Thị trường phi tập trung otc là gì năm 2024

Cổ phiếu OTC, thị trường OTC là những khái niệm vẫn còn nhiều khúc mắc và chưa thực sự rõ ràng. Nhằm hỗ trợ người mới trong giai đoạn đầu tìm hiểu về thị trường chứng khoán, ở bài viết này, Lớp học chứng khoán sẽ đi cùng bạn khám phá thị trường giao dịch cổ phiếu phi tập chung OTC ngay dưới đây.

Bài viết thuộc nhóm bài KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, bạn có thể tham khảo thêm để có nền tảng kiến thức đầy đủ và vững chắc hơn.

Cổ phiếu OTC là gì?

Cổ phiếu OTC (Cổ phiếu chưa niêm yết) là loại cổ phiếu được phát hành bởi các Công ty đại chúng và chưa được niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Trong đó, OTC là viết tắt theo ký tự đầu của Over-the-counter, dịch sang tiếng việt là giao dịch qua quầy (có tên gọi này là do lịch sử phát triển của nó) là hình thức giao dịch của loại cổ phiếu không đủ độ minh bạch, công khai như các cổ phiếu đã niêm yết; chúng được chuyển nhượng tự do, trực tiếp một cách rất sơ khai trên thị trường OTC.

(Ảnh minhh họa)

Ở bài trước ta đã tìm hiểu, dựa vào điều kiện đểIPO và điều kiện để trở thành CÔNG TY ĐẠI CHÚNG theo pháp luật, thì một công ty cổ phần khi đã thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thì công ty cổ phần đó sẽ trở thành công ty đại chúng. Một công ty đại chúng có thể chưa IPO nhưng một công ty đã IPO thì công ty đó đã trở thành là công ty đại chúng.

Khi cổ phiếu đã được phát hành, ta lại có khái niệm CÔNG TY ĐẠI CHÚNG NIÊM YẾT VÀ CHƯA NIÊM YẾT. Cổ phiếu của công ty đại chúng đã niêm yết sẽ giao dịch trên các sàn giao dịch tập trung được quản lý bởi các sở giao dịch. Phần còn lại, cổ phiếu chưa niêm yết sẽ được giao dịch trên các sàn UPCoM, sàn ĐCCNY. Có thể nói cổ phiếu OTC sẽ được giao dịch trên sàn ĐCCNY, còn sàn UPCoM, do có sự quản lý của SGDCK Hà Nội, các giao dịch hiển thị trên bảng giá điện tử có tính công khai nên không còn thuộc thị trường OTC.

Khái niệm Thị trường OTC

Thị trường OTC là thị trường giao dịch những cổ phiếu OTC mà điểm đặc trưng nổi bật nhất là tính phi tâp trung. Dựa theo phương thức giao dịch, thị trường được chia làm hai loại chính thức (chịu sự quản lý của nhà nước) là Thị trường giao dịch tập trung (Thị trường Sở giao dịch) mà các giao dịch được thực hiện thông qua SGDCK và Thị trường phi tập trung chính là thị trường OTC, giao dịch không qua SGDCK.

Thị trường OTC vận hành theo cơ chế xác lập giá bằng hình thức thỏa thỏa thuận giữa hai bên mua - bán thông qua thương lượng, không có các trung tâm giao dịch cố định. Chịu sự quản lý của trung tâm lưu ký thông qua bộ phận trung gian là các Công ty chứng khoán, các giao dịch và thông tin trên thị trường dựa vào hệ thống điện thoại và mạng lưới Internet phổ biến hiện nay.

Đặc điểm của thị trường OTC

Hình thức tổ chức phi tập trung, thị trường OTC không có địa điểm giao dịch tập trung như đối với thị trường chứng khoán tập trung (Sở Giao dịch Chứng khoán). Thị trường OTC ngày nay được tổ chức chặt chẽ, sử dụng hệ thống mạng tin học diện rộng liên kết với tất cả các đối tượng tham gia thị trường.

