởi Bộ Tư lệnh Pháp đã "nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia còn đóng quân và tước mất của Việt Nam quyền tổ chức phòng thủ" và "tự ấn định ngày tổ chức tuyển cử mà không có sự thỏa thuận với phái đoàn quốc gia Việt Nam"[182]. Tuyên bố cũng cho biết Quốc gia Việt Nam sẽ "tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập và Tự do cho xứ sở".[183] Trên thực tế, Quốc gia Việt Nam không được tham dự hội nghị với tư cách quốc gia độc lập vì người Pháp và các bên tham gia cho rằng Quốc gia Việt Nam vẫn chưa độc lập khỏi liên hiệp Pháp và vẫn được Pháp đại diện về mặt ngoại giao.[184][185] Phái đoàn Mỹ cũng từ chối ký Hiệp định và tuyên bố không bị ràng buộc vào những quy định ấy, nhưng nói thêm nước này "sẽ coi mọi sự tái diễn của các hành động bạo lực vi phạm hiệp định là điều đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế". Trong Tuyên bố của mình, đối với vấn đề tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, chính phủ Mỹ nêu rõ quan điểm "tiếp tục cố gắng đạt được sự thống nhất thông qua những cuộc tuyển cử tự do được giám sát bởi Liên Hợp Quốc để bảo đảm chúng diễn ra công bằng".[186] Theo Hồ Chí Minh, do Quốc gia Việt Nam vẫn chưa độc lập khỏi Liên hiệp Pháp nên không thể tham gia Hội nghị và ký kết Hiệp định với tư cách một quốc gia và Quốc gia Việt Nam vẫn phải chịu ràng buộc bởi những thỏa thuận giữa Việt Minh và Pháp.[187]

Ngay sau khi Hiệp định Geneva được ký kết chỉ vài ngày, trả lời Thông tấn xã Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tiên đoán trước Mỹ sẽ tìm cách phá bỏ Hiệp định để chia cắt Việt Nam: "Theo đúng lập trường của ta từ trước đến nay, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ tiếp tục cố gắng đấu tranh cho hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ của Tổ quốc. Đồng thời, chúng ta phải có tinh thần cảnh giác rất cao đối với âm mưu của đế quốc Mỹ định cản trở hai bên đi đến hiệp định đình chiến và mưu mô lập khối liên minh quân sự có tính chất xâm lược, chia châu Á thành những tập đoàn đối lập để dễ xâm lược và khống chế Đông Dương cùng Đông Nam Á."[188]

Kết quả Hiệp định: Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng đã giành thắng lợi sau cuộc chiến, tập kết về miền Bắc. Lực lượng Quốc gia Việt Nam cùng với quân đội Pháp tập kết về miền Nam, tập kết dân sự và chính trị theo nguyên tắc tự nguyện. Theo thống kê của Ủy ban Quốc tế Giám sát Đình chiến có 892.876 dân thường di cư từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam.[189], trong khi 140.000 người khác từ miền Nam tập kết ra Bắc. Quân đội Pháp dần dần rút khỏi miền Nam và trao quyền lực cho chính quyền Quốc gia Việt Nam.

Chính quyền Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do với lý do mà Thủ tướng Ngô Đình Diệm đưa ra là "Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ", "thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ" nhưng ông "nghi ngờ về việc có thể đảm bảo những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc".[190][191] Khi trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Ngô Đình Diệm còn ra nhiều tuyên bố công kích chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[190] Đáp lại những cáo buộc này, Hồ Chí Minh đã trả lời với các nhà báo Mỹ ở hãng U.P rằng: "Đó là lời vu khống của những người không muốn thống nhất Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bảo đảm tổng tuyển cử sẽ được hoàn toàn tự do ở miền Bắc Việt Nam."[192]

Bên cạnh đó, những nguồn tin khác nhau chỉ ra cho Tổng thống Mỹ Eisenhower thấy khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh thay vì bầu cho Bảo Đại nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành[5]. Nhà sử học Mortimer T. Cohen cho rằng: Thực tâm Ngô Đình Diệm không muốn Tổng Tuyển cử, vì biết rằng mình sẽ thua. Không ai có thể thắng cử trước Hồ Chí Minh, vì ông là một George Washington của Việt Nam[193]. Cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam đã không bao giờ được tổ chức.

Mỹ hậu thuẫn cho Ngô Đình Diệm thành lập một chính thể riêng biệt ở phía Nam vĩ tuyến 17 và không thực hiện tuyển cử thống nhất Việt Nam[194]. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi đây là hành động phá hoại Hiệp định Genève[195][196]. Ngày 18 tháng 6 năm 1954, hơn 4.000 người Huế biểu tình chống Pháp - Mỹ.[197]. Ngày 1 tháng 8 năm 1954, Ủy ban Liên Việt Sài Gòn - Chợ Lớn thông báo cho biết chính quyền Ngô Đình Diệm bắn vào đoàn 5.000 người biểu tình ở Sài Gòn - Chợ Lớn cầm cờ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cờ Pháp hoan nghênh Hiệp định Giơnevơ và đòi Pháp thi hành Hiệp định[198]

Như vậy, xét về quá trình tham gia của các bên tham chiến, chiến tranh Việt Nam là bước tiếp nối để giải quyết những mục tiêu mà cả hai bên chưa làm được trong chiến tranh Đông Dương. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam muốn giành độc lập, thống nhất cho đất nước và đánh đuổi các lực lượng ngoại quốc khỏi Việt Nam.[190] Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn bóp méo Hiệp định Paris khi cho rằng Bắc Việt Nam là Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam là Nam Việt Nam trong khi Hiệp định chỉ công nhận có một nước Việt Nam thống nhất với vỹ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời, không phải biên giới quốc gia hay biên giới chính trị.[199] Còn Mỹ thì muốn tiếp tục thi hành chính sách chống Cộng ở Đông Nam Á thông qua lực lượng bản xứ là Việt Nam Cộng hoà do người Pháp để lại. Họ cho rằng cho rằng Việt Nam Cộng hoà "về bản chất là một sáng tạo của Mỹ" nhằm đáp ứng những mục đích của Mỹ[200]

Ngay từ tháng 3 năm 1961, khi Chủ tịch Quốc hội Pháp Jacques Chaban-Delmas có chuyến sang Mỹ, Thống chế Pháp Charles de Gaulle nhờ ông này nhắn lại với Tổng thống Mỹ "đừng để sa lầy trong vấn đề Việt Nam, ở đó Mỹ có thể mất cả lực lượng lẫn linh hồn của mình". Ngày 31 tháng 5 năm 1961, tiếp Tổng thống Mỹ John F. Kennedy tại Paris, Thống chế Pháp Charles de Gaulle cảnh báo[201]:

"Người Pháp chúng tôi có kinh nghiệm về chuyện đó. Người Mỹ các ông trước đây [chỉ các tổng thống Mỹ tiền nhiệm] từng muốn thay chỗ chúng tôi ở Đông Dương. Và hôm nay ông muốn nối gót chúng tôi để nhen lại ngọn lửa chiến tranh mà chúng tôi đã kết thúc. Tôi xin báo trước cho ông biết: các ông sẽ từ từ sa vào vũng lầy quân sự và chính trị không đáy, bất chấp những tổn thất [nhân mạng] và chi tiêu [tiền của] mà các ông có thể phung phí ở đó"

Do vậy, nhiều nhà sử học coi 2 cuộc chiến thực chất chỉ là 1 và gọi đó là "Cuộc chiến mười ngàn ngày", giai đoạn hòa bình 1955-1959 thực chất chỉ là chặng nghỉ tạm thời. Theo Daniel Ellsberg, ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: Ban đầu là Pháp và Mỹ, sau đó Mỹ nắm hoàn toàn. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam - dù không phải là tất cả người Việt - nhưng cũng đủ để duy trì cuộc chiến đấu chống lại vũ khí, cố vấn cho tới quân viễn chinh của Mỹ[202]. Theo Alfred McCoy, nhìn lại những chính sách của Mỹ sau khi Hiệp định Geneva được ký kết, những tài liệu Ngũ Giác Đài đã kết luận rằng "Nam Việt Nam về cơ bản là một sáng tạo của Mỹ": "Không có Mỹ hỗ trợ thì Diệm hầu như chắc chắn không thể củng cố quyền lực ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ 1955-1956. Không có Mỹ đe dọa can thiệp, Nam Việt Nam không thể từ chối thậm chí cả việc thảo luận về cuộc Tổng tuyển cử năm 1956 theo Hiệp định Geneva mà không bị lực lượng vũ trang của Việt Minh lật đổ. Không có viện trợ Mỹ trong những năm tiếp theo thì chế độ Diệm và nền độc lập của Nam Việt Nam hầu như cũng không thể nào tồn tại được."[203] Thượng nghị sĩ (sau là Tổng thống Mỹ) John F. Kennedy thì tuyên bố: "Nó (Việt Nam Cộng Hòa) là con đẻ của chúng ta. Chúng ta không thể từ bỏ nó".[204]

Giai đoạn 1954-1959

Việt Nam Cộng hòa cự tuyệt Tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam

Mỹ không công nhận kết quả Hiệp định Genève, tuy nhiên Mỹ vẫn tuyên bố "ủng hộ nền hòa bình tại Việt Nam do Hiệp định Genève mang lại và thúc đẩy sự thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam bằng các cuộc bầu cử tự do dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc"[205]. Theo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, nguyên nhân chính mà Việt Nam Cộng hòa và Mỹ cương quyết không cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử vì họ biết chắc rằng mình không thể thắng và không muốn Việt Nam thống nhất.[206]

Mỹ coi miền Nam Việt Nam là địa bàn quan trọng trong chiến lược chống chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á nên bắt đầu các hoạt động can thiệp tại Việt Nam. Đúng 20 ngày sau khi Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đô đốc Sabin đến Hà Nội, họp với phái đoàn quân sự Mỹ tại đây. Năm 1955, phái đoàn quân sự này của Mỹ do Edward Lansdale chỉ huy, người của CIA và đã làm cố vấn cho Pháp tại Việt Nam từ 1953, đã thực hiện các hoạt động tuyên truyền tâm lý chiến để kêu gọi dân chúng miền Bắc di cư vào Nam;[207] giúp huấn luyện sĩ quan người Việt và các lực lượng vũ trang của Quốc gia Việt Nam tại các căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương; xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ quân sự tại Philippines; bí mật đưa một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự vào Việt Nam; giúp đỡ phát triển các kế hoạch "bình định Việt Minh và các vùng chống đối".[208] Trong 2 năm 1955-1956, Mỹ đã bỏ ra 414 triệu USD giúp trang bị cho các lực lượng thường trực quân đội Việt Nam Cộng hòa, gồm 170.000 quân và lực lượng cảnh sát 75.000 quân, chiếm 80% ngân sách quân sự của chế độ Ngô Đình Diệm. Số viện trợ này giúp Việt Nam Cộng hòa đủ sức duy trì bộ máy hành chính và quân đội khi không còn viện trợ của Pháp. Quân đội Việt Nam Cộng hòa dần thay thế chiến thuật và vũ khí của Pháp bằng của Mỹ.

Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chính sách của Quốc gia Việt Nam là từ chối hiệp thương tổng tuyển cử với lý do mà Ngô Đình Diệm phát biểu là "nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc"[190]. Lý do này tương tự như trong cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa I năm 1946, khi một số đảng phái đối lập với Việt Minh không ra ứng cử và cho rằng chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được.[209] Có tài liệu cho rằng lá phiếu không bí mật, vì Sắc lệnh 51 cho phép những cử tri không biết chữ được nhờ người viết hộ[210][211]. Theo ông Trần Trọng Kim (nguyên là Cựu Thủ tướng Đế quốc Việt Nam được Nhật Bản bảo hộ) thì có nơi người dân bị cưỡng bách bầu cho Việt Minh.[212] Nhưng theo báo Đại đoàn kết (Cơ quan trung ương của Mặt trận tổ quốc Việt Nam) thì nhiều trí thức, đại biểu có uy tín của các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, dân tộc đã trúng cử tại Quốc hội khóa I, họ hầu hết không hay chưa phải là đảng viên cộng sản.[209] Có đến 43% đại biểu trúng cử không tham gia đảng phái nào[213], trong đó có Ngô Tử Hạ, một nhân sĩ công giáo và là chủ của các xưởng in lớn.[209]

Ngày 4 tháng 2 năm 1955, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra bản tuyên bố việc lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, tạo điều kiện nhân dân hai miền thắt chặt quan hệ kinh tế. Đáp lại, năm 1958, chính quyền Sài Gòn tuyên bố cự tuyệt hoàn toàn đề nghị này, với lí do là miền Bắc sẽ "vơ vét tài nguyên của miền Nam". Chính quyền Sài Gòn còn giam giữ, bỏ tù trên 150 thương nhân miền Bắc được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử vào tìm mối buôn bán[214].

Đồng thời với việc từ chối tuyển cử, chế độ Việt Nam Cộng hòa ra sức củng cố quyền lực, đàn áp khốc liệt những người người kháng chiến cũ (Việt Minh), Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam, những người không chịu quy phục Việt Nam Cộng hòa. Ngô Đình Diệm hiểu rõ lực lượng Việt Minh là đối thủ lớn nhất đe dọa quyền lực của ông ta. Theo lời khuyên của Edward Lansdale, chính phủ Ngô Đình Diệm không gọi họ là Việt Minh nữa mà gọi là Việt Cộng.[215] Nhằm triệt để tiêu diệt ảnh hưởng của Việt Minh trong nhân dân, Ngô Đình Diệm còn ra lệnh đập phá các tượng đài kháng chiến và san bằng nghĩa trang của những liệt sĩ Việt Minh trong Chiến tranh Đông Dương, một hành vi xúc phạm nghiêm trọng tục lệ thờ cúng của người Việt[216]. Việt Nam Cộng hòa cũng đưa ra một loạt các chính sách "Tố Cộng Diệt Cộng", ban hành đạo luật 10-59 công khai hành quyết những người cộng sản bằng máy chém.[217]

Theo Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định Genève thì tổng tuyển cử ở hai miền được dự trù vào tháng 7 năm 1956 nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm bác bỏ mọi cuộc thảo luận sơ khởi, hành động này khiến Ngô Đình Diệm bẽ mặt ở phương Tây. Theo nhận xét của phương Tây thì Ngô Đình Diệm là kẻ ngoan cố và khao khát quyền lực chuyên chế, nhưng theo Duncanson thì mọi việc còn phức tạp hơn. Theo Ducanson, Miền Bắc có dân số đông hơn miền Nam 2 triệu người (tính cả gần 1 triệu người miền Bắc di cư vào Nam) vào thời điểm 1955 – 1956, trước sự hỗn loạn gây ra bởi sự tranh giành của các giáo phái và do hoạt động bí mật của Việt Minh tại miền Nam, cuộc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam tạo ra bầu không khí căng thẳng dẫn đến cuộc nổi dậy của nông dân tại các vùng lân cận Vinh, những tình hình diễn ra ở cả hai miền khiến Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương không có hy vọng đảm bảo một cuộc bầu cử tự do theo tinh thần của bản Tuyên bố cuối cùng trong đó cử tri có thể bỏ phiếu theo ý muốn mà không sợ bị trả thù chính trị.[218] Theo Mark Woodruff, Quốc gia Việt Nam tuyên bố không tin bầu cử ở miền Bắc Việt Nam sẽ diễn ra công bằng, những quan sát viên của các nước Ấn Độ, Ba Lan và Canada thuộc Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến đồng ý quan điểm này và báo cáo rằng cả hai miền đều không thi hành nghiêm chỉnh thỏa thuận ngừng chiến.[219] Tuy nhiên, trái với các nhận định trên, Clark Clifford đã dẫn các báo cáo của Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến cho biết trong giai đoạn 1954-1956, họ chỉ nhận được 19 đơn khiếu nại về việc trả thù chính trị trên toàn lãnh thổ miền Bắc Việt Nam[220].

Báo cáo của CIA cho Tổng thống Mỹ Eisenhower thấy rằng khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành và không ai có thể thắng Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng Tuyển cử tự do.[221] Do vậy Mỹ đã hậu thuẫn Quốc gia Việt Nam để cuộc tuyển cử không thể diễn ra.[222] Năm 1956, Allen Dulles đệ trình lên Tổng thống Mỹ Eisenhower báo cáo dự đoán nếu bầu cử diễn ra thì khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh và "thắng lợi của Hồ Chí Minh sẽ như nước triều dâng không thể cản nổi". Ngô Đình Diệm chỉ có một lối thoát là tuyên bố không thi hành Hiệp định Genève. Được Mỹ khuyến khích, Ngô Đình Diệm kiên quyết từ chối tuyển cử. Mỹ muốn có một chính phủ chống Cộng tồn tại ở miền Nam Việt Nam, bất kể chính phủ đó có tôn trọng nền dân chủ hay không[223]

Trong khi đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn chuẩn bị cho tổng tuyển cử và cố gắng theo đuổi các giải pháp hòa bình.[224] Tại hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, tháng 8 năm 1955, bản báo cáo của Trường Chinh đã đề xuất: "sau tổng tuyển cử nước Việt Nam sẽ có một Quốc hội chung cho toàn quốc, bao gồm đại biểu các đảng phái, các giai cấp, không phân biệt dân tộc, xu hướng chính trị và tôn giáo. Quốc hội ấy sẽ thông qua hiến pháp chung của toàn quốc và bầu ra Chính phủ liên hợp của toàn dân, chịu trách nhiệm trước Quốc hội... Quân đội miền Nam hay quân đội miền Bắc đều phải là bộ phận của quân đội quốc phòng thống nhất của nước Việt Nam, đặt dưới quyền chỉ huy tối cao của Chính phủ trung ương... Chính phủ trung ương và cơ quan chính quyền của mỗi miền sẽ đảm bảo thi hành những quyền tự do dân chủ rộng rãi (tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do tín ngưỡng, v.v.); thực hiện nam nữ bình đẳng, dân tộc bình đẳng, đảm bảo trật tự của xã hội, an toàn của quốc gia và sinh mệnh tài sản của nhân dân; thực hiện người cày có ruộng một cách có từng bước, có phân biệt và chiếu cố những đặc điểm của từng miền... nước Việt Nam sau khi tổng tuyển cử mới thống nhất bước đầu hoặc thống nhất một phần, chưa hoàn toàn thống nhất. Miền Bắc sẽ giữ nguyên chế độ dân chủ mới (song nội dung dân chủ mới mà hình thức thì về một mặt nào đó còn áp dụng chủ nghĩa dân chủ cũ). Còn ở miền Nam thì không những hình thức mà nội dung của chế độ chính trị trong thời kỳ đầu còn nhiều tính chất dân chủ cũ; thành phần dân chủ mới sẽ phát triển dần dần" [225].

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố đồng ý tổ chức tổng tuyển cử phù hợp với hoàn cảnh của mỗi miền. Hà Nội tìm kiếm hỗ trợ quốc tế, kêu gọi các đồng chủ tịch hội nghị Genève, nhắc nhở Pháp về trách nhiệm đối với việc thống nhất hai miền Việt Nam thông qua Tổng tuyển cử tự do theo đúng tinh thần của Bản Tuyên bố cuối cùng tại Hội nghị Genève. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khẳng định "Quốc hội do toàn dân từ Bắc chí Nam bầu ra tiêu biểu cho ý chí thống nhất sắt đá của toàn dân", tuyên bố chống tuyển cử riêng ở miền Nam mà họ xem là phi pháp[226][227]. Ngày 20 tháng 7 năm 1955, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào Sài Gòn để đàm phán, tạm lưu tại Khách sạn Majestic nhưng bị Hội đồng Nhân dân Cách mạng ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức biểu tình chống đối dữ dội; khách sạn bị bao vây và phóng hỏa khiến Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương phải can thiệp để phái đoàn thoát ra và bay trở về an toàn.[228]

Về mặt ngoại giao, theo giáo sư Ilya Gaiduk của Viện Hàn lâm Khoa học Nga vào ngày 25 tháng 1 năm 1956, Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhắc lại đề nghị tái triệu tập Hội nghị Geneva để tổ chức Tổng tuyển cử. Tới 18 tháng 2 năm 1956, phía Liên Xô đạt được thống nhất với Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tái triệu tập Hội nghị Geneva. Sau đó, Trường Chinh khi sang Moskva họp đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1956 đã nói với Vasilii Kuznetzov, thứ trưởng ngoại giao Liên Xô rằng miền Bắc chưa hội tụ đủ tất cả điều kiện nhưng đã có đủ các điều kiện chủ chốt để tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất đất nước và đề nghị Liên Xô giúp đỡ do việc Hội nghị Cố vấn của ICC vẫn chưa diễn ra đã gây cản trở cho việc tổ chức Tổng tuyển cử như kế hoạch. Trường Chinh đề nghị tổ chức cuộc họp giữa 9 bên tham gia Hội nghị và 3 bên tham gia ICC để thúc đẩy Tổng tuyển cử. Đáp lại, phía Liên Xô khẳng định chỉ có thể tác động tới phái đoàn Ấn Độ và cũng cảnh báo với Trường Chinh rằng sẽ không có việc tái triệu tập Hội nghị, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải chấp nhận rằng không có Tổng tuyển cử và Việt Nam phải tự chuẩn bị phương án cho chính mình.[229] Theo cuốn Việt Nam - Liên Xô, 30 năm quan hệ 1950-1980, thì Trường Chinh khẳng định với Vasilii Kuznetzov rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chắc chắn đủ khả năng tổ chức Tổng tuyển cử ở khu vực đồng bằng và các thành phố lớn nhưng đối với một số khu vực miền núi phía bắc thì thực sự gặp những khó khăn nhất định nhưng đây là lại là khu vực chắc chắn cho Việt Nam Dân chủ nhiều ủng hộ bất chấp việc ít dân nhưng những người dân này lại có truyền thống ủng hộ Việt Minh từ thời kháng chiến chống Pháp. Do đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị Liên Xô có những trợ giúp về mặt hậu cần và kỹ thuật tại các khu vực đó cũng như gây áp lực quốc tế để cuộc Tổng tuyển cử được tổ chức theo đúng như Hiệp định (vào tháng 7 năm 1956)[230]. Các cường quốc đã không ủng hộ lời kêu gọi tổ chức tuyển cử của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà muốn hiện trạng chia cắt Việt Nam được giữ nguyên. Vào tháng 1 năm 1957, khi Liên Xô đề nghị Liên Hợp Quốc thừa nhận miền Bắc và miền Nam Việt Nam như 2 quốc gia riêng biệt, Hồ Chí Minh đã không đồng ý[231]. Tháng 5 năm 1956, một nhà ngoại giao Hungary tên József Száll đã nói chuyện với một trợ lý thứ trưởng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, rằng theo ý kiến ​​của Chính phủ Trung Quốc thì "các nghị quyết của hiệp định Genève, tức là, việc tổ chức bầu cử tự do và thống nhất Việt Nam, không thể được thực hiện trong thời gian này... với tình trạng hiện nay tại miền Nam Việt Nam cần một thời gian dài để đạt được những mục tiêu này do đó thật vô lý nếu những nước từng tham gia Hội nghị Geneva như Liên Xô hoặc Trung Quốc đòi triệu tập một hội nghị quốc tế về giải pháp đã được thông qua năm 1954". Nói cách khác, những cường quốc của khối Xã hội chủ nghĩa đã không cung cấp cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sự hỗ trợ quốc tế mà họ kêu gọi.[232]

Trong khi tiến trình yêu cầu và từ chối đàm phán vẫn tiếp diễn, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn cố tái lập quan hệ thương mại giữa 2 miền,[233] để giúp "nhân dân hai vùng trao đổi kinh tế, văn hóa và xã hội, nhằm tạo thuận lợi cho việc khôi phục cuộc sống bình thường của người dân." Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (khoá II) dự kiến: "Muốn thống nhất nước nhà bằng phương pháp hoà bình, cần phải tiến hành thống nhất từng bước; từ chỗ tạm thời chia làm hai miền tiến đến chỗ thống nhất chưa hoàn toàn, từ chỗ thống nhất chưa hoàn toàn sẽ tiến đến chỗ thống nhất hoàn toàn." Nhưng cũng như vấn đề bầu cử, Việt Nam Cộng hòa thậm chí còn từ chối cả việc thảo luận và Tổng thống Ngô Đình Diệm đã công khai tuyên bố "Bắc tiến" từ vài năm trước đó.[234]

Về quân sự, miền Nam Việt Nam từ sau khi ký kết Hiệp định Genève, tồn tại ba lực lượng quân sự chủ yếu là: Bình Xuyên, các giáo phái (Cao Đài, Hoà Hảo), các đảng phái quốc gia (Đại Việt Quốc dân Đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng); Việt Nam Cộng hòa và những thành viên được xem là Việt Minh còn lại ở miền Nam Việt Nam. Theo ước tính của Pháp trong năm 1954, Việt Minh kiểm soát hơn 60-90% nông thôn miền Nam Việt Nam ngoài các khu vực của các giáo phái [231].

