Tính bảo mật trong đạo đức nghề nghiệp kế toán là gì

Trong nghề kế toán nói chung và kiểm toán nói riêng, đạo đức nghề nghiệp phải được xác định rõ ràng, công bố và trở thành yêu cầu bắt buộc, để một mặt sẽ giúp quản lý và giám sát chặt chẽ mọi kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán. Chính việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp cho các thành viên luôn phải duy trì một thái độ nghề nghiệp đúng đắn, giúp bảo vệ và nâng cao uy tín cho nghề kiểm toán trong xã hội. Bài viết này của công ty TNHH Kiểm Toán Châu Á (Asa) mong muốn được giới thiệu với quý vị vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong nghề kiểm toán

Để phát huy vị trí, vai trò vô cùng ý nghĩa của nghề kiểm toán, các kiểm toán viên (KTV) chuyên nghiệp phải luôn nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong suốt cuộc đời hành nghề của mình, cho dù mình giữ bất kể vị trí nào trong các cuộc kiểm toán, trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp kiểm toán để phấn đấu phục vụ tốt nhất vì lợi ích của công chúng, những người sử dụng kết quả kiểm toán.

Năm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp đó bao gồm:

(a) Chính trực

Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh.

(b) Khách quan

Không cho phép thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình.

(c) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng

Thể hiện, duy trì sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo rằng khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên những kiến thức mới nhất về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật, đồng thời hành động một cách thận trọng và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng.

(d) Tính bảo mật

Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh, vì vậy, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp, và cũng như không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba.

(e) Tư cách nghề nghiệp

Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.

Năm nguyên tắc trên, xem chừng tưởng như đơn giản, nhưng để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này trong quá trình hành nghề, chủ động trong việc xử lý các tình huống vi phạm đạo đức có thể phát sinh, lại không phải là vấn đề đơn giản bởi xung quanh quãng đời nghề nghiệp của KTV chuyên nghiệp luôn tồn tại quá nhiều các cạm bẫy, các nguy cơ xung đột lợi ích mà KTV, nếu không nhận thức được đầy đủ các mối nguy cơ và đe dọa đó, thì sẽ có thể vô tình rơi vào tình trạng “vi phạm lúc nào mà không hay” hoặc “cố lờ đi như không biết”, ảnh hưởng đến việc xem xét tính độc lập, khách quan của KTV khi đưa ra kết quả kiểm toán, từ đó có thể làm suy mòn lòng tin của công chúng với nghề khi xảy ra các vụ tranh chấp, kiện tụng, vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Trên thế giới, vẫn thường xuyên xảy ra các vụ việc đình đám do báo chí nêu ra liên quan đến các KTV chuyên nghiệp khi sự khách quan, tính độc lập trong ý kiến kiểm toán của họ bị công chúng nghi ngờ nghiêm trọng như Enron, WorldCom, … Dẫu biết các KTV chuyên nghiệp, dù tất cả đều được đào tạo, thi cử có chứng chỉ hành nghề và học bài bản về các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, biết trước các cạm bẫy và thách thức với nghề, nhưng không phải ai cũng có bản lĩnh để vượt qua những cạm bẫy, thách thức đó, kể cả những KTV chuyên nghiệp hành nghề lâu năm ở trong những hãng kiểm toán hàng đầu thế giới. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những vụ đình đám vi phạm các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp như vậy của các KTV chuyên nghiệp?

Trong bài viết này, công ty kiểm toán Thái Dương chỉ mong muốn nhấn mạnh đến việc nhận thức các biện pháp bảo vệ được quy định trong Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chia làm hai nhóm lớn bao gồm:

– Các biện pháp bảo vệ do hội nghề nghiệp, pháp luật và chuẩn mực quy định;

– Các biện pháp bảo vệ tại môi trường làm việc.

