Thai nhi tuần 5 phát triển như thế nào năm 2024

Vào tuần thứ 5 của thai kỳ, bé bắt đầu hình thành mũi, miệng và tai. Nhịp tim của bé đập khoảng 100 đến 160 lần một phút, gấp đôi nhịp tim của người lớn. Và còn rất nhiều phát triển nữa diễn ra trong tuần này, hãy cùng Marry Baby khám phá nhé.

Sự phát triển của thai nhi Sự phát triển chính của tuần này là mũi, miệng và tai. Một cái đầu quá khổ và những đốm sẫm màu nơi mắt và lỗ mũi của bé bắt đầu hình thành. Tai của bé được đánh dấu bằng chỗ lõm nhỏ ở hai bên đầu và tay chân bé như những chồi non đang nhú ra. Tim bé đập khoảng 100 đến 160 lần một phút, gần gấp đôi nhịp tim người lớn, và máu bắt đầu lưu thông khắp cơ thể bé. Ruột cũng đang phát triển và các chồi mô hình thành phổi đã xuất hiện. Tuyến yên cũng như phần còn lại của bộ não, cơ bắp và xương đang hình thành.

Thai nhi tuần 5 phát triển như thế nào năm 2024

Tuần này, bé to bằng một hạt táo rồi đấy!

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao? Bạn có thể nhận thấy tính cách mình đang có chút thay đổi, bạn có thể ủ rũ cả ngày và hôm sau vui vẻ như chưa từng có gì xảy ra. Những gì bạn đang trải qua là bình thường, không đáng lo, nhất là khi bạn tự hào là có thể kiềm chế bản thân. Những cảm xúc bộc phát một phần do sự thay đổi nội tiết tố. Ngoài ra, cuộc sống của bạn đang có sự thay đổi lớn, cũng gây ra sự xúc động và áp lực. Những vết máu hoặc chảy máu thường xảy ra vào giai đoạn đầu, phổ biến ở khoảng một phần tư số phụ nữ mang thai. Có thể là bình thường nhưng đôi lúc là dấu hiệu ban đầu của việc sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung. Hãy đến bác sĩ ngay nếu bạn thấy những dấu hiệu trên.

Bổ sung vitamin bằng nhiều cách:Nếu các viên uống vitamin bổ sung trong thai kỳ làm bạn phát ngán, nên lựa chọn các hình thức bổ sung khác như ăn các loại trái cây, salad, bổ sung rau củ vào bữa ăn. Việc này sẽ giúp lượng vitamin của bạn vẫn đầy đủ và bạn cũng tìm được niềm vui trong việc ăn uống.

Mặc dù được tính là tuần thứ 5, nhưng trên thực tế thì phôi thai chỉ mới được hình thành khoảng 1 tuần kể từ thời điểm thụ thai. Kích thước thai nhi còn rất bé, chỉ bằng hạt táo. Vì vậy, mẹ cần lưu ý những điều quan trọng dưới đây khi thai 5 tuần. Cùng MEIJI tìm hiểu chi tiết để biết cách chăm sóc bé và bản thân mình nhé.

Thai nhi tuần 5 phát triển như thế nào năm 2024

Sự phát triển của thai 5 tuần

Thai 5 tuần đã có tim thai chưa?

Thai nhi bắt đầu di chuyển về tử cung trong tuần thứ 4 của thai kỳ, phải mất khoảng 5-6 tuần thì phôi thai mới thực sự xuất hiện trong tử cung, tuần thứ 5 hệ thống tuần hoàn được hình thành khiến tim thai xuất hiện… Nhưng nếu như mẹ siêu âm thai 5 tuần tuổi mà chưa có tim thai thì mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi sự phát triển của mỗi bé là khác nhau.

Thai nhi tuần 5 phát triển như thế nào năm 2024
Thai 5 tuần tuổi chưa xuất hiện nhịp tim mà tuần thứ 5 sẽ tập trung vào bộ não

Thông thường, vào tuần thứ 7 thì nhịp tim đã xuất hiện rõ hơn, vì thế, bác sĩ thường sẽ hẹn tái khám vào tuần thứ 7-8 của thai kỳ mẹ nhé. Nhịp tim của thai nhi sẽ xuất hiện và có tần số gấp đôi người lớn, phần lớn sự phát triển của bào thai trong tuần thứ 5 tập trung vào não bộ.

Vào ngày thứ 29, nhịp tim của bé bắt đầu ổn định, đập khoảng 100-160 lần/phút giúp lưu thông máu, oxy và chất dinh dưỡng cũng được trao đổi giữa mẹ và thai nhi khi dây rốn và nhau thai đi vào hoạt động.

Xem thêm: Sự phát triển của thai 6 tuần và những kiến thức hữu ích cho mẹ

Trọng lượng và kích thước khi thai được 5 tuần

Thai nhi trong cơ thể mẹ mang thai tuần 5 có kích thước khá nhỏ, cỡ bằng hạt mè, hình dạng trông giống con nòng nọc nhỏ, kích thước khoảng 6mm. Cho tới thời điểm này, phôi thai đã chứa một lượng tế bào khá lớn.

Vào thời điểm thai 5 tuần tuổi, các ống thần kinh sẽ tạo thành tủy sống, tủy sống chạy dọc theo phôi thai và hình thành não bộ. Ở trung tâm phôi thai có một phần phình to ra sẽ phát triển thành trái tim của thai nhi. Lúc này, nhau thai và màng nhau có hình dạng giống như ngón tay và phát triển rất mạnh mẽ, dinh dưỡng từ cơ thể người mẹ sẽ nuôi dưỡng bào thai thông qua nhau thai.

Có nên đi siêu âm thai 5 tuần

Ở tuần thứ 5 mẹ có thể đi siêu âm, dù kích thước rất nhỏ nhưng phôi thai đã hoàn chỉnh nên mẹ có thể nhìn thấy em bé qua hình ảnh siêu âm. Với phương pháp siêu âm đầu dò ở tuần thứ 5, bác sĩ có thể xác định mức độ phát triển của thai nhi và kiểm tra xem thai đã vào tử cung chưa.

Thai nhi tuần 5 phát triển như thế nào năm 2024
Siêu âm thai 5 tuần tuổi để biết thai đã vào tử cung chưa

Nhận biết thai 5 tuần khỏe mạnh

Thai nhi 5 tuần tuổi lớn hơn khoảng 10.000 lần so với khi bạn mới bắt đầu thụ thai, có kích thước khoảng 6mm, giống như một chú nòng nọc bé nhỏ. Vì thế, mẹ chưa thể cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi trong tử cung.

Túi phôi bắt đầu hình thành mầm phôi 3 lá gồm lá phôi ngoài, lá phôi giữa và lá phôi trong.

Xương của thai nhi cũng bắt đầu đang hình thành các đường nét trên khuôn mặt cũng bắt đầu rõ dần, phần sau của đầu bé sẽ phát triển nhanh hơn so với phía trước.

Miệng và lưỡi cũng bắt đầu hình thành trong tuần thai thứ 5 này, cùng với tay và chân. Cho tới lúc này thì chân tay bé trông vẫn giống như những mái chèo, vỗ quanh hai bên ngực. Tuy nhiên, chúng sẽ nhanh chóng phát triển rõ nét hơn.

Phần lớn sự tăng trưởng của bé trong tuần này tập trung vào não bộ với khoảng 100 tế bào não mới được hình thành trong mỗi phút. Vậy nên không có gì lạ nếu bạn liên tục cảm thấy đói, vì thế luôn cần nguồn năng lượng từ thực phẩm để hỗ trợ cho sự phát triển của em bé bên trong.

Cơ thể thai nhi 5 tuần tuổi cũng đang bắt đầu hình thành hệ thống tuần hoàn từ mesoderm. Vậy nên, nhịp tim của bé đã xuất hiện và tốc độ nằm trong khoảng 100-160 lần/phút.

Xem thêm: Thai 7 tuần: Sự phát triển của thai mẹ cần biết để dưỡng tốt hơn

Hình ảnh thai nhi 5 tuần

Thai nhi tuần 5 phát triển như thế nào năm 2024
Hình ảnh siêu âm của thai 5 tuần

Những thay đổi trên cơ thể mẹ bầu 5 tuần

Khi ở tuần thứ 5 của thai kỳ tức là bé yêu đã được 4 tuần tuổi, lúc này mẹ sẽ không còn hành kinh và có thể sử dụng que thử thai hoặc đến bệnh viện thực hiện thử máu để khẳng định mình đã mang thai.

Tuần thai này, cơ thể mẹ có nhiều sự thai đổi rõ rệt như: Ngực căng và nhức do sự phát triển của tuyến sữa, đi tiểu nhiều lần do phôi thai lớn dần tạo áp lực lên bàng quang.

