Thái độ của chính quyền Sài Gòn đối với hiệp định paris như thế nào

Thái độ của chính quyền Sài Gòn đối với hiệp định paris như thế nào

     Do liên tiếp bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam, nhất là sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, thực hiện hội nghị đàm phán với đại diện của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ngày 13/5/1968), và sau đó với đại diện của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (ngày 25/1/1969).

     Từ phiên họp đầu tiên (ngày 13/5/1968) đến khi đạt được dự thảo Hiệp định Pari về Việt Nam (tháng 10/1972), Hội nghị bốn bên (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hoa Kỳ, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà) ở Pari đã trải qua 202 phiên họp chung công khai và 24 cuộc tiếp xúc riêng trong thời gian 4 năm 9 tháng.

     Trong các phiên họp chung công khai cũng như các cuộc tiếp xúc riêng, phía Việt Nam không bỏ qua bất cứ vấn đề quan trọng nào có liên quan đến cuộc chiến tranh, nhưng tập trung mũi nhọn đấu tranh vào hai vấn đề mấu chốt nhất là đòi Mỹ rút hết quân viễn chinh cùng quân chư hầu khỏi miền Nam và đòi họ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Phía Mỹ có quan điểm ngược lại, nhất là vấn đề rút quân, đòi quân đội miền Bắc cũng rút khỏi miền Nam, và từ chối ký dự thảo Hiệp định do phía Việt Nam đưa ra (tháng 10/1972) để rồi mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội - Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 với ý đồ buộc phía Việt Nam ký vào dự thảo Hiệp định do chúng đưa ra. Nhưng Mỹ đã thất bại. Việt Nam đã đập tan cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 của không lực Hoa Kỳ, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không". Thất bại của Mỹ trên chiến trường đã quyết định thất bại của chúng trên bàn đàm phán, thương lượng.

     Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam chính thức được ký kết ngày 27/1/1973 tại Trung tâm các hội nghị phố Clêbe ở Pari. Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ 7 giờ sáng ngày 28/1/1973.

     Nội dung Hiệp định nêu rõ:

- Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hoa Kỳ rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu, phá hết các căn cứ quân sự Mỹ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do. Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

     Hiệp định Pari năm 1973 là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. Cội nguồn thắng lợi tại Hội nghị Pari là tinh thần quyết chiến quyết thắng, ý chí đấu tranh quật cường, bền bỉ, nhằm bảo vệ chân lý, chính nghĩa, lý tưởng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Cuộc đấu tranh này phản ánh sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trí tuệ của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, trên cơ sở chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hiệp định Pari về Việt Nam mãi mãi là trang sử vàng chói lọi, thể hiện cao độ bản lĩnh, tinh thần, trí tuệ của con người và nền văn hóa Việt Nam được kết tinh từ lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau những bài học vô giá. Đó còn là cuộc đấu tranh kiên cường vì các quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam, được thể hiện trong Hiệp định - văn bản pháp lý toàn diện, đầy đủ nhất. Trong đó, Mỹ  buộc  phải cam kết “tôn trọng độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”, điều mà họ đã cố tình lẩn tránh ở Hiệp định Giơnevơ năm 1954. Đồng thời, Mỹ buộc phải rút hết quân về nước, trong khi ta duy trì được hoàn toàn lực lượng, khiến so sánh lực lượng trên chiến trường nghiêng hẳn về ta. Điều quan trọng nữa là, hiệp định góp phần ngăn chặn mọi âm mưu can thiệp trở lại của Mỹ khi toàn dân, toàn quân ta giành thắng lợi hoàn toàn với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam, Hiệp định Paris còn mang tính quốc tế khi góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng đất nước của nhân dân Lào và Campuchia. Hiệp định cũng góp phần mở ra một chương mới trong cục diện Đông Nam Á: Mỹ rút lui về quân sự khỏi Đông Dương và Đông Nam Á; xu thế hoà bình, trung lập phát triển mạnh trong khu vực, mở ra khả năng thiết lập một khu vực hoà bình, hữu nghị ổn định.

Kỳ 1: Thái độ hai mặt của Thiệu

QĐND Online- Hiệp định Paris về “Chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam” được ký kết ngày 27.01.1973. Nhưng trước khi Hiệp định được ký kết, chính quyền Sài Gòn đã có âm mưu, thủ đoạn cụ thể hòng phá hoại Hiệp định. Ngày 23.01.1973, Nguyễn Văn Thiệu đã ban hànhCông điện số 004-TT/CĐ gửi Thủ tướng chính phủ, các đô, tỉnh, thị trưởng, Tổng Tham mưu trưởng và tư lệnh các quân đoàn, quân khu “ra lệnh treo cờ trên toàn quốc” nhằm “tràn ngập lãnh thổ bằng cờ quốc gia để xác nhận phần đất và phần dân” [1]. Trong đó ấn định ngày giờ cụ thể: “Ngày giờ có thể là 12 giờ trưa, ngày thứ Tư, 24 tháng Giêng năm 1973. Ngày giờ này sẽ được xác nhận vào sáng thứ Tư, 24 tháng Giêng năm 1973 vừa bằng công điện vừa bằng hai đài phát thanh quốc gia và quân đội” [2].

Cùng ngày, thực hiện công điện của Nguyễn Văn Thiệu, Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn ra lệnh cho quân đội Sài Gòn thực hiện chiến dịch “Tràn ngập lãnh thổ”. Cụ thể: “Yêu cầu các nơi nhận lãnh ngay Quốc kỳ tại cơ quan tiếp vận liên hệ. Theo tiêu chuẩn mỗi quân nhân ba lá và phân phối cho toàn thể quân nhân các đơn vị hành quân. Thực hiện cắm cờ trong vùng hành quân tại các vị trí trọng yếu: Đình, chùa, nhà thờ, trường học, cầu cống, đồi núi, cao điểm, nhà dân chúng…” [3].

Sau một ngày, Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng chính quyền Sài Gòn, ban hành Công điện mật hỏa tốc ra lệnh cho các đô, tỉnh và thị trưởng phải cấp tốc thực hiện: “Khẩn ra thông cáo nhắc nhở đồng bào, bắt buộc mỗi tư gia phải treo một quốc kỳ kể từ 12 giờ ngày 24.01.1973. Mỗi trụ sở cơ quan công, bán công, các tòa hành chính đô, tỉnh, thị, trụ sở quân, xã, phường, khóm, ấp, các nhà buôn, xí nghiệp, hãng xưởng, trụ sở tôn giáo, chánh đảng, đoàn thể hiệp hội, các công viên, các nơi tiện ích công cộng và mọi nơi mà quý tòa xét thấy cần thiết phải treo quốc kỳ kể từ ngày giờ nói trên.

Trực tiếp kiểm soát tổng quát và khẩn thành lập các toán kiểm soát gồm có CB/PTNT (Cán bộ phát triển nông thôn), viên chức phường, xã, khóm ấp, cảnh sát quốc gia và nhân dân tự vệ để thường xuyên kiểm soát.

Tất cả tư gia cũng như trụ sở, công sở đô, tỉnh, thị, quận, xã, phường, khóm, ấp đều phải dự trù hai lá cờ, một lá để sử dụng ngay và một lá để dự phòng.

Chỉ thị cơ quan an ninh, cán bộ quân chính mọi cấp… hăng hái, tích cực vào việc triệt hạ hoặc bôi xóa ngay những người cộng sản được treo hoặc vẽ sơn tại bất cứ nơi nào, đồng thời thay thế ngay vào đó bằng cờ quốc gia.

Mỗi cán bộ và quân nhân hoạt động tại chỗ hoặc lưu động công tác phải mang theo mình ba lá cờ quốc gia để cấp thời có ngay cờ ứng dụng, tùy trường hợp” [4].

Thái độ của chính quyền Sài Gòn đối với hiệp định paris như thế nào

Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, bà Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định

Khi đã có bản Dự thảo Hiệp định Paris trong tay, Ủy ban liên bộ điều hợp ngừng bắn của chính quyền Sài Gòn tiến hành phân tích từng câu chữ nhằm tìm kiếm “kẽ hở” để “lách luật”. Ngay câu đầu của Hiệp định ghi: “Các bên tham gia Hội nghị Pari về Việt Nam” [5]. Từ “Các bên” được chính quyền Sài Gòn giải thích là “chỉ có hai phe tham dự hòa hội Ba Lê (tức Paris). Một phe là Việt Nam cộng hòa và đồng minh Hoa Kỳ và phe kia là cộng sản”3. Để từ đó kết luận là ở miền Nam Việt Nam chỉ có chính quyền Sài Gòn là “chính phủ hợp pháp duy nhất” mà không thừa nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam theo đúng tinh thần của Hiệp định.

Câu “Việc chấm dứt hoàn toàn chiến sự nói trong điều này là vững chắc và không thời hạn” được ghi ở Điều 2, bị chính quyền Thiệu bắt bẻ “Bản tiếng Anh dùng chữ “durable and without limits of time” trong khi bản tiếng Việt lại dịch là “vững chắc và không thời hạn”. “Durable” không có nghĩa là vững chắc, mà chỉ có tính cách lâu dài”. Và Điều 3, cụm từ “ở nguyên vị trí của mình” bị bóp méo thành “là tạm thời ở nguyên tại chỗ để thực hiện ngừng bắn, một cuộc ngừng bắn tại chỗ. Nên lưu ý một cuộc ngừng bắn tại chỗ không phải là một cuộc ngừng bắn da beo. Theo phương thức ngừng bắn tại chỗ, việc đóng quân của một đơn vị quân sự tại một địa điểm nào đó chỉ có tính cách tạm thời; địa điểm này vẫn thuộc chủ quyền của chính phủ Việt Nam cộng hòa. Vùng kiểm soát nói trong điều này có nghĩa là sự kiểm soát của các đơn vị quân sự, không phải là sự kiểm soát hành chánh” [6]. Đồng thời lợi dụng Mục c của Điểm 3 không quy định cụ thể về lực lượng vũ trang của các bên, chính quyền Thiệu đặt lực lượng “Cảnh sát Quốc gia” và “nhân dân tự vệ” của chính quyền Sài Gòn nằm ngoài phạm vi của Hiệp định [7]. Thực tế ngay sau đó, hai lực lượng này trở thành lực lượng chủ yếu dưới sự yểm trợ của chủ lực quân đội Sài Gòn, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh “giành dân, lấn đất” với cách mạng. Qua đó cho thấy, trước dư luận chính quyền Thiệu luôn thể hiện thái độ cam kết nghiêm chỉnh thực thi Hiệp định Paris nhưng thực chất vẫn ngoan cố nuôi ý đồ chiến tranh, phá bỏ Hiệp định.

