Thực trạng và giải pháp tư vấn học đường

Tham vấn tâm lý học đường là công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh – sinh viên, giáo viên và các bậc phụ huynh. Hoạt động này có vai trò rất quan trọng trong việc giúp học sinh tìm được cân bằng trong cuộc sống và phòng ngừa được những vấn đề tâm lý thường gặp.

Hiện nay, không ít học sinh phải đối mặt với những vấn đề tâm lý như stress – căng thẳng thần kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu, hội chứng Self-Harm,… Tuy nhiên, thầy cô và phụ huynh chủ yếu quan tâm đến sức khỏe thể chất và kết quả học tập mà không chú ý đến đời sống tinh thần của trẻ.

Trong những năm gần đây, tâm lý học đường ở nước ta trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết do phụ huynh và gia đình đặt nặng thành tích. Hơn nữa, áp lực của xã hội cũng khiến cho trẻ tự đặt cho bản thân mục tiêu cao và dễ rơi vào trạng thái tuyệt vọng, bi quan khi không đạt được thành tích như mong muốn.

Thực trạng và giải pháp tư vấn học đường
Hiện nay, rất nhiều học sinh phải đối mặt với những vấn đề tâm lý như căng thẳng, lo âu, trầm cảm,…

Thống kê được thực hiện ở 1314 trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 16 tuổi tại 10 tỉnh, thành phố ở Việt Nam cho thấy, có đến 9.6% trẻ có biểu hiện sống khép kín, 1.6% trẻ có dấu hiệu trầm cảm, 12.29% trẻ có biểu hiện buồn bã do vấn đề tình cảm và 4.1% trẻ không cảm thấy hài lòng về ngoại hình.

Ngoài ra, áp lực học tập cũng khiến cho hơn 50% học sinh phải đối mặt với căng thẳng. Vào cuối kỳ, áp lực thi cử và nội dung ôn tập quá nhiều khiến không ít học sinh bị stress nặng. Những thống kê này cho thấy thực trạng tâm lý học đường tại Việt Nam đang trên chiều hướng tiêu cực cần phải được quan tâm hơn. Trong đó, thực hiện các hoạt động tham vấn tâm lý học đường là biện pháp hiệu quả để cải thiện thực trạng hiện nay.

Tham vấn tâm lý học đường (tư vấn tâm lý học đường) là hoạt động hỗ trợ tâm lý cho học sinh, sinh viên, giáo viên và đôi khi cả phụ huynh thông qua hình thức giao tiếp. Mục tiêu của hoạt động này là xóa bỏ cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực và giúp các em học sinh vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập. Đồng thời cải thiện mối quan hệ giữa học sinh với thầy cô và gia đình.

Thực trạng và giải pháp tư vấn học đường
Tham vấn tâm lý học đường được thực hiện nhằm bảo vệ sức khỏe tinh thần cho học sinh

Trẻ từ 10 tuổi trở lên sẽ dễ gặp phải các vấn đề tâm lý hơn do tác động của quá trình dậy thì. Đối mặt với sự thay đổi của con trẻ, bố mẹ cũng cần thay đổi trong cách giáo dục và quan tâm để phù hợp hơn với lứa tuổi.

Tuy nhiên, rất nhiều bậc phụ huynh vẫn giữ cách giáo dục nghiêm khắt, thường xuyên la mắng và đánh trẻ. Hệ quả là khiến trẻ trở nên xa cách, ít chia sẻ với gia đình những vấn đề mà mình gặp phải. Thậm chí một số trẻ còn có hành vi chống đối và phá phách. Điều này càng làm cho tổn thương tâm lý trở nên sâu sắc hơn và bản thân trẻ phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng nặng nề.

Tư vấn tâm lý học đường có vai trò rất quan trọng đối với học sinh – sinh viên, thầy cô và phụ huynh. Trong đó phải kể đến những vai trò quan trọng như:

