Tin tức mới nhất về Ngân hàng OceanBank

Giao dịch tiền mặt tại Vietcombank. (Ảnh: Vietnam+)

Sau một thời gian khá dài tìm kiếm các giải pháp phù hợp, hai trong trong tổng số bốn ngân hàng yếu kém là Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng (CB Bank) và Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương (OceanBank) cuối cùng cũng đã có hướng xử lý.

Tín hiệu vui với ngân hàng 0 đồng

Báo cáo Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 của Chính phủ nêu rõ trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã chủ động, tích cực triển khai nhiều giải pháp để xử lý ba ngân hàng mua bắt buộc là CB Bank, OceanBank, Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á (Dong A Bank).

Ngành ngân hàng cũng đã tìm kiếm đối tác, đàm phán với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có nguyện vọng tham gia cơ cấu lại ngân hàng; sắp xếp lại mạng lưới hoạt động, tiết giảm chi phí, triển khai các hoạt động kinh doanh an toàn... trên nguyên tắc quyết liệt, thận trọng, chặt chẽ đồng thời rà soát, hoàn thiện phương án cơ cấu lại theo định hướng mới.

[Trong 3 ngân hàng 0 đồng, OceanBank có kết quả xử lý nợ xấu tốt nhất]

Đáng lưu ý, báo cáo của Chính phủ cho biết hiện các cơ quan chức năng đã rà soát, hoàn thiện phương án cơ cấu lại theo định hướng mới và đã có phương án xử lý đối với CB Bank và OceanBank.

Đây là tín hiệu tích cực đối với hai ngân hàng này vì trong thời gian qua, nhiều lần Ngân hàng Nhà nước đã cùng các bộ, ngành liên quan hoàn thiện phương án xử lý, cơ cấu lại. Trên thực tế, từ khi mua lại 3 ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đã đặt ra nhiều phương án, như sáp nhập, hợp nhất, bán cho nước ngoài… song tất cả đều chưa thành công.

Trước đó, năm 2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã lần lượt ra quyết định mua lại bắt buộc với giá 0 đồng đối với 3 ngân hàng trên nhằm tái cơ cấu, đảm bảo sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng đồng thời góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Sự "rung lắc" của hệ thống ngân hàng thoạt đầu khiến nhiều người đặt dấu hỏi về "sức khỏe" của nền kinh tế. Song trên thực tế, biện pháp này được coi là mạnh tay của Ngân hàng Nhà nước để thanh lọc hệ thống. Bởi, Ngân hàng Nhà nước chỉ can thiệp bắt buộc đối với ngân hàng thương mại yếu kém khi ngân hàng đó không có khả năng tự tái cơ cấu thành công, gây ảnh hưởng lớn đến sự an toàn, ổn định của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Các ngân hàng này cũng đã được tạo điều kiện để cổ đông khắc phục những tồn tại, hạn chế bằng nguồn lực của mình hoặc huy động nguồn lực từ thị trường nhưng không thành công. Do đó, ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Các chuyên gia đánh giá việc mua cổ phần bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với một số ngân hàng yếu kém trong thời điểm đó là biện pháp mạnh nhằm xử lý triệt để những ngân hàng yếu kém và cảnh báo trách nhiệm của các cổ đông đồng thời răn đe các cổ đông lớn trong việc quản trị, điều hành, giám sát hoạt động của ngân hàng.

"Cá mp" nào s nhn trách nhim?

Tại mùa đại hội cổ đông ngân hàng năm nay, hai ngân hàng là Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) cho biết sẽ thực hiện nhiệm vụ nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng yếu kém từ Ngân hàng Nhà nước.

Mặc dù chưa có thông tin chính thức hai ngân hàng này sẽ bị giao tổ chức tín dụng yếu kém nào nhưng theo thông tin được tiết lộ trước đó, MB sẽ nhận chuyển nhượng bắt buộc OceanBank. Nguyên nhân là vì tại hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2022 của OceanBank, ông Lưu Trung Thái - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc MB đã cho biết việc hợp tác với OceanBank vừa là nhiệm vụ chính trị, vừa là cơ hội của MB.

Giao dịch tại Ocean bank. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Việc này cũng trùng hợp khi tại đại hội cổ đông của ngân hàng này, lãnh đạo MB cho biết sẽ nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém. Dự án tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém này đã có 7 năm nhưng chưa được triển khai, đến năm nay là năm thứ 8, MB mới tham gia nhận chuyển giao bắt buộc để tái cơ cấu.

Ông Lưu Trung Thái khẳng định việc nhận chuyển giao này sẽ không làm các chỉ số tài chính của MB bị ảnh hưởng do không phải hợp nhất báo cáo tài chính. Ngoài ra, MB cũng không bị tính các chỉ số tài chính của tổ chức nhận chuyển giao bắt buộc khi tính các chỉ số an toàn vốn. Khoản góp vốn vào tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc cũng không phải trích lập dự phòng giảm giá.