Từ những phân tích của Ủy ban liên bộ điều hợp ngừng bắn, chính quyền Thiệu từng bước có những hành động cụ thể phá hoại Hiệp định Paris.

Thái độ của chính quyền Sài Gòn đối với hiệp định paris như thế nào

Chiến sĩ QĐNDVN đứng trên đỉnh hầm chỉ huy đã bị đánh sập của Lữ 3 Dù của quân ngụy tại cứ điểm 31. Ảnh tư liệu/internet.

Về quân sự, để che mắt dư luận, ngày 22.01.1973, Bộ Tham mưu quân lực chính quyền Sài Gòn ban hành Công điện số 3386/TTM/P341, Công điện số 7230/TTM/P345 ngày 17.02.1973 vàHuấn thị số 310-27/TTM/P363 ngày 03.3.1973 về thực thi lệnh ngừng bắn. Nhưng trên thực tế, chỉ trong đêm 27.01 rạng ngày 28.01.1973, quân đội Sài Gòn đã thực hiện 15 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên và 19 cuộc hành quân cấp tiểu khu và chi khu [8]/a>. Trong đó có các cuộc hành quân quan trọng:

Hành quân Đại bàng 72/M trong vùng Quảng Trị – Thừa Thiên; Hành quân Lam Sơn 63 tại Thừa Thiên; Hành quân Quang Trung 81 tại Quảng Nam; Hành quân Quyết Thắng 27A trong vùng Quảng Tín, Quảng Ngãi; Hành quân Đăkto 15 tại Kon Tum; Hành quân Đồng Thắng 1/BĐQ trong vùng Kon Tum – Pleiku; Chiến dịch Đồng Khởi 73/1 tại Bình Định, Tuyên Đức; Hành quân Toàn Thắng TB tại Hậu Nghĩa; Hành quân Cửu Long 7/11 trong vùng Định Tường – Kiến Phong – Kiến Tường – Campuchia; Hành quân Cửu Long 44/17 trong vùng Châu Đốc – Kiên Giang [9].

Theo tổng kết hoạt động tháng 01.1973, của Bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn đến ngày 31.01.1973, quân đội Sài Gòn đã thực hiện 694 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên, gồm 603 cuộc cấp tiểu đoàn, 34 cuộc cấp trung đoàn và 57 cuộc cấp sư đoàn [10].

Theo báo cáo của lực lượng pháo binh quân đội Sài Gòn, bình quân hàng tháng trong năm, lực lượng này thực hiện hơn 200 cuộc hành quân lớn.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Bạo
qdnd.vn

[1], 2. Công điện số 004-TT/CĐ ngày 23.01.1973, của Tổng thống chính quyền Sài Gòn, Phông ĐIICH, hồ sơ số 1229. [2]. Công điện hỏa tốc số 006-TTM/TC.CTCT/KH.1 ngày 23.01.1973, của Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng quân lực chính quyền Sài Gòn, Phông ĐIICH, hồ sơ số 1229. [3]. Công điện số 106/PThT/73/M ngày 24.01.1973 của Thủ tướng chính quyền Sài Gòn, Phông ĐIICH, hồ sơ số 1229. [4]. Hiệp định Pari về “Chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam”, Phông ĐIICH, hồ sơ số 1235. [5]. Phân tách và giải thích Hiệp định thư và Nghị định thư chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam của Ủy ban liên bộ điều hợp ngừng bắn chính quyền Sài Gòn, Phông PTTg, hồ sơ số 18079. [6]. Phân tách và giải thích Hiệp định thư và Nghị định thư chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam của Ủy ban liên bộ điều hợp ngừng bắn chính quyền Sài Gòn, Phông PTTg, hồ sơ số 18079. [7]. Chính quyền Thiệu “Lực lượng Cảnh sát Quốc gia và nhân dân tự vệ không bị lệ thuộc vào điều này vì nó không phải là lực lượng chánh quy hay không chánh quy”. [8]. Bản tổng hợp tình hình sáng 28.01.1973 của Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng chính quyền Sài Gòn, Phông ĐIICH, hồ sơ số 449. [9]. Bản tổng hợp tình hình sáng 28.01.1973 của Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng chính quyền Sài Gòn, Phông ĐIICH, hồ sơ số 449.

[10]. Tổng kết hoạt động tháng 01.1973 của Bộ Tổng tham mưu quân lực chính quyền Sài Gòn, Phông PTTg, hồ sơ số 17778.