Vắc xin sởi quai bị rubella tiêm khi nào

Tất cả trẻ em đều được khuyến thích tiêm vắc-xin ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella để được bảo vệ khỏi ba căn bệnh nguy hiểm này. Nếu bạn là một người lớn mà chưa được tiêm vắc-xin phòng, bạn cũng nên đi tiêm.

Sởi, quai bị và rubella là bệnh do virus gây ra và tất cả đều có thể dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng.

Bệnh sởi bắt đầu bằng các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, viêm kết mạc (mắt đỏ), vết phát ban đỏ xuất hiện trên mặt và lan sang phần còn lại của cơ thể. Nếu virus sởi nhiễm vào phổi có thể gây ra bệnh viêm phổi. Bệnh sởi ở trẻ lớn hơn có thể dẫn đến bệnh viêm não gây ra co giật và tổn thương não.

Các vi rút quai bị thường gây sưng tấy trong tuyến ngay dưới đôi tai làm cho má sưng lên bất thường. Trước khi có chủng ngừa, bệnh quai bị là nguyên nhân phổ biến nhất của cả hai bệnh viêm màng não (viêm màng não và tủy sống) và điếc. Ở nam giới, bệnh quai bị có thể lây nhiễm đến tinh hoàn dẫn đến vô sinh.

Rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức. Nó có thể gây phát ban nhẹ trên mặt, sưng hạch sau tai, và trong một số trường hợp, sưng các khớp nhỏ và sốt nhẹ. Hầu hết trẻ em phục hồi nhanh chóng và không có dấu hiệu gì nghiêm trọng về lâu dài. Nhưng nếu một người phụ nữ mang thai bị rubella, điều này có thể dẫn đến sẩy thai. Nếu bị nhiễm rubella trong ba tháng đầu của thai kỳ, có ít nhất 20% nguy cơ em bé sẽ bị một dị tật bẩm sinh như mù, điếc, khiếm khuyết tim, hoặc chậm phát triển tâm thần.

Ai nên và không nên tiêm chủng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella?

Vắc-xin phòng bệnh sởi, quai bị và rubella thường được tiêm hai lần khi còn nhỏ. Một đứa trẻ sẽ được tiêm lần đầu tiên khi từ 12-15 tháng và lần thứ hai khi từ 4-6 tuổi.

Nếu bạn không chắc chắn bạn đã bị các bệnh này chưa hoặc chưa tiêm vắc-xin, bạn có thể đi tiêm chủng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella dành cho người lớn. Hãy nói cho bác sĩ biết nếu bạn:

  • Bạn làm việc trong một cơ sở y tế.
  • Bạn đang có kế hoạch hoặc có thể có thai.

Bạn không cần phải tiêm nếu:

  • Bạn bị dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin bệnh sởi, quai bị và rubella lần đầu tiên.
  • Bạn có bị dị ứng với gelatin hoặc neomycin.
  • Bạn có thể mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai trong 4 tuần tới. (Nếu bạn đang cho con bú thì vẫn an toàn khi tiêm vắc-xin).
  • Hệ thống miễn dịch của bạn bị yếu vì các loại thuốc chữa ung thư, corticosteroids, hoặc AIDS.

Rủi ro khi tiêm vắc-xin bệnh sởi, quai bị, rubella và tác dụng phụ

Tiêm chủng ngừa bệnh sởi, quai bị, rubella không gây ra tác dụng phụ trong hầu hết các trường hợp. Một số khác có thể bị sốt, đau nhức nhẹ hoặc có nốt đỏ nơi bị tiêm.

Các vấn đề khác có thể là ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Sốt (1 trong 5 trẻ em)
  • Phát ban (1 trong 20)
  • Sưng hạch (1 trong 7)
  • Co giật (1 trong 3000)
  • Khớp bị đau / cứng (1 trong 100 trẻ em; phổ biến hơn ở người lớn đặc biệt là phụ nữ)
  • Số lượng tiểu cầu thấp / chảy máu (1 trong 30.000)
  • Viêm não (1 trong 1 triệu)

Trong những năm qua, một số người cho rằng vắc-xin tiêm phòng bệnh sởi, quai bị, rubella có liên quan đến chứng tự kỷ nhưng không có bằng chứng nào chứng minh cho việc này. Những lợi ích mà vắc-xin phòng chống dịch bệnh mang lại nhiều hơn bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào.

Tiêm vắc xin sởi quai bị Rubella là mũi tiêm vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Mũi vắc xin không chỉ tạo miễn dịch cho trẻ phòng ngừa bệnh sởi sởi quai bị Rubella mà còn ngăn chặn các biến chứng. Vì vậy, khi trẻ đến độ tuổi tiêm phòng, cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm đầy đủ các mũi vắc xin quan trọng. Để hiểu thêm về mũi vắc xin sởi quai bị Rubella, cha mẹ hãy tham khảo thêm trong bài viết sau đây.

1. Vắc xin sởi quai bị Rubella là gì?

Vắc xin sởi quai bị Rubella được sử dụng tại một số cơ sở y tế tiêm phòng trên toàn quốc. Vắc xin có tên gọi MMR II 0.5ml, đây là dạng vắc xin sống được điều chế từ virus sởi, virus Rubella và quai bị.

Vắc xin sởi quai bị rubella tiêm khi nào

Vắc xin sởi quai bị Rubella

Vắc xin được đông khô có màu trắng và ánh vàng, có kèm theo nước hồi chỉnh. Vắc xin này có tác dụng tạo miễn dịch, phòng ngừa được cả 3 bệnh sởi, Rubella và quai bị.

2. Tiêm vắc xin sởi quai bị Rubella mang lại hiệu quả như thế nào?

Sởi quai bị rubella là các bệnh do virus gây ra có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Trẻ chưa được tiêm phòng đầy đủ hoặc miễn dịch kém càng khiến bệnh tiến triển nhanh hơn. Các căn bệnh này dễ lây lan ra môi trường xung quanh, thậm chí bùng phát thành dịch trên diện rộng.

Đối với trẻ nhiễm sởi quai bị Rubella được tiêm phòng đầy đủ và có các triệu chứng nhẹ sẽ tự khỏi bệnh. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm virus thì nguy cơ trẻ sinh ra nhiều dị tật. Chẳng hạn như, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, mù, điếc và chậm phát triển.

Vắc xin sởi quai bị rubella tiêm khi nào

Vắc xin phòng bệnh sởi quai bị Rubella hiệu quả lâu dài

Bên cạnh đó, khi trẻ mắc các bệnh sởi quai bị rubella nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng và khiến trẻ tử vong.

Chính vì những tác hại khôn lường của những căn bệnh trên, tiêm vắc xin phòng sởi quai bị Rubella vô cùng cần thiết. Mặc dù các căn bệnh chưa có thuốc đặc hiệu điều trị dứt điểm nhưng tiêm phòng sẽ ngăn chặn được virus.

Tiêm vắc xin sởi quai bị Rubella ngăn ngừa bệnh lên tới 95%, giúp cha mẹ an tâm về sức khỏe của trẻ.

3. Chi phí vắc xin phòng bệnh sởi quai bị Rubella

Tùy vào từng loại vắc xin và cơ sở tiêm phòng mà có giá thành khác nhau. Loại vắc xin phối kết hợp phòng 3 bệnh sởi quai bị Rubella và quai bị MMR II (Mỹ) có giá 290.000 đồng.

4. Độ tuổi cần đi tiêm vắc xin sởi quai bị Rubella cho trẻ

Cha mẹ mới có con lần đầu chưa có kinh nghiệm thường lo lắng và phân vân độ tuổi nào nên tiêm vắc xin. Để bảo vệ sức khỏe của con trẻ an toàn, cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin khi ở độ tuổi sau:

Vắc xin sởi quai bị rubella tiêm khi nào

Cần tuân thủ lịch tiêm vắc xin sởi quai bị Rubella cho trẻ khi đủ tuổi

  • Trẻ nhỏ khi đủ 12 tháng tuổi nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi quai bị Rubella với 2 liều. Mỗi liều 0.5ml và liều tiêm thứ 2 khi trẻ 4 - 6 tuổi.
  • Trẻ trong độ tuổi 9 tháng hoặc từ 6 đến 12 tháng tuổi nên tiêm vắc xin sởi đơn (MVVAC). Hoặc tiêm vắc xin MMR phòng cả 3 căn bệnh sởi quai bị Rubella và quai bị. Khi trẻ đủ 15 tháng thì tiêm nhắc lại mũi MMR và tiêm mũi thứ 2 sau 4 năm. Mũi nhắc lại thứ 3 cách mũi thứ 2 khoảng 4 năm.
  • Khi trẻ sinh sống ở nơi có dịch sởi hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh nên đi tiêm càng sớm càng tốt.
  • Không chỉ tiêm cho trẻ mà người lớn hoặc phụ nữ trước mang thai nên tiêm 1 liều vắc xin sởi quai bị Rubella 0.5ml duy nhất.

Vắc xin sởi quai bị Rubella có thể tiêm kết hợp cùng với vắc xin viêm não Nhật Bản bất hoạt, viêm gan B, Polio, DTP, TT, BCG.

5. Một vài phản ứng phụ khi tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh sởi quai bị Rubella

Khi trẻ được tiêm đầy đủ liều vắc xin sởi quai bị Rubella sẽ có một vài tác dụng phụ sau. Đây là phản ứng thông thường sau tiêm chủng nên cha mẹ không cần phải lo lắng:

Sau 24 giờ tiêm, vùng tiêm sẽ có cảm giác đau nhức kèm theo dấu hiệu sốt nhẹ kéo dài 1 đến 2 ngày. Tùy vào từng cơ địa mà trẻ có thể bị nổi ban đỏ, lan xung quanh chỗ tiêm và mất dần sau 1 đến 2 ngày. Các triệu chứng nhẹ thường làm trẻ cảm thấy bứt rứt, khó chịu và khóc. Vì vậy, cha mẹ cần tìm cách giảm các triệu chứng an toàn cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, một vài trường hợp sau khi tiêm vắc xin phòng sởi quai bị Rubella bị viêm tuyến nước bọt, tiêu chảy, buồn nôn.

Trong trường hợp trẻ vẫn chưa hết hẳn sau vài ngày tiêm vắc xin, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ thăm khám, xác định rõ tình trạng và có hướng điều trị kịp thời.

Vắc xin sởi quai bị rubella tiêm khi nào

Sau khi tiêm vắc xin trẻ thường bị sốt nhẹ, nổi ban đỏ,...

6. Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi quai bị Rubella

Vắc xin sởi quai bị Rubella mắc dù giúp ngăn chặn virus, phòng bệnh hiệu quả nhưng cần được theo dõi kỹ. Bởi ngoài các tác dụng phụ thường gặp, cha mẹ không nên chủ quan mà cần lưu ý:

  • Sau khi tiêm vắc xin xong nên để trẻ ở bệnh viện 30 phút theo dõi các phản ứng nếu có. Nhằm ngăn chặn và xử trí kịp thời tình trạng sốc phản vệ.
  • Khi đưa trẻ về nhà, cha mẹ cũng cần theo dõi trẻ liên tục khoảng 24 - 48 tiếng. Chú ý tới tinh thần của trẻ, nhiệt độ cơ thể, các vết ban đỏ, nhịp thở, nhu cầu ăn và uống.
  • Cha mẹ lưu ý không nên chạm trực tiếp vào vùng tiêm của trẻ. Tuyệt đối không dùng lá thuốc, khăn chườm nóng hoặc lạnh để chỗ tiêm không bị nhiễm trùng.
  • Trong trường hợp trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng bệnh sởi quai bị Rubella, cha mẹ không nên lo lắng. Hãy cho trẻ uống nhiều nước/sữa, dùng thuốc hạ sốt và mặc quần áo thoáng mát.

Vắc xin sởi quai bị rubella tiêm khi nào

Dịch vụ tiêm vắc xin phòng bệnh sởi quai bị Rubella uy tín, an toàn

7. Dịch vụ tiêm vắc xin phòng bệnh sởi quai bị Rubella uy tín, an toàn

Cha mẹ cần lựa chọn dịch vụ tiêm vắc xin đạt chuẩn, đảm bảo an toàn để bảo vệ sức khỏe con trẻ. Khi cần tiêm vắc xin phòng sởi quai bị Rubella, cha mẹ nên tham khảo Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trên 23 năm kinh nghiệm, hệ thống xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO: 15189:2012.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cung cấp các dịch vụ tiêm vắc xin chất lượng hàng đầu, đội ngũ y tế chuyên môn cao. Đảm bảo mang lại sự hài lòng cho cha mẹ khi cần đưa trẻ đi tiêm phòng hàng năm.

Để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ tiêm vắc xin quai bị Rubella, cha mẹ liên hệ tổng đài: 1900 56 56 56.

Vắc xin sởi quai bị rubella bao lâu tiêm nhắc lại?

Chào bạn, Theo phác đồ tiêm chủng của VNVC, vắc xin sởi đơn được tiêm lúc 9 tháng tuổi sau đó 3 tháng sau tiêm mũi 1 MMR-II (Sởi- Quai bị- Rubella), 3 năm sau tiêm mũi 2 MMR-II.

Khi nào nên tiêm vắc xin Rubella?

Cụ thể: Từ 12 tháng tuổi – 12 tuổi: tiêm một mũi duy nhất; Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: tiêm 2 mũi, mũi thứ hai cách mũi đầu 6-10 tuần. Với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, sau khi tiêm vắc-xin Rubella ít nhất 3 tháng mới nên có thai.

Tiêm vắc xin sởi quai bị rubella giá bao nhiêu?

Thay vì mọi người tiêm phòng riêng lẻ từng bệnh như lúc trước thì hiện nay trên thị trường đã có vắc xin tiêm ngừa 3 trong 1 sởi quai bị và rubella nhanh chóng, tùy vào đơn vị tiêm phòng mà vắc xin phòng bệnh sởi quai bị rubella sẽ có giá dao động từ 265,000 – 290,000 đồng.

Tiêm vắc xin sởi quai bị rubella bao nhiêu mũi?

Trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên cần được phòng ngừa: Sởi - Quai bị - Rubella bằng cách tiêm vắc-xin MMR của Mỹ với 2 mũi cơ bản: Mũi 1: Trẻ từ 12 - 15 tháng tuổi. Mũi 2: Trẻ từ 4 - 6 tuổi (có thể sớm hơn tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ và tình hình dịch tễ)