"Đây không phải là việc dễ dàng nhưng chúng ta được sự ủng hộ của Ngân hàng Nhà nước và dự án có ích cho xã hội. Chúng ta xác định đây là nhiệm vụ khó khăn, nhưng dài hạn sẽ đem lại cộng hưởng lớn cho MB tăng trưởng," ông Thái nói. 

Cũng theo ông Thái, hiện có 3 phương án. Thứ nhất, sau khi tái cơ cấu, ngân hàng đó sẽ sáp nhập vào MB để tăng quy mô. Thứ hai, có thể bán đi như một khoản đầu tư và thứ ba sẽ IPO chuyển thành ngân hàng cổ phần.

Còn đối với Vietcombank, khả năng cao CB Bank sẽ về với ngân hàng này vì trước đó, năm 2014, Vietcombank và CB Bank đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện. Theo đó, Vietcombank đã hỗ trợ cơ bản cho CB Bank về kinh nghiệm phát triển sản phẩm, dịch vụ, rà soát lại hệ thống quản trị rủi ro. Vietcombank cũng cử cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tốt để hỗ trợ và chia sẻ với CBBank về quản trị, điều hành, quản trị rủi ro, kiểm toán, công nghệ thông tin.

Ngoài ra, năm 2015, Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của CBBank với giá 0 đồng và giao cho Vietcombank tham gia quản trị, điều hành.

Ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank, khẳng định việc tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém là phù hợp với chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ tổ chức tín dụng được chuyển giao bắt buộc từng bước khôi phục hoạt động bình thường, khắc phục các yếu kém, trở thành ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng hoạt động liên tục.

Cũng theo ông Dũng, với việc nhận chuyển giao bắt buộc, ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, cơ sở khách hàng, mạng lưới hoạt động, tốc độ tăng trưởng… và có thể nhận sáp nhập, hoặc tiếp tục duy trì tổ chức tín dụng được chuyển giao bắt buộc như một ngân hàng con hoặc bán/chuyển nhượng tổ chức tín dụng cho nhà đầu tư mới, tạo cơ hội gia tăng lợi ích cho cổ đông Vietcombank.

Lãnh đạo Vietcombank và MB đều nhấn mạnh với sự hỗ trợ theo quy định mà các ngân hàng nhận được, thời gian xử lý sẽ không quá 8-10 năm, đưa những tổ chức này thành các tổ chức tín dụng lành mạnh và hoạt động bình thường./.

Thúy Hà (Vietnam+)

Cựu giám đốc OceanBank Hải Phòng lĩnh án tử hình

20:18 04/09/2020

(TN&MT) - TAND TP Hải Phòng vừa tuyên án tử hình đối với Trần Thị Kim Chi – nguyên Giám đốc ngân hàng OceanBank chi nhánh Hải Phòng vì tội tham ô tài sản. Ba thuộc cấp của Chi là Lê Vương Hoàng, Nguyễn Thị Minh Huệ lĩnh án tù chung thân và Chu Văn Nha nhận mức án 20 năm tù.

Theo khảo sát mới nhất, ngân hàng OceanBank đã có động thái tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Đối với khách hàng doanh nghiệp biểu lãi suất huy động được giữ ổn định.

Lãi suất ngân hàng OceanBank tăng tại một số kỳ hạn trong tháng 8/2022

Bước sang tháng 8, Ngân hàng Thương mại TNHH một thành viên Đại Dương (OceanBank) đã có điều chỉnh mới trong biểu lãi suất tiền gửi áp dụng cho khách hàng cá nhân. Lãi suất ngân hàng tăng 0,2 - 0,4 điểm % tại một số kỳ hạn gửi. Biểu lãi suất sau điều chỉnh giao động trong khoảng từ 3,6%/năm đến 7%/năm, niêm yết cho các kỳ hạn từ 1 tháng đến 36 tháng. Có thể thấy lãi suất tiền gửi tại quầy và tiền gửi online được OceanBank áp dụng giống nhau.Tiền gửi ngân hàng tại kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng cùng được nhận lãi suất là 3,6%/năm. Với kỳ hạn 3 tháng và 5 tháng OceanBank cũng ấn định cùng mức lãi suất là 3,95%/năm. Còn tại kỳ hạn 4 tháng lãi suất tiết kiệm đang được triển khai ở mức 3,7%/năm. Lãi suất tiền gửi tại nhóm các kỳ hạn này được duy trì không đổi so với tháng trước.Lãi suất huy động tiền gửi tại kỳ hạn 6 tháng được điều chỉnh tăng 0,2 điểm % so với tháng trước, từ mức 6%/năm lên 6,2%/năm.Các khoản tiền gửi tại kỳ hạn 7 - 11 tháng nhận lãi suất từ 5,6% - 5,9%/năm, giữ nguyên so với ghi nhận hồi đầu tháng 6.OceanBank tiếp tục tăng 0,2 điểm % lãi suất tiết kiệm tại kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng. Theo đó lãi suất triển khai tại hai kỳ hạn này lần lượt là 6,75%/năm và 6,8%/năm. Đáng chú ý khách hàng tham gia gửi tiết kiệm tại kỳ hạn 18 tháng sẽ được nhận lãi suất là 7%/năm, cao hơn 0,4 điểm % so với tháng trước. Theo khảo sát đây cũng là mức lãi suất cao nhất ghi nhận được tại OceanBank ở thời điểm hiện tại.Với kỳ hạn gửi 15 tháng, 24 tháng và 36 tháng lãi suất ngân hàng OceanBank vẫn được duy trì ở mức cũ là 6,6%/năm.

