Vì sao hàn quốc phát triển

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 (1945-2020) và chuẩn bị tiến hành đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương tiến tới Đại hội XIII của Đảng, Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề cập mục tiêu cụ thể hướng tới dấu mốc phát triển quan trọng của đất nước. Theo đó, đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam sẽ thành quốc gia phát triển, thu nhập cao.

Ông Layne Hartsell - