Thuốc vaccine astrazeneca có tác dụng bao lâu

Đã gần 2 năm tính từ ngày đại dịch Covid-19 bùng phát nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm. Do vậy, các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đang đẩy nhanh công cuộc tiêm chủng phòng ngừa Covid-19. Tuy đã triển khai được một thời gian với số lượng vắc xin lớn, nhưng có không ít người biết sau tiêm vắc xin Covid bao lâu thì an toàn, sau bao lâu cơ thể được kháng thể bảo vệ.

1. Sau khi tiêm bao lâu thì an toàn

Sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19, cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh ra các kháng thể và số lượng sẽ tăng lên theo thời gian kể từ 12 ngày sau mũi tiêm đầu tiên. Kể từ 1 tháng sau khi mũi tiêm thứ 2, khả năng phòng ngừa dịch bệnh của cơ thể sẽ đạt hiệu quả tối ưu, tuy nhiên hiệu quả của mỗi loại vắc xin là khác nhau, thông thường dao động trong khoảng 60 - 95%.

Từ trước đến nay, kể cả các loại vắc xin phòng ngừa dịch bệnh đã được nghiên cứu trước đó cũng không thể bảo vệ cơ thể 100%. Việc đã tiêm phòng nhưng vẫn nhiễm phải Covid-19 là điều có thể xảy ra và không cho thấy công tác tiêm chủng đã thất bại. Hơn nữa, người đã tiêm phòng vẫn có khả năng lây truyền và phát tán dịch bệnh cho người khác. Vì thế, sau khi tiêm phòng, vẫn cần phải thực hiện đầy đủ nguyên tắc 5K để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Vắc xin không bảo vệ người tiêm tuyệt đối khỏi các nguồn lây nhiễm

Ngoài ra, hiệu quả của từng loại vắc xin là khác nhau và ở mỗi người là khác nhau. Do đó, sau khi tiêm vắc xin không nên lơ là mà vẫn cần phải tuân thủ các nguyên tắc phòng bệnh như trước đây. Hơn nữa, các biến chủng của Covid-19 đang thích ứng và tiên hóa với tốc độ nhanh còn có thể

2. Sau khi tiêm vắc xin nên ăn gì và kiêng gì

Trong vòng 14 ngày kể từ khi tiêm vắc xin, bạn tuyệt đối không được sử dụng các loại thực phẩm dưới đây để không làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau tiêm:

  • Rượu, bia: nguyên nhân là do chúng có thể làm ức chế hệ miễn dịch, làm cơ thể mất nước, thiếu nước. Hơn nửa, bia rượu còn gây nhầm lẫn cho cơ thể trong việc phản ứng với vắc xin.

  • Chất béo, đồ ăn nhiều dầu mỡ: xúc xích, gà rán, hamburger, khoai tây chiên,... là những thực phẩm có hại đối với cơ thể sau khi tiêm vắc xin và cả lúc bình thường cũng vậy. Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể gây ra những tác hại cho sức khỏe.

Ăn nhiều đồ dầu mỡ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau khi tiêm

Sau khi tiêm vắc xin, tùy thuộc vào cơ địa từng người mà sẽ có những tác dụng phụ khác nhau như: sốt nhẹ, đau nhức toàn thân,... Triệu chứng có thể nặng hoặc nhẹ tùy vào sức đề kháng thể trạng của từng người, tuy nhiên nên bổ sung các thực phẩm có lợi sau để cơ thể hồi phục sau tiêm là vô cùng quan trọng:

  • Bổ sung nước đầy đủ: nước giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe con người, giúp máu lưu lưu thông tốt, cung cấp đầy đủ oxy đến các tế bào giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn.

  • Bổ sung vitamin A: đây là loại vitamin có vai trò quan trong bảo vệ sự toàn vẹn của da, niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp là những hàng rào đầu tiên ngăn cản mầm bệnh. Những thực phẩm giàu vitamin A bạn nên bổ sung như: gấc, khoai lang, cà rốt, ớt chuông, rau bina, xoài, bông cải xanh.

  • Bổ sung vitamin C, D, E: Vitamin C, E có tác dụng như những chất chống oxy mạnh, có tác dụng bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong khi đó, vitamin D có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể. Vitamin C có nhiều trong hoa quả tươi và rau xanh, vitamin E có nhiều trong các loại thực phẩm như đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc,… Nguồn thực phẩm giàu vitamin D như cá, trứng, sữa,...

Nhiều người nói sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 không nên ăn trứng, đây là điều hoàn toàn sai lệch

3. Tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin

Việc tiêm chủng có thể làm giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 hiệu quả. Sau khi tiêm xong, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ, tuy nhiên cần phân biệt chúng với các dấu hiệu bất thường khác để tránh xảy ra những tình huống đáng tiếc.

