Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2022

BPO - Hỏi: Mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2022 vừa được công bố. Với việc tăng hệ số trượt giá BHXH, người lao động sẽ được hưởng lợi như thế nào?

Trả lời: Mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH còn được biết đến với tên gọi khác là hệ số trượt giá BHXH, giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước. Cuối mỗi năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ công bố một hệ số mới áp dụng cho năm sau.

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH. Theo thông tư này, hệ số trượt giá BHXH sẽ được áp dụng từ ngày 1-1-2022. So với năm 2021, hệ số trượt giá BHXH năm 2022 phần lớn đều tăng. 

Về đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 10, Nghị định 115/2015/NĐ-CP, cụ thể:

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1-1-2016 trở đi, hưởng BHXH 1 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần trong thời gian từ ngày 1-1-2022 đến 31-12-2022.

Người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu, BHXH 1 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần trong thời gian từ ngày 1-1-2022 đến 31-12-2022.

Theo đó, mức điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH đối với đối tượng nêu trên được điều chỉnh theo công thức sau: Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm bằng tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm nhân với mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng.

Cụ thể, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng như sau: Trước năm 1995, mức điều chỉnh là 5,10; năm 2000, mức điều chỉnh là 3,58; năm 2009, mức điều chỉnh là 1,88; năm 2019, mức điều chỉnh là 1,05; năm 2020, mức điều chỉnh là 1,02; các năm 2021 và 2022, mức điều chỉnh là 1,00.

Bên cạnh đó, đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với trường hợp tham gia BHXH tự nguyện được quy định tại khoản 2, Điều 1, thông tư này được thực hiện theo công thức sau: Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm bằng tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm nhân với mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng.

Cụ thể, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng như sau: Năm 2008, mức điều chỉnh là 2,01; năm 2010, mức điều chỉnh là 1,72; năm 2015, mức điều chỉnh là 1,19; năm 2019, mức điều chỉnh là 1,05; năm 2020, mức điều chỉnh là 1,02; các năm 2021 và 2022, mức điều chỉnh là 1,00.

Căn cứ Điều 2 và Điều 3, Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, hệ số trượt giá được sử dụng để tính tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm theo công thức sau: Tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm bằng tổng tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm nhân với hệ số trượt giá BHXH của năm tương ứng.

Tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH sau điều chỉnh sẽ được dùng để tính mức bình quân tiền lương tháng/thu nhập đóng BHXH của người lao động. Theo đó, mức bình quân tiền lương tháng/thu nhập đóng BHXH bằng tổng số tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh chia cho tổng số tháng đóng BHXH.

Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại khoản 4, Điều 11, Nghị định 115/2015/NĐ-CP và khoản 4, Điều 5, Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

Như vậy, khi hệ số trượt giá BHXH năm 2022 tăng thì mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động cũng sẽ tăng. Theo đó, các khoản tiền được tính dựa trên mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động cũng tăng theo như: Tăng tiền BHXH một lần; tăng mức hưởng lương hưu hằng tháng; tăng mức trợ cấp một lần khi về hưu nếu có số đóng BHXH vượt quá số năm đóng BHXH được tính 

Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 20-2-2022. Các quy định tại thông tư này áp dụng từ ngày 1-1-2022.

Khi tính tiền bảo hiểm xã hội, ngoài số tiền bảo hiểm xã hội người lao động còn được hưởng mức tiền trượt giá. Vậy mức tiền trượt giá được quy định như thế nào? Cách tính mức tiền trượt giá ra sao? Cùng PHÚC DUY tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm mới 2022

Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2022
Tiền trượt giá khi nhận BHXH 2022
  1. Tiền trượt giá BHXH được hiểu là số tiền được điều chỉnh tăng thêm để tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với những thời kỳ trước.

    Số tiền này được tính dựa trên hệ số trượt giá hay còn gọi là mức điều chỉnh tiền lương; và thu nhập đã đóng BHXH để chống lại ảnh hưởng của sự tăng lên liên tục và mạnh mẽ của giá cả (khi lạm phát tăng cao).

    Theo đó, khi tính hưởng chế độ, mức tiền lương và thu nhập đóng BHXH; của người tham gia sẽ được nhân thêm với hệ số trượt giá BHXH.

    Điều này sẽ góp phần giúp bù đắp một phần quan trọng để đảm bảo quyền lợi; cho người tham gia BHXH trước những ảnh hưởng tiêu cực của sự lạm phát dẫn đến mất giá đồng tiền.

  2. Cách tính tiền trượt giá căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

    “Điều 63. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội

    2.Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.”

    Theo Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng được áp dụng hệ số trượt giá bao gồm:

    • Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định; bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi; hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần; trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
    •  Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định; hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần;hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
    • Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu; trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân; được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
  3. Căn cứ Điều 1 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, tiền trượt giá sẽ được tính cho người lao động khi họ làm hồ sơ hưởng các chế độ sau:

    – Làm thủ tục hưởng lương hưu hằng tháng: Chỉ áp dụng với đối tượng nhóm (2), (3).

    – Nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu nếu đóng BHXH vượt quá số năm đóng được tính hưởng tỷ lệ 75%: Chỉ áp dụng với đối tượng nhóm (2), (3).

    – Rút BHXH 1 lần: Áp dụng với cả 03 nhóm đối tượng.

    – Thân nhân nhận trợ cấp tuất một lần khi người lao động chết: Áp dụng với cả 03 nhóm đối tượng.

    Do được tính toán dựa trên hệ số trượt giá BHXH nên khi hệ số này tăng thì số tiền mà người lao động được nhận khi hưởng các chế độ trên cũng sẽ tăng nhẹ so với những người đã hưởng chế độ ở năm trước.

Xem thêm: https://phucduy.net/tin-tuc/chien-luoc-ung-pho-voi-covid-19-danh-cho-cac-doanh-nghiep.html

Thành công của bạn chính là thành công của chúng tôi!

=====================

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÚC DUY

 ☑️Địa chỉ: Tổ 9B, Khu phố 2, Thị trấn Chơn Thành, Huyện Chơn Thành, Tỉnh Bình Phước.
 ☎️Số điện thoại: (0271)2243999
 📲Hotline: 0335 36 68 68 (Mr. Sơn)
 📧Email

🌎Web: phucduy.net

10:48 09/03/22

Hệ số trượt giá Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2022 là căn cứ quan trọng để xác định chính xác nhiều khoản tiền như bảo hiểm xã hội 1 lần, lương hưu… . Tuy nhiên, hệ số trượt giá BHXH được áp dụng tính lương hưu như thế nào thì không phải người lao động nào cũng nắm được.

Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2022

1. Khái niệm hệ số trượt giá BHXH

Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội là hệ số điều chỉnh mức tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với trước đây. Hệ số trượt giá BHXH bản chất là hệ số giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước.

Việc sử dụng hệ số này trong công thức tính mức hưởng các chế độ không chỉ giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực do lạm phát - bù đắp lại sự mất giá của đồng tiền mà còn đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tham gia bảo hiểm xã hội.

Theo đó, để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, mức tiền lương và thu nhập đóng BHXH của người tham gia sẽ được nhân thêm với hệ số trượt giá BHXH.

2. Công thức tính hệ số trượt giá BHXH

Đối với BHXH bắt buộc:

Căn cứ Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hệ số trượt giá BHXH được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm và được xác định bằng công thức sau:

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t

=

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng BHXH tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%

 

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%

Trong đó:

- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng một;

- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm 1994.

Đối với BHXH tự nguyện:

Mức điều chỉnh tiền lương đối với BHXH tự nguyện được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t

=

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người tham gia BHXH tự nguyện hưởng BHXH tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%

 

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%

3. Đối tượng và thời gian áp dụng hệ số trượt giá BHXH 2022

Theo Điều 1 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, đối tượng áp dụng hệ số trượt giá BHXH là các đối tượng có tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH như sau:

- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH bắt buộc từ ngày 01/01/2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

- Người lao động đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

- Người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

4. Bảng hệ số trượt giá BHXH năm 2022

Theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, từ ngày 01/01/2022, hệ số trượt giá BHXH sẽ được áp dụng theo các bảng sau:

Bảng 1: Đối với người tham gia BHXH bắt buộc

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Mức điều chỉnh

5,10

4,33

4,09

3,96

3,68

3,53

3,58

3,59

3,46

3,35

3,11

2,87

2,67

2,47

2,01

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

Mức điều chỉnh

1,88

1,72

1,45

1,33

1,25

1,20

1,19

1,16

1,12

1,08

1,05

1,02

1,00

1,00

Bảng 2: Đối với người tham gia BHXH tự nguyện

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Mức điều chỉnh

2,01

1,88

1,72

1,45

1,33

1,25

1,20

1,19

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

Mức điều chỉnh

1,16

1,12

1,08

1,05

1,02

1,00

1,00

Trên đây là quy định về Những điều cần biết về hệ số trượt giá BHXH năm 2022. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.

Căn cứ pháp lý:

Nghị định 115/2015/NĐ-CP;

Nghị định 134/2015/NĐ-CP;

Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH.

Minh Hiếu

1,416