Tìm các từ láy gợi tả phẩm chất của người học sinh ngoãn

I. MỤC TIÊU:

Tiếp tục giúp HS xác định được từ đơn- từ ghép- từ láy, Danh từ, Động từ, Tính từ và đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các dạng trên.

I. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hướng dẫn HS lần lượt làm các BT sau:

1, Tìm các từ láy âm đầu trong đó có:

a. Vần ấp ở t iếng đứng trước: M: khấp khểnh, lập lòe,…

b. Vần ăn ở tiếng đứng sau: M: ngay ngắn, đầy đặn,…

HS làm và nối tiếp đọc trước lớp:

2, Cho các từ sau:

Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thàn, hòa bình, chiếc , mong muốn, bàn ghế, gió mùa, truyền

thống, xã, tự hào, huyện , phấn khởi.

-Xếp các từ trên vào hai nhóm: danh từ và không phải là danh từ.

( các từ gạch chân không phải là danh từ)

3, Tìm chỗ sai trong câu sau đây và sửa lại cho đúng:

a. Bạn Vân đang nấu cơm nước.

b. Bác nông dân đang cày ruộng nương.

c. Mẹ cháu vừa đi chợ búa.

d. Em có một người bạn bè rất thân.

GV giúp HS hiểu được các từ cơm nước, chợ búa , ruộng nương, bạn bè đều có nghĩa khái quát, không kết hợp được với động từ mang nghĩa cụ thể hoặc với từ chỉ số ít ở trước.

4. Tìm từ láy gợi tả :

-Tiếng mưa rơi: lộp độp, tí tách, rào rào,…

-Tiếng chim hót: líu lo, véo von, ríu rít, …

–hương thơm: thoang thoảng, dìu dịu, ngào ngạt . phảng phất,…

-Phẩm chất của người HS ngoan: ngoan ngoãn, chăm chỉ, cần cù, …

5.Gạch dưới động từ có trong các câu thơ sau:

Nhớ người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người.

6.Xếp các từ sau vào hai nhóm: từ láy và từ ghép.

Thật thà, giúp đỡ, chăm chỉ, hư hỏng, ngoan ngoãn, thành thật, san sẻ, khó khăn, bạn học, gắn bó, bạn đường, bạn bè.

7. Chia các từ phức dươi đây vào hai nhóm từ ghép và từ láy:

Vui vẻ, vui chơi, vui vầy, vui chân, vui mắt, vui long, vui miệng, vui vui, vui mừng, vui nhộn, vui sướng, vui tai, vui tính, vui tươi, đẹp đẽ, đẹp mắt , đẹp lòng, đẹp trai, đèm đẹp, đẹp lão, đẹp trời, đẹp đôi.

8. Gạch dưới động từ có trong câu sau:

a. Chúng ta ngồi vào bàn để bàn công việc.

b. Bà ta đang la con la.

c. Ruồi đậu mâm xôi đậu, kiến bò đĩa thịt bò.

d. ánh nắng chiếu qua cửa sổ, lên cả mặt chiếu.

e. Nó đang suy nghĩ.

g. Tôi sẽ kết luận việc này sau.

h. Nam ước mơ trở thành phi công vũ trụ.

9. Tìm từ chỉ thời gian ( đã, đang, sẽ, vẫn…) còn thiếu để đièn vào chỗ trống:

a. Lá bàng  …. đỏ ngọn cây

Sếu giang mang lạnh …bay ngang trời

Mùa đông còn hết em ơi

Mà con én…….gọi người sang xuân.

                                             Tố Hữu

b. ……..như xưa, vườn dừa quê nội

Sao lòng tôi bỗng thấy yêu hơn

Ôi, thân dừa …….hai lần máu chảy

Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn.

                                     Lê Anh Xuân

( thứ tự các từ cần điền là: a, đang, đang, đã. B. vẫn. đã)

10. Tìm từ chỉ thời gian dùng sai trong các câu dưới đây, rồi sửa lại cho đúng:

a. Nó đang khỏi ốm từ tuần trước.   

b. Mai nó về thì tôi sẽ đi rồi.

c. Ô ng ấy đã bận nên không tiếp khách.

đ. Năm ngoái, bà con nông dân đã gặt lúa thì bị bão.

( thay bằng các từ  sau: a. đang thành đã- b: sẽ bằng đã. c, d: thay đã bằng đang)

11. Chọn từ thích hợp chỉ màu vàng trong các từ dưới đây để điền vào chỗ trống:

Vàng ối, vàng tươi, vàng giòn, vàng mượt, vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm.

   Màu lúa chín dưới đồng ………lại. Nắng nhạt ngả màu ………Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan………….không trông thấy cuống, như những chuổi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít ……….Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh….. … . Dưới sân rơm và thóc…………..Quanh đó con gà, con chó cũng ……….

                                                                                           Theo Tô Hoài.

( HS suy nghĩ và điền theo thứ tự đúng là: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi, vàng giòn, vàng mượt,)

12. Gạch dưới từ lạc( không phải là tính từ) trong mỗi dãy từ dưới đây:

a. xanh lè, đỏ ối, vàng xuộm, đen kịt, ngủ khì, thấp tè, cao vút, nằm co , thơm phức, mỏng dính.

b. thông minh, ngoan ngoãn, nghỉ ngơi, xấu xa, giỏi giang, nghĩ ngợi, đần độn, đẹp đẽ.

c. cao , thấp, nông, sâu, dài, nhắn, thức, ngủ, nặng , nhẹ, yêu, ghét, to, nhỏ.

13. Từ các tính từ ( là từ đơn) cho sẵn dưới đây, hãy tạo ra các từ ghép và từ láy: nhanh, đẹp, xanh

M: nhanh nhẹn, nhanh chóng,…

14.Hãt tạo ra các cụm từ so sánh từ mỗi tính từ sau đây: nhanh, chậm, đen , trắng.

M: Nhanh như cắt.

( Yêu cầu HS tìm được nhiều cụm từ so sánh cho mỗi từ đã cho sẵn. VD: nhanh như bay, nhanh như điện, nhanh như chớp, nhanh như sóc, nhanh như tên bắn, nhanh như thổi,…

15. Tìm các  ghép và từ láy có chứa tiếng vui .

-Xếp các từ vừa tìm được vào hai nhóm : từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.

HD: -Từ láy: vui vẻ, vui vầy, vui vui,…      

-Từ ghép tổng hợp: vui chơi, vui nhộn, vui sướng, vui thích, vui tươi, tươi vui…

-Từ ghép có nghĩa phân loại:  vui chân, vui mắt, vui lòng, vui miệng, vui tai, góp vui, chia vui,…

16. Tìm danh từ, động từ, tính từ có trong câu văn sau:

  Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Giữa đầm, bác Tâm đang bơi thuyền đi hái hoa sen. Bác cẩn thận ngắt từng bông , bó thành từng bó, ngoài bọc một chiếc lá rồi bỏ nhè nhẹ vào lòng thuyền.

GV hướng dẫn HS xác định DT- ĐT-TT có trong từng câu một khỏi bị sót.

Danh từĐộng từ Tính từ
mặt, Minh, đầm,sen, bông, sen, nền, lá, giữa, đầm, bác, Tâm,thuyền, hoa sen, bông,

bó, chiếc, lá, lòng, thuyền

đu đưa, bơi, đi, hái, ngắt,
bó, bọc, để
rộng, mênh mông, trắng, hồng, khẽ,nổi bật, xanh mượt,

cẩn thận, nhè nhẹ.

17. Các từ in đậm trong các từ dưới đây bổ sung ý nghĩa gì cho động từ đứng sau nó:

a. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.

b. Những cành xoan khẳng khiu đang trổ lá, lại sắp buông tỏa ra những tán hoa sang sáng, tim tím.

HD: a. từ vẫn: bổ sung ý nghĩa tiếp diễn.đã: thời gian quá khứ.

b. đang( hiện tại) – sắp ( thời gian tương lai)

Xem thêm

Từ đơn – Từ ghép – Từ láy

Ôn tập về dấu hai chấm

Bài tập về từ ghép và từ láy

  • I. Khái niệm Từ ghép và từ láy lớp 4
    • 1. Từ ghép
    • 2. Từ láy
  • 2. Bài tập Luyện từ và câu lớp 4 - Từ ghép và từ láy

Bài tập về từ ghép và từ láy là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh lớp 4, 5. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập luyện từ và câu về từ láy và từ ghép trong Tiếng Việt 4, giúp các em học sinh biết làm các bài tập so sánh, phân loại, tìm kiếm từ ghép, từ láy. Chúc các em học tốt.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

  • Bài tập về câu ghép
  • Bài tập về quan hệ từ

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

I. Khái niệm Từ ghép và từ láy lớp 4

1. Từ ghép

Từ ghép là từ phức tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau.

