Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Bác được thể hiện trên những phương diện nào

Bài soạn lớp 9: Phong cách Hồ Chí Minh

Hướng dẫn soạn bài: Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà - Trang 5 sgk ngữ văn 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp

Show

Nội dung bài gồm:

  • Tìm hiểu chung tác phẩm
  • Câu 1: Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh ...
  • Câu 2: Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
  • Câu 3: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
  • Câu 4: Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
  • [Luyện tập] Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Tác giả:

  • Lê Anh Trà 1927 – 1999, quê ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
  • Là Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam
  • Ông được phong giáo sư năm 1991

2. Tác phẩm:

  • Văn bản trích trong: “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”.
  • Kiểu loại văn bản: Văn bản nhật dụng
  • Phương thức biểu đạt: Chính luận
  • Bố cục: 2 phần
    • Phần 1: Từ đầu….”rất mới, rất lạ” => Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
    • Phần 2: Còn lại => Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.

Câu 1: Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh ...

Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minhsâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy?

Trả lời:

  • Vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng của Hồ Chí Minh được thể hiện: Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ.
  • Người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy vì:
    • Vốn tri thức không phải trời cho mà nhờ thiên tài, Bác đã dày công học tập và rèn luyện.
    • Nhờ học hỏi nền văn hóa:
    • Đi nhiều nơi trên thế giới, làm nhiều nghề khác nhau, từ những công việc chân tay cực nhọc – đó là quá trình học hỏi từ thực tiễn và lao động.
    • Nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài
    • Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của đất nước đó, vùng đất đó. Sự tiếp xúc, tìm hiểu, học hỏi về văn hoá của Người rất sâu sắc. Người luôn có ý thức chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại và không bị ảnh hưởng một cách thụ động.

Câu 2: Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Những nét đẹp trong lối sống rất bình dị, Việt Nam, rất phương Đông của Bác được biểu hiện rõ nét trong trang phục, nơi ở, ăn uống cũng như tư trang.

  • Nơi ở: Bác ở trong nhà sàn độc đáo ở Hà Nội với nhũng đồ đạc đơn sơ, mộc mạc.
  • Trang phục: Vô cùng giản dị (quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp, cái quạt cọ, đồng hồ báo thức, radio…).
  • Ăn uống đạm bạc với những món dân dã, bình dị như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…
  • Tư trang ít ỏi với những vật dụng đơn sơ

=>Chưa có vị nguyên thủ quốc gia nào có cách sống giống như Bác.

=>Lối sống của Bác là sự kế thừa, phát huy những nét cao đẹp của các nhà văn hóa dân tộc, họ mang nét đẹp thời đại gắn bó với nhân dân.

Câu 3: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?

Trả lời:

Lối sống của người là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, đó chính là biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn. Đó không phải là lối sống khắc khổ của cảnh nghèo khó, cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, khác người. Lối sống của Bác là lối sống theo một quan niệm thẩm mĩ: vẻ đẹp giản dị và tự nhiên. Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt hằng ngày đều thể hiện sự thanh thản, ung dung.

Câu 4: Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?

Trả lời:

Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân, không một chút riêng tư. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh gồm 5 nội dung lớn, đó là những phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, rất cao xa nhưng cũng rất đời thường mà mỗi chúng ta ở những mức độ và cấp độ khác nhau đều có thể học tập và noi theo. Một là, tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Hai là, tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng. Ba là, tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bốn là, tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, bao dung, nhân hậu hết mực vì con người. Năm là, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và toàn diện, bao gồm phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt… Để học tập phong cách của Người, chúng ta có thể tập trung vào một số đặc trưng nổi bật như: phong cách quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương.

[Luyện tập] Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Trả lời:

Có thể cho người nghèo những thứ ấy

Khoảng năm 1914, Bác Hồ - lúc bấy giờ gọi là Nguyễn Tất Thành - đã đến Luân Đôn - Thủ đô của nước Anh. Ở đây có thời gian Bác phải làm phụ bếp cho khách sạn Cáctơn (1).

Ở khách sạn Cáctơn, hằng ngày có người phục vụ dưới bếp. Những người này, sau khi khách ăn xong, có nhiệm vụ phải thu dọn bát đĩa... và đổ tất cả thức ăn thừa vào một cái thùng to rồi sau đó đem đổ đi. Có khi những thức ăn thừa là một phần tư con gà, hay cả đĩa bánh mỳ và những miếng bít tết to tướng...

