Thế nào gọi là bí tiểu sau đẻ

Sau khi vượt cạn các mẹ thường phải đối diện với những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, cũng như sức khỏe. Đặc biệt gần nhất sau sinh các mẹ phải đối diện với chứng bí tiểu sau sinh gây khó chịu cho sức khỏe cũng như hạn chế việc chăm sóc con cái.

Bí tiểu sau sinh là chứng bệnh nếu sau khi sinh 8 giờ, bàng quang đã tràn đầy nước tiểu mà lại không thể đi tiểu được gọi là chứng bí tiểu sau sinh. Bệnh không chỉ dẫn đến đau trường bụng dưới mà còn có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu, ảnh hưởng đến sự phục hồi tử cung sau sinh dẫn đến mất máu nhiều sau sinh.

Các nguyên nhân dẫn đến bí tiểu sau sinh thường gặp là:

Sau sinh các sản phụ không đi tiểu kịp thời làm cho nước tiểu tích tụ quá nhiều trong bàng quang, bàng quang trướng lên quá mức đến lớp cơ mất khả năng co bóp hoặc làm giảm khả năng cảm nhận của bàng quang, tê liệt thần kinh mà dẫn đến mất phản xạ làm cho đi tiểu khó khăn dẫn đến bí tiểu.

Đa phần khi sinh tầng sinh môn của sản phụ bị rạch hoặc rách gây đau nên khi đi tiểu vết thương bị kích thích làm cho càng đau hơn, dẫn đến hạn chế phản xạ co bóp lớp cơ đường tiểu, làm cho đi tiểu khó khăn dẫn đến bí tiểu.

Nguyên nhân thứ 3 là do quá trình sinh nở kéo dài, thời gian thai nhi chèn ép lên bàng quang quá lâu gây ra phù thũng bàng quang và đường tiểu làm cho việc đi tiểu trở ngại dẫn đến bí tiểu.

Sản phụ mắc chứng thiếu máu hoặc sau khi sinh mất máu quá nhiều hoặc bị biến chứng nghiêm trọng, toàn thân không bài tiết được làm cho sức ép chèn xuống khoang bụng dẫn đến bí tiểu.

Sản phụ bị nhiễm trùng hệ tiết niệu hoặc sau khi sinh bị nhiễm trùng ống dẫn tiểu làm cho ống dẫn tiều phù nề, sung huyết cũng là nguyên nhân dẫn đến bí tiểu.

Xử trí bí tiểu cho sản phụ

Khi mắc chứng bí tiểu sau sinh, sản phụ cần tập thói quen đi tiểu để tạo lại phản xạ tự nhiên, kết hợp với chườm ấm vùng bụng dưới rốn, uống nhiều nước. Nếu tình trạng không cải thiện sản phụ cần đến cơ sở y tế, bác sỹ sẽ chỉ định cụ thể như: dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc kháng viêm chống phù nề và nguyên tắc sau cùng hỗ trợ tăng cường trương lực bàng quang giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường.

Cách phòng ngừa bí tiểu sau sinh

Để phòng ngừa bí tiểu sau sinh cần điều trị dứt điểm nhiễm trùng đường tiểu trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là phù nề trong giai đoạn cuối thai kỳ hoặc nhiễm trùng hệ tiết niệu nên điều trị triệt để, không để dây dưa kéo dài đến lúc sinh.

Sau khi sinh, người mẹ cần sớm vận động nhẹ nhàng, tập rặn tiểu bình thường theo tư thế tiểu tự nhiên. Không nên lo sợ đau đớn đối với vết khâu tầng sinh môn mà nín tiểu.

Nên uống nhiều nước, vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ bằng nước sạch hoặc dung dịch rửa vệ sinh phụ khoa. Giữ khô vùng âm hộ, tránh nhiễm khuẩn vết khâu tầng sinh môn.

Hành tươi chữa bí tiểu sau sinh

Hành là gia vị dùng hàng ngày của nhiều gia đình. Thành phần chủ yếu trong hành là nước, chiếm khoảng 86,8%. Ngoài ra trong hành chứa một lượng vừa phải các chất protein, chất béo, chất xơ cũng với một lượng đáng kể canxi, phốt pho và kali. Tuy vậy hành chứa rất ít calo (50calo/100g hành). Thân hành chứa một lượng đáng kể carotene và chất sắt rất tốt cho cơ thể. Theo Đông y, hành làm thông khí, khí đẩy huyết, huyết đẩy khí điều hòa kinh mạch và tạng phủ.

Bài thuốc chữa bí tiểu sau sinh từ hành tươi như sau:

Cách làm : Củ hành tươi giã nát (khoảng 5-10g), chia thành 2 phần, bọc lại bằng vải, sao nóng, luân phiên đắp lên rốn (huyệt thần khuyết), có tác dụng thông tiểu.

Ngoài ra có thể dùng bài thuốc sau: hành 20g, mã đề 20g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 15g. Sắc uống ngày 1 thang.Sản phụ cũng có thể dùng hành trắng cả lá giã nát, thêm mật, đắp lên vùng kín, tiểu tiện sẽ thông.

Củ hành, ruột ốc ruộng. Lượng bằng nhau, cùng giã nát, đun chín, dán vào huyệt quan nguyên (cách dưới rốn khoảng 3 tấc ta). Đây cũng là 1 bài thuốc tốt dùng để chữa chứng bí tiểu ở sản phụ.

Ngoài ra, để việc chữa trị chứng bí tiểu đạt được kết quả tốt hơn, cácmẹ nên dùng vòi sen nước ấm xịt vào vùng bụng dưới và cửa mình để kích thích cảm giác buồn tiểu. Hoặc hơ cô bé trên một chậu nước ấm. Nếu không muốn dùng cách này, sản phụ có thể lấy một chậu nước ấm, sau đó ngồi xổm, ngâm toàn bộ vòng 3 trong khoảng 10 phút.

Ngoài tác dụng chữa bí tiểu cho sản phụ, hành tươi còn có tác dụng chữa viêm tuyến vú ở phụ nữ, có thể làm theo công thức sau: Hành 20 30g, giã nát, hấp nóng. Đắp chườm vào chỗ đau. Hành tươi còn có tác dụng chữa động thai ra máu ở sản phụ với cháo gạo nếp nấu hành: Hành củ 20g, giã nát. Ăn với cháo gạo nếp khi còn nóng. Ngoài ra ăn hành tươi còn có tác dụng giải cảm, giải độc tố trong cơ thể, rất tốt cho sản phụ mới sinh.

Ngọc Lan

Chia sẻ

Video liên quan

Chủ đề