Phân loại: Từ ghép được chia làm 2 loại đó là từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại.

  • Từ ghép tổng hợp: Là loại từ được ghép từ 2 hoặc nhiều từ đơn nhưng có nghĩa tổng quát, chung cho một danh từ, địa điểm hay hành động cụ thể nào.

Ví dụ: Bánh trái là từ ghép tổng hợp nói chung cho nhiều loại bánh hoặc trái.

  • Từ ghép phân loại: Là từ mang một nghĩa cụ thể, xác định chính xác một địa danh, hành động hay tên gọi nào đó.

Ví dụ: Bánh pizza chỉ tên một loại bánh được làm từ bột mỳ và nhiều thành phần khác.

2. Từ láy

Là từ được tạo thành bởi các tiếng giồng nhau về vần, thường từ trước là tiếng gốc và từ sau sẽ láy âm hoặc vần của tiếng gốc.

Phân loại

+ Từ láy bộ phận: các tiếng sẽ có sự giống nhau về vần, phụ âm đầu.

+ Từ láy toàn bộ: tiếng sẽ được lặp lại toàn bộ, tuy nhiên cũng có sự thay đổi thanh điệu, phụ âm cuối để mang lại sự hài hòa âm thanh khi nói hoặc viết.

2. Bài tập Luyện từ và câu lớp 4 - Từ ghép và từ láy

Bài 1: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Gợi ý đáp án

Từ ghép: chung quanh, hung dữ, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Từ láy: sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai

Bài 2:

a. Những từ nào là từ láy

Ngay ngắn, Ngay thẳng, Ngay đơ

Thẳng thắn, Thẳng tuột, Thẳng tắp

b. Những từ nào không phải từ ghép?

Chân thành, Chân thật, Chân tình

Thật thà, Thật sự, Thật tình

Gợi ý đáp án

a) Từ là từ láy là: Ngay ngắn, Thẳng thắn,

b) Những từ không phải từ ghép: Thật thà,

Bài 3: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng:

a. da người

b. lá cây còn non

c. lá cây đã già

d. trời.

Đáp án a

Bài 4: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.

Gợi ý trả lời

Từ láyTừ ghép
chậm chạp, mê mẩn, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tắn, vương vấnchâm chọc, mong ngóng, phương hướng

Bài 5:

a. Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.

b. Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.

Bài 6: Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng.

a. Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy.

b. Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên.

Gợi ý trả lời

a)

Từ láyTừ ghép
mải miết, xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi, mơ mộng.xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng

b)

Từ láyTừ ghép

Từ láy bộ phậnTừ láy toàn bộTừ ghép tổng hợpTừ ghép phân loại
mải miết, xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi, mơ mộng.xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng

Bài 7: Cho đoạn văn sau:

"Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương "tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền".

a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.

b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.

Gợi ý trả lời

a. Những từ láy có trong đoạn văn: tom tóp, loáng thoáng, tũng toẵng, xôn xao, dần dần

b. Từ láy bộ phận: tom tóp, tũng toẵng, xôn xao, loáng thoáng

Từ láy toàn bộ: dần dần

Bài 8: Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học (từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong các từ ghép sau: nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh buốt, lạnh ngắt, lạnh giá.

Gợi ý trả lời

Từ ghép phân loạiTừ ghép tổng hợp
nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh ngắtnóng bỏng, lạnh buốt, lạnh giá

Bài 9: Tìm các từ láy có 2, 3, 4 tiếng

Gợi ý trả lời

Từ láy có 2 tiếng: long lanh, lung linh, lả lướt, xinh xẻo

Từ láy có 3 tiếng: sạch sành sanh, tất tần tật

Từ láy có 4 tiếng: kẽo kà kẽo kẹt, đỏng đà đỏng đảnh

Bài 10: Em hãy ghép 5 tiếng sau thành 9 từ ghép thích hợp: thích, quý, yêu, thương, mến.

Gợi ý trả lời

Ghép 5 tiếng thành 9 từ ghép:

yêu thương, mến yêu, thương mến, quý mến, yêu quý, yêu thích, thương yêu, quý thương, mến thích

Bài 11: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:

Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
Tay nhè nhẹ chút, người ơi
Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình
Nắng già hạt gạo thơm ngon
Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.