Các biện pháp bảo vệ do tổ chức nghề nghiệp quy định, do pháp luật và các quy định có liên quan :

– Các yêu cầu về học vấn, đào tạo và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán;

– Các yêu cầu về cập nhật kiến thức chuyên môn;

– Các quy định về quản trị doanh nghiệp;

– Các chuẩn mực nghề nghiệp;

– Sự giám sát của tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan quản lý và các hình thức kỷ luật;

– Soát xét độc lập do bên thứ ba được trao quyền hợp pháp thực hiện đối với các báo cáo, tờ khai, thông báo hay thông tin do kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp cung cấp.

Còn các biện pháp bảo vệ được xây dựng trong môi trường làm việc chủ yếu gồm:

– Cơ chế tiếp nhận, giải quyết khiếu nại công khai và hiệu quả của tổ chức mà KTV chuyên nghiệp làm việc, tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan quản lý, cho phép các nhân viên, chủ doanh nghiệp và công chúng phản ánh về các hành vi không chuyên nghiệp hoặc phi đạo đức;

– Quy định rõ ràng về trách nhiệm báo cáo các vi phạm yêu cầu về đạo đức.

Tính bảo mật trong đạo đức nghề nghiệp kế toán là gì

Nghề nghiệp của kiểm toán cung cấp dịch vụ có thu phí từ khách hàng.

Về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên tại Việt Nam

ThS. Nguyễn Thị Hải Vân - Trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp

07:00 08/05/2020

Nghề kiểm toán có đặc điểm khá đặc biệt, đó là cung cấp dịch vụ có thu phí từ khách hàng nhưng để bảo vệ lợi ích của công chúng.

Hoàn thiện mục tiêu, trọng tâm kiểm toán chi ngân sách tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập

Duy trì và phát huy thái độ hoài nghi nghề nghiệp đối với kiểm toán viên

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hoài nghi nghề nghiệp của kiểm toán viên

Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán

Do vậy, trách nhiệm của kiểm toán viên hành nghề không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng đơn lẻ hoặc doanh nghiệp, nơi kiểm toán viên hành nghề cung cấp dịch vụ mà còn phải nắm được và tuân thủ các quy định của chuẩn mực đạo đức vì lợi ích của công chúng. Dựa trên các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên vànhững kết quả triển khai trong thời gian qua, bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên trong thời gian tới.

Quy định về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên

Trên thế giới, những nội dung chi tiết của đạo đức nghề nghiệp thường được trình bày trong Điều lệ về đạo đức nghề nghiệp do tổ chức nghề nghiệp ban hành. Trong điều lệ, tổ chức nghề nghiệp quy định về những việc mà kiểm toán viên (KTV) phải làm và không được làm trong khi hành nghề. Để cụ thể hóa, các tổ chức nghề nghiệp còn ban hành những văn bản giải thích và hướng dẫn chi tiết về từng nguyên tắc và hợp thành hệ thống chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp.

Theo các chuyên gia kiểm toán, việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp giúp KTV hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) có được các lợi ích thiết thực như: (i) Định hướng về mặt đạo đức làm cơ sở cho các quyết định và hành động; (ii) Trở thành cá nhân, đơn vị xuất sắc trong nghề với chuẩn mực cao về đạo đức; (iii) Nâng cao hình ảnh, danh tiếng và quan hệ với bên liên quan; (iv) Xây dựng sự tín nhiệm trong nghề nghiệp; (iv) Giảm thiểu các nguy cơ tiềm tàng cho công ty và tránh phải chịu trách nhiệm/tố tụng pháp lý…

Từ đặc điểm và thực tiễn ngành nghề, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) ban hành các phiên bản chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán quốc tế tương ứng với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Các chuẩn mực này đặt ra các yêu cầu về đạo đức và đưa ra một khuôn mẫu cho tất cả các kế toán viên, KTV chuyên nghiệp phải thực thi để đảm bảo họ tuân thủ đầy đủ 5 nguyên tắc cơ bản về đạo đức nghề nghiệp sau:

- Tính chính trực: Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh.

- Tính khách quan: Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh.

- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Thể hiện, duy trì sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo khách hàng, hoặc chủ DN được cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên những kiến thức mới nhất về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật; đồng thời, hành động một cách thận trọng và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng.

- Tính bảo mật: Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh. Vì vậy, KTV không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp và cũng như không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kế toán viên, KTV chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba.

- Tư cách nghề nghiệp: Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp.

Tại Việt Nam, năm 2015, sau khi Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ra đời, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 70/2015/TT-BTC quy định chung về các nguyên tắc đạo đức cơ bản áp dụng cho kế toán, KTV hành nghề. Theo đó, các nguyên tắc đạo đức này cũng tiệm cận với các quy định trên thế giới, cụ thể như: Tính chính trực, Tính khách quan, Năng lực chuyên môn và tính thận trọng, Tính bảo mật, Tư cách nghề nghiệp.

Ngay cả trong hoạt động kiểm toán nội bộ của DN, Chính phủ cũng có quy định riêng đối với các nguyên tắc đạo đức đặt ra đối với kiểm toán viên. Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định về kiểm toán nội bộ, trong đó nêu rõ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ. Trong quá trình thực hiện công tác kiểm toán và tư vấn, người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo thực hiện đúng và duy trì các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ tối thiểu sau: Tính chính trực, tính khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật và tư cách nghề nghiệp.

Những kết quả nổi bật

Ở Việt Nam, hoạt động kiểm toán độc lập ra đời từ năm 1991. Thời điểm đó, Bộ Tài chính thành lập 2 công ty là DNNN làm kiểm toán. Đến nay, với sự phát triển hội nhập của lĩnh vực tài chính nói chung và kế toán, kiểm toán nói riêng, đã có hàng trăm DNKT độc lập với số lượng KTV đông đảo, có trình độ chất lượng cao. Chất lượng dịch vụ của các DNKT cung cấp cũng được đánh giá tương đối tốt nhưng vẫn có một khoảng cách khá xa so với các nước tiên tiến trên thế giới.

Tuy nhiên, ngành Kiểm toán độc lập - một ngành dịch vụ đặc biệt có điều kiện, là công cụ quản lý quan trọng thực hiện công khai, minh bạch thông tin kinh tế - tài chính, bảo vệ lợi ích những người sử dụng thông tin vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức. Môi trường làm việc của KTV hành nghề phát sinh nhiều tình huống ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều bên liên quan như các cổ đông, bên cung cấp vốn vay, cơ quan quản lý nhà nước, đối tác mua bán hàng… và chính lợi ích của KTV, DNKT. Nhận thức được điều này, nhằm hoàn thiện hệ thống các chuẩn mực nghề nghiệp trong lĩnh vực kiểm toán độc lập và tạo điều kiện cho các dịch vụ mới trong lĩnh vực này phát triển, tháng 12/2012, Bộ Tài chính đã ban hành 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Từ năm 2013 đến năm 2015, Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) đã tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính, các DNKT và các chuyên gia nghiên cứu, soạn thảo, cập nhật 10 chuẩn mực Việt Nam đợt 2 về dịch vụ đảm bảo, các dịch vụ liên quan và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trên cơ sở các chuẩn mực nghề nghiệp quốc tế hiện hành của IFAC. Ngày 8/5/2015, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư ban hành 10 chuẩn mực đợt 2, (Thông tư số 70/2015/TT-BTC về việc ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán)…