Nhìn chung, trong giai đoạn 1955-1959, quân đội Việt Nam Cộng hòa giữ ưu thế trên chiến trường miền Nam. Nhiều cuộc xung đột vũ trang giữa quân đội Việt Nam Cộng hòa với Bình Xuyên, một bộ phận thân Pháp trong các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo được sự giúp đỡ của người cộng sản, lực lượng quân sự của các đảng phái quốc gia... diễn ra quyết liệt, với kết quả là các lực lượng này thất bại và phải giải thể hoặc gia nhập vào quân đội Việt Nam Cộng hoà. Còn lại hai lực lượng đối lập nhau gay gắt là: Việt Nam Cộng hòa và lực lượng các cựu thành viên Việt Minh còn ở lại miền Nam.[231]

Trong giai đoạn này, lực lượng được xem là Việt Minh còn ở lại miền Nam theo ước tính của Mỹ, vẫn còn 100.000[189] người lui vào bí mật với chủ trương phát động nhân dân đấu tranh chính trị đòi thực hiện Tổng tuyển cử, chống lại các chương trình xã hội của chính quyền Ngô Đình Diệm như "Cải cách điền địa", "Cải tiến nông thôn" và bảo vệ cán bộ cộng sản, nhưng họ vẫn sẵn sàng tái hoạt động vũ trang nếu tình thế yêu cầu với số vũ khí được chôn giấu từ trước. Tình hình chính trị trở nên xấu đi vì đường lối cứng rắn của Việt Nam Cộng hòa cũng như sự bất hợp tác của Việt Minh, vốn không công nhận tính hợp pháp của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Từ cuối năm 1955, đã xuất hiện những vụ ám sát quan chức Việt Nam Cộng hòa với tên gọi "diệt bọn ác ôn và bọn do thám chỉ điểm". Những hoạt động vũ trang của Việt Minh ngày càng gia tăng về quy mô, lan rộng khắp miền Nam. Đến cuối năm 1959 tình hình miền Nam thật sự bất ổn, Việt Minh ở miền Nam đã phát động chiến tranh du kích khắp nơi với quy mô trung đội hoặc đại đội nhưng lấy phiên hiệu đến cấp tiểu đoàn.[235]

Tháng 9 năm 1960, sau khi đấu tranh chính trị hoà bình để thống nhất đất nước theo tinh thần của Bản Tuyên bố cuối cùng tại Hội nghị Genève không có kết quả, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức ủng hộ các hoạt động đấu tranh vũ trang và chính trị của lực lượng Việt Minh miền Nam.[236] Đến thời điểm này, sự căng thẳng của lực lượng Việt Minh ở miền Nam đã lên đến mức mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải ủng hộ đấu tranh vũ trang ở phía Nam vĩ tuyến 17. Hội nghị Trung ương Đảng Lao động lần thứ 15 (tháng 1 năm 1959) quyết định: "Phải qua con đường đấu tranh cách mạng bằng bạo lực, mà cụ thể là dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ và tập đoàn quân sự tay sai của Mỹ."[237]

Như vậy năm 1960 trở thành một năm có biến động lớn, mở ra một giai đoạn mới của Chiến tranh Việt Nam. Các nỗ lực đàm phán chính trị nhằm thống nhất Việt Nam đã không có kết quả, từ nay đấu tranh vũ trang sẽ là phương hướng chủ yếu.

Tình hình tại miền Bắc

Để phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội và chuẩn bị cho cuộc chiến dự kiến có thể sắp xảy ra,[238] tại miền Bắc, Đảng Lao động Việt Nam tái tổ chức lại xã hội (bao gồm cả lực lượng vũ trang) theo mô hình xã hội chủ nghĩa như ở các nước Liên Xô, Trung Quốc, ít nhiều kết hợp với các nguyên tắc của một xã hội thời chiến.

Về nông nghiệp, ngay từ năm 1953, Đảng Lao động tổ chức các chiến dịch cải cách ruộng đất để thực hiện mục tiêu người cày có ruộng, nhưng phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng.[239] Trong 3.563 xã thuộc 22 tỉnh và những vùng ngoại thành ở miền Bắc đã thực hiện cải cách ruộng đất, các đội cải cách ruộng đất đã chỉ ra 47.890 địa chủ, chiếm 1,87% tổng số hộ và 2,25% tổng số nhân khẩu ở nông thôn. Trong số địa chủ đó, có 6.220 hộ là cường hào gian ác, chiếm 13% tổng số hộ địa chủ. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 14 về tổng kết cải cách ruộng đất đã nêu rõ: "Những tên địa chủ có nhiều tội ác với nông dân và là phản động đầu sỏ cùng một số tổ chức của chúng đã bị quần chúng tố cáo và bị trừng trị theo pháp luật". Số địa chủ bị tuyên án tử hình trong chương trình Cải cách ruộng đất không được thống kê chính xác và gây tranh cãi. Các nhà nghiên cứu phương Tây đưa ra các số liệu rất khác nhau và không thống nhất, theo Gareth Porter: từ 800 đến 2.500 người bị tử hình;[240] theo Edwin E. Moise (sau một công cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn): vào khoảng 5.000; theo giáo sư sử học James P. Harrison: vào khoảng 1.500 người bị tử hình cộng với 1.500 bị giam giữ.[241] Do tiến hành vội vã, nhiều địa chủ bị kết án oan sai, nên từ năm 1956, các chiến dịch sửa sai được tiến hành, các địa chủ bị kết án oan được trả tự do, minh oan, trả lại danh dự và được tạo điều kiện sinh sống[242]. Qua cải cách ruộng đất ở miền Bắc, trên 810.000 hecta ruộng đất của đế quốc và địa chủ, ruộng đất tôn giáo, ruộng đất công và nửa công nửa tư đã bị tịch thu, trưng thu, trưng mua để chia cho 2.220.000 hộ nông dân lao động và dân nghèo ở nông thôn, bao gồm trên 9.000.000 nhân khẩu. Như vậy là 72,8% số hộ ở nông thôn miền Bắc đã được chia ruộng đất. Tính đến tháng 4 năm 1953, số ruộng đất trực tiếp tịch thu của địa chủ chia cho nông dân bằng 67,67% tổng số ruộng đất mà địa chủ chiếm hữu nǎm 1945.[243]

Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố: Thời kỳ khôi phục kinh tế đã kết thúc và mở đầu thời kỳ phát triển kinh tế một cách có kế hoạch. Tháng 11 năm 1958, Đảng Lao động quyết định đề ra kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa trong 3 năm 1958-1960 và tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa (bao gồm hợp tác hoá nông nghiệp và cải tạo tư bản tư doanh)[244][245], kế hoạch phát triển và cải tạo kinh tế, phát triển văn hóa của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 12 năm 1958[246]. Đến cuối năm 1960, ở miền Bắc có 84,8% số hộ nông dân đã gia nhập hợp tác xã, chiếm 76% tổng diện tích canh tác, 520 hợp tác xã ngư nghiệp chiếm 77,2% tổng số hộ đánh cá, có 269 hợp tác xã nghề muối chiếm 85% tổng số hộ làm muối. Ở thành thị, 100% số cơ sở công nghiệp tư bản tư doanh thuộc diện cải tạo đã được tổ chức thành xí nghiệp công tư hợp doanh, xí nghiệp hợp tác, 1.553 doanh nhân thành người lao động. Có 90% tổng số thợ thủ công trong diện cải tạo đã tham gia các hợp tác xã thủ công nghiệp, trong đó hơn 70.000 thợ thủ công chuyển sang sản xuất nông nghiệp. Trong lĩnh vực thương nghiệp, 60% tổng số người buôn bán nhỏ, làm dịch vụ, kinh doanh ngành ăn uống thuộc diện cải tạo đã tham gia hợp tác xã, tổ mua bán, làm đại lý cho thương nghiệp quốc doanh và trên 10.000 người đã chuyển sang sản xuất.[247]

Về văn hóa, những sai lầm của cải cách ruộng đất đã gây tác động đến một số giới văn nghệ sĩ. Theo Đại cương Lịch sử Việt Nam do Lê Mậu Hãn chủ biên, trong bối cảnh phương Tây đang tiến hành gây rối loạn ở hệ thống xã hội chủ nghĩa, từ đầu năm 1955 lực lượng tình báo nước ngoài đã kích động một bộ phận văn nghệ sĩ có chính kiến đối lập tạo nên phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm. Ban đầu, phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm chỉ phê phán những sai lầm, nhưng về sau dần phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, phủ nhận quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Lao động Việt Nam về Chính trị và Nhà nước thậm chí kích động kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình. Cuối năm 1956, sau các biến động trên thế giới, chính quyền quyết định chấm dứt phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm.[248]

Về xã hội, chính sách về kinh tế khiến mô hình xã hội cũ thay đổi: giai cấp địa chủ hầu như bị xóa bỏ, giai cấp tư sản thì được đưa vào các cơ sở công tư hợp doanh, được nhà nước mua lại tài sản để trở về làm lao động.[249] Quốc hội, cơ quan công quyền tối cao của người dân, sau cuộc bầu cử năm 1946 thì tới năm 1960 mới tuyển cử Khóa II.[250] Do không họp thường xuyên, vai trò của Quốc hội bị hạn chế và không thực thi đầy đủ trách nhiệm lập pháp mà thường chỉ thông qua sắc lệnh và đạo luật mà Chính phủ đưa ra, các vấn đề đột xuất đã có ban Thường vụ Quốc hội đặc quyền đảm nhiệm.[250] Trong thời kỳ này, xã hội Miền Bắc hoàn toàn bị chi phối bởi sự điều khiển của chính quyền,[251] các quyền dân sự bị thu hẹp, các quyền tự do chính trị, tự do ngôn luận, xuất bản báo chí bị hạn chế tối đa[250][252], quyền làm việc, cư ngụ, đi lại, giao thiệp, cưới hỏi đều phải có sự cho phép của Nhà nước. Đời sống xã hội dựa trên nguyên tắc kỷ luật hóa cao độ với sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Lao động Việt Nam. Xã hội nhanh chóng chuẩn bị cho cuộc sống quân sự hóa cao độ "Toàn dân - Toàn diện" theo phương châm "Mỗi người dân đều là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài". Tóm lại, cả xã hội Miền Bắc hoạt động vì một mục tiêu chung: làm hậu cần cho chiến trường ở Miền Nam.[252]

Việc hiện đại hóa quân đội được tiến hành nhưng chậm và không đồng bộ, nhiều sư đoàn bộ binh được thành lập thêm nhưng vẫn mang tính bộ binh đơn thuần, hỏa lực hạng nặng thiếu và chắp vá. Quân đội chưa có các quân binh chủng kỹ thuật cao như không quân, radar, hải quân, tăng thiết giáp... còn đang trong quá trình sơ khai; phương tiện vận tải, thông tin liên lạc còn yếu kém. Nguyên nhân là do nền công nghiệp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa lớn mạnh, đồng thời dựa nhiều nguồn viện trợ từ Liên Xô, Trung Quốc có phần hạn chế trong giai đoạn này. Vào cuối năm 1959, miền Bắc đã bí mật cho tiến hành thăm dò, phát triển tuyến đường tiếp vận chiến lược: Đường Trường Sơn – còn được gọi là Đường mòn Hồ Chí Minh. Đây sẽ là một tuyến vận chuyển chiến lược đảm bảo nhu cầu chiến tranh sẽ được mở rộng tại miền Nam sau này. Mặc dù vào lúc đó, tuyến đường này vẫn chỉ là các lối mòn trong rừng cho giao liên và các toán cán bộ vào Nam[253].

Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Nghị quyết ngày 20 tháng 9 năm 1955 tuyên bố: Dựa trên bản cương lĩnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ đã vạch rõ đường lối đại đoàn kết toàn dân để cùng nhau đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hoà bình. Cuộc tổng tuyển cử tự do để thống nhất nước nhà sẽ tiến hành trong toàn quốc theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bí mật. Mục đích của cuộc tổng tuyển cử tự do này là bầu một Quốc hội thống nhất để cử một Chính phủ Liên hợp duy nhất cho toàn nước Việt Nam. Việc thành lập Chính phủ Liên hợp sẽ tăng cường đoàn kết giữa các đảng phái, các tầng lớp, các dân tộc, các miền trên toàn cõi Việt Nam... Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kêu gọi đồng bào miền Nam hãy đoàn kết đấu tranh chặt chẽ và rộng rãi trong Mặt trận Tổ quốc nhằm giữ gìn quyền lợi hàng ngày của mình và giành hoà bình, thống nhất cho Tổ quốc. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam hãy đoàn kết chặt chẽ trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hăng hái đấu tranh thực hiện cương lĩnh của Mặt trận, nhằm củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, từ đó mà hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.[254]

Tình hình tại miền Nam

Phó tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm và Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Nolting

Ở miền Nam, nhờ những nỗ lực chính trị của bản thân cộng với sự ủng hộ của Mỹ, Ngô Đình Diệm – được bổ nhiệm làm thủ tướng và trở thành tổng thống sau một cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 23 tháng 10 năm 1955. Cuộc trưng cầu dân ý này bị tố cáo là gian lận rõ ràng, như tại Sài Gòn, Ngô Đình Diệm chiếm được 605.025 lá phiếu trong khi cả khu vực này chỉ có 450.000 cử tri.[255][256]

Ngô Đình Diệm nhanh chóng thi hành các chính sách về chính trị, xã hội. Chính phủ Mỹ đã viện trợ lớn cho Việt Nam Cộng hòa thực hiện những chương trình cải cách và phát triển xã hội trên nhiều lĩnh vực như xóa mù chữ, tái định cư, cải cách điền địa, phát triển nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, cải cách hành chính, xây dựng hệ thống luật pháp... Việt Nam Cộng hoà đã đạt được một số thành quả quan trọng: kinh tế phục hồi và phát triển, hệ thống y tế và giáo dục các cấp được xây dựng, văn hoá phát triển, đời sống dân chúng được cải thiện[257]. Trong chiến dịch Cải cách điền địa, Ngô Đình Diệm tránh dùng các biện pháp mà ông coi là cướp đoạt như phong trào Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, ông chỉ thị cho các quan chức địa phương trả tiền mua số đất vượt quá giới hạn chứ không tịch thu.[258] Sau đó chính phủ sẽ chia nhỏ số đất vượt giới hạn này để bán cho các nông dân chưa có ruộng và họ được vay một khoản tiền không phải trả lãi trong kỳ hạn 6 năm để mua.

Tuy vậy, đường lối Cải cách điền địa mà Ngô Đình Diệm đề ra đã bị nông dân miền Nam phản đối dữ dội. Trong khi Việt Minh đã giảm thuế, xóa nợ và tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân nghèo, thì Ngô Đình Diệm đã đưa giai cấp địa chủ trở lại. Đến cuối thời Ngô Đình Diệm, 2% đại điền chủ sở hữu 45% tổng số ruộng trong khi 73% tiểu nông chỉ nắm giữ 15%[259], khoảng một nửa số người cày không có ruộng[260]. Hạn mức đất được quy định rất lớn (100 hecta), nên hiếm có địa chủ nào phải bán đất cho nhà nước, số đất thu được cũng chủ yếu là chia cho người Công giáo di cư vào từ miền Bắc.[261] Đất của các Giáo xứ Công giáo thì còn được Ngô Đình Diệm thiên vị, cho miễn thuế và hạn mức. Nông dân phải trả lại đất Việt Minh đã cấp cho họ cho địa chủ rồi phải trả tiền thuê đất và phải nộp thuế đất cho quân đội. Khế ước quy định mức tô tối đa là 25% nhưng trong thực tế thì mức nộp tô phổ biến là 40% hoa lợi.[262] Điều này tạo ra một cơn giận dữ ở nông thôn, quân đội của Ngô Đình Diệm bị mắng chửi là "tàn nhẫn hệt như bọn Pháp". Kết quả là tại nông thôn, 75% người dân ủng hộ quân Giải phóng, 20% trung lập trong khi chỉ có 5% ủng hộ chế độ Ngô Đình Diệm.[263]

Mỹ cho rằng Hiệp định Genève, 1954 là một tai họa đối với "thế giới tự do" vì nó mang lại cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa căn cứ để khai thác tại Đông Nam Á. Mỹ muốn ngăn chặn điều này bằng cách ký kết Hiệp ước SEATO ngày 8 tháng 9 năm 1954 và mong muốn biến miền Nam Việt Nam thành một pháo đài chống cộng. Để làm được điều này Mỹ cần sự ủng hộ của Quốc gia Việt Nam.[264] Kế hoạch của Mỹ là viện trợ cho chính phủ Ngô Đình Diệm để giúp miền Nam Việt Nam hoàn toàn độc lập với Pháp (đó là cách duy nhất để lôi kéo những người dân tộc chủ nghĩa rời xa Việt Minh và ủng hộ Quốc gia Việt Nam); Mỹ cũng thúc đẩy Ngô Đình Diệm thành lập một chính quyền đoàn kết đảng phái đại diện cho những xu hướng chính trị chính tại Việt Nam, ổn định miền Nam Việt Nam, bầu ra Quốc hội, soạn thảo Hiến pháp rồi sau đó phế truất Quốc trưởng Bảo Đại một cách hợp pháp; cuối cùng do Ngô Đình Diệm là một người quốc gia không có liên hệ gì trong quá khứ với Việt Minh và Pháp do đó miền Nam Việt Nam sẽ trở nên chống Cộng mạnh mẽ. Cuối cùng, công thức này đòi hỏi một sự hợp tác từ cả Pháp và Mỹ để hỗ trợ Ngô Đình Diệm[265]. Tuy nhiên, Pháp không có thiện cảm với Ngô Đình Diệm, Ngoại trưởng Pháp Faure cho rằng Diệm "không chỉ không có khả năng mà còn bị tâm thần... Pháp không thể chấp nhận rủi ro với ông ta"[266], hơn nữa Pháp đang bị chia rẽ chính trị nội bộ và gặp khó khăn tại Algérie nên rất miễn cưỡng trong việc giúp đỡ Quốc gia Việt Nam[267] do đó Mỹ đã tiến hành kế hoạch một mình mà không có Pháp trợ giúp.

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phản đối Hiệp ước SEATO đặt miền Nam Việt Nam, Campuchia, Lào vào "khu vực bảo hộ" của nó vì như thế là vi phạm Hiệp định Genève. Hiệp định Genève không cấm những người cộng sản và Việt Minh và các đồng minh của họ hoạt động chính trị ở miền Nam Việt Nam cũng như ở Lào và Campuchia; do đó Hiệp ước SEATO là sự can thiệp vào nội bộ các nước Đông Dương và Mỹ có cớ đưa trang bị vũ khí và huấn luyện quân sự cho quân đội các "lãnh thổ bảo hộ" này.[268]

Đánh giá về chế độ Việt Nam Cộng hòa, giáo sư Mỹ Noam Chomsky đã nói rằng: "Chính phủ Nam Việt Nam đã trở thành nơi ẩn nấp của những người Việt Nam từng đi theo Pháp trong cuộc chiến đấu chống lại nền độc lập của đất nước họ. Chính phủ Nam Việt Nam không có cơ sở thành trì trong nhân dân. Nó đi theo hướng bóc lột dân chúng nông thôn và tầng lớp dưới ở thành thị, trên thực tế nó là sự tiếp tục chế độ thuộc địa của Pháp"[269]. Ngay cả Lầu Năm Góc cũng nhận xét: "Không có Mỹ giúp đỡ thì Diệm hầu như chắc chắn không thể củng cố quyền lực ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ 1955-1956... Nam Việt Nam về bản chất là một sáng tạo của Mỹ"[200].

Chính phủ Ngô Đình Diệm nhanh chóng thanh lọc bộ máy cầm quyền, đưa những người trung thành với ông vào các vị trí quan trọng. Nhà nước Việt Nam Cộng hòa, lúc đó mang biểu hiện của hình thức tập quyền, chính trị của quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào các đặc tính cá nhân của Ngô Đình Diệm và gia đình ông. Quân đội Việt Nam Cộng hòa được cấp tốc trang bị và huấn luyện với sự giúp đỡ của các cố vấn Mỹ. Quân lực Việt Nam Cộng hòa vào thời điểm đó xét về trang bị được xem là đứng đầu khu vực Đông Nam Á, vượt trội hơn Quân đội Nhân dân Việt Nam - đang là đối thủ tiềm tàng ở miền Bắc.

Ấp chiến lược với hàng rào bằng tre và hào cạn cắm chông bao quanh

Điều 7 Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 quy định "Những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với các nguyên tắc ghi trong Hiến pháp". Việt Nam Cộng hòa "kêu gọi" những người cộng sản đang hoạt động bí mật ly khai tổ chức, ra "hợp tác" với chế độ mới đồng thời cưỡng ép những người bị bắt từ bỏ chủ nghĩa cộng sản.[270] Dù vậy hệ thống tổ chức bí mật của Việt Minh vẫn tiếp tục tồn tại và phản kháng bằng cách tuyên truyền chống chính phủ, tổ chức những cuộc biểu tình chính trị gây sức ép lên chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tiến hành các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, liên gia phòng vệ, dồn dân lập ấp chiến lược... một cách quyết liệt[271] không tính đến các đặc điểm tâm lý và quyền lợi của dân chúng cũng như hoàn cảnh lịch sử Việt Nam. Những biện pháp cứng rắn nhất được áp dụng, ví dụ ngày 16-8-1954, quân Việt Nam Cộng hoà đã nổ súng trấn áp đoàn biểu tình ở thị xã Gò Công, bắn chết 8 người và 162 người bị thương.[272] Trong thời gian từ 1955 đến 1960, theo số liệu của Việt Nam Cộng hoà có 48.250 người bị tống giam.[189] Điều này đã làm biến dạng mô hình xã hội, suy giảm niềm tin của dân chúng vào chính phủ Ngô Đình Diệm và đẩy những người kháng chiến (Việt Minh) vào rừng lập chiến khu.

Việt Nam Cộng hòa cũng cho xây các ấp chiến lược để ngăn chặn sự tiếp tế của người dân cho đối phương. Giáo sư sử học Randy Roberts nhận xét: "Cái gọi là Chương trình Ấp Chiến lược thực chất là lùa nông dân Việt Nam ra khỏi làng quê tổ tiên của họ và nhốt họ trong những khu đất rào quanh chắc chắn giống như một nhà tù hơn là các cộng đồng thật sự"[273] Nhưng chính sách này cũng tỏ ra phản tác dụng. Việc xây dựng các ấp chiến lược khiến quân đội Việt Nam Cộng hòa phải căng mình đóng quân tại các ấp này khiến họ không đủ lực lượng để đối đầu với quân Giải phóng miền Nam. Đặc biệt, do bị cưỡng ép nên phần lớn nông dân trong ấp chiến lược cảm thấy bất bình, nhiều người quay sang hợp tác với đối phương.[274]

Về mặt tôn giáo, chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm được lực lượng Công giáo ủng hộ mạnh ở thành thị (gia đình Ngô Đình Diệm cũng đều là người Công giáo) và bị chỉ trích thiên vị Công giáo trên phương diện pháp lý và tinh thần cũng như trong các lãnh vực hành chánh, xã hội và kinh tế.[275] Đảng Lao động Việt Nam nhận định chế độ Ngô Đình Diệm "dựa vào công an và quân đội, dựa vào địa chủ và tư sản mại bản, dựa vào dân Công giáo di cư để củng cố quyền thống trị"[276]. Tổng thống Ngô Đình Diệm coi những người Công giáo là thành phần đáng tin cậy về mặt chính trị, không có quan hệ hoặc chịu ảnh hưởng của những người cộng sản. Mặc dù vậy, phần lớn người Việt ở miền Nam vẫn giữ truyền thống theo đạo Phật và Tam giáo đồng nguyên. Mâu thuẫn vì tôn giáo sau này cũng trở thành một trong những động lực khởi phát cuộc đảo chính của Quân lực Việt Nam Cộng hòa chống lại Tổng thống Ngô Đình Diệm vào tháng 11 năm 1963.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa ngoài binh lính nghĩa vụ theo lệnh tổng động viên còn có một lực lượng sĩ quan chuyên nghiệp, binh lính tình nguyện làm nòng cốt. Trong số lính tình nguyện, Quân đội Việt Nam Cộng hòa chú trọng cất nhắc những sĩ quan thường trực tốt nghiệp Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt nắm giữ những chức vụ then chốt để chỉ huy lính quân dịch, hầu hết số này đều xuất thân từ tầng lớp trung lưu, được xuất ngoại du học, thích lối sống phương Tây. Ngoài ra, trong các đơn vị từ cấp trung đoàn trở lên đều có Tuyên úy. Có tài liệu cho rằng tổ chức này nhằm khai thác triệt để số quân nhân theo các tôn giáo, lợi dụng lòng sùng đạo của họ để tuyên truyền, xây dựng số này trở thành những lực lượng cốt cán chống cộng sản. Một nguyên nhân khác để Việt Nam Cộng hòa thu hút được thanh niên gia nhập quân đội còn là nhờ vào những khoản viện trợ của Mỹ. Chính các khoản viện trợ này đã bảo đảm cho quân nhân trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa có một đời sống vật chất tương đối ổn định, ngoài ra khiến họ tin tưởng vì có được nước Mỹ siêu cường hỗ trợ. Nhưng mặt trái của chính sách này là: khi Mỹ giảm viện trợ, khi các phong trào đấu tranh phản chiến nổi lên, phần lớn binh sĩ mất lòng tin vào chế độ Việt Nam Cộng hòa.[277]

Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 do chính Ngô Đình Diệm tham gia soạn thảo đã trao cho ông quyền lực rất lớn, có thể toàn quyền khống chế bộ máy nhà nước. Ngô Đình Diệm có đầy đủ quyền lực để triệt tiêu hoặc làm tê liệt các đạo luật nào mà ông không vừa ý, cũng như dễ dàng ban hành và thi hành các đạo luật nào có lợi cho mình[278] Chính sách này của Ngô Đình Diệm cũng tạo mầm mống cho hậu quả nghiêm trọng trong nền chính trị, nó gây chia rẽ sâu sắc ngay trong nội bộ của Việt Nam Cộng hòa[279]. Sự chia rẽ nội bộ này tích tụ âm ỉ rồi bùng phát thành hàng loạt những cuộc đảo chính nhắm vào Ngô Đình Diệm. Thomas D. Boettcher nhận xét về những hoạt động tiêu diệt các nhóm đối lập của Ngô Đình Diệm[280]:

Trong 10 USD viện trợ thì 8 được dùng cho nội an chứ không dùng cho công tác chiến đấu chống những người du kích Cộng sản hay cải cách ruộng đất. Diệm lo lắng về những cuộc đảo chính hơn là những người Cộng sản...Như là hậu quả của những biện pháp đàn áp càng ngày càng gia tăng, sự bất mãn của quần chúng đối với Diệm cũng càng ngày càng tăng, bất kể là toan tính của Diệm dập tắt sự bất mãn này trong mọi cơ hội. Hàng triệu nông dân ở những vùng quê trở thành xa lạ đối với Diệm. Không lạ gì, hoạt động của những người Cộng sản gia tăng cùng với sự bất mãn của quần chúng. Và những biện pháp đàn áp của Diệm cũng gia tăng theo cùng nhịp độ. Nhiều ngàn người bị nhốt vào tù.

Những người cộng sản ở miền Nam

Giai đoạn 1954 - 1956

Theo Hiệp định Genève, lực lượng quân sự của mỗi bên tham gia cuộc chiến Đông Dương (1945-1955) sẽ rút khỏi lãnh thổ của phía bên kia. Lực lượng chính quy của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở miền Nam phải di chuyển về phía Bắc vĩ tuyến 17, lực lượng bán vũ trang và chính trị được ở lại. Nhưng theo ước tính của Mỹ, vẫn còn 100.000[189] cán bộ, đảng viên các ngành vẫn được bố trí ở lại.[281] Đồng thời một số cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang dày dạn kinh nghiệm được chọn lọc làm nhiệm vụ bảo vệ lãnh đạo Đảng, thâm nhập vào tổ chức quân sự và dân sự của đối phương hoặc nắm lực lượng vũ trang giáo phái để dự phòng cho việc phải chiến đấu vũ trang trở lại.[281] Việt Minh cũng chôn giấu một số vũ khí và đạn dược tốt để sử dụng khi cần.[282] Bên cạnh đó Trung ương Đảng đã cử nhiều cán bộ có kinh nghiệm, am hiểu chiến trường về miền Nam lãnh đạo phong trào hoặc hoạt động trong hàng ngũ đối phương.[283]

Trong giai đoạn này, Việt Minh chủ trương dùng nhiều hình thức tuyên truyền chống chính quyền Ngô Đình Diệm và lợi dụng các tổ chức hợp pháp (hội đồng hương, công đoàn, vạn cấy...) tập hợp quần chúng đấu tranh chính trị đòi Tổng tuyển cử thống nhất đất nước, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ cán bộ - đảng viên. Hoạt động vũ trang bị hạn chế nên thời kỳ này chưa có những xung đột quân sự lớn và công khai giữa hai bên. Các vụ bạo lực chỉ giới hạn ở mức tổ chức các vụ ám sát dưới tên gọi diệt ác trừ gian, hỗ trợ các giáo phái chống chính quyền Ngô Đình Diệm hoặc thành lập các đại đội dưới danh nghĩa giáo phái[284], hoặc dưới hình thức các tổ chức quần chúng (dân canh, chống cướp...) để đấu tranh chính trị.