Gợi ý trả lời

Các từ láy trong các dòng thơ là: chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, bưng lưng, thơm tho

Từ láy bộ phận: chói chang, long lanh, xập xình, bưng lưng, thơm tho

Từ láy toàn bộ: nhè nhẹ,

Bài 12: Tìm từ đơn, từ láy, từ ghép trong các câu:

a. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới... Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.

b. Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.

c. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

d. Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, Mơ-nông lại tưng bừng mở hội đua voi.

e. Suối chảy róc rách.

Gợi ý trả lời

CâuTừ đơnTừ ghépTừ láy
aMưa, những, rơi, mà, nhưmùa xuân, hạt mưa, bé nhỏxôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót
bChú, lên, bay, trên, vàtung cánh, vọt lên, cái bóng, nhỏ xíu, lướt nhanh, mặt hồ, trải rộng, lặng sóngchuồn chuồn, mênh mông
ctiếng, chạyNgoài đường, mưa rơi, chân ngườilộp độp, lép nhép
dvào, lạimùa xuân, tiết trời, đồng bào, Ê đê, Mơ-nông, mở hội, đua voiấm áp, tưng bừng
eSuối, chảyróc rách

Bài 13: Tìm từ láy trong đoạn văn sau:

Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.

Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi.

Bài 14: Tìm những tiếng có thể kết hợp với "lễ" để tạo thành từ ghép. Tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với từ "lễ phép".

Bài 15: Cho 1 số từ sau: thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn.

Hãy xếp các từ trên vào 3 nhóm:

a. Từ ghép tổng hợp.

b. Từ ghép phân loại.

c. Từ láy.

Bài 16: Trong bài: "Tre Việt Nam" nhà thơ Nguyễn Duy có viết:

"Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người".

Trong đoạn thơ trên, tác giả ca ngợi những phẩm chất nào của tre?

Tác giả đã dùng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất đó.

Bài 17: Phân các từ ghép sau thành 2 loại:

Học tập, học đòi, học hỏi, học vẹt, học gạo, học lỏm, học hành, anh cả, anh em, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường.

Bài 18: So sánh hai từ ghép sau đây:

Bánh trái (chỉ chung các loại bánh).

Bánh rán (chỉ loại bánh nặn bằng bột gạo nếp, thường có nhàn, rán chín giòn).

a) Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp (bao quát chung) ?

b) Từ ghép nào có nghĩa phân loại (chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất) ?

Bài 19: Xếp các từ láy trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp :

Cây nhút nhát

Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật.

a) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.

b) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.

c) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần.

Bài 20. Tìm các từ láy trong các câu thơ trích dưới đây :

a) Dưới trăng quyên đã gọi hè,

Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông (Nguyễn Du)

b) Ngoài kia chú vạc / Lặng lẽ mò tôm / Bên cạnh sao hôm / Long lanh đáy nước (Võ Quảng)

Bài 21. Các từ nhà báo, nhà ngói, nhà trường, nhà văn, nhà bạt, nhà in, nhà thơ, nhà kính, nhà hát ...

a) Các từ trên là từ ghép loại gì ? (TG Phân loại) .

b) Tìm căn cứ chia các từ trên thành 3 nhóm.

Bài 22. Các từ sau, từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép :

Nhỏ nhẹ, trắng trợn, tươi cười, tươi tắn, lảo đảo, lành mạnh, ngang ngược, trống trải, chao đảo, lành lặn.

Bài 23. Phân chia các từ sau thành 2 loại hình dáng và tính chất: thon thả, mập mạp, dịu hiền, đen láy, thật thà, chu đáo, nhanh nhẹn, hoà nhã.

Bài 24. Phân các từ ghép sau thành hai loại: từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp

Anh em, anh cả, em út, em giá, chị gái, chị dâu, chị em, ông nội, ông ngoại, ông cha, ông bà, bố nuôi, bố mẹ, chú bác, câu mợ, con cháu, hòa thuận, thương yêu, vui buồn.

Bài tập Tiếng việt lớp 4: Bài tập về từ ghép và từ láy bao gồm Lý thuyết khái niệm các dạng bài tập giúp các em học sinh hiểu rõ phân loại từ ghép và từ láy, các dạng bài tập vận dụng về 2 loại từ này chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.