Ví dụ về tính hợp lý của quyết định hành chính

Khách hàng: Kính thưa Luật sư Minh Khuê, tôi muốn hỏi về tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính được thể hiện như thế nào?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Quyết định hành chính

Quyết định hành chính là hình thức thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan hành chính nhà nước hoặc chức vụ nhà nước có thẩm quyền và của tổ chức khác khi được ủy quyền, được ban hành trên cơ sở pháp luật và nhằm thực hiện pháp luật theo trình tự và hình thức văn bản hoặc văn nói theo quy định của pháp luật.

Mục tiêu của quyết định hành chính là nhằm định ra các chính sách; đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể, để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của quyền hành pháp. Nói cách khác, quyết định hành chính là hành vi của các cơ quan hành chính nhà nưốc (hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền) nhằm đưa ra những quy định chung hoặc tình trạng pháp lý cụ thể, cá biệt cho công dân hoặc tổ chức.

Theo Từ điển Luật Học: “Quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có chức vụ, các tổ chức và cá nhân nhà nước được Nhà nước trao quyền thực hiện trên cơ sở luật và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính trong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công phụ trách”.

Quyết định hành chính của nhà nước Việt Nam chính là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong các cơ quan đó và những tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền trên cơ sở và để thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, của chính mình, theo thủ tục và hình thức do pháp luật quy định, nhằm đặt ra chủ trương, đường lối, nhiệm vụ lớn có tính chất định hướng; hoặc đặt ra, đình chỉ, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính… hay làm thay đổi phạm vi hiệu lực của chúng; hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính, những quan hệ pháp luật khác cụ thể, để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của quyền lực hành chính nhà nước.

Theo đó, quyết định hành chính là biện pháp giải quyết công việc của chủ thể quản lý hành chính trước một tình huống đang đặt ra, là sự phản ứng của chủ thể quản lý hành chính Nhà nước trước một tình huống đòi hỏi phải có sự giải quyết của Nhà nước theo thẩm quyền do luật định. Việc ban hành quyết định hành chính là nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm định ra chính sách, quy định, sửa đổi hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định. Như vậy, quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định.

>> Xem thêm: Điều kiện sa thải người lao động theo luật ? Cách sa thải lao động hợp pháp

Như vậy, ta có thể kết luận quyết định hành chính như sau:

Do quyết định hành chính là nội dung chủ yếu của Luật hành chính nên nó cũng mang các đặc điểm mệnh lệnh – phục tùng, quyền lực chỉ xuất phát từ một phía là các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành, tức là những đối tượng chịu sự điều chỉnh của Quyết định hành chính bắt buộc phải thực hiện theo nội dung của Quyết định hành chính đó.

Về nội dung của quyết định hành chính là sự thể hiện ý chí của nhà nước. Quyết định hành chính được ban hành ra nhằm giải quyết các công việc, vấn đề phát sinh trên thực tế mà cần có sự tham gia giải quyết của cơ quan Nhà nước

Về việc ban hành Quyết định hành chính phải đảm bảo được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

2. Khái quát về tính hợp lý và tính hợp pháp của quyết định hành chính

Nguyên tắc quản lý nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi mọi hoạt động của các cơ quan hoặc nhà nước, trong đó có hoạt động ra quyết định hành chính, phải phù hợp với pháp luật về nội dung và trình tự ban hành; nghĩa là mọi quyết định hành chính được ban hành trên cơ sở hiến pháp, luật văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nhằm thực hiện hiến pháp, pháp luật.

Mặt khác, các quyết định hành chính phải bảo đảm tính hợp lý; nghĩa là phải thế hiện được bản chất xã hội, chức năng xã hội của nhà nước và mang lại hiệu quả cho công dân, tổ chức; đồng thời bảo đảm tính thực tiễn, khả năng quản lý nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể.

3. Mối liên hệ giữ tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính

>> Xem thêm: Khái niệm quyết định hành chính và hành vi hành chính?

Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính có mốì liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi ban hành các quyết định hành chính các cơ quan hành chính nhà nước, bảo đảm tính hợp pháp và tính hợp lý, nhờ đó, văn bản đưa ra mới có khả năng thực thi, được xã hội chấp nhận.

Nhưng cũng có những trường hợp tính hợp pháp và hợp lý không đồng nhất vối nhau. Lý do chính là cơ quan ban hành chưa kịp sửa chữa những quyết định đã lỗi thời, không còn phù hợp nữa, hoặc là cơ quan ban hành không tính toán hết được đặc điểm của từng địa phương, cơ sở nên quyết định có thể quyết định có thể phù hợp vối nơi này, mà không thích hợp với nơi khác. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền áp dụng vẫn phải thi hành nghiêm chỉnh quyết định của cấp trên, đồng thời kiến nghị cơ quan cấp trên bãi bỏ hoặc sửa chữa cho phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương, cơ sỏ.

Trong khi mọi trường hợp, tính hợp pháp đều có ưu thế hơn so vối tính hợp lý, không thể vì lý do hợp lý, mà coi thường quyết định của cấp trên, tự ban hành những quy định trái vối quyết định đó.

4. Yêu cầu hợp pháp của quyết định hành chính

Tính hợp pháp của quyết định hành chính đựợc thể hiện trong các yêu cầu sau:

- Các quyết định hành chính phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật. Có nghĩa là các quyết định hành chính phải trên cơ sở luật và nhằm thực hiện luật. Hay nói ngắn gọn các quyết định hành chính không được vi luật;

- Các quyết định hành chính phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan hoặc chức vụ (thẩm quyền hành chính). Yêu cầu này đòi hỏi mỗi cơ quan chỉ có quyền hạn ban hành quyết định giải quyết các vấn đề nhất định do pháp luật giao cho, không lạm quyền và lẩn tránh trách nhiệm (không vi quyền).

- Việc phân định rõ thẩm quyền của mỗi cơ quan nhà nước, bảo đảm cho cơ quan thực hiện một cách chủ động, chống sự can thiệp trái thẩm quyền vào quyền hạn của cơ quan khác, tránh tình trạng lạm quyền, lẩn tránh trách nhiệm, làm mất trật tự quản lý hành chính nhà nước.

- Quyết định hành chính phải được ban hành xuất phát từ những lý do xác thực. Yêu cầu này có nghĩa là, chỉ khi nào trong đời sống quản lý nhà nước và đời sốhg công dân, xuất hiện các nhu cầu, các sự kiện được pháp luật quy định cần phải ban hành quyết định, thi quyền hành chính nhà nước có thẩm quyền mối ra các quyết định nhằm quy định chung hoặc áp dụng pháp luật vào các trường hợp cụ thể.

>> Xem thêm: Quyết định hành chính là gì ? Căn cứ phân loại các quyết định hành chính?

- Quyết định hành chính phải được ban hành đúng hình thức và thủ tục do pháp luật quy định.

- Về hình thức các quyết định hành chính phải đúng tên gọi, thể thức: tiêu đề, số’, ký hiệu, ngày tháng ban hành và hiệu lực, chữ ký, con dấu...và hình thức thể hiện văn bản hoặc văn nói. Nhưng sai sót về hình thức cũng có thể làm cho quyết định trỏ thành bất hợp pháp.

- Về thủ tục ban hành các quyết định hành chính phải bảo đảm tuân thủ các yêu cầu bắt buộc và các yêu cầu bảo đảm dân chủ, khách quan, khoa học. Vi phạm các yêu cầu bắt buộc phải tuân theo sẽ làm cho quyết định hành chính trỏ thành bất hợp pháp.

5. Yêu cầu hợp lý của quyết định hành chính

Quyết định hành chính hợp lý sẽ có khả năng thực thi cao. Nhưng phải nhấn mạnh rằng, chỉ xem xét quyết định hành chính có hợp lý hay không, khi nó hợp pháp: nghĩa là trước hết phải hợp pháp. Không thể vì lý do hợp lý, phù hợp với nhu cầu của địa phương, cơ sở, mà coi thường tính hợp pháp của quyết định.

Một quyết định hành chính được coi là hợp lý khi nó đáp ứng các yêu cầu sau:

- Quyết định hành chính phải bảo đảm hài hòa lợi ích nhà nước, tập thể và cá nhân. Trong đa số các trường hợp, không nên ra các quyết định hành chính mang lại lợi ích công cộng nhỏ hơn sự thiệt hại chung cho công dân, tránh vì vụ lợi cho một tập thể, mà gây tổn hại chung cho xã hội. Yêu cầu này đòi hỏi sự cân đối hợp lý lợi ích giữa nhà nước và xã hội, coi lợi ích nhà nước và lợi ích chung của công dân làm tiêu chí để đánh giá tính hợp lý của quyết định hành chính;

- Quyết định hành chính phải có tính cụ thể và phù hợp vối từng vấn đề, với các đối tượng thực hiện. Quyết định cần chỉ cụ thể các nhiệm vụ, thời gian, chủ thể, phương tiện thực hiện quyết định. Nhưng một quyết định quá chi tiết của cấp trên có thể không phù hợp với mọi cấp dưới, với các địa phương. Vì vậy, cần phải phân biệt rõ nhu cầu, đặc điểm của đối tượng quản lý, mà ra quyết định phù hợp. Càng xuống cấp dưối, thì quyết định hành chính phải càng cụ thể. Đặc biệt, trong bảo đảm tính chất cụ thể và phù hợp của quyết định, cần lưu ý tới tính cần thiêt. Một quyết định có hiệu lực và khả năng thực thi cao, khi nó được ban hành đúng lúc, hợp với nhu cầu quản lý. Trong trường hợp không cần thiết, mà vẫn ban hành, quyết định, thì không những không mang lại hiệu quả, mà thậm chí còn gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần;

- Quyết định hành chính phải bảo đảm tính hệ thốhg, toàn diện. Nội dung của quyết định phải tính hết các yếu tô' chính trị, kinh tế, văn-hóa, xã hội; phải căn cứ vào mục tiêu trước mắt và lâu dài, phải kết hợp giữa tác dụng trực tiếp và gián tiếp, kết quả, mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt được vối điều kiện, phương tiện thực hiện. Các biện pháp đề ra trong quyết định phải phù hợp, đồng bộ vói biện pháp trong các quyết định liên quan. Quyết định về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội phải gắn chặt với quyết định cải cách, hoàn thiện bộ máy nhà nưốc và xây dựng pháp luật;

>> Xem thêm: Như thế nào là di chúc hợp pháp được pháp luật công nhận ? Cách lập di chúc sao cho hợp lệ ?

- Ngôn ngữ, văn phong, cách trình bày một quyết định phải rõ ràng, dể hiểu, ngắn gọn, chính xác, không đa nghĩa, nghĩa là phải bảo đảm kỹ thuật lập quy.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn)