Thanh toán cho từng thành viên liên danh năm 2024

Hướng dẫn việc ký hợp đồng và phụ lục hợp đồng xây dựng đối với Liên danh nhà thầu (Hình từ Internet)

Hướng dẫn việc ký hợp đồng và phụ lục hợp đồng xây dựng đối với Liên danh nhà thầu

- Việc quản lý hợp đồng xây dựng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký, phù hợp hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và các quy định pháp luật áp dụng cho hợp đồng.

Việc ký hợp đồng với nhà thầu liên danh được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng 2014, cụ thể:

Điều 138. Quy định chung về hợp đồng xây dựng

1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:

  1. Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
  1. Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
  1. Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
  1. Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

3. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng gồm:

  1. Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;
  1. Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
  1. Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

4. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng là tiếng Việt. Trường hợp hợp đồng xây dựng có sự tham gia của bên nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và ngôn ngữ khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.

5. Hợp đồng xây dựng phải được ký kết và thực hiện phù hợp với quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.

- Việc xem xét ký phụ lục hợp đồng với từng thành viên liên danh phải căn cứ vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng đã ký; thỏa thuận liên danh; đặc điểm, tính chất và điều kiện cụ thể của gói thầu; năng lực hoạt động xây dựng của từng thành viên để quyết định, tuân thủ quy định tại Điều 143 Luật Xây dựng 2014, cụ thể:

+ Điều chỉnh hợp đồng xây dựng gồm điều chỉnh về khối lượng, tiến độ, đơn giá hợp đồng và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng.

+ Các trường hợp được điều chỉnh hợp đồng xây dựng:

++ Do các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với các quy định của Luật Xây dựng 2014 và pháp luật khác có liên quan;

++ Khi Nhà nước thay đổi các chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;

++ Khi dự án được điều chỉnh có ảnh hưởng đến hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;

++ Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

+ Ngoài các quy định nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 143 Luật Xây dựng 2014, việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công còn phải tuân thủ các quy định sau:

++ Việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian;

++ Đơn giá trong hợp đồng được điều chỉnh theo nội dung, phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh hợp đồng được các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật;

++ Khi điều chỉnh hợp đồng làm thay đổi mục tiêu đầu tư, thời gian thực hiện hợp đồng, làm vượt dự toán gói thầu xây dựng được duyệt thì phải được người quyết định đầu tư cho phép.

Xem chi tiết Công văn 5563/BXD-KTXD ban hành 08/12/2022.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Công văn số 3071/BXD-KTXD ngày 9/8/2022 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn hợp đồng xây dựng (1 trang)

Posted: 29/8/2022 4:19:14 PM | Latest updated: 30/8/2022 8:19:42 AM (GMT+7) | LuatVietnam: 5529

Thanh toán cho từng thành viên liên danh năm 2024

Theo Bộ Xây dựng, việc thanh toán cho từng thành viên liên danh tương ứng với khối lượng thực tế hoàn thành được nghiệm thu được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định 37/2015/NĐ-CP

Thanh toán cho từng thành viên liên danh năm 2024
.

Trường hợp thanh toán ủy quyền cho thành viên đứng đầu liên danh được thực hiện theo thỏa thuận liên danh nhà thầu đã ký, phù hợp với hồ sơ hợp đồng và pháp luật áp dụng cho hợp đồng.

Luật đấu thầu (Điều 64 khoản 3) quy định một trong những điều kiện ký kết họp đồng là chủ đầu tư phải bảo đảm các điều kiện về vốn tạm ứng, vốn thanh toán, mặt bằng thực hiện và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện gói thầu theo đúng tiến độ.

Đối với tình huống này, việc ký kết hợp đồng phải tuân thủ quy định nêu trên. Trường họp sau khi ký kết hợp đồng, chủ đầu tư không bàn giao được mặt bằng cho thành viên liên danh (Công ty A) để triển khai thi công theo đúng quy định trong hợp đồng dẫn đến việc thành viên này đề nghị chấm dứt hợp đồng do lỗi của chủ đầu tư và chuyển giao phần công việc còn lại cho thành viên còn lại trong liên danh (Công ty B) tiếp tục thực hiện gói thầu được coi là tình huống phát sinh trong đấu thầu theo quy định tại khoản 15 Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Theo đó, chủ đầu tư chịu trách nhiệm xem xét, quyết định xử lý tình huống theo hướng như sau:

Nếu phần công việc còn lại của gói thầu mà Công ty A chưa thực hiện không độc lập với các phần công việc khác của gói thầu và khó có thể tách rời để hình thành gói thầu mới thì có thể xem xét, giao phần công việc này cho Công ty B nếu Công ty B có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện toàn bộ phần công việc còn lại của gói thầu. Trong trường hợp này, chủ đầu tư và nhà thầu phải tiến hành điều chỉnh họp đồng để làm cơ sở thực hiện.

Trong mọi trường hợp, chủ đầu tư phải bảo đảm việc chấm dứt hợp đồng với Công ty A; giao cho Công ty B thực hiện phần công việc còn lại hoặc tách phần công việc còn lại thành gói thầu mới đế tổ chức lựa chọn nhà thầu không làm phát sinh chi phí, gây thất thoát, lãng phí, ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm xử lý tình huống trong đẩu thầu trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình (điểm a khoản 1 Điều 86 Luật đấu thầu)