Tiêu chí để đánh giá bao nhiêu

Trong kinh doanh, việc tìm cho mình được một đối tác phù hợp và tiềm năng là điều cần thiết. Vậy tiêu chí đánh giá đối tác tốt và tiềm năng là gì?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn 5 tiêu chí để đánh giá đối tác hiệu quả nhất, hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.

Tiêu chí để đánh giá bao nhiêu

Tiêu chí đánh giá đối tác là nền tảng để có được những đánh giá chính xác

1. Tầm quan trọng của các tiêu chí đánh giá đối tác

Trước khi đi tìm hiểu chi tiết các tiêu chí đánh giá đối tác, chúng ta cần biết được tầm quan trọng của các tiêu chí này. Thật vậy, việc có các tiêu chí đánh giá đối tác mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Thu hẹp phạm vi lựa chọn đối tác: Có rất nhiều đối tác tiềm năng trên thị trường. Bởi vậy để lựa chọn được đối tác phù hợp, các doanh nghiệp cần có tiêu chí chọn lọc để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả.
  • Kiểm soát được lợi ích cốt lõi cho doanh nghiệp: Tiêu chí cũng giúp doanh nghiệp biết được những điều cốt lõi mà đối tác cần đảm bảo, tránh bị “choáng ngợp” trước sức mạnh của đối tác. Nhưng lại không phải thứ doanh nghiệp mình cần.
  • Hiểu về doanh nghiệp đối tác: Nắm được ưu điểm, nhược điểm của đối tác để có những biện pháp xử lý thích hợp.

Xem thêm: Đối tác kinh doanh là gì? Phân biệt đối tác và khách hàng

2. 5 tiêu chí đánh giá đối tác tiềm năng

2.1. Tầm nhìn và chiến lược của đối tác

Tiêu chí đánh giá đối tác phải nhắc đến đầu tiên chính là tầm nhìn và chiến lược đối tác. Khi đánh giá theo tiêu chí này, bạn cần xem xét một số yếu tố sau:

  • Mục tiêu của đối tác khi hợp tác cùng doanh nghiệp bạn: Nếu mục tiêu của đối tác phù hợp hoặc mục tiêu đó có thể đem lại lợi ích cho công ty bạn thì khả năng hợp tác lâu dài hoặc liên minh sẽ lớn hơn.
  • Tầm nhìn và chiến lược của đối tác cần phù hợp và cùng hướng với doanh nghiệp: Nếu 2 bên có tầm nhìn tương tự, việc đặt ra mục tiêu và phương hướng hợp tác sẽ thuận lợi, suôn sẻ hơn và phù hợp với lợi ích cả hai bên.

Tiêu chí để đánh giá bao nhiêu

Tầm nhìn và chiến lược ảnh hưởng đến sự phù hợp khi hợp tác của hai doanh nghiệp

2.2. Văn hóa doanh nghiệp và tổ chức của đối tác

Khi đánh giá đối tác, văn hóa là yếu tố khá quan trọng. Tiêu chí đánh giá đối tác này sẽ quyết định xem doanh nghiệp bạn có hợp tác cùng đối tác đó hay không.

  • Sự tương đồng giữa văn hóa đối tác và doanh nghiệp: Việc này giúp doanh nghiệp và đối tác có sự hiệu quả và ăn ý nhất định, giúp quá trình hợp tác thuận lợi hơn.
  • Đối tác cần là doanh nghiệp đáng tin cậy, tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh: Cần tìm hiểu xem đối tác có danh tiếng tốt trong ngành hay không, có bị một bên khách hàng hay nhà cung cấp khác có hành động pháp lý chống lại đối tác hay không. Nếu đối tác có danh tiếng không tốt thì khả năng sẽ xảy ra rủi ro trong quá trình hợp tác.

Tiêu chí để đánh giá bao nhiêu

Văn hóa kinh doanh quyết định mức độ tin cậy của đối tác

2.3. Hoạt động của đối tác

Một tiêu chí đánh giá đối tác quan trọng khác, là nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của dự án hợp tác với doanh nghiệp bạn chính là việc xem xét hoạt động kinh doanh của đối tác.

  • Các hoạt động kinh doanh của đối tác hỗ trợ cho doanh nghiệp bạn trong hợp tác: Đối tác nếu có các hoạt động bổ trợ hoặc dịch vụ hỗ trợ cho quá trình hợp tác sẽ giúp cho doanh nghiệp
  • Kinh nghiệm, thành tích của đối tác trong ngành: Điều này phản ánh sự thuần thục và khả năng xử lý những vấn đề phát sinh của đối tác, đặc biệt là những kinh nghiệm về đánh giá rủi ro, đánh giá mùa vụ, giảm thiểu chi phí, tăng khả năng thành công cho dự án với mức kinh phí tối thiểu.
  • Các vận hành và làm việc của doanh nghiệp đối tác: Thái độ hợp tác và phương hướng hợp tác ảnh hưởng khá lớn đến sự tiến hành của dự án. Nhiều khi cách làm việc và một số quyết định của đối tác có thể cân bằng phương án kinh doanh của doanh nghiệp bạn.
  • Trình độ người lãnh đạo của doanh nghiệp đối tác: Để đánh giá được điều này, bạn có thể quan tâm đến những thành tích, dự án thành công của đối tác dưới sự quản lý của đội ngũ lãnh đạo đó và thời gian đội ngũ lãnh đạo gắn bó với doanh nghiệp đối tác.