Thời gian qua, Việt Nam cũng luôn theo dõi, cập nhật các thay đổi của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán do IFAC ban hành để biên dịch, biên soạn chuẩn mực Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế… Việt Nam cũng xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn mực hỗ trợ hội viên hiểu và áp dụng các chuẩn mực kiểm toán, cũng như chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp như: Chương trình kiểm toán mẫu kiểm toán báo cáo tài chính trong đó có các tài liệu hướng dẫn tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; Chương trình kiểm toán mẫu kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; Quy chế kiểm soát chất lượng mẫu cho các doanh nghiệp kiểm toán… Hàng năm, Bộ Tài chính phối hợp với (VACPA), tham gia kiểm soát chất lượng tại các DNKT, trong đó có thực hiện kiểm soát việc tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Về cập nhật kiến thức đạo đức nghề nghiệp, hàng năm mỗi KTV hành nghề được cập nhật chuyên đề đạo đức nghề nghiệp tối thiểu 4 giờ để nắm bắt những quy định mới.

Giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên

Đạo đức nghề nghiệp là những chỉ dẫn để các thành viên luôn duy trì được một thái độ nghề nghiệp đúng đắn nhằm bảo vệ và nâng cao uy tín của nghề nghiệp. Trách nhiệm của kiểm toán viên hành nghề không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng đơn lẻ hoặc doanh nghiệp nơi kiểm toán viên hành nghề cung cấp dịch vụ, mà còn phải nắm được và tuân thủ các quy định của chuẩn mực đạo đức vì lợi ích của công chúng. Nhằm tiếp tục nâng cao đạo đức nghề nghiệp của KTV trong thời gian tới, cần chú trọng một số nội dung trọng tâm sau:

Về phía cơ quan nhà nước

- Cần thiết lập được môi trường pháp lý cho hoạt động nghề nghiệp (hành nghề) trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay. Nghiên cứu ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy về hành nghề, trong đó có nhấn mạnh vai trò quyền hạn và trách nhiệm đối với các tổ chức và hội nghề nghiệp.

- Khơi dậy ý thức đạo đức nghề nghiệp của KTV, trong đó yêu cầu đội ngũ hành nghề phải tham gia chương trình thực hành đạo đức nghề nghiệp như một chương trình bắt buộc để được cấp bằng hoặc cấp chứng chỉ hành nghề. Chú trọng biểu dương, tôn vinh cá nhân tổ chức đạt tiêu chí minh bạch, trung thực và không gây sai lệch thông tin nghề nghiệp.

- Đưa ra các biện pháp ngăn chặn những hành vi phi đạo đức. Cụ thể như: cần đưa ra các hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với các KTV vi phạm các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vì những sai sót trong lĩnh vực kiểm toán độc lập gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội, cho nền kinh tế và thị trường tài chính.

- Tăng cường tuyên tuyền, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực nghề nghiệp đối với một số nghề kinh doanh có điều kiện, trong đó có lĩnh vực kiểm toán độc lập.

Về phía các hội nghề nghiệp

- Xây dựng các cơ chế tuyên truyền yêu cầu về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đến các đối tượng hành nghề. Thường xuyên có các tư vấn, khuyến cáo đến các KTV về việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức trong quá trình tác nghiệp.

- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, đặc biệt là phối hợp với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế có kinh nghiệm trong việc áp dụng các chuẩn mực đạo đức. Đồng thời, thường xuyên kết nối, cập nhật các chuẩn mực mới tiệm cận với thông lên quốc tế.

- Tăng cường việc kiểm tra, giám sát các hội viên, KTV trong hoạt động nghề nghiệp. Theo các chuyên gia, các tổ chức nghề nghiệp khuyến khích và giám sát mọi thành viên phải luôn có hành vi đạo đức đúng đắn và tuân thủ điều lệ này. Thực tế cho thấy, dù các biện pháp chế tài của Hội nghề nghiệp khi xử phạt vi phạm đối với các KTV không bằng các bản án của Tòa án nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn. Chẳng hạn, mặc dù hình phạt cao nhất là khai trừ khỏi tổ chức nghề nghiệp, dù KTV không phải chịu bồi thường hay tù tội, nhưng lại dẫn đến khả năng bị tước bỏ quyền hành nghề kế toán. Như vậy, trên một bình diện nhất định, việc kiểm soát bằng Điều lệ Đạo đức nghề nghiệp, thậm chí có thể còn nghiêm khắc hơn cả pháp luật, bởi vì ngay cả khi chưa đủ các yếu tố để ràng buộc nghĩa vụ pháp lý, tổ chức nghề nghiệp vẫn có thể dựa vào đó để xét xử sai phạm.