Đến lượt anh Thành làm phụ bếp, những thức ăn thừa của khách, anh đem để riêng và đậy lại cẩn thận sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng rồi đưa cho nhà bếp.

Thấy vậy ông đầu bếp Étcốtphie hỏi lại anh:

- Tại sao anh không đem những thức ăn này đổ vào thùng như những người khác?

- Anh Thành điềm tĩnh trả lời:

- Không nên đem vứt những thứ này đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy.

Câu nói của anh Thành làm cho ông đầu bếp rất ngạc nhiên, vì ông thấy từ trước tới nay, chưa có ai ở khách sạn này nghĩ và nói như anh Thành.

Ông chủ bếp và mọi người nhìn anh biểu hiện một sự quý mến và khâm phục trước tấm lòng yêu thương của anh đối với những người nghèo.

Hướng dẫn Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh ngắn gọn

Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Bác được thể hiện trên những phương diện nào

Câu 1. Vốn tri thức văn hóa nhân loại của chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao người có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?

* Vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất sâu rộng, được thể hiện ở các phương diện:

- Người nói và viết thành thạo nhiều thứ ngoại ngữ: Pháp, Anh, Hoa, Nga,…

- Người am hiểu các dân tộc, nhân dân và văn hóa rất sâu sắc trên toàn thế giới

* Người có được vốn tri thức như vậy do:

- Điều kiện khách quan:

Cuộc đời Bác được đi nhiều, trải nghiệm nhiều. Bác đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Người đã ghé qua nhiều hải cảng, đặt chân đến những nước ở châu Á, châu Phi, châu Mĩ, …

=> Mỗi mảnh đất đi qua, mỗi con người mà Người được gặp lại góp phần bồi đắp nên những kiến thức sâu rộng của Người

- Điều kiện chủ quan:

Sự chủ động tích lũy tìm hiểu của Bác Hồ trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Bác đi nhiều nước trên thế giới, đi đến đâu bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật…

Câu 2. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của bác Hồ được biểu hiện như thế nào?

Tuy đã đặt chân lên rất nhiều nơi trên thế giới nhưng Bác vẫn giữ một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, được thể hiện ở:

- Nơi ở và làm việc đơn sơ: “cung điện” của một vị nguyên thủ quốc gia chỉ là "chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao"… Chiếc nhà sàn chỉ có vỏn vẹn vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc, ngủ với những đồ đạc rất mộc mạc và đơn sơ.

- Trang phục hết sức giản dị: "bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ,…", điều này lạ đến mức được các tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.

- Bác ăn uống đạm bạc: bác chủ yếu chỉ ăn những món ăn dân tộc rất đơn sơ "cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…".

Câu 3. Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?

Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao:

- Giản dị: Bác không phụ thuộc vào các điều kiện vật chất,… Tuy giữ chức vụ rất quan trọng nhưng Bác không hề sống xa hoa, lãng phí, không hề đòi hỏi phải được hưởng những đồ vật, những điều kiện vật chất hơn người,…

- Thanh cao: lối sống giản dị của con người được sống hài hòa với thiên nhiên.

Ví dụ: Thơ Bác Hồ luôn tràn đầy vẻ đẹp thiên nhiên.

Câu 4. Nêu cảm nhận của em về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh

Qua tác phẩm, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về con người cũng như lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chủ tịch vĩ đại – người cha già của dân tộc. Ở Bác có sự kết hợp hài hòa giữa tinh thần quốc tế và bản sắc dân tộc. Người đi nhiều nơi, tiếp thu nhiều nền văn hóa. Nhưng trong cách sống và làm việc của người, ta vẫn thấy được tinh thần dân tộc sâu sắc. Bác hòa nhập nhưng không hòa tan - điều này khiến người đặc biệt so với những nguyên thủ quốc gia khác đến nỗi các phóng viên, kí giả nước ngoài cũng lấy làm ngạc nhiên và thích thú. Việc học tập phong cách Hồ Chí Minh thế hệ trẻ như em xây dựng cho mình một lối sống biết kết hợp hài hòa giữa tinh hoa quốc tế và bản sắc dân tộc, nhất là trong giai đoạn hội nhập và mở cửa mạnh mẽ như hiện nay.