Tiêu chí để đánh giá bao nhiêu

Hoạt động kinh doanh của đối tác có thể đem lại bổ trợ cho doanh nghiệp bạn

2.4. Tình hình tài chính của doanh nghiệp đối tác

Tình hình tài chính của doanh nghiệp đối tác là tiêu chí đánh giá đối tác quan trọng doanh nghiệp cần lưu tâm.

  • Doanh nghiệp đối tác cần phải đảm bảo tình hình tài chính ổn định: Không có doanh nghiệp nào có thể được vận hành nếu không có sức mạnh tài chính. Vốn hay tài chính là huyết mạch của doanh nghiệp, nếu không có sự ổn định về tài chính thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ thất bại. Vì vậy, bạn nên chọn đối tác làm ăn có thế mạnh về tài chính. Khả năng tài chính sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu mà bạn đã đặt ra khi hợp tác, có thể hợp tác lâu dài và hạn chế rủi ro.
  • Đánh giá các báo cáo tài chính, chỉ số kinh doanh, quản lý: Bạn nên tìm một đối tác có báo cáo tín dụng tốt và quản lý tài chính không bị nghi ngờ để chứng minh sức mạnh tài chính của họ.

Tiêu chí để đánh giá bao nhiêu

Sức mạnh tài chính ổn định của doanh nghiệp đối tác có thể tránh nhiều rủi ro khi hợp tác

2.5. Những rủi ro khi hợp tác

Doanh nghiệp cần lường trước các rủi ro có thể xảy ra trước khi hợp tác với một đối tác nào đó.

Doanh nghiệp cần dự đoán những rủi ro có thể xuất hiện: Với mỗi đối tác nhất định đều có những rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, bạn cần xác định và so sánh mức độ rủi ro, rủi ro nào có thể chấp nhận với mỗi quyết định kinh doanh hợp tác và hoạch định các phương án dự phòng phù hợp.

Tiêu chí để đánh giá bao nhiêu

Cần xác định rủi ro có thể xảy ra với mỗi quyết định hợp tác kinh doanh

3. Sử dụng báo cáo BIR để đánh giá doanh nghiệp đối tác

Sau khi đã có các tiêu chí để đánh giá đối tác, bạn cần có các thông tin xác thực về đối tác để đánh giá được dựa trên các tiêu chí đã chọn. Tuy nhiên, thu thập đủ thông tin về đối tác là điều rất khó do tính bảo mật của các doanh nghiệp.

Hiểu được điều này, CRIF D&B Việt Nam cung cấp giải pháp báo cáo doanh nghiệp BIR, đem đến những thông tin tài chính một cách chính xác nhất, giúp bạn hạn chế rủi ro, xác định sự ổn định của doanh nghiệp đối tác. Từ đó đưa ra quyết định kinh doanh kịp thời và hiệu quả.

BIR cung cấp các thông tin tài chính của doanh nghiệp như:

  • Chỉ số thanh toán hiện hành.
  • Chỉ số thanh toán nhanh.
  • Biên lợi nhuận thuần/lợi nhuận bán hàng.
  • Doanh thu.
  • Giá trị ròng.
  • Tổng tài sản.
  • Tổng nợ phải trả.
  • Lợi nhuận sau thuế.
  • Hoàn trả tài sản.
  • Tổng nợ đến giá trị ròng.

Sử dụng báo cáo BIR, các doanh nghiệp sẽ hiểu rõ về tính linh hoạt của công ty, sự ổn định về tài chính và vị thế của doanh nghiệp đối tác.

Từ đó, các nhà quản trị sẽ có đủ thông tin và cơ sở để đưa ra chiến lược hợp tác kinh doanh. Đồng thời, giải pháp này sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và hạn chế rủi ro khi hợp tác.

Nhờ đó, các nhà quản trị có thể đàm phán những điều khoản tối ưu trong các hợp đồng thương mại, đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.

.jpg)

Dịch vụ báo cáo BIR của CRIF D&B Việt Nam tối ưu hóa quyết định kinh doanh của doanh nghiệp

Báo cáo BIR của CRIF D&B Việt Nam mang lại rất nhiều tiện ích cho doanh nghiệp trong quá trình đánh giá doanh nghiệp và hoạch định chiến lược kinh doanh.

Trên đây là 5 tiêu chí đánh giá đối tác các doanh nghiệp cần biết để tìm cho mình đối tác phù hợp và tiềm năng. Cùng với đó là giải pháp để thu thập thông tin khi đã có các tiêu chí. Để tìm hiểu sâu hơn về giải pháp thông minh này, hãy liên hệ: