Thống kê hàng hóa nhập khẩu qua đường hàng không năm 2024

Khi Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa với điều kiện Ex – Works, FOB, CNF hoặc CIF trong Incoterms thì sẽ phải tự chịu trách nhiệm cho thủ tục hải quan nhập khẩu. Trước khi gửi hàng, người Bán (nhà Xuất khẩu) sẽ gửi bộ chứng từ nháp cho bên nhập khẩu kiểm tra, nếu thông tin đúng hết thì họ sẽ gửi file scan qua email và gửi bộ chứng từ gốc kèm theo hàng. Trước khi hàng đến, hãng hàng không sẽ gửi thông báo hàng đến (Arrival Notice) cùng với các thông tin như: ngày giờ hàng đến, kho lưu trữ hàng hóa để làm thủ tục hải quan và các chi phí phát sinh.

Vậy để nhập khẩu một lô hàng vận chuyển bằng đường hàng không, Doanh nghiệp cần làm những gì và phải chuẩn bị những loại giấy tờ, chứng từ gì? Hãy cũng Interlink giải đáp qua bài viết này nhé!

Thống kê hàng hóa nhập khẩu qua đường hàng không năm 2024

Interlink là GSA của một số hãng hàng không, luôn có giá cước cạnh tranh và đảm bảo chỗ cho khách hàng vào các mùa cao điểm

Các giấy tờ cần thiết để nhập khẩu hàng hóa đường hàng không

Để thuận lợi cho việc thông quan, trước tiên bạn cần hiểu rõ về lô hàng và cung cấp cho đơn vị vận chuyển những thông tin chính xác. Bên cạnh đó bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ sau:

  • Bản sao hợp đồng mua bán ( Contract)
  • Bản sao vận đơn (Airway Bill)
  • Và các giấy có thể được bên Hải quan yêu cầu bổ sung như:
  • Bảng kê khai hàng hóa (Cargo Manifest)
  • Chứng thư giám định
  • Giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ
  • Tờ khai giá trị hàng hóa

Khai báo hải quan online

Công ty phải khai báo qua hải quan điện tử tại website: www.customs.gov.vn trước khi đến cơ quan làm thủ tục.

Khai hải quan theo mẫu Tờ khai hải quan do Bộ Tài chính quy định trong đó người nhận hàng phải cung cấp đầy đủ thông tin: tên và mã số hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, khối lượng, xuất xứ, đơn giá, giá trị hải quan, các loại thuế suất và các thông tin khác có liên quan.

Xác định số tiền thuế, các khoản thu khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Người nhận phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã điền vào tờ khai Hải quan.

Thống kê hàng hóa nhập khẩu qua đường hàng không năm 2024

Quy trình thông quan với hàng nhập khẩu

Bước 1: Nhận giấy báo hàng từ các hãng hàng không

Bước 2: Thanh toán lệ phí cho đơn vị vận tải

Các loại phí lệnh giao hàng, phí lao vụ, phí làm hàng và lấy bộ chứng từ kèm theo cho lô hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam.

Bước 3: Nhận lại vận đơn gốc

Bước 4: Hoàn tất thủ tục nhận hàng và thanh toán các khoản cần thiết với shipper

Bước 5: Làm thủ tục hải quan

Bước 6: Nhận hàng hóa tại kho của các hãng hàng không vận tải

Những thông tin ở trên là toàn bộ quá trình nhập khẩu hàng hóa đường hàng không mà Interlink đã tổng hợp lại. Nếu Quý vị có những thắc mắc liên quan đến giấy tờ, hồ sơ và quy trình nhập khẩu hàng Air hãy liên hệ ngay với Interlink để nhận được tư vấn chi tiết từ những chuyên gia trong ngành Logistics nhé!

Năm 2021, trong khi vận chuyển hành khách quốc tế ước đạt 500.000 khách, giảm 93% so với năm 2020 thì vận chuyển hàng hóa tăng đột biến, đạt xấp xỉ 1,1 triệu tấn hàng hóa, tăng 21,3% so với năm 2020.

Thống kê hàng hóa nhập khẩu qua đường hàng không năm 2024
(Ảnh: CTV/Vietnam+)

Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trong khi thị trường vận tải hành khách hàng không bị ảnh hưởng nặng của dịch COVID-19 với mức độ ảnh hưởng còn nghiêm trọng hơn năm 2020, thì trong năm 2021 ghi nhận nhu cầu vận chuyển hàng hóa quốc tế tăng đột biến.

Cụ thể, Cục Hàng không Việt Nam cho hay các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài đã phải dùng tàu bay vận chuyển hành khách để vận chuyển hàng hóa trên khoang hành khách.

Năm 2021, vận chuyển hành khách quốc tế ước đạt 500 nghìn khách, giảm 93% so với năm 2020 và vận chuyển hàng hóa đạt xấp xỉ 1,1 triệu tấn hàng hóa, tăng 21,3% so với năm 2020.

[Sớm có giải pháp tổng thể để tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không]

Đặc biệt, công tác điều phối slot (khoảng thời gian mà được nhà chức trách phân bổ cho các hãng hàng không cất, hạ cánh các chuyến bay) tại các cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài được thực hiện công khai, minh bạch và có sự đồng thuận của các hãng hàng không, cảng hàng không, quản lý hoạt động bay và các đơn vị liên quan.

Đối với hai dự án quan trọng của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất, Cục Hàng không Việt Nam cho hay, đơn vị đã thường xuyên kiểm tra, rà soát, họp định kỳ để kịp thời xử lý các công việc phát sinh và báo cáo Bộ Giao thông Vận tải tình hình triển khai dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Về vấn đề chuyển đổi số, đại diên lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết trong năm 2021, Cục tiếp tục đổi mới phương thức làm việc truyền thống sang phương thức làm việc trực tuyến, sử dụng nền tảng số tích hợp các chức năng của văn phòng điện tử. Cục Hàng không Việt Nam đã triển khai nhiều ứng dụng chuyên ngành phục vụ quản lý nhà nước của đơn vị./.