Ví dụ về vai trò của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp

Khi nhắc đến mục đích và mục tiêu của tổ chức, mọi người thường hay nghĩ đến vấn đề kiếm được lợi nhuận nhiều nhất có thể. Song song đó, một số người tin rằng các công ty nên hoạt động, kiếm được lợi nhuận một cách có đạo đức. Các hoạt động kinh doanh có đạo đức tác động sâu rộng đến mọi thứ, từ nhân viên, khách hàng, công chúng nhìn nhận về công ty, về tính hợp pháp của doanh nghiệp. Để hoạt động có đạo đức, tổ chức đôi khi có thể phải đưa ra những quyết định khó khăn, thông thường sẽ liên quan đến các chủ đề gây tranh cãi.

Đạo đức trong kinh doanh

Đạo đức là những nguyên tắc điều chỉnh hành vi của chúng ta, đảm bảo mọi người thực hiện những điều đúng đắn. Do đó, đạo đức trong kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là chúng quan tâm đến các khía cạnh nhân viên, khách hàng, các bên liên quan cũng như toàn xã hội.

Những lợi ích của đạo đức trong kinh doanh

Có thể nói đạo đức trong kinh doanh có rất nhiều lợi ích, đặc biệt là trong dài hạn. Ví dụ như, nhân viên tại các công ty có đạo đức kinh doanh tốt có xu hướng được thúc đẩy nhiều hơn, họ sẵn sàng cống hiến cho tổ chức, dẫn đến năng suất cao hơn. Từ đó, việc thu hút nguồn nhân lực cũng sẽ dễ dàng hơn cho tổ chức. Ngoài ra, khách hàng cũng sẽ sẵn sàng mua hàng từ các công ty có đao đức kinh doanh tốt, dẫn đến lòng trung thành thương hiệu, doanh số bán hàng cao hơn và đạt được lợi nhuận lớn hơn. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau xem xét một vài những lợi ích của đạo đức trong kinh doanh.

Giữ chân khách hàng

Khách hàng ngày nay càng ngày càng ưa chuộng những nhà cung cấp và doanh nghiệp thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng, có đạo đức kinh doanh tốt. Điều này có nghĩa, những công ty không tập trung vào vấn đề đạo đức sẽ dễ dàng đánh mất thị phần và danh tiếng cũng sẽ bị thu hẹp, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận bị sụt giảm.

Trong cuộc khảo sát của Unilever cho thấy, 1/3 người dùng (33%) chọn mua hàng từ các thương hiệu đang tạo ra tác động tích cực đến xã hội hoặc môi trường. Họ sẽ cảm thấy tốt hơn khi quyết định chi tiêu nếu họ biết được sản phẩm được sản xuất một cách có đạo đức và có trách nhiệm.

Như vậy, đối với khách hàng, những doanh nghiệp có những hoạt động đạo đức trong kinh doanh tốt sẽ gia tăng lòng trung thành của khách hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu, khiến cho các quyết định mua hàng của họ dễ dàng thực hiện hơn. Có thể thấy các doanh nghiệp này càng hoạt động có đạo đức bao nhiêu, sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh tổng thể bấy nhiêu, đặc biệt là cải thiện được các lợi thế cạnh tranh, dẫn đến lợi nhuận cao hơn.

Giữ chân nhân viên

Nhân viên giỏi nhất luôn muốn làm việc cho những doanh nghiệp thật sự có trách nhiệm, có đạo đức. Ngược lại, nếu doanh nghiệp ít có những hoạt động mang tính đạo đức, những nhân viên giỏi sẽ rời bỏ tổ chức, đồng thời làm giảm khả năng thu hút những nhân tài mới. Khi đó, chi phí tuyển dụng sẽ được đẩy lên cao, dẫn tới hiệu quả, hiệu suất và lợi nhuận bị sụt giảm. Đồng thời, những tổ chức như vậy không thể nào hoạt động tốt khi thiếu đi những nhân sự giỏi. Chúng ta có thể thấy ngày nay, mức độ tin tưởng vào đạo đức của tổ chức và lãnh đạo ngày càng suy giảm, dẫn đến việc mức độ trung thành của nhân viên thấp (trên toàn thế giới).

Có 3 yếu tố chính khiến cho nhân viên quan tâm, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yếu tố này để xây dựng văn hoá tổ chức bền chặt, trung thành hơn:

  • Sự công bằng trong công việc
  • Sự quan tâm và lo lắng cho nhân viên
  • Tin tưởng vào nhân viên

Để đạt được những mục tiêu này, các vấn đề đạo đức nên được các tổ chức xem xét kỹ khi đưa ra các quyết định của mình.

Năng suất của nhân viên

Trong cuộc khảo sát 2.000 người Anh trong năm 2015 cho thấy, 36% nhân viên sẽ làm việc chăm chỉ hơn nếu họ biết công ty của mình có những cống hiến, giúp ích cho xã hội. Song song đó, có 62% những người thế hệ trẻ (sinh năm 1981 đến năm 1996) muốn làm việc trong những công ty có đạo đức kinh doanh tốt.

Như vậy có thể thấy, chúng ta đều mong muốn làm việc trong một tổ chức có tính toàn vẹn cao, có trách nhiệm với xã hội. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn, làm việc hiệu quả hơn, sẵn sàng cống hiến cho tổ chức ấy. Ngược lại, khi chúng ta bị căng thẳng sẽ dẫn đến năng suất kém hơn, mất nhiều thời gian cho công việc hơn, cần quản lý nhiều hơn, …

Ngoài ra, trong một môi trường làm việc có yếu tố đạo đức kinh doanh cao, chúng ta sẽ tập trung vào công việc, ít dành thời gian hơn cho các cuộc chiến nội bộ. Vì vậy, các nhân viên sẽ có nhiều thời gian và sức lực hơn để phục vụ khách hàng, từ đó hoạt động sẽ hiệu quả hơn.

Danh tiếng của tổ chức

Có thể nói danh tiếng của một tổ chức cần được xây dựng trong một khoảng thời gian rất dài, có thể vài năm, vài thập kỷ, tuy vậy chỉ cần một vấn đề bê bối có thể phá huỷ tất cả. Tuy vậy, các tổ chức có trách nhiệm, đạo đức kinh doanh thường ít xảy ra các tình trạng bê bối và thảm hoạ như thế này. Nếu điều đó có xảy ra đi chăng nữa, một tổ chức có trách nhiệm đạo đức sẽ tự động biết cách giải quyết một cách nhanh chóng, công khai và trung thực. Con người chúng ta có xu hướng tha thứ cho những người, những doanh nghiệp thật sự cố gắng làm những điều đúng đắn, cống hiến cho xã hội.

Ngày trước, các tổ chức, nhà quản trị, nhà lãnh đạo có thể giấu công chúng những việc họ đang làm. Tuy vậy trong thời đại mạng xã hội rộng khắp như hiện này, chỉ một vấn đề nhỏ thôi cũng có thể khiến cho doanh nghiệp gặp rắc rối ngay lập tức. Như vậy các tổ chức chỉ có 2 cách để giải quyết vấn đề này, một là không nên làm những điều không đúng, hai là đề cao vai trò của đạo đức kinh doanh.

Thu hút các nhà đầu tư tiềm năng

Rất ít nhà đầu tư nào muốn bỏ tiền vào những tổ chức thiếu tính chính trực và trách nhiệm, bởi vì họ biết rằng hiệu quả cuối cùng rồi cũng sẽ giảm đi nếu thiếu đạo đức kinh doanh. Như vậy, ai mà muốn đầu tư vào những thất bại có thể thấy được trước mắt chứ?

Ngược lại, các nhà đầu tư sẽ cảm thấy an toàn khi đầu tư vào những doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh tốt, họ biết rằng đồng tiền của họ đang được sử dụng một cách có trách nhiệm, họ khong gián tiếp góp phần vào các hoạt động phi đạo đức. Như vậy, đây rõ ràng là một lợi thế, các nhà đầu tư nhiều khả năng hơn sẽ tiếp tục tài trợ cho các công ty như thế này.

Xã hội tốt hơn

Đạo đức kinh doanh có lợi cho công ty bằng cách thu hút khách hàng, nhà đầu tư, nhân viên, … Tuy vậy đây chưa phải là tất cả. Khi một doanh nghiệp quan tâm đến đạo đức, toàn thể xã hội sẽ trở nên tốt hơn. Điều này cũng có nghĩa rằng, khách hàng, người tiêu dùng sẽ được sống trong một thế giới tốt đẹp hơn, họ bắt đầu nhận thức rõ hơn về đạo đức kinh doanh, tiếp tục lựa chọn các công ty đề cao đạo đức mạnh mẽ. Tương tự như vậy, nhà đầu tư, nhân viên của tổ chức cũng sẽ tiếp tục mong muốn hợp tác và làm việc trong những môi trường như thế này. Các lợi ích sẽ tiếp tục được thúc đẩy thêm theo thời gian.

Đạo đức kinh doanh có tầm ảnh hưởng đáng kể đối với các doanh nghiệp. Nó không chỉ thay đổi cách các doanh nghiệp hoạt động hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến pháp luật xung quanh các quy định của công ty. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu một cách chi tiết đạo đức kinh doanh là gì? Tại sao nó lại quan trọng và những ví dụ về nó để bạn có thể phát hiện ra các hành vi đạo đức và phi đạo đức ở nơi làm việc.

Đạo đức kinh doanh là gì? Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là gì?

Theo Wikipedia, “Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh. Đạo đức không phải mơ hồ, nó thực sự gắn liền với lợi ích kinh doanh.”

Nói một cách đơn giản, đạo đức kinh doanh là cách một doanh nghiệp nên hành động khi đối mặt với các tình huống khó xử về đạo đức hay các trường hợp gây tranh cãi. Ví dụ như: 

  • Việc thực hiện các chính sách và thông lệ kinh doanh phù hợp
  • Cách quản lý công ty
  • Giao dịch nội gián (là giao dịch cổ phiếu của công ty, có thể là hợp pháp hoặc bất hợp pháp tùy thuộc vào thời điểm người trong nội bộ thực hiện giao dịch)
  • Hối lộ
  • Phân biệt đối xử
  • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Đặc điểm của đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh đã phát sinh từ những năm 1960 khi các tập đoàn nhận thức rõ hơn về một xã hội dựa trên người tiêu dùng đang phát triển, thể hiện mối quan tâm về môi trường, các nguyên nhân xã hội và trách nhiệm của doanh nghiệp. 

Đặc điểm của đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là một lĩnh vực rộng lớn bởi nó bao gồm rất nhiều chủ đề khác nhau nên nó được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, từ triết học, khoa học cho đến pháp lý. Tuy nhiên, luật pháp đóng vai trò lớn nhất trong việc ảnh hưởng đến đạo đức kinh doanh từ trước cho đến nay.

Khi lĩnh vực này được nghiên cứu mạnh mẽ, chính phủ bắt đầu lập pháp hóa các ý tưởng hàng đầu thành luật, do đó buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ một số quy tắc và quy định được coi là có đạo đức.

Nhiều doanh nghiệp tận dụng đạo đức kinh doanh không chỉ để giữ trong sạch từ góc độ pháp lý mà còn để nâng cao hình ảnh của họ trước công chúng. Nó thấm nhuần và đảm bảo sự tin tưởng với khách hàng và các doanh nghiệp hợp tác họ.

Vai trò của đạo đức kinh doanh

Sau khi hiểu đạo đức kinh doanh là gì, bạn sẽ thấy nó đóng vai trò quan trọng đối với các công ty. Đầu tiên, nó giữ cho doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi luật pháp, đảm bảo rằng họ không phạm tội đối với nhân viên, khách hàng và các bên doanh nghiệp khác.

Thứ hai, nhờ vào đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp cũng có thể xây dựng lòng tin giữa họ với khách hàng. Nếu người tiêu dùng cảm thấy rằng một doanh nghiệp có thể được tin cậy, khả năng họ lựa chọn doanh nghiệp đó sẽ cao hơn các đối thủ cạnh tranh.

Một số doanh nghiệp sử dụng các khía cạnh của đạo đức kinh doanh như một công cụ tiếp thị. Tận dụng đạo đức kinh doanh một cách khéo léo, khôn ngoan có thể giúp tăng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp.

Thứ ba, doanh nghiệp có đạo đức sẽ dễ dàng thu hút các nhà đầu tư và cổ đông. Họ sẽ có nhiều khả năng đổ tiền vào công ty của bạn hơn, bởi việc tuân theo các thực hành kinh doanh có đạo đức chuẩn mực và tận dụng chúng đúng cách có thể là con đường dẫn đến thành công cho nhiều doanh nghiệp.

Như vậy, ngoài việc giúp cho các nhân viên tận tâm hơn, đạo đức kinh doanh còn giúp công ty giảm được một khoản không nhỏ cho chi phí tuyển dụng.

Đạo đức kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp

Hiện tại, Luận Văn 24 đang nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp uy tín các đề tài thuộc lĩnh vực quản trị, kinh tế. Nếu bạn đang không có điều kiện để tự hoàn thành bài luận của mình, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi nhé. Đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm thuộc mọi lĩnh vực của chúng tôi sẽ giúp đỡ và hỗ trợ bạn.

Trong khi hiểu các nguyên tắc cơ bản của đạo đức kinh doanh là quan trọng, thì việc hiểu cách những ý tưởng này áp dụng vào hoạt động kinh doanh hàng ngày được cho là quan trọng hơn. Dưới đây là một số ví dụ về cách các hành vi đạo đức có thể được áp dụng trên thực tế.

Đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu

Các công ty xây dựng văn hóa nơi làm việc của họ xung quanh việc đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu. 

Ví dụ như: nếu một khách hàng đến cửa hàng để tìm kiếm một sản phẩm đáp ứng các nhu cầu rất cụ thể, điều quan trọng là phải cung cấp cho họ sản phẩm tốt nhất cho tình huống được mô tả thay vì bán thêm hoặc khuyến khích họ mua một sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của họ. 

Tuy nhiên, không phải bởi vì “khách hàng là thượng đế” mà doanh nghiệp đối xử phi đạo đức với nhân viên, chẳng hạn như: khuyến khích họ làm việc quá giờ cho phép, buộc họ phải chịu đựng sự lạm dụng từ khách hàng,…

Minh bạch

Giao tiếp minh bạch và rõ ràng là điều cần thiết khi nói đến các hành vi đạo đức tại nơi làm việc. Nhân viên không bao giờ được nói dối hoặc nói những điều không trung thực, vì điều này phá vỡ lòng tin trong doanh nghiệp. 

Ví dụ, khi đối mặt với một cuộc khủng hoảng quan hệ công chúng, các công ty nên tổ chức một cuộc họp và giải quyết vấn đề trực tiếp với nhân viên của họ. Điều quan trọng là phải mô tả thực tế tình huống đang diễn ra, đưa ra giải pháp và khiêm tốn chấp nhận lời chỉ trích.

Tính minh bạch trong đạo đức kinh doanh

Tôn trọng thông tin khách hàng

Nhiều doanh nghiệp thu thập thông tin cá nhân khách hàng của họ, cho dù đó là thông tin thanh toán, thông tin sức khỏe hoặc thông tin tương tự. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải chịu trách nhiệm về việc bảo mật và bảo vệ thông tin này. 

Báo cáo hành vi phi đạo đức

Nếu một nhân viên nhận thấy những hành vi phi đạo đức ở nơi làm việc, họ nên báo cáo về những hành vi này. Doanh nghiệp có trách nhiệm bảo mật danh tính của nhân viên đó để nhân viên khỏi bị tổn hại. 

Ví dụ về hành vi phi đạo đức

Lạm dụng thời gian của công ty

Đây là một tình huống khó xử mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt. Nhiều nhân viên lạm dụng thời gian của công ty theo nhiều cách khác nhau, ví dụ như: lướt internet trong giờ làm việc, nghỉ giải lao kéo dài, thay đổi bảng thời gian hoặc tương tự,…

Việc lạm dụng thời gian của công ty là trái đạo đức vì nhân viên đang được trả lương cho công việc mà họ không hoàn thành hoặc thời gian họ không cống hiến cho công việc của mình.

Nuôi dưỡng một nơi làm việc thù địch

Mặc dù chắc chắn sẽ có xung đột ở nơi làm việc, nhưng điều quan trọng là phải làm cho nơi làm việc trở thành một môi trường an toàn cho mọi người. Một số công ty vô tình xây dựng văn hóa công ty thù địch hoặc cạnh tranh quá mức. 

Ví dụ, người sử dụng lao động có thể khuyến khích một môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhân viên để thúc đẩy năng suất và đổi mới. Tuy nhiên, việc nuôi dưỡng loại môi trường này có thể đánh thuế sức khỏe tinh thần của nhân viên, và thậm chí khuyến khích hành vi phi đạo đức, phá hoại của những nhân viên muốn thăng tiến trong công việc.

Nuôi dưỡng một nơi làm việc thù địch

Bỏ qua xung đột lợi ích

Xung đột lợi ích khuyến khích doanh nghiệp hành động theo những cách không có lợi cho khách hàng hoặc nhân viên của họ. 

Ví dụ: nếu một người quản lý có người thân làm báo cáo trực tiếp cho họ, thì người quản lý đó có thể đối xử với người thân đó khác với các nhân viên còn lại. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải giải quyết tình trạng này. Việc loại bỏ xung đột lợi ích có thể trở nên phức tạp hơn khi một doanh nghiệp được giao dịch công khai, phi lợi nhuận hoặc nhận tiền từ một tổ chức chính phủ.

Tin cậy, tôn trọng và công bằng là những điều cần thiết nhất trong đạo đức kinh doanh. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu đạo đức kinh doanh là gì bởi chỉ có hiểu rõ bạn mới có thể xây dựng được một doanh nghiệp vững mạnh. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về đạo đức trong kinh doanh, bạn có thể gọi đến hotline 0988 55 2424 hoặc gửi email đến địa chỉ để được các chuyên gia hàng đầu tư vấn.

Nguồn: Luanvan24.com

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: //luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.

Video liên quan

Chủ đề