  • Soạn bài: Phong cách Hồ Chí Minh (ngắn nhất)

Soạn bài: Phong cách Hồ Chí Minh (trong 10 phút)

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu ...rất hiện đại): Cơ sở hình thành nên phong cách của Hồ Chí Minh

- Phần 2 (tiếp ...hạ tắm ao): Vẻ đẹp bình dị trong lối sống và sinh hoạt của Hồ Chí Minh

- Phần 3 (còn lại): Suy ngẫm của tác giả về giá trị của phong cách Hồ Chí Minh

Ý nghĩa nhan đề

Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Bác được thể hiện trên những phương diện nào

Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

- Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh vô cùng sâu rộng và uyên thâm. Điều đo được thể hiện qua:

+ Ngôn ngữ: nói và viết được nhiều ngoại ngữ khác nhau: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng nhật, tiếng Hoa, tiếng Nga,…

+ Văn hóa:

.Am hiểu nhiều dân tộc, nhân dân trên thế giới

.Hiểu biết sâu sắc các nền văn hóa, nghệ thuật của hầu hết các nước trên thế giới

- Vốn tri thức sâu rộng ấy có được là nhờ:

+ Bác có sự trải nghiệm nhiều: đi nhiều nơi (phương Đông và phương Tây) và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, làm nhiều nghề khác nhau.

+ Tinh thần ham hiểu biết, đi đến đâu học đến đó, học mọi lúc, mọi nơi, đức tính kiên trì, không ngại khó ngại khổ

+ Bác tiếp thu có chọn loc, học hỏi những cái hay cái đẹp của thế giới, phê phán những cái xấu, cái tiêu cực

+ Hòa nhập mà không hòa tan, ảnh hưởng sâu sắc văn hóa thế giới nhưng không làm mất đi nguồn cội, giữ gìn cốt cách dân tộc

Câu 2:

Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện qua:

- Nơi sinh sống và làm việc:

+ Chiếc nhà sàn nhỏ bên cạnh ao

+ Vài phòng tiếp khách, họp chính trị và phòng ngủ

+ Vật dụng đơn sơ, mộc mạc

- Trang phục: rất mực giản dị:

+ Bộ quần áo bà ba nâu

+ Chiếc áo trấn thủ

+ Đôi dép lốp giản đơn

- Thức ăn: đạm bạc, bình dân

Những món ăn gần gũi với ruộng vườn, ao quê như: cá kho, cà muối, rau luộc,….

=> Không cầu kỳ, hoa mỹ, lối sống của Bác thật đơn sơ, bình dị, gần gũi với thiên nhiên mang đậm văn hóa phương Đông

Câu 3:

Lối sống của Bác rất mực giản dị mà thanh cao. Cuộc sống không hề phô trương, hình thức. Lối sống ấy không hiện lên sự nghèo nàn, thiếu thốn mà bình dị trong sự đủ đầy, ung dung, tự tại, thoải mái, tự do. Một lối sống thanh cao, tao nhã, tâm hồn được di dưỡng. Lối sống ấy khiến ta không khỏi liên tưởng đến thú vui của các vị hiền triết xưa, sống ẩn dật, bầu bạn với thiên nhiên.

Câu 4:

Cảm nhận về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:

- Có sự kết tinh hài hòa giữa hồn cốt dân tộc và tinh hoa nhân loại.

- Có một lối sống thanh cao mà bình dị giữa giữa hoàn cảnh còn nhiều những thách thức, khó khăn

- Những đức tính tốt đẹp ở người mãi mãi là gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo: kiên trì học tập, ham hiểu biết, tri thức thông tuệ và giàu tình cảm

- Hết mình vì sự nghiệp cách mạng

Phong cách Hồ Chí Minh

Bản để in

Phong cách Hồ Chí Minh

Mục lục

1. TÌM HIỂU CHUNG [edit]

1.1. Tác giả

1.2. Tác phẩm

2. NỘI DUNG [edit]

3. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

TÌM HIỂU CHUNG [edit]

Tác giả

  • Lê Anh Trà (1927 – 1999)
  • Quê ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

Tác phẩm

Xuất xứ

Được trích trong“Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”

Chủ đề văn bản

Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh – sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa hiện đại, giữa thanh cao và giản dị

Mục đích

Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh để thêm kính yêu Bác và tự nguyện noi theo gương Bác

Kiểu văn bản

Văn bản nhật dụng

Phương thức biểu đạt

Nghị luận, tự sự, thuyết minh

Bố cục: 2 phần

  • Phần 1 (Từ đầu đến"nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại") Vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của Hồ Chí Minh.
  • Phần 2 (Tiếp theo đến hết): Phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh.


NỘI DUNG [edit]

1. Vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của Hồ Chí Minh

Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Bác được thể hiện trên những phương diện nào

  • Hồ Chí Minh có vốn văn hóa rộng, phong phú nhờtiếp xúc văn hóa nhiều vùng và các quốc gia trên Thế Giới
  • Cách tiếp xúc văn hóa:

- Quan sát: Ghé thăm (bề ngoài)

-Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ: Học để nói và viết thạo các thứ tiếng (chiều sâu)

- Qua công việc, qua lao động mà học hỏi: Trải nghiệm thực tế (sống cuộc sống của con người nơi đây)

  • Cách tiếp xúc văn hóa đặc biệt

- Học hỏi, tìm hiểu một cách nghiêm túc, sâu sắc (đến mức khá uyên thâm)

- Tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài dựa trên quan điểm đạo đức, thẩm mỹ văn hóa dân tộc:

+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động: Tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời với việc phê phán cái xấu, cái tiêu cực

+ Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế .

  • Đặc điểm phong cách văn hóa Hồ Chí Minh:

- Là sự kết hợp, bổ sung, sáng tạo hai nguồn văn hóa: văn hóa nhân loại và văn hóa dân tộc.

Vì vậy, phong cách văn hóa của người vừa hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc.

- Phong cách văn hóa làm nên nhân cách, lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông, rất bình dị nhưng cũng rất hiện đại.

  • Bài học rút ra:

-Không chỉ quan sát bên ngoài mà chúng ta phải giao tiếp và làm việc nghiêm túc như những công dân bình thường thì mới thực sự cảm nhận được cái đẹp của các nền văn hóa.

-Tiếp thu những cái hay, cái đẹp sao cho phù hợp với quan điểm về đạo đức, thẩm mỹ của văn hóa dân tộc. ( Hòa nhập không hòa tan)


2. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh

Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Bác được thể hiện trên những phương diện nào

  • Phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh được xem xét trên phương diện:

-Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ:"chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh ao"như cảnh làng quê quen thuộc;"chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ"...

- Trang phục hết sức giản dị: "bộ quần áo bà ba nâu, chiếc ao trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ";tư trang ít ỏi:"chiếc vali con với bộ áo quần, vài vật kỉ niệm"...

-Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân tộc:"cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa..."

Bằng phương thức biểu đạt thuyết minh kết hợp tự sự, cùng với nghệ thuật liệt kê, so sánh, đoạn văn bản đã khắc họa đậm nét phong cách sống giản dị, dân giã, mộc mạc mà thanh cao, đậm đà bản sắc dân tộc của Bác. Đồng thời khẳng định đây là lối sống đặc biệt, khác với tất cả nguyên thủ quốc gia trên Thế giới.

  • Bình luận:

-Lối sống của Bác không giống lối sống các bậc đế vương, những người quyền cao chức trọng, cũng không phải lối sống của bậc thánh nhân siêu phàm, không tự đề cao mình, không đặt mình lên mọi sự thông thái của đời

-Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó; đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời. Đó là lối sống thanh cao của các bậc hiền triết, nhà nho xưa, đó là cách di dưỡng tinh thần, hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn, thể xác.

=> Đây là một cách sống có văn hóa trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp ở sự giản dị, tự nhiên.

Đây là phong cách sống cao đẹp, mang cốt cách dân tộc, đáng trân trọng.

  • Cảm nhận về lối sống Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ có lối sống thanh bạch và giản dị. Khác với tất cả những vị nguyên thủ quốc gia khác trên thế giới, nếp sống của Người thanh đạm, mộc mạc, nó như cách Người cảm nhận, đồng cảm với đời sống của người dân. Thật đáng học tập.

Như vậy, qua vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh, ta thấy được vẻ đẹp trí tuệ, đạo đức, tâm hồn và nhân cách của Người.

* Ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh:

- Cần hòa nhập với khu vực và quốc tế nhưng không được hòa tan, cần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.

-Không chỉ quan sát bên ngoài mà chúng ta phải giao tiếp và làm việc nghiêm túc như những công dân bình thường mới thực sự cảm nhận được cái đẹp của các nền văn hóa.

-Tiếp thu những cái hay, cái đẹp sao cho phù hợp với quan điểm về đạo đức, thẩm mỹ của văn hóa dân tộc.


ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Đan xen giữa những lời kể là những lời bình luận một cách tự nhiên.
  • Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
  • Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa Hồ Chí Minh với các bận hiền triết của dân tộc.
  • Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.

Thẻ từ khoá:

  • Hồ Chí Minh
  • Người
  • vẻ đẹp nhân cách
  • lối sống
  • văn hóa
  • vẻ đẹp trí tuệ
  • đạo đức
  • Hòa nhập mà không hòa tan

◄ Diễn đàn tin tức

Chuyển tới... Chuyển tới... Diễn đàn tin tức Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh Hội thoại - Các phương châm hội thoại Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại Tập làm văn: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại (tiếp tiết 2) Tập làm văn: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Tuyên bố thế giới về quyền trẻ em Văn bản: Tuyên bố thế giới về quyền trẻ em Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại (tiếp tiết 3) Tập làm văn: Viết bài Tập làm văn số 1 Chuyện người con gái Nam Xương Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương Tiếng Việt: Xưng hô trong hội thoại Tiếng Việt: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh Văn bản: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14) Văn bản: Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14) Sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng (tiếp) Nguyễn Du Truyện Kiều Văn bản: Giới thiệu Truyện Kiều của Nguyễn Du Chị em Thúy Kiều Văn bản: Chị em Thuý Kiều (trích Truyện Kiều) Cảnh ngày xuân Văn bản: Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều) Thuật ngữ Tiếng Việt: Thuật ngữ LUYỆN TẬP CUỐI TUẦN 6 (số 2) Kiều ở lầu Ngưng Bích Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) Văn tự sự Tập làm văn: Miêu tả trong văn bản tự sự Trau dồi vốn từ Tiếng Việt: Trau dồi vốn từ Tập làm văn: Viết bài Tập làm văn số 2 Văn bản: Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) Tập làm văn: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Văn bản: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Lục Vân Tiên) Văn bản: Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Lục Vân Tiên) Đồng chí Văn bản: Đồng chí Bài thơ về tiểu đội xe không kính Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính Tập làm văn: Nghị luận trong văn bản tự sự Đoàn thuyền đánh cá Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá Tiếng Việt: Tổng kết về từ vựng Tiếng Việt: Tổng kết từ vựng (Tiếp theo) Bếp lửa Văn bản: Bếp lửa Văn bản: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ánh trăng Văn bản: Ánh trăng Làng Văn bản: Làng Tập làm văn: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Lặng lẽ Sa Pa Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa Tập làm văn: Viết bài Tập làm văn số 3 Tập làm văn: Người kể chuyện trong văn bản tự sự LUYỆN TẬP CUỐI TUẦN 14 (số 2) Chiếc lược ngà Văn bản: Chiếc lược ngà Văn bản: Cố hương Văn bản: Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) Bàn về đọc sách Văn bản: Bàn về đọc sách Khởi ngữ Tiếng việt: Khởi ngữ Tập làm văn: Phép phân tích và tổng hợp Tiếng nói của văn nghệ Văn bản: Tiếng nói của văn nghệ Các thành phần biệt lập Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập Video: Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội Video: Nghị luận về một hiện tượng đời sống Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống Tập làm văn: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Tập làm văn: Viết bài số 5 Video: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí Tập làm văn: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten Văn bản: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten Liên kết câu và liên kết đoạn văn Tiếng Việt: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Con cò Văn bản: Con cò Tiếng Việt: Liên kết câu và liên kết đoạn văn (Luyện tập) Tập làm văn: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Video: Nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học Mùa xuân nho nhỏ Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ Viếng lăng Bác Văn bản: Viếng lăng Bác Video: Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Tập làm văn: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Video: Kỹ năng trả lời câu hỏi - tình huống truyện Video: Kỹ năng đọc - hiểu nhân vật Video: Cảm nhận nhân vật qua chi tiết truyện VIDEO: Phân tích tâm trạng nhân vật (phần 1) VIDEO: Phân tích tâm trạng nhân vật (phần 2) Tập làm văn: Viết bài số 6 Sang thu Văn bản: Sang thu Nói với con Văn bản: Nói với con Nghĩa tường minh và hàm ý Tiếng Việt: Nghĩa tường minh và hàm ý Video: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Tập làm văn: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ VIDEO: Kỹ năng trả lời câu hỏi - Ý nghĩa nhan đề tác phẩm VIDEO: Dạng câu hỏi tổng hợp - so sánh ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Mây và sóng Văn bản: Mây và sóng Tập làm văn: Viết bài số 7 Bến quê Văn bản: Bến quê Những ngôi sao xa xôi Văn bản: Những ngôi sao xa xôi Tập làm văn: Biên bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Văn bản: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Tiếng Việt: Tổng kết ngữ pháp Tập làm văn: Hợp đồng Bố của Xi-mông Văn bản: Bố của Xi-mông Tiếng Việt: Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) Con chó Bấc Văn bản: Con chó Bấc Bắc Sơn Văn bản: Bắc Sơn Tôi và chúng ta Văn bản: Tôi và chúng ta Tập làm văn: Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Truyện hiện đại Việt Nam - giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Thơ hiện đại Việt Nam - giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám 1945 Kịch hiện đại Việt Nam

Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh ►

Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh

THPT Sóc Trăng Send an email

0 12 phút

Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh để thấy lối sống của một vị chủ tích nước nhưng rất giản dị, thanh cao, không xa hoa lãng phí. Đây là một lối sống có văn hóa, trở thành một quan điểm thẩm mỹ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.

Đề bài

Bài viết gần đây

  • Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Bác được thể hiện trên những phương diện nào

    Các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn đã học lớp 9

  • Đề đọc hiểu Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm

  • Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Bác được thể hiện trên những phương diện nào

    Phân tích Chị em Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều

  • Đọc hiểu Thời gian là vàng (Phương Liên)

: Viết bài văn cảm nhận phong cách giản dị Hồ Chí Minh

Bạn đang xem: Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh

Nội dung

    • 0.1 Dàn bài cảm nhận phong cách giản dị Hồ Chí Minh
  • 1 Top 3 bài văn mẫu hay cảm nhận phong cách giản dị Hồ Chí Minh
    • 1.1 Phong cách sống thanh cao trong sạchgiản dị của Hồ Chí Minh
    • 1.2 Bài văn cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh lớp 9
    • 1.3 Văn mẫu 9 cảm nhận phong cách giản dị Hồ Chí Minh

Dàn bài cảm nhận phong cách giản dị Hồ Chí Minh

I. Mở bài: giới thiệu về tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh

  • Giới thiệu về Bác Hồ và tình cảm thiêng liêng mà cả dân tộc dành cho Người: Bác là vị lãnh tụ dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới, đồng thời cũng là vị cha già kính yêu của mỗi người Việt Nam. Nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới luôn dành cho Bác sự ngưỡng mộ và lòng tôn kính.
  • Giới thiệu về lối sống giản dị, thanh bạch của Bác mặc dù Bác trên cương vị tối cao của đất nước.

II. Thân bài: bàn về đức tính giản dị trong cuộc sống

1. Con đường hình thành nên phong cách của Hồ Chí Minh:

– Vốn kiến thứ của Hồ Chí Minh:

  • Nhờ vào sự nổ lực bác đã có một kiến thức yên thâm
  • Bác đi rất nhiều nơi, có được kiến thức nhiều nước, những kiến thức chọn lọc và văn hóa sâu sắc
  • Dù những kiến thức Bác văn hóa nước ngoài uyên thâm nhưng Bác vẫn giữ giá trị truyền thống của mình
  • Lối sống bình dị, rất Việt Nam

– Lối sống của Hồ Chí Minh:

  • Ngôi nhà sàn với đồ đạc đơn sơ, mộc mạc
  • Trang phục vô cùng giản dị: đồ bà ba, dép cao su,…
  • Những món ăn rất giản dị và quen thuộc

2. Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh:

  • Một cách sống có văn hóa, dựa vafocacsh sống có thể đoan được nhân cách con người
  • Bác rất coi trọng giá trị tinh thần, vật chất chỉ là những thứ xa hoa, phù phiếm

III. Kết bài: nêu cảm nhậnvề phong cách giản dị trong cuộc sống của Hồ Chí Minh

  • Khẳng định lại lối sống giản dị, thanh bạch của Bác
  • Rút ra bài học về tính giản dị cho học sinh và mọi người.

Gợi ý thêm cho các bạn bài văn phân tích tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minhhoặc tham khảo lại bài soạn văn Phong cách Hồ Chí Minh để thấy rõ nét hơn lối sống giản dị, thanh cao của một vị chủ tích nước, cách sống của người cộng sản lão thành.