Truyền thông quốc tế học những gì

Truyền thông quốc tế học những gì

  1. Truyền thông quốc tế là ngành đào tạo mới nhất tại Học viện ngoại giao
Sau hơn 50 năm đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội về đổi mới và hội nhập toàn diện, từ năm 2008, Học viện Ngoại giao đã quyết đinh thành lập Khoa TT và Văn hóa đối ngoại. Năm 2009, ngành Truyền thông quốc tế (TQTT) được mở và bắt đầu tuyển sinh từ năm 2010.Được xây dựng trên nền tảng kế thừa và phát huy các thế mạnh lịch sử truyền thống của Học viện Ngoai ngoại giao cũng như tham khảo một số chương trình đào tạo cùng ngành trên thế giới, chương trình TTQT được xây dựng trên mô hình tiên tiến, hiện đại và có tính ứng dụng cao, đáp ứng xu hướng tích hợp và thích ứng linh hoạt của thị trường lao động trong bối cảnh xã hội thông tin.Mục tiêu của chương trình là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng đòi hỏi của môi trường xã hội hiện nay tại Việt Nam, cũng như thế giới.
  1. Học Truyền thông quốc tế để làm gì?
Vì thế, có rất nhiều vị trí việc làm phù hợp với sinh viên sau khi tốt nghiệp. Cụ thể:- Làm việc cho các cơ quan báo chí – truyền thông trên tư cách là phóng viên, biên tập viên, người dẫn chương trình;- Làm chuyên gia truyền thông quốc tế, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện tại các tổ chức, cơ quan nhà nước và phi chính phủ, tư nhân;- Là nhà phân tích, nghiên cứu truyền thông, các chuyên gia viết truyền thông chuyên nghiệp độc lập.- Khởi nghiệp trong lĩnh vực truyền thông: như xây dựng các kênh truyền thông của riêng mình, thiết kế các dự án truyền thông, các công ty tổ chức sự kiện và quan hệ công chúng.- Điều đặc biệt, bạn cũng có thể làm trái nghề nhưng với kỹ năng truyền thông được đào tạo trong ngàng Truyền thông quốc tế tại Học viện, bạn sẽ luôn tự tin về sự sáng tạo, khác biệt trong công việc để đi đến thành công.
  1. Nội dung chương trình Cử nhân Truyền thông quốc tế
Chương trình học gồm khoảng từ 120-130 tín chỉ, bao gồm các môn học bắt buộc và tự chọn.Ngoài những môn học cơ sở khối kiến thức chung (khoảng 30%) chương trình, hệ thống các môn học chuyên ngành được thiết kế trên dựa trên 3 nhóm ngành để sinh viên lựa chọn với tỷ lệ 40% số môn thuộc chuyên sâu truyền thông quốc tế, 30% chuyên sâu Quan hệ công chúng và 30% chuyên sâu Ngoại giao văn hóa. Cụ thể:a/Chuyên sâu Truyền thông quốc tế (nhấn mạnh đến các kỹ năng báo chí – truyền thông) dành cho những ai có xu hướng muốn trở thành các nhà báo, nhà truyền thông làm việc tại các cơ quan báo chí; Các môn học chính như: Ngôn ngữ báo chí; Các thể loại báo ( dành cho báo in, báo phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử), Đại cương Truyền thông quốc tế, ứng dụng truyền thông quốc tế; Truyền thông đa phương tiện, nghiên cứu truyền thông, công chúng truyền thông quốc tế, Truyền thông và nghiên cứu quan hệ quốc tế…b/ Chuyên sâu Quan hệ công chúng (nhấn mạnh đến các kỹ năng quan hệ công chúng) dành cho những ai muốn trở thành các chuyên viên quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, quản lý khủng hoảng. Các môn học chính: Tổ chức sự kiện, Xử lý khủng hoảng, PR và thiết kế các sản phẩm truyền thông; xây dựng và viết đề án PR. Sinh viên được kết hợp thực hiện đề án trên thực tế trong quá trình học và sau khi học.c/ Chuyên sâu Văn hóa đối ngoại và ngoại giao (nhần mạnh chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa đối ngoại): Dành co những ai muốn lựa chọn trở thành cac chuyên viên làm việc cho các cơ quan ngoại giao, cán bộ truyền thông văn hóa đối ngoại cho các bộ ngành, các tổ chức phi chính phủ. Các môn học chính: Ngoại giao văn hóa, Truyền thông và thông tin đối ngoại, Truyền thông liên văn hóa,Ứng dụng Ngoại giao văn hóa; Toàn cầu hóa và văn hóa;Bên cạnh các môn học chính, sinh viên cũng được học qua các hội thảo, báo cáo chuyên đề định kỳ, các hoạt động trải nghiệm thực tế trong từng môn học cụ thể.Các kỹ năng sẽ được ưu tiên đào tạo: xử lý vấn đề, làm việc nhóm, quản lý con người, tư duy phản biện, thuyết trình, đàm phán, sáng tạo.Đặc biệt, về ngoại ngữ từ năm học 2020, bên cạnh tiếng Anh, Tiếng Pháp, sẽ tuyển thêm 1 lớp tiếng Trung Quốc (rất hợp xu thế đúng không?).

Truyền thông quốc tế học những gì

- Môi trường học cạnh tranh với những người bạn thông minh và đồng chí hướng, luôn sáng tạo và có tinh thần xây dựng mối quan hệ lâu dài, bền vững để đi đến thành công;- Môi trường học thuật cởi mở, tạo cảm hứng sáng tạo và không định kiến;- Các giảng viên giàu kinh nghiệm, là chuyên gia trong các lĩnh vực báo chí, quan hệ công chúng, văn hóa và làm việc trong môi trường đa văn hóa như Nga, Anh, Australia, Việt Nam…cũng tham gia giảng dạy trong chương trình này.
  1. Cơ hội trải nghiệm làm việc ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường
Sinh viên ngành TTQT thường không chờ đến năm thứ 4 mới đi thực tập, mà từ năm thứ 2 các bạn đã tham gia vào thị trường lao động: Như viết bài đăng trên các báo, tham gia tổ chức sự kiện, tham gia với thư cách chuyên viên truyền thông dự án tại các tổ chức phi chính phủ, các công ty lớn.Ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp) cũng là một lợi thế, khi nhiều sinh viên chọn đi dạy ngoại ngữ thêm, và qua đó tự xây dựng networking cũng như tích lũy kinh nghiệm cho riêng mình.
  1. Xây dựng mối quan hệ cho tương lai
Sinh viên Truyền thông Quốc tế luôn để lại ấn tượng tốt về năng lực và khả năng sáng tạo, thích ứng nhanh với môi trường làm việc bên ngoài. Vì vậy, sau mỗi kỳ thực tập tự nguyện hay theo chương trình học bắt buộc (năm thứ 4) đều là cơ hội để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp trong công việc, tạo tiền đề để dễ dàng tìm được công việc phù hợp sau khi ra trường.
  1. Hỗ trợ học tập và tư vấn nghề nghiệp
Trong quá trình học tập ngay từ năm thứ nhất đến năm tư, sinh viên được Khoa hỗ trợ tư vấn học tập và nghề nghiệp để đảm bảo hỗ trợ, giúp đỡ và định hướng cho sinh viên. Việc tư vấn học tập sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực, góp phần quan trọng vào sự thành công của các sinh viên.Tốt nghiệp với tấm bằng Cử nhân Truyền thông quốc tế, bạn sẽ đáp ứng rất tốt không chỉ với thị trường lao động đang thay đổi nhanh chóng và năng động của Việt nam, mà còn thích ứng với những thách thức từ quá trình toàn cầu hóa trên thế giới.Đi làm với vị trí phù hợp và có mức lương khá sau khi ra trường; hoặc đi học nâng cao trình độ lên Thạc sĩ, Tiến sĩ là hai xu hướng chính của sinh viên TTQT. Văn bằng và hệ thống các môn học phù hợp với nhiều chuyên ngành đào tạo sau đại học của các trường trong và ngoài nước, nên nhiều sinh viên TTQT cũng đã tiếp tục học lên bậc học cao hơn tại nhiều quốc gia: Nhật, Anh, Pháp, Australia, và khối các nước EU.Các em đều có vị trí xứng đáng sau quá trình học tập.Bây giờ, hãy tự hỏi “bạn là ai, bạn muốn gì” để tự định vị bản thân bạn và bấm nút “chọn TTQT” để mở ra một cơ hội và tương lai cho chính mình!Chỉ cần đặt đúng vị trí, bạn sẽ tỏa sáng!#Take_the_power_of_International_Communication_and_come_to_the_bright_future!

Truyền thông quốc tế học những gì

Truyền thông quốc tế học những gì

Truyền thông quốc tế học những gì

Truyền thông quốc tế học những gì

Truyền thông quốc tế (international communication) còn có tên gọi khác là Truyền thông toàn cầu hay Truyền thông xuyên quốc gia. Nếu bạn chưa biết gì về ngành học này thì có thể tham khảo một số thắc mắc phổ biến được Hotcourses Vietnam giải đáp trong bài viết dưới đây.

>> Phân biệt Marketing và Communications

Truyền thông quốc tế là gì?

Truyền thông quốc tế là một mảng của truyền thông với mục đích chính là truyền tải thông tin đến nhóm đối tượng ở nước ngoài và xuyên biên giới. Để làm được điều này, người học truyền thông quốc tế buộc phải hiểu rõ các khía cạnh khác như văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế và mọi thứ liên quan đến môi trường mục tiêu thì mới có thể truyền đạt thông tin mong muốn một cách phù hợp và hiệu quả. Truyền thông quốc tế có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức như biển hiệu quảng cáo, diễn văn chính trị, bài báo, bài đăng trên mạng xã hội, thông cáo báo chí, sách ảnh và hơn thế nữa. Chẳng hạn như trong đại dịch Covid-19, thông tin về dịch bệnh đã được cập nhật liên tục cho mọi người trên toàn thế giới thông qua ứng dụng mạng xã hội, báo chí và truyền hình.

Ai phù hợp với ngành Truyền thông quốc tế?

Đây là ngành học lý tưởng cho những bạn yêu thích làm việc trong môi trường đa dạng văn hóa và có năng khiếu nhất định trong việc giao tiếp thông qua ngôn ngữ nói, viết hoặc hình ảnh. Vì làm việc trong môi trường đa văn hóa nên kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác cũng rất quan trọng trong lĩnh vực này. Bạn nhất định phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ thì mới có thể giao tiếp với những người đến từ quốc gia khác một cách hiệu quả nên cần có niềm yêu thích học tiếng nước ngoài. 

Ngành Truyền thông quốc tế thường có những môn gì?

Những môn học thường xuất hiện trong ngành này có thể được chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn như nhóm các môn đại cương (Các vấn đề toàn cầu, Chính trị quốc tế…), nhóm các môn chuyên ngành (Luật, Chiến lược truyền thông, Truyền thông số, Truyền thông liên văn hóa…) và nhóm kỹ năng (Tin học, Tiếng Anh, Tra cứu thông tin, Lãnh đạo…).

Học Truyền thông quốc tế có thể làm công việc gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành Truyền thông quốc tế, bạn có thể chọn theo đuổi các công việc trong lĩnh vực quảng cáo, quan hệ công chúng, báo chí, xuất bản, truyền thông kỹ thuật số hay bất cứ ngành nghề nào đòi hỏi có hợp tác với các bộ phận ở nước ngoài. Với các kỹ năng học được trong ngành, bạn sẽ có nhiều cơ hội để làm việc trong nhiều vị trí tại các công ty tư nhân, chính phủ hay phi lợi nhuận.

Chẳng hạn như bạn có thể đầu quân vào bộ phận truyền thông cho các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng thị trường ra nước ngoài hoặc công ty quốc tế đang mong muốn đầu tư phát triển vào Việt Nam. Nhờ có thế mạnh ngoại ngữ, bạn hoàn toàn có thể chuyển hướng sang công việc biên phiên dịch nhiều thử thách cho các khách hàng quốc tế lẫn nội địa. Sau một thời gian làm nghề với nhiều kinh nghiệm thực tế, bạn cũng có thể cân nhắc trở thành giảng viên để truyền đạt những kinh nghiệm mình có cho thế hệ sau.

>> Phân biệt Marketing, PR và Quảng cáo 

Nên học Truyền thông quốc tế ở đâu?

Tên ngành vốn có chữ “quốc tế” nên tất nhiên bạn chọn con đường du học ngành này sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn. Chẳng hạn như bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với bạn bè khắp năm châu ngay trong quá trình học để làm quen với việc giao tiếp hiệu quả bất kể đối phương có những khác biệt nhất định về văn hóa, lối sống và quan điểm. Những trải nghiệm này sẽ giúp bạn trở nên dạn dĩ và tự tin hơn khi làm nghề sau này.

Nói như vậy không có nghĩa chọn học Truyền thông quốc tế ở Việt Nam sẽ hoàn toàn vô ích. Chọn học ngành này ở Việt Nam vẫn sẽ cho bạn một số góc nhìn hữu ích để có thể áp dụng cho môi trường làm việc ở trong nước. Tuy nhiên tốt nhất thì bạn vẫn nên tìm cơ hội xuất ngoại để giao lưu và tích thêm trải nghiệm cho nghề. Ví dụ như bạn có thể chọn học chương trình 2 + 2 vừa học ở Việt Nam vừa học ở nước ngoài hoặc tham gia các khóa trao đổi thanh niên ngắn hạn do chính phủ nước ngoài tài trợ.

Bạn có thể tham khảo một số trường đại học ở nước ngoài uy tín có ngành Truyền thông quốc tế do Hotcourses Vietnam gợi ý:

Anh:

Mỹ:

Canada:

Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc chọn trường phù hợp để học ngành Truyền thông quốc tế thì có thể liên hệ với trung tâm tư vấn du học IDP để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan hoàn toàn miễn phí.

Bài được viết lại bởi Do An Khang vào ngày 25 tháng 09 năm 2020.

Muốn biết chương trình học nào phù hợp với bạn nhất?

Sử dụng ngay "Công cụ tìm khóa học" của Hotcourses Vietnam nhé!

BẮT ĐẦU