Khách hàng gửi tiền ngân hàng tại kỳ hạn ngắn 1 - 3 tuần, tiền gửi không kỳ hạn được ấn định cùng mức lãi suất là 0,2%/năm.

Theo khảo sát lãi suất huy ngân hàng áp dụng với khách hàng doanh nghiệp được duy trì không đổi, dao động trong khoảng từ 2,8%/năm đến 4,6%/năm tại hình thức lĩnh lãi cuối kỳ. Các kỳ hạn triển khai kéo dài từ 1 tháng đến 24 tháng. Với thời hạn gửi ngắn hơn từ 1 đến 3 tuần, lãi suất được ấn định ở mức 0,15%/năm.

Bên cạnh phương thức nhận lãi vào cuối kỳ, khách hàng doanh nghiệp cũng có thể tham gia gửi tiết kiệm tại các hình thức trả lãi khác như: lĩnh lãi đầu kỳ (2,72% - 4,39%/năm), lĩnh lãi hàng tháng (2,79% - 4,5%/năm) và lĩnh lãi hàng quý (4,42% - 4,52%/năm).

Vì sao nên cập nhật thông tin lãi suất ngân hàng OceanBank tại Vietnambiz?

Lãi suất tiền gửi tại ngân hàng OceanBank được cập nhật hàng tháng theo biểu lãi suất niêm yết tại ngân hàng và các tin tức liên quan đến lãi suất ngân hàng OceanBank mới nhất từ các cơ quan báo chí chính thống và uy tín trong nước.

Xem thêm: Lãi suất ngân hàng mới nhất

VietnamBiz luôn tổng hợp đầy đủ, chính xác thông tin từ các cơ quan báo chí chính thống và uy tín trong nước. Cung cấp các bản tin so sánh lãi suất ngân hàng OceanBank với lãi suất các ngân hàng khác, nhận định xu hướng lãi suất tiết kiệm để người đọc tham khảo và lựa chọn ngân hàng gửi tiền.

Hàng ngày, Tổng hợp nhận định các chuyên gia về xu hướng biến động của lãi suất, tỷ giá trong tương lai nhằm giúp người đọc đưa ra các quyết định tài chính cá nhân tối ưu nhất.

Xem thêm: Lãi suất ngân hàng Standard Chartered

Lãi suất ngân hàng OceanBank năm 2022 như thế nào?

Trong đầu tháng 3/2022, lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, lãi trả cuối kì dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) được giữ nguyên so với tháng trước và dao động trong khoảng 0,8 - 7,9%/năm.

Với hình thức tiết kiệm tại quầy, các kì hạn ngắn dưới 1 tháng được áp dụng cùng mức lãi suất 0,8%/năm.

Các kì hạn gửi 1 - 5 tháng được hưởng cùng mức lãi suất 5%/năm. Trong khi kì hạn 6 tháng và 7 tháng có lãi suất lần lượt là 6,8%/năm và 6,3%/năm.

Tiền gửi kì hạn 8 tháng và 9 tháng được áp dụng lãi suất 6,4%/năm; trong khi kì hạn 10 tháng là 6,7%/năm và 11 tháng là 6,8%/năm.

Xem thêm: Lãi suất ngân hàng Indovina Bank

Mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất đang được Ngân hàng OceanBank áp dụng cho khách hàng cá nhân gửi tiền tại quầy là 7,8%/năm, dành cho kì hạn gửi 12 tháng. Trong khi, tiền gửi kì hạn 13 tháng được hưởng lãi suất 7,5%/năm và 15 tháng 7,4%/năm.

Với các kì hạn 18, 24 và 36 tháng, mức lãi suất áp dụng lần lượt là 7,2%/năm, 7,3%/năm và 7,4%/năm.

Ngoài hình thức tiết kiệm tại quầy, OceanBank cũng triển khai sản phẩm tiền gửi tiền trực tuyến. Trong đó, các kì hạn gửi từ 6 tháng trở lên sẽ được áp dụng mức lãi suất cao hơn 0,1%/năm so với hình thức gửi tiền tiết kiệm tại quầy.

Biểu lãi suất ngân hàng OceanBank dành cho khách hàng cá nhân tại ngày 13/6/2021

Thời hạn vnđ usd
Tại quầy Online
02 tháng 4.74% 4.74% 0%
03 tháng 4.73% 4.73% 0%
04 tháng 4.72% 4.72% 0%
05 tháng 4.71% 4.71% 0%
06 tháng 6.46% 6.56% 0%
07 tháng 5.96% 6.06% 0%
08 tháng 6.04% 6.14% 0%
09 tháng 6.03% 6.13% 0%
10 tháng 6.30% 6.40% 0%
11 tháng 6.38% 6.48% 0%
12 tháng 7.30% 7.40% 0%
18 tháng 6.63% 6.73% 0%
24 tháng 6.61% 6.71% 0%
36 tháng 6.50% 6.60% 0%

Xem thêm: Lãi suất ngân hàng Liên doanh Việt – Nga

Đối với khách hàng doanh nghiệp, tiền gửi tại các kì hạn dưới 1 tháng theo hình thức lãi trả cuối kì sẽ được hưởng lãi suất huy động tương đương khách hàng cá nhân. Với các kì hạn từ 1 tháng trở lên, lãi suất huy động áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp sẽ thấp hơn từ 0,5 đến 1,6 điểm %.

Trong đó, mức lãi suất cao nhất mà OceanBank niêm yết cho khách hàng doanh nghiệp là 6,5%/năm dành cho kì hạn gửi 24 tháng.Lãi suất tiết kiệm ngân hàng Oceanbank được ấn định với các hình thức gửi tiết kiệm khác nhau. Ngoài sản phẩm gửi tiền truyền thống, Ngân hàng OceanBank hiện đang triển khai thêm một số sản phẩm khác như lãi suất tiết kiệm thông minh Smartsaving, lãi suất tiết kiệm gửi góp - siêu linh hoạt.

Xem thêm: Lãi suất ngân hàng Agribank

Biểu lãi suất ngân hàng OceanBank dành cho khách hàng doanh nghiệp tại ngày 17/6/2021

KỲ HẠN LÃI SUẤT (%/năm)
VNĐ USD
Lĩnh lãi cuối kỳ Lĩnh lãi đầu kỳ Lĩnh lãi hàng tháng Lĩnh lãi hàng quý
TGTT và TKKKH 0.5 0
Over Night 0.5 0
1 tuần 0.5 0
2 tuần 0.5 0
3 tuần 0.5 0
01 tháng 4.3 4.1 0
02 tháng 4.5 4.3 4.45 0
03 tháng 4.7 4.45 4.65 0
04 tháng 4.7 4.45 4.65 0
05 tháng 4.7 4.45 4.65 0
06 tháng 4.85 4.63 4.8 0
07 tháng 4.85 4.63 4.79 0
08 tháng 4.85 4.63 4.78 0
09 tháng 5.25 4.99 5.16 0
10 tháng 5.25 4.99 5.15 0
11 tháng 5.25 4.99 5.14 0
12 tháng 5.95 5.62 5.79 5.82 0
24 tháng 6.25 5.88 5.9 5.93 0

Về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank)

Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank) thành lập vào năm 1993 với vốn điều lệ 300 tỉ đồng. Trải qua 22 năm hình thành và phát triển, năm 2015 OceanBank chuyển từ ngân hàng TMCP sang ngân hàng TNHH một thành viên.

Hồi tháng 5/2019, trong báo cáo gửi Quốc hội về thực hiện nghị quyết sau chất vấn, Ngân hàng nhà nước (NHNN) cho biết đang tích cực triển khai các bước cơ cấu và xử lí 3 ngân hàng mua bắt buộc 0 đồng trước đây. NHNN cũng cho biết đã trình Thủ tướng phương án chuyển nhượng và cơ cấu lại của Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) sau bán lại cho nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù vậy, danh tính ngân hàng ngoại mua lại OceanBank lại vẫn đang là một ẩn số.

Xem thêm: Lãi suất ngân hàng BIDV

Hiện nay, Ocean Bank là ngân hàng do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ với 4.000 tỉ đồng. Ngân hàng có 21 chi nhánh và 101 phòng giao dịch, tập trung nhiều ở Hà Nội và TP HCM. Trụ sở chính của OceanBank đặt tại tòa nhà Daeha, 360 Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.

Lãi suất ngân hàng Ocean Bank được Vietnambiz cập nhật liên tục hàng tháng, giúp bạn luôn có thông tin mới nhất. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin hãy liên hệ với ngân hàng Ocean Bank.

Video liên quan

Chủ đề