Tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc nghĩa là gì

Bài đọc

Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa

   Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học. Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí.

   Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.

   Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng, Giáo sư Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước.

   Những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.

Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM

Chú thích:

- Anh hùng lao động: danh hiệu Nhà nước phong tặng đơn vị hoặc người có thành tích đặc biệt trong lao động.

- Tiện nghi: các vật dùng cần thiết giúp cho sinh hoạt hằng ngày được thuận tiện, thoải mái.

- Cương vị: vị trí công tác, chức vụ.

- Cục Quân giới: cơ quan phụ trách việc chế tạo, cung cấp vũ khí cho quân đội.

- Cống hiến: đóng góp có giá trị.

- Sự nghiệp: công việc lớn, có ích lợi chung.

- Quốc phòng: bảo vệ đất nước.

- Huân chương: vật làm bằng kim loại, đeo trước ngực làm dấu hiệu cho phần thưởng lớn được nhà nước trao tặng cho người có công.

Loigiaihay.com

(HNM) - Đến hẹn lại lên, sau dịp đón Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, khi tiết xuân còn phơi phới, cả nước đang thi đua bắt tay vào công việc cho một năm mới thắng lợi thì những trái tim trẻ, đầy nhiệt huyết của lớp lớp thanh niên lại hướng theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc trong ngày hội tòng quân. Tại Hà Nội, hôm qua, trên khắp 30 quận, huyện thị xã cũng náo nức tổ chức ngày hội tòng quân và tiễn tân binh lên đường nhập ngũ. Có thể nói, suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam luôn thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình và khát vọng vươn tới hòa bình. Nhưng với lịch sử liên tục phải trải qua các cuộc chiến tranh vệ quốc kéo dài, hy sinh nhiều xương máu, tất cả nhân dân Việt Nam đều thấu hiểu ý nghĩa lớn lao của hòa bình và trách nhiệm phải bảo vệ cho được chủ quyền quốc gia. Hôm nay đây, đất nước đã có hòa bình, nhưng trong bối cảnh thế giới luôn biến động không ngừng và ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp thì nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đang đặt ra nhiều thách thức to lớn. Lên đường bảo vệ Tổ quốc không chỉ là nghĩa vụ, mà là hành động vẻ vang với mỗi người dân đất Việt. Khi Tổ quốc là hai tiếng thiêng liêng trong trái tim, mang trong mình ngọn lửa hồng nhiệt huyết của tuổi trẻ, các thế hệ thanh niên không ngần ngại thể hiện tình yêu với đất nước; cùng chung sức, đồng lòng, nêu cao tinh thần xung kích, tình nguyện, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc và nhân dân cần. 3.854 thanh niên Thủ đô trúng tuyển nghĩa vụ quân sự và công an năm 2018, trong đó có hơn 1.500 tân binh trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; 1.436 người viết đơn tình nguyện, đã vững bước lên đường với cùng một lời thề sắt son, cố gắng hết sức rèn luyện, trưởng thành để góp sức mình vào gìn giữ sự bình yên của quê hương, đất nước. Điều đó cho thấy, thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay đã thấu hiểu được trách nhiệm và niềm vinh dự được phục vụ đất nước và luôn sẵn sàng lên đường bảo vệ Tổ quốc. “Tôi tự nhận thấy trách nhiệm của bản thân. Là thanh niên cần phải có đóng góp cho quê hương, đất nước vì thế, tôi đã tự viết đơn xin được nhập ngũ. Đây là cơ hội để tôi được rèn luyện bản thân, được thử thách trong môi trường kỷ luật và cũng để thực hiện trách nhiệm của người thanh niên với đất nước". Đó là lời tâm sự ấm lòng trước lúc lên đường của tân binh Nguyễn Phú Đức Anh (quận Đống Đa). Theo tiếng gọi của Tổ quốc, đứng trước sứ mệnh của thời đại, tuổi trẻ hôm nay đã hiểu được vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, luôn chủ động tìm ra đường đi đúng đắn, vượt qua những thách thức, cám dỗ đời thường; tránh xa những thói xấu, tệ nạn rình rập; luôn suy nghĩ và hành động tích cực để làm được nhiều việc có ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Và thêm nữa, ai cũng có thể hiểu được quân đội là môi trường tốt để rèn giũa ý chí cho thanh niên.

Tuổi trẻ với hoài bão và khát vọng cùng trí tuệ và sức sáng tạo, luôn khao khát vươn tới những tầm cao mới, sẵn sàng hành động vì đất nước. Như lời đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải khi trò chuyện, động viên các tân binh tại huyện Phúc Thọ, đã nhắn nhủ: Các tân binh phải không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, đoàn kết, giúp đỡ nhau thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao... Vững vàng bước đi theo con đường mà các thế hệ cha ông đã xây dựng, kiên trì theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, mưu trí, sáng tạo đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Em hiểu "người theo tiếng goi thiêng liêng của Tổ Quốc" nghĩa là gì?

Các câu hỏi tương tự

Em hiểu "người theo tiếng goi thiêng liêng của Tổ Quốc" nghĩa là gì?

Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa​

   Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học. Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí.

   Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.

   Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng, Giáo sư Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước.

   Những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.

Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM

Chú thích:

- Anh hùng lao động: danh hiệu Nhà nước phong tặng đơn vị hoặc người có thành tích đặc biệt trong lao động.

- Tiện nghi: các vật dùng cần thiết giúp cho sinh hoạt hằng ngày được thuận tiện, thoải mái.

- Cương vị: vị trí công tác, chức vụ.

- Cục Quân giới: cơ quan phụ trách việc chế tạo, cung cấp vũ khí cho quân đội.

- Cống hiến: đóng góp có giá trị.

- Sự nghiệp: công việc lớn, có ích lợi chung.

- Quốc phòng: bảo vệ đất nước.

- Huân chương: vật làm bằng kim loại, đeo trước ngực làm dấu hiệu cho phần thưởng lớn được nhà nước trao tặng cho người có công.

Trần Đại Nghĩa đã có hành động như thế nào khi "nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc"?

Rời xa gia đình, tích cực học hỏi để cống hiến cho đất nước.

Rời bỏ quê hương, bôn ba nước ngoài để tìm con đường cứu nước.

Rời bỏ cuộc sống tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước.

Rời bỏ đất nước để không chịu bom đạn của chiến tranh.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Niềm tin

Ở làng quê nọ, trời đã hạn hán trong khoảng thời gian rất lâu. Các cánh đồng đều khô hạn, cỏ cây héo úa, cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn. Hàng tháng đã trôi qua và mọi người dường như đã mất hết phần kiên nhẫn. Nhiều gia đình đã rời khỏi làng, còn những gia đình khác chỉ còn biết chờ đợi trong tuyệt vọng. Cuối cùng, ông trưởng làng quyết định tổ chức một buổi cầu nguyện tập thể trên ngọn đồi cao nhất vùng. Ông thuyết phục tất cả mọi người trong làng đến dự và mọi người phải mang theo một vật thể hiện lòng tin của mình.

Chiều thứ bảy, những người dân làng với vẻ mặt mệt mỏi tập trung trên ngọn đồi và đều không quên mang theo những đồ vật thể hiện lòng tin. Có người mang theo một cái móng ngựa may mắn, có người mang theo chiếc mũ bảo vật của gia đình… Mặc dù chẳng ai tin chúng ta có thể thay đổi điều gì nhưng họ cũng đã mang theo rất nhiều thứ quý giá. Tất cả những người tham dự bắt đầu cầu nguyện và giơ cao những vật tượng trưng cho niềm tin. Như thể có phép màu, mây đen kéo tới và trời đổ mưa - những giọt mưa đầu tiên sau bao tháng trời khô hạn. Mọi người đều hân hoan vui sướng và ngay lập tức nổ ra một cuộc tranh cãi xem đồ vật nào đã mang lại may mắn cho ngôi làng. Ai cũng cho rằng đồ vật của mình là thiêng liêng nhất. Bỗng người ta nghe thấy tiếng một em bé gái reo lên:

- Con đã biết thế nào trời cũng đổ mưa mà. Mẹ thấy không, con đã mang theo chiếc ô này,bây giờ thì mẹ con mình về nhà mà không bị ướt!

Em bé giơ cao chiếc ô và cùng mẹ đi về nhà trong niềm hân hoan. Những người còn lại nhìn theo và hiểu rằng chính em bé mới là người có niềm tin lớn nhất. Niềm tin ấy đã mang mưa đến.

      (Theo Quà tặng cuộc sống)

Theo em niềm tin là gì?

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Niềm tin

Ở làng quê nọ, trời đã hạn hán trong khoảng thời gian rất lâu. Các cánh đồng đều khô hạn, cỏ cây héo úa, cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn. Hàng tháng đã trôi qua và mọi người dường như đã mất hết phần kiên nhẫn. Nhiều gia đình đã rời khỏi làng, còn những gia đình khác chỉ còn biết chờ đợi trong tuyệt vọng. Cuối cùng, ông trưởng làng quyết định tổ chức một buổi cầu nguyện tập thể trên ngọn đồi cao nhất vùng. Ông thuyết phục tất cả mọi người trong làng đến dự và mọi người phải mang theo một vật thể hiện lòng tin của mình.

Chiều thứ bảy, những người dân làng với vẻ mặt mệt mỏi tập trung trên ngọn đồi và đều không quên mang theo những đồ vật thể hiện lòng tin. Có người mang theo một cái móng ngựa may mắn, có người mang theo chiếc mũ bảo vật của gia đình… Mặc dù chẳng ai tin chúng ta có thể thay đổi điều gì nhưng họ cũng đã mang theo rất nhiều thứ quý giá. Tất cả những người tham dự bắt đầu cầu nguyện và giơ cao những vật tượng trưng cho niềm tin. Như thể có phép màu, mây đen kéo tới và trời đổ mưa - những giọt mưa đầu tiên sau bao tháng trời khô hạn. Mọi người đều hân hoan vui sướng và ngay lập tức nổ ra một cuộc tranh cãi xem đồ vật nào đã mang lại may mắn cho ngôi làng. Ai cũng cho rằng đồ vật của mình là thiêng liêng nhất. Bỗng người ta nghe thấy tiếng một em bé gái reo lên:

- Con đã biết thế nào trời cũng đổ mưa mà. Mẹ thấy không, con đã mang theo chiếc ô này,bây giờ thì mẹ con mình về nhà mà không bị ướt!

Em bé giơ cao chiếc ô và cùng mẹ đi về nhà trong niềm hân hoan. Những người còn lại nhìn theo và hiểu rằng chính em bé mới là người có niềm tin lớn nhất. Niềm tin ấy đã mang mưa đến.

      (Theo Quà tặng cuộc sống)

Vì sao em bé mang theo chiếc ô?

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Niềm tin

Ở làng quê nọ, trời đã hạn hán trong khoảng thời gian rất lâu. Các cánh đồng đều khô hạn, cỏ cây héo úa, cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn. Hàng tháng đã trôi qua và mọi người dường như đã mất hết phần kiên nhẫn. Nhiều gia đình đã rời khỏi làng, còn những gia đình khác chỉ còn biết chờ đợi trong tuyệt vọng. Cuối cùng, ông trưởng làng quyết định tổ chức một buổi cầu nguyện tập thể trên ngọn đồi cao nhất vùng. Ông thuyết phục tất cả mọi người trong làng đến dự và mọi người phải mang theo một vật thể hiện lòng tin của mình.

Chiều thứ bảy, những người dân làng với vẻ mặt mệt mỏi tập trung trên ngọn đồi và đều không quên mang theo những đồ vật thể hiện lòng tin. Có người mang theo một cái móng ngựa may mắn, có người mang theo chiếc mũ bảo vật của gia đình… Mặc dù chẳng ai tin chúng ta có thể thay đổi điều gì nhưng họ cũng đã mang theo rất nhiều thứ quý giá. Tất cả những người tham dự bắt đầu cầu nguyện và giơ cao những vật tượng trưng cho niềm tin. Như thể có phép màu, mây đen kéo tới và trời đổ mưa - những giọt mưa đầu tiên sau bao tháng trời khô hạn. Mọi người đều hân hoan vui sướng và ngay lập tức nổ ra một cuộc tranh cãi xem đồ vật nào đã mang lại may mắn cho ngôi làng. Ai cũng cho rằng đồ vật của mình là thiêng liêng nhất. Bỗng người ta nghe thấy tiếng một em bé gái reo lên:

- Con đã biết thế nào trời cũng đổ mưa mà. Mẹ thấy không, con đã mang theo chiếc ô này,bây giờ thì mẹ con mình về nhà mà không bị ướt!

Em bé giơ cao chiếc ô và cùng mẹ đi về nhà trong niềm hân hoan. Những người còn lại nhìn theo và hiểu rằng chính em bé mới là người có niềm tin lớn nhất. Niềm tin ấy đã mang mưa đến.

      (Theo Quà tặng cuộc sống)

Vì sao những người dân trong làng đều mang đến vật tượng trưng cho niềm tin?