Hiện tượng nghén bắt đầu xuất hiện với những cơn buồn nôn, sợ mùi lạ và có thể bị táo bón. Sự gia tăng nhanh chóng của các hormone và lượng máu cũng cũng khiến nhiệt độ cơ thể me tăng lên, cảm thấy nóng nực và mọc nhiều mụn như ở tuổi dậy thì.

Cảm xúc của mẹ cũng có sự thay đổi: Lúc vui, lúc buồn, dễ bực bội và cáu gắt, mẹ cũng sẽ thấy mệt mỏi và thường xuyên buồn ngủ. Đây là triệu chứng phổ biến trong những tháng đầu thai kỳ nên mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Một hiện tượng mà mẹ cũng cần phải lưu ý đó là việc xuất hiện của những vệt máu hoặc bị chảy máu thường xuyên. Với đa số các mẹ, hiện tượng này là bình thường nhưng cũng có nhiều trường hợp đó là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. Vì thế, mẹ cần tới ngay bệnh viện hoặc bác sỹ để khám khi có những dấu hiệu trên.

Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và thai nhi 5 tuần tuổi

Theo các khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu cần cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất sau cho cơ thể:

  • Chất bột: Gạo, khoai, ngô,…
  • Chất béo: Dầu, mỡ, lạc,….
  • Chất đạm: Thịt, cá, trứng, tôm, đậu,…
  • Vitamin, khoáng chất, chất xơ: Rau xanh, các loại hoa quả.

Thai nhi tuần 5 phát triển như thế nào năm 2024
Sữa Mama Milk Meiji dùng cho mẹ bầu bổ sung dưỡng chất

Cụ thể mẹ cần bổ sung:

Canxi: Cần bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày, những thực phẩm giàu canxi như: Tôm, cua, cá, trứng, váng sữa, sữa chua,….

Omega 3: Có nhiều trong mỡ cá, dầu oliu, dầu ăn,…

Sắt: Vi chất này tham gia vào quá trình tạo máu, vận chuyển oxy nên cực kỳ quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Mẹ có thể bổ sung qua các loại thịt đỏ, đậu đỗ, trứng gà,…

Acid folic: Tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ. Acid folic rất giàu trong gan động vật, các loại rau màu xanh thẫm, đậu,…

Chất đạm: Đây là nhóm thực phẩm giúp tạo cơ, xương và máu. Có thể kể đến như cá, gà, thịt, trứng.

Kẽm: Kẽm rất cần thiết trong việc phát triển cân nặng và kích thước vòng đầu của bé. Không chỉ khi mang bầu, khi đã chào đời bé cũng cần nhận được lượng kẽm đầy đủ để đảm bảo phát triển toàn diện. Kẽm có nhiều trong hải sản, sữa, thịt gia cầm,…

I-ốt: Để não bộ của bé phát triển toàn diện, i-ốt là vi chất không thể thiếu.

Nước: Mẹ bầu cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, từ 1,8 – 2 lít /ngày để phòng ngừa táo bón, giúp bé và mẹ khỏe mạnh.

Bổ sung sữa bầu vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày: Sữa bầu là thực phẩm hỗ trợ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, cung cấp thêm các loại dưỡng chất và vitamin để có mẹ một thai kỳ khỏe mạnh hơn. Một trong những loại sữa được các mẹ bầu yêu thích nhất đó là Mama Milk của Meiji. Sữa có vị thanh nhạt tự nhiên, thơm ngon dễ uống. Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết, Mama Milk còn bổ sung thêm 2 loại chất xơ là chất xơ thực phẩm và chất xơ hòa tan Fructo- oligosaccharide rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm bớt tình trạng táo bón khó chịu trong thai kỳ.

Bài viết được xem nhiều nhất:

  • Mấy tuần có tim thai? Tim thai bao nhiêu là tốt nhất
  • Độ mờ da gáy là gì? Các lưu ý quan trọng về độ mờ da gáy
  • Các chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần mẹ cần nắm rõ
  • Bỏ túi cách tính ngày dự sinh chính xác 100% mẹ bầu cần tham khảo
  • Nguyên nhân dây rốn quấn cổ? Cách nhận biết và phòng tránh

Trên đây là những kiến thức mà MEIJI mang lại cho mẹ khi mang thai, hãy theo dõi và tham khảo để có một thai kỳ thật khỏe mạnh và thoải mái cho cả mẹ và bé nhé.