Đặc điểm của đối tượng tham gia, việc tham gia thị trường OTC rất đơn giản, tuy nhiên, hoạt động của các Nhà đầu tư trên thị trường không phải là độc lập, mà thường lập thành các hội nhóm, diễn đàn để trao đổi thông tin với nhau.

Chứng khoán giao dịch trên thị trường, là chứng khoán chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán, trong đó chủ yếu là của công ty nhỏ và vừa; có triển vọng phát triển, hoặc có những lợi thế thương mại riêng biệt.

Cơ chế xác lập giá, trên thị trường OTC giá được xác lập chủ yếu dựa trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa bên mua và bên bán, mà không bị bất cứ một lực bên ngoài nào (giới hạn giá, lượng cổ phiếu…) tác động. Nói chung, cơ chế mua - bán các loại chứng khoán trên thị trường OTC theo cơ chế thị trường.

Thị trường phi tập trung otc là gì năm 2024

(Ảnh minhh họa, nguồn: pixabay)

Cơ chế thanh toán trên thị trường OTC là linh hoạt, đa dạng hơn so với phương thức thanh toán bù trừ đa phương thống nhất ở Sở Giao dịch Chứng khoán.

Tính thanh khoản của các loại chứng khoán trên thị trường OTC thường thấp hơn thị trường giao dịch tập trung, chứa đựng nhiều rủi ro hơn, song cũng có thể đem lại nhiều lợi nhuận hơn.

Phương thức mua bán, giao dịch, có 3 phương thức giao dịch chủ yếu:

  • Phương thức giao dịch thỏa thuận giản đơn
  • Phương thức giao dịch báo giá
  • Phương thức giao dịch có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường

Quản lý thị trường OTC, được thực hiện theo hai cấp: cấp quản lý nhà nước và cấp tự quản.

Phương thức thu thập thông tin, để mua chứng khoán trên thị trường OTC, Nhà đầu tư

thường tìm kiếm thông tin từ các nguồn như: Thông tin từ các báo cáo tài chính (BCTC); Thu thập thông tin qua các cơ quan chức năng; Thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng; thông tin từ những hội, nhóm kinh doanh chứng khoán, thông tin không chính thức từ bên trong doanh nghiệp.

Rủi ro của thị trường OTC

Vì không có sự tham gia quản lý của nhà nước nhiều như giao dịch tại SGD, thị tường OTC là một thị trường tiềm năng xong cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.

  • Tranh chấp hay thiệt hại về quyền mua cổ phiếu mới tăng vốn,
  • Tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức,
  • Rủi ro trong mua bán Cổ phiếu chưa được chuyển nhượng,
  • Rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua,
  • Rủi ro biến động giá trong quá trình thỏa thuận (ký cam kết),
  • Rủi ro trong giao dịch nhận quyền mua,…

Phân biệt Thị trường OTC với Thị trường chợ đen

Khái niệm về hai thị trường này chưa thực sự rõ ràng và phổ biến, dựa vào lịch sử hình thành và tên gọi “Over the counter” ta có thể tạm phân biệt như sau:

Thị trường chứng khoán phi tập trung - OTC là một thị trường chứng khoán được tổ chức chặt chẽ bởi các tổ chức theo quy định của pháp luật và chịu sự quản lý của Nhà nước. Độ rủi ro trên thị trưởng OTC sẽ thấp hơn thị trường chợ đen.

Thị trường chợ đen hay còn gọi là thị trường ngầm là một thị trường nơi mà tất cả các hoạt động thương mại được tiến hành mà không liên quan đến thuế, luật hoặc các quy định thương mại. Rủi ro gặp phải trên thị trường này là rất lớn khi không có pháp luật đứng ra đảm bảo tính công bằng.