Chính quyền Ngô Đình Diệm đối phó với những cuộc đấu tranh chính trị bằng cách thực hiện chiến dịch "tố cộng, diệt cộng" nhằm loại bỏ những cán bộ Việt Minh hoạt động bí mật. Từ tháng 5 năm 1955 đến tháng 5-1956, Ngô Đình Diệm phát động "chiến dịch tố cộng" giai đoạn 1 trên quy mô toàn miền Nam; tháng 6 năm 1955, mở chiến dịch Thoại Ngọc Hầu càn quét những khu từng là căn cứ kháng chiến chống Pháp của Việt Minh. Việt Minh đáp trả bằng những cuộc biểu tình đòi thả cán bộ của họ hoặc tổ chức các cuộc diệt ác trừ gian - tiêu diệt nhân viên và cộng tác viên của chính quyền Ngô Đình Diệm được gọi là "bọn ác ôn và bọn do thám chỉ điểm".[285]

Giai đoạn 1956 - 1959

Máy chém dưới thời Ngô Đình Diệm, trưng bày tại Bảo tàng TP. Cần Thơ, Việt Nam. Từ 1957 - 1959, đã có hơn 2.000 người bị Việt Nam Cộng hòa hành quyết với tội danh ủng hộ chủ nghĩa cộng sản, thường là bằng máy chém[286]

Tháng 6 năm 1956, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam họp và ra Nghị quyết "Về tình hình, nhiệm vụ và công tác miền Nam" khẳng định "nhiệm vụ cách mạng của ta ở miền Nam là phản đế và phản phong kiến" và "Hình thức đấu tranh của ta trong toàn quốc hiện nay là đấu tranh chính trị, không phải là đấu tranh vũ trang. Nói như thế không có nghĩa là tuyệt đối không dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định hoặc không tận dụng những lực lượng vũ trang của các giáo phái chống Diệm" đồng thời "Cần củng cố lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có và xây dựng các căn cứ làm chỗ dựa. Đồng thời xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh làm điều kiện căn bản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang. Tổ chức tự vệ trong quần chúng nhằm bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng và giải thoát cán bộ khi cần thiết".[287]

Tháng 8 năm 1956, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ Lê Duẩn soạn "Đề cương cách mạng miền Nam" nhưng đến Hội nghị TW 15 năm 1959 mới được thông qua. Đề cương xác định rõ: "Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là trực tiếp đánh đổ chính quyền độc tài, phát xít Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách đế quốc, phong kiến, thiết lập ở miền Nam một chính quyền liên hiệp có tính chất dân tộc, dân chủ để cùng với miền Bắc thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ nhân dân."[288]

Tháng 12 năm 1956, Xứ ủy Nam Bộ mở hội nghị ở Phnompenh (Campuchia) nghiên cứu nghị quyết Bộ Chính trị và "Đề cương cách mạng miền Nam". Hội nghị ra quyết định "Con đường tiến lên của Cách mạng miền Nam là phải dùng bạo lực, tổng khởi nghĩa giành chính quyền... Hiện nay, trong chừng mực nào đó phải có lực lượng vũ trang hỗ trợ cho đấu tranh chính trị và tiến tới sau này dùng nó đánh đổ Mỹ Diệm... cần tích cực xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, lập đội vũ trang bí mật, tranh thủ vận động cải tạo lực lượng giáo phái bị Mỹ Diệm đánh tan đứng vào hàng ngũ nhân dân, lợi dụng danh nghĩa giáo phái ly khai để diệt ác ôn."[289]

Để thực hiện đường lối mà Bộ Chính trị và Xứ ủy Nam Bộ đã xác định, lực lượng cộng sản toàn miền Nam đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tổ chức biểu tình, chống cải cách điền địa, ám sát và đấu tranh vũ trang (ở mức độ nhỏ[290]) chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tổ chức các cuộc biểu tình chống việc thi hành nghĩa vụ quân sự cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tổ chức nông dân chống địa chủ thu tiền thuê đất; ám sát, tiêu diệt lực lượng bảo an, chỉ điểm, "tay sai ác ôn", các đội biệt kích; tổ chức nhân dân vây đồn, vây quận lị; tiêu diệt các khu dinh điền, khu trù mật...[291][292]

Cứ như vậy, sự đối đầu giữa hai bên ngày càng mạnh, hoạt động bạo lực ngày càng gia tăng, chính trị miền Nam - đặc biệt ở nông thôn - ngày càng bất ổn. Để đối phó với sự gia tăng hoạt động của những người cộng sản, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đẩy mạnh hoạt động chống Cộng. Những biện pháp càn quét của Việt Nam Cộng hoà thu được kết quả khiến những người cộng sản bị thiệt hại nặng.[281]

Trước tình hình đó, cuối năm 1958, Xứ ủy Nam Bộ chỉ đạo cho các Liên tỉnh ủy không được hoạt động vũ trang, cho phần lớn cán bộ đảng viên tạm ngừng hoạt động hoặc đổi địa bàn hoạt động để giữ gìn lực lượng, một bộ phận ra hoạt động hợp pháp lâu dài. Lực lượng vũ trang vẫn được duy trì nhưng không còn hoạt động mà rút vào căn cứ Đồng Tháp hoặc biên giới Campuchia sinh sống. Những người đổi địa bàn hoạt động bị bắt hơn phân nửa, một số khác mất tinh thần, bỏ công tác, lo làm ăn. Số còn hoạt động nhiều người bị mất tinh thần, giảm liên hệ với quần chúng, giảm hoạt động tuyên truyền. Nhìn chung đến cuối năm 1958, sau 2 năm thực hiện chủ trương dùng đấu tranh chính trị, dùng bạo lực, tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lực lượng cộng sản miền Nam thiệt hại nặng, phong trào đấu tranh của họ tại miền Nam đi xuống.[293]

Poster tuyên truyền cho Ấp chiến lược

Ngày 6 tháng 5 năm 1959, Quốc hội Việt Nam Cộng hoà thông qua luật số 91 mang tên Luật 10-59 quy định việc tổ chức các Tòa án quân sự đặc biệt với lý do "xét xử các tội ác chiến tranh chống lại Việt Nam Cộng Hòa". Theo luật 10-59, bị can có thể được đưa thẳng ra xét xử mà không cần mở cuộc điều tra, án phạt chỉ có hai mức: tử hình hoặc tù khổ sai, xét xử kéo dài 3 ngày là tối đa, không có ân xá hoặc kháng án; dụng cụ tử hình có cả máy chém. Sau khi luật này được ban hành, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đẩy mạnh truy quét, bắt bớ, khủng bố, nên lực lượng cộng sản bị thiệt hại nặng nề.[294]

Ngày 13 tháng 1 năm 1959, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp Hội nghị lần thứ 15 ra Nghị quyết 15 "Về tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà" chính thức phát động đấu tranh vũ trang kèm đấu tranh chính trị. Nghị quyết 15 xác định "Vì chế độ miền Nam là một chế độ thực dân và nửa phong kiến cực kỳ phản động và tàn bạo, vì chính quyền miền Nam là chính quyền đế quốc và phong kiến độc tài, hiếu chiến, cho nên ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác để tự giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ... Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân. Đó là mục tiêu phấn đấu của nhân dân miền Nam hiện nay."[295]

Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố:

Tháng 2 năm 1959, sau khi nhận được thông báo nội dung cơ bản Nghị quyết 15, Xứ ủy Nam Bộ chỉ đạo các tỉnh tăng cường hoạt động vũ trang hỗ trợ quần chúng nổi dậy giành chính quyền ở nông thôn.[281] Trên toàn miền Nam, những người cộng sản miền Nam thực hiện một số cuộc tấn công vũ trang quy mô trung đội hoặc đại đội (được phiên hiệu thành tiểu đoàn) vào các đơn vị lực lượng quân sự của Việt Nam Cộng hoà.

Nhìn chung trong năm 1959, những người cộng sản miền Nam vẫn cố gắng tái hoạt động vũ trang dù đang gặp nhiều khó khăn. Hàng chục đơn vị vũ trang đầu tiên ở miền Nam của người cộng sản trong những năm 1956-1959 có quân số thất thư­ờng, nơi nào cũng có hiện t­ượng "đào súng lên" rồi lại phải cất giấu súng. Không phải lúc ấy người cộng sản thiếu lực l­ượng hay bộ đội địa phư­ơng không có khả năng chiến đấu, hoặc lo rằng các sư­ đoàn chủ lực của địch sẽ tiêu diệt các đơn vị vũ trang nhỏ bé của họ, mà vấn đề là phải chờ chủ trư­ơng của cấp trên.[297] Bên cạnh đó, phong trào đấu tranh chính trị và hệ thống tổ chức Đảng dần phục hồi, nhiều cơ sở quần chúng được xây dựng.[281] Tuy nhiên đến lúc này, những người cộng sản miền Nam đã rất suy yếu so với năm 1955 nên rất cần sự hỗ trợ lớn từ miền Bắc.[298] Các đoàn cán bộ từ miền Bắc (trong đó có nhiều cán bộ người miền Nam từng tập kết ra Bắc năm 1955) bắt đầu được cử vào để chi viện, tăng cường cho miền Nam.