Tác dụng phụ thường gặp

Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ bắt đầu hình thành hàng rào bảo vệ gây ra các tác dụng phụ. Bạn không cần quá lo lắng nếu gặp những dấu hiệu sau đây:

  • Vùng da xung quanh vị trí tiêm trên cánh tay có thể xuất hiện tình trạng sưng tấy, mẩn đỏ và gây cảm giác đau đớn.

  • Đau đầu, đau cơ, mỏi khắp người, buồn nôn, ớn lạnh, sốt,...

Để giảm khó chịu sau khi tiêm, bạn có thể tham khảo một số cách làm sau;

  • Nghỉ ngơi, hạn chế vận động nặng bên cánh tay tiêm.

  • Bổ sung thật nhiều nước như oresol.

  • Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt nếu sốt trên 38.5. Chườm ấm hoặc lau người nếu sốt nhẹ dưới 38.5.

  • Mặc những trang phục thoáng mát, dễ chịu.

Ngoài ra, ở một số loại vắc xin, mức độ của tác dụng phụ ở mũi tiêm thứ 2 có thể nặng hơn và tần suất cũng nhiều hơn mũi tiêm đầu. Nhưng cũng có nhiều người sau khi tiêm xong không hề xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Ngoài ra, sau khi tiếp vắc xin nếu thấy một trong các dấu hiệu sau hãy nhanh chóng đến bệnh viện hoặc liên hệ đội cấp cứu lưu động:

  • Ở vùng miệng: có cảm giác tê tê quang ở môi và lưỡi.

  • Ở vùng da: xuất hiện các nốt mẩn đỏ, phát ban, càng ngày càng lan rộng, da chuyển thành màu đỏ thậm chí là màu tím, hoặc da bị chảy máu, xuất huyết dưới da.

  • Ở họng: cảm giác khô rát, căng cứng, ngứa ngáy, khó nói chuyện.

  • Thần kinh: đau đầu dai dẳng và dữ dội; ngủ gà, hôn mê, co giật; chóng mặt, say xẩm mặt mày, mệt mỏi bất thường,...

  • Tim mạch: có cảm giác hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực kéo dài.

  • Đường ruột: Buồn nôn, đau quặn, tiêu chảy.

  • Hô hấp: Khó thở, thở rít, thở khò khè.

  • Toàn thân: Đau dữ dội ở một hay nhiều nơi mà không do chấn thương nào cả, sốt cao trên 39 độ mà không đáp ứng thuốc hạ số.

Sốt cao trên 39 độ kèm các biểu hiện bất thường khác cần đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời

Sau khi đọc xong bài viết này chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc sau tiêm bao lâu thì an toàn. Thông thường, sau khi tiêm mũi 1 ít nhất 12 ngày cơ thể sẽ sinh sáng thể, còn sau khi tiêm mũi 2 được được 1 tháng trở lên vắc xin sẽ đạt hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, vắc xin không bảo vệ tuyệt đối cơ thể khỏi các nguồn lây bệnh, do vậy không nên vì đã tiêm vắc xin mà chủ quan, cần thực hiện đầy đủ nguyên tắc 5K mà Bộ Y tế đã đề ra để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.

Tác dụng phụ: Không phải ai cũng gặp tác dụng phụ. Tuy nhiên một số người gặp phải tác dụng phụ. Các tác dụng phụ này là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể quý vị đang tạo hàng rào bảo vệ. Các tác dụng phụ có thể ảnh hưởng ngắn hạn đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của quý vị và sẽ hết sau vài ngày. Nếu muốn báo cáo tác dụng phụ, quý vị có thể sử dụng V-safe.

Biến cố bất lợi: Biến cố bất lợi hiếm gặp nhưng có thể gây ra vấn đề sức khỏe về dài hạn. Nếu xảy ra biến cố bất lợi, thì chúng thường xuất hiện trong vòng sáu tuần sau khi tiêm một liều vắc-xin. Nếu quý vị muốn báo cáo một biến cố bất lợi, hãy dùng Hệ Thống Báo Cáo Tác Dụng Phụ Của Vắc-xin (VAERS).

  • Trong các thử nghiệm lâm sàng, Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã thu thập dữ liệu về từng loại vắc-xin ngừa COVID-19 được phê chuẩn trong ít nhất là hai tháng (tám tuần) kể từ liều cuối cùng.
  • Hiện thời, CDC, FDA và các cơ quan liên bang khác tiếp tục theo dõi tính an toàn của vắc-xin ngừa COVID-19.

Sau khi hướng dẫn hệ miễn dịch cách nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh, các thành phần của vaccine sẽ bị đào thải khỏi cơ thể trong thời gian ngắn, chỉ có phản ứng miễn dịch ngừa virus ở lại.

Khi các nước cố gắng đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng, nhiều người chưa hiểu rõ về tác động sinh học của vaccine. Lầm tưởng phổ biến nhất trên thế giới trong thời gian gần đây là "các thành phần của vaccine sẽ tồn tại lâu trong cơ thể và gây hại". Điều này khiến một bộ phận người dân trở nên do dự với chương trình tiêm chủng.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, vaccine sẽ được đào thải khỏi cơ thể chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần, chỉ có phản ứng miễn dịch ngừa virus ở lại trong thời gian dài. Vaccine chỉ có vai trò kích thích hệ miễn dịch, dạy nó cách phản ứng với mầm bệnh sau này.

Tất cả loại vaccine, bất kể công nghệ nào, đều có mục tiêu cơ bản là cho hệ miễn dịch tiếp xúc với tác nhân gây bệnh mà không để lại nguy cơ mắc bệnh. Virus thường lây lan vào tế bào và sử dụng chúng để tái tạo. Vaccine cần mô phỏng quá trình này để tạo ra phản ứng miễn dịch đầy đủ. Như vậy, vaccine cũng phải di chuyển vào các tế bào nơi sản xuất protein và "giả dạng" một thành phần của virus.

Tất cả vaccine đều tuân thủ nguyên tắc này và cung cấp thông tin về virus qua việc tiêm bắp, song cơ chế hoạt động của chúng khác nhau. Như Pfizer và Moderna sử dụng công nghệ mRNA, còn AstraZeneca sử dụng vector virus.

Dù dùng công nghệ nào, hiệu quả của chúng cũng giống nhau. Tế bào sử dụng khuôn mẫu di truyền trong vaccine để tạo protein S của nCoV - thành phần giúp virus xâm nhập cơ thể. Protein S di chuyển đến bề mặt của tế bào, sau đó được hệ miễn dịch phát hiện.

Các tế bào miễn dịch chuyên biệt cũng hấp thụ protein S và sử dụng chúng để thông báo đến các tế bào khác, từ đó tạo cơ chế phòng thủ trước virus.

Một khi đã kích thích được phản ứng miễn dịch, bản thân vaccine sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi cơ thể. Vaccine mRNA gồm lớp vỏ chất béo, bao bọc nhóm các phần tử mRNA - công thức di truyền của protein S. Khi chất này xâm nhập vào tế bào, lớp vỏ sẽ bị phân hủy thành chất béo vô hại, còn mRNA được tế bào sử dụng để tạo protein S. Một khi mRNA đã được dùng để tạo protein, nó sẽ bị phá vỡ và loại bỏ khỏi tế bào.

Thực tế, mRNA rất mỏng manh, dạng bền vững nhất chỉ tồn tại trong vài ngày. Đây là lý do vì sao vaccine Pfizer và Moderna cần được bảo quản ở nhiệt độ cực thấp.

Vaccine vector như AstraZeneca và Johnson & Johnson sử dụng adenovirus (virus cúm vô hại) làm vector để cung cấp mẫu di truyền của protein S cho các tế bào. Virus vector đã được loại bỏ tất cả các thành phần lây nhiễm, nên nó không thể nhân lên hoặc gây bệnh. Virus vector sẽ liên kết với tế bào, cung cấp thành phần di truyền để hệ miễn dịch nhận biết mầm bệnh, sau đó tự bị loại bỏ.

Như vậy, vaccine không gây ra bất cứ thay đổi nào đối với DNA của người bình thường.

Đối với các protein S do vaccine tạo ra, hệ thống miễn dịch sẽ xác định chúng là yếu tố ngoại lai và tiến hành tiêu diệt, đồng thời hướng dẫn tế bào nhận ra virus trong suốt quá trình này. Các protein S cũng được loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể sau vài tuần. Trong thời gian này, chúng thường tồn tại ở vị trí tiêm, cụ thể là bắp tay.

Tuy nhiên, các kháng thể do hệ thống miễn dịch tạo ra vẫn còn trong cơ thể nhiều tháng sau tiêm. Vaccine cũng kích thích sản sinh tế bào miễn dịch ghi nhớ. Điều này có nghĩa, ngay cả khi nồng độ kháng thể giảm, hệ miễn dịch cũng sản xuất được thêm kháng thể và tế bào đối phó với virus. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho phép tiêm vaccine Pfizer tăng cường cho người trên 65 tuổi và một số người có nguy cơ cao 6 tháng sau liều thứ hai.

Theo VnExpress

Video liên quan

Chủ đề