So sánh thị trường OTC và thị trường sở giao dịch

Để phân biệt hai loại thị trường tập trung và phi tập trung, ta cần đặt chúng ngang nhau với từng tiêu chí cụ thể, để tiện theo dõi, cùng quan sát bảng so sánh sau:

TIÊU CHÍ

Thị trường OTC

Thị trường sở giao dịch

Cơ quan quản lý

Cấp quản lý nhà nước và cấp tự quản

Cấp nhà nước (Sở giao dịch)

Địa điểm giao dịch

Không qua sàn

Giao dịch tập trung qua sàn giao dịch

Giao dịch bằng cơ chế

Thương lượng và thỏa thuận giá

Niêm yết giá trên sàn

Mức giá tham khảo

Theo cung cầu của thị trường

Chỉ có một mức giá đối với 1 cổ phiếu cùng một thời điểm

Mức độ rủi ro

Cao

Thấp

Cơ chế thanh toán

Linh hoạt và đa dạng

Thanh toán theo kết quả bù trừ đa phương

Lịch sử hình thành Thị trường OTC

Giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán; việc mua, bán chứng khoán chủ yếu được thực hiện thông qua các quầy của ngân hàng, các công ty chứng khoán. Phương thức giao dịch chủ yếu là mua bán trực tiếp thủ công, thương lượng giá. Như vậy có thể nói, ban đầu thị trường chứng khoán hình thành khởi nguồn từ thị trường OTC – Thị trường phi tập trung.

Khi thị trường phát triển hơn, xuất hiện các hội nhóm chuyên nghiệp hơn thì hoạt động của thị trường được thực hiện bởi một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư ở các địa điểm phân tán khác nhau mà không có trung tâm giao dịch.

Thị trường phi tập trung otc là gì năm 2024

(Ảnh minhh họa, nguồn: pixabay)

Với sự phát triển của kỹ thuật tin học, Thị trường OTC phát triển rất nhanh chóng trở thành một loại hình chứng khoán hiện đại. Việc giao dịch được thực hiện bởi một mạng lưới các nhà môi giới, tự doanh chứng khoán và nhà tạo lập thị trường liên kết với nhau và liên kết với trung tâm quản lý thông qua mạng dịch vụ viễn thông dữ liệu diện rộng.

Thị trường OTC của Việt Nam

Tại Việt Nam, trên Thị trường chứng khoán trước kia, Nhà nước rất gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý Thị trường OTC, khi thị trường chứng khoán niêm yết chưa thực sự phát triển, nhỏ hơn nhiều lần so với thị trường tự do (tên gọi trước của OTC).

Nhằm thu hẹp thị trường này, ngoài hai sàn hiện có là HOSE và HNX, sự xuất hiện của sàn UPCoM mang theo kì vọng đặt các giao dịch phi tập trung vào bàn tay quản lý của SGDCK Hà Nội. Nhưng có vẻ mục đích thu hẹp thị trường OTC của Nhà nước bằng sàn này chưa mang lại hiệu quả.

Nỗ lực quản lý Thị trường này chưa dừng lại ở đó, cuối cùng nhà nước quyết định ban hành thêm quy định buộc mọi cổ phiếu chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch tại UPCoM đều phải chịu sự quản lý của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) có thành viên là các Công ty chứng khoán. Khi đó, mọi sự chuyển nhượng tự do không qua VSD trở nên bất hợp pháp, dần hình thành khái niệm Sàn Đại chúng chưa niêm yết (ĐCCNY), thay thế dần sàn OTC trong chính thị trường OTC.

Lúc này, thị trường phi tập trung vẫn giữ tính chất phi tập trung khi không giao dịch qua SGD nhưng đã nằm trong sự kiểm soát của Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD).

Trên đây là những chia sẻ mang tính tham khảo về thị trường OTC, rất mong cung cấp được thông tin hữu ích tới bạn đọc dù ít hay nhiều. Chúc bạn sớm thành công trên con đường đầu tư mình chọn!