Về phía các doanh nghiệp kiểm toán

- Cần xây dựng một chế độ, phương pháp quản lý tốt và môi trường hành nghề chuyên nghiệp, đó là xây dựng “văn hóa DN”. Đây là những yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ đến chất lượng hoạt động nghề nghiệp, để người hành nghề có thể yên tâm công tác, cống hiến và có điều kiện nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ.

- Cần có sự liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng với các cơ sở đào tạo và các tổ chức nghề nghiệp. Các DNKT có thể nhận sinh viên năm cuối đến thực tập và tiếp cận sớm với thực tế và môi trường nghề nghiệp.

Về kiểm toán viên

- Cần phải có kiến thức và sự hiểu biết tương đối rộng và toàn diện ở nhiều lĩnh vực và khía cạnh liên quan đến nghề nghiệp. Chủ động tiếp cận với thực tế hoạt động nghề nghiệp để hình thành kiến thức cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Nắm bắt các yêu cầu về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với các KTV đã được quy định rõ tại Thông tư số 70/2015/TT-BTC.

- Không ngừng nâng cao phát triển chuyên môn nghiệp vụ thông qua các khóa học nâng cao nghiệp vụ. Thường xuyên học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp về việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

- Cần phải thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất của một cán bộ nghề nghiệp, rèn luyện cho mình tính trực quan, độc lập, vô tư, công bằng, cẩn thận, siêng năng, có tinh thần trách nhiệm. Luôn có thái độ cầu thị, học hỏi và đúc rút kinh nghiệm thực tế. Việc làm này góp phần giúp hình thành kỹ năng hành nghề cho mình, cũng như tố chất để trở thành một người hành nghề chuyên nghiệp.

Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2011), Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12;
2. Chính phủ (2012), Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập;
3. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08/5/2015 ban hành chuẩnmực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
4. Phạm Sỹ Danh (2019), Đạo đức hành nghề kiểm toán, Tham luận tại Diễn đàn khoahọc 'Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao đạo đức hành nghề trong giai đoạn hiện nayngày 28/8/2019;
5. Một số website: mof.gov.vn, vacpa.org.vn, thuvienphapluat.vn…

In bài viết

Kiểm toán viên đạo đức nghề nghiệp kiểm toán độc lập

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Tính bảo mật trong đạo đức nghề nghiệp kế toán là gì

    Nghiêm cấm việc nhận hỗ trợ từ đơn vị được kiểm toán

  • Tính bảo mật trong đạo đức nghề nghiệp kế toán là gì

    HDBank kết hợp cùng MISA triển khai dịch vụ kế toán online

  • Tính bảo mật trong đạo đức nghề nghiệp kế toán là gì

    Chất lượng kiểm toán sẽ được nâng lên

Tin nổi bật

Tính bảo mật trong đạo đức nghề nghiệp kế toán là gì

Tăng cường giám sát, phân bổ ngân sách đảm bảo thực hiện các cam kết khí hậu của Việt Nam

Tính bảo mật trong đạo đức nghề nghiệp kế toán là gì

Giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài mới đạt 9,12% kế hoạch

Tính bảo mật trong đạo đức nghề nghiệp kế toán là gì

Tăng cường hợp tác tài chính giữa Việt Nam - Cuba

Tính bảo mật trong đạo đức nghề nghiệp kế toán là gì

Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm trên thị trường chứng khoán

Tính bảo mật trong đạo đức nghề nghiệp kế toán là gì

Điểm lại sự kiện nổi bật của ngành Tài chính tháng 6/2022