Thực trạng và giải pháp tư vấn học đường
Tư vấn tâm lý học đường có thể giải quyết những vướng mắc mà học sinh gặp phải trong quá trình học tập
  • Kịp thời giải quyết các vướng mắc: Trong quá trình học tập, học sinh không tránh khỏi những vướng mắc và vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, trẻ thường ngại chia sẻ với thầy cô và gia đình vì sợ bị la mắng và đánh giá. Trường hợp này có thể tham vấn tâm lý học đường để được chuyên gia lắng nghe, chia sẻ và đưa ra những lời khuyên giúp trẻ có hướng xử lý phù hợp. Ngoài ra, các chuyên gia cũng trang bị cho học sinh thêm những kỹ năng cần thiết trong học tập, giao tiếp và đặc biệt là kỹ năng kiểm soát stress.
  • Gắn kết học sinh và gia đình: Trong giai đoạn dậy thì và vị thành niên, học sinh dễ mâu thuẫn với bố mẹ do cách suy nghĩ khác nhau. Tình trạng kéo dài ảnh hưởng đáng kể đến tinh thần của học sinh và khiến trẻ sống tách biệt với gia đình. Trong trường hợp này, cả học sinh và gia đình đều có thể tham gia tham vấn tâm lý học đường để gỡ bỏ mâu thuẫn và thấu hiểu nhau hơn. Việc giải quyết kịp thời mâu thuẫn giữa học sinh – gia đình giúp trẻ phát triển khỏe mạnh về tinh thần và luôn có gia đình là chỗ dựa mỗi khi gặp phải những vấn đề khó khăn.
  • Giúp giáo viên hiểu rõ tâm lý học sinh: Khoảng cách giữa hai thế hệ khiến giáo viên khó hiểu được tâm lý của học sinh. Vì vậy, giữa thầy và trò không có sự gắn kết và dễ phát sinh mâu thuẫn. Đây là lý do tham vấn tâm lý học đường được thực hiện cho cả giáo viên để hiểu hơn về tâm lý học sinh. Từ đó có cách giáo dục, giảng dạy và quan tâm phù hợp.
  • Ngăn ngừa các bệnh tâm lý học đường: Hiện nay, không ít học sinh phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý học đường như stress, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh,… do áp lực học tập, vấn đề tình cảm, nạn nhân của bạo lực học đường hoặc bị tẩy chay. Nếu kịp thời tham vấn tâm lý học đường, tỷ lệ học sinh mắc các bệnh tâm lý sẽ giảm đi đáng kể.
  • Giúp học sinh phát triển nhân cách bình thường: Quá trình hình thành nhân cách kéo dài từ khi trẻ mới sinh ra và hoàn chỉnh vào năm 18 tuổi. Tuy nhiên, trẻ sẽ có những đặc điểm tính cách rõ rệt nhất vào giai đoạn từ 10 – 18 tuổi. Trong giai đoạn này, sự thay đổi của hormone khiến trẻ trở nên nhạy cảm và đôi khi có suy nghĩ, hành vi lệch chuẩn. Nếu không có sự hỗ trợ của tư vấn tâm lý học đường, trẻ có thể phải gặp phải nhiều vấn đề trong quá trình phát triển nhân cách.

Nhìn chung, tham vấn tâm lý học đường có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống của học sinh, phụ huynh và giáo viên. Do đó hiện nay, các trường THCS, THPT và đại học đều có phòng tham vấn tâm lý. Bên cạnh đó, một số tổ chức còn thường xuyên có các chương trình tư vấn tâm lý cho cả học sinh và phụ huynh để giúp các em gỡ rối những vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống.

Tham vấn tâm lý học đường được thực hiện với mục đích chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh và giúp trẻ vượt qua những vấn đề tâm lý bắt nguồn từ học tập, cảm xúc, hành vi, nhận thức và các yếu tố tâm lý xã hội. Tham vấn tâm lý có thể thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau nhưng cơ bản quy trình sẽ có các bước chính:

  • Thiết lập mối quan hệ: Bước đầu tiên của tham vấn tâm lý học đường là thiết lập mối quan hệ đáng tin cậy – đặc biệt là với học sinh. Đây là cơ sở để trẻ thoải mái chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ và những vấn đề mà bản thân đang gặp phải.
  • Làm rõ vấn đề: Sau khi lắng nghe và nắm bắt được vấn đề mà trẻ đang gặp phải, các chuyên gia sẽ làm rõ vấn đề, từ đó đưa ra mục tiêu và phương pháp trị liệu phù hợp. Thông thường sau khi trò chuyện với trẻ, chuyên gia sẽ tìm đến thầy cô giáo và phụ huynh để hiểu rõ hơn vấn đề mà trẻ đang phải đối mặt.
  • Đề xuất giải pháp: Đề xuất giải pháp là giai đoạn sau khi chuyên gia tâm lý đã phân tích rõ vấn đề và diễn biến tâm lý của từng trẻ. Thông thường, chuyên gia sẽ tìm ra các giải pháp phù hợp và nghiên cứu thêm để triển khai giải pháp khả thi nhất. Việc lựa chọn sẽ có sự tham gia, đóng góp của thầy cô và phụ huynh học sinh.
  • Thực hiện chiến lược: Sau khi đã lựa chọn được giải pháp, chuyên gia sẽ thực hiện chiến lược trong một thời gian nhất định để giúp các em học sinh gỡ rối vướng mắc và lấy lại tinh thần thoải mái nhất.
  • Đánh giá hiệu quả: Sau khi tham vấn tâm lý học đường một thời gian, chuyên gia tâm lý sẽ đánh giá hiệu quả và xem xét có phải can thiệp thêm các phương pháp khác hay không.

Tham vấn tâm lý học đường có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của học sinh. Tuy nhiên để hoàn thành, cần phải có sự hỗ trợ đắc lực từ phía nhà trường.

Dưới đây là một số nhiệm vụ nhà trường cần phải thực hiện để đảm bảo công tác tham vấn tâm lý học đường diễn ra thuận lợi nhất:

  • Cho học sinh toàn trường làm khảo sát định kỳ về các vấn đề tâm lý để đánh giá tâm lý chung của học sinh.
  • Sàng lọc để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe thể chất, tâm lý của học sinh. Từ đó triển khai tham vấn tâm lý học đường vào thời điểm thích hợp.
  • Tổ chức các chương trình nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức, kỹ năng để đối phó với những vấn đề tâm lý. Ngoài ra, nên trang bị thêm cho học sinh các biện pháp để có thể phòng ngừa stress, trầm cảm và nhiều vấn đề tâm lý thường gặp.
  • Đối với giáo viên, nên tổ chức các hội thảo, chuyên đề về tâm lý học sinh theo từng lứa tuổi để giáo viên có thể nắm bắt tâm lý của học sinh, qua đó điều chỉnh lời nói và hành vi phù hợp hơn.

Tham vấn tâm lý học đường được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, tham vấn trực tiếp được thực hiện cho cá nhân hoặc nhóm các em học sinh gặp chung một vấn đề. Ngoài ra, tham vấn tâm lý học đường còn được thực hiện cho toàn bộ học sinh, giáo viên để mỗi cá nhân đều có hiểu biết nhất định về những vấn đề tâm lý và biết cách đối phó, phòng ngừa hiệu quả.

Thực trạng và giải pháp tư vấn học đường
Ngoài tham vấn trực tiếp, tư vấn tâm lý học đường còn được thực hiện thông qua các chương trình và chuyên đề

Các hình thức tham vấn tâm lý học đường bao gồm:

  • Tham vấn trực tiếp: Tham vấn trực tiếp được thực hiện cho cá nhân hoặc nhóm các em học sinh cùng gặp phải một vấn đề trong quá trình học tập, mâu thuẫn với thầy cô,… Mục tiêu của hình thức này là củng cố nhận thức, niềm tin, từ đó giúp các em đương đầu với khó khăn một cách tích cực và biết cách quản lý tốt hành vi của mình.
  • Tổ chức các hoạt động phòng ngừa: Có thể tổ chức cho từng nhóm học sinh, tập thể lớp hoặc khối. Hình thức này được thực hiện bằng cách tổ chức chương trình với nội dung hướng nghiệp, giáo dục giới tính, kỹ năng phòng ngừa tai nạn, kỹ năng kiểm soát stress,…
  • Tổ chức các hoạt động giao lưu: Ngoài các chương trình cho học sinh, tham vấn tâm lý học đường còn bao gồm cả những hoạt động giao lưu nhằm tăng cường năng lực tự giải quyết mâu thuẫn, vấn đề giữa học sinh và phụ huynh. Một số trường còn tổ chức các buổi tọa đàm để phụ huynh hiểu rõ hơn về tâm lý con trẻ và trở thành người bạn đồng hành trong quá trình trưởng thành của con.

Nhìn chung, tham vấn tâm lý học đường có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tinh thần của học sinh. Hiện tại, công tác này cần phải được đẩy mạnh hơn nữa để kịp thời can thiệp và phòng ngừa những vấn đề tâm lý ở học sinh.

Bên cạnh đó, phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến con trẻ để kịp thời có những giải pháp phù hợp. Cha mẹ có thể chủ động kết nối với các chuyên gia tâm lý tại các trung tâm về tâm lý trị liệu để hỗ trợ con khi con có các biểu hiện khác thường về mặt tâm lý.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt nam là đơn vị đi đầu và duy nhất tại Việt Nam hiện nay đang ứng dụng tâm lý trị liệu để chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người Việt một cách khoa học, bài bản, chuyên nghiệp và quy mô lớn.

Thực trạng và giải pháp tư vấn học đường

Với đội ngũ chuyên gia tâm lý, Master Coach hàng đầu đến từ Ủy ban NLP Hoa Kỳ, nơi đây là địa chỉ tham vấn sức khỏe tâm lý cho mọi lứa tuổi và là địa chỉ trị liệu tâm lý an toàn, hiệu quả và uy tín. Đặc biệt,  Trung tâm NHC Việt Nam có các chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm, kiến thức về trẻ em, luôn lắng nghe, thấu hiểu khách hàng nhỏ tuổi một cách tận tậm nhất để giúp các em mở lòng chia sẻ những vướng mắc trong cuộc sống của mình.

Chính vì vậy, ba mẹ cũng đừng lo lắng quá, nếu ở trường của con không có các chuyên gia tâm lý hay dịch vụ tham vấn tâm lý học đường. Hãy đặt lịch cho con đến gặp các chuyên gia tâm lý tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam để biết sức khỏe tinh thần của các con có tốt không hay ba mẹ cần làm gì để thúc đẩy con đạt kết quả học tập tốt hơn.

Bên cạnh đó, Trung tâm NHC Việt Nam còn thiết kế các chương trình trị liệu, chương trình đồng hành đặc biệt dành cho khách hàng là học sinh, sinh viên. Ở độ tuổi này, các em còn chưa đủ sự trưởng thành và chín chắn, cần có sự đồng hành đúng đắn từ cha mẹ và người thân trong gia đình.

Chuyên gia tâm lý, Master Coach Nguyễn Minh Ngọc cho biết: “Khách hàng là học sinh, sinh viên chiếm một phần không hề nhỏ trong tổng khách hàng mà Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã và đang trị liệu. Nguyên nhân gây ra khủng hoảng tâm lý của các em rất đa dạng. Các em có thể bị ám thị tiêu cực, chế nhạo từ người lớn (bố mẹ, hàng xóm, thầy cô, bạn bè) kiểu như “đứa ăn hại, vô dụng“, “sao ngu dốt vậy“. Hay bị bạo hành gia đình, bạo lực học đường, tiếp nhận những tư duy chưa đúng đắn nên hình thành niềm tin giới hạn về bản thân. Hoặc có những mâu thuẫn nội tâm do môi trường giáo dục, gia đình, xã hội mang lại. Chẳng hạn người lớn nói một đằng làm một nẻo, bảo con không xem điện thoại nhiều, hại mắt, không tốt… nhưng ba mẹ lại xem nhiều nhất, lúc nào cũng cầm điện thoại, thậm chí là cả lúc ăn cơm. Hoặc những người chăm sóc trẻ có những niềm tin, tư duy suy nghĩ trái ngược nhau gây ra mâu thuẫn nội tâm trong trẻ… cộng thêm những thay đổi về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì gây ra những khủng hoảng tâm lý ở trẻ”.

Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến chia sẻ: “Bên cạnh việc ổn định tâm lý, cân bằng cảm xúc, khỏe mạnh về mặt tinh thần, yêu thương bản thân, tự tin và có ước mơ, khát khao cho chính mình, các chuyên gia tâm lý trị liệu tại Trung tâm NHC Việt Nam còn giúp các em kết nối với gia đình, người thân của mình. Hầu hết các em đến với Trung tâm trong tình trạng mất kết nối với gia đình, không thể chia sẻ vấn đề với ba mẹ và những người thân trong gia đình. Chúng tôi có các chương trình đồng hành đặc biệt để giúp cha mẹ thấu hiểu và biết cách đồng hành cùng con. Từ đó, xây dựng, cải thiện mối quan hệ giữa phụ huynh và con trẻ để gia đình luôn là mái ấm yêu thương, là nguồn động lực để giúp trẻ đạt được nhiều ước mơ, khát vọng trong cuộc sống“.

Thực trạng và giải pháp tư vấn học đường

Để biết thêm các thông tin chi tiết về chương trình trị liệu dành cho trẻ em, quý phụ huynh có thể liên hệ đến hotline chuyên gia: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây.

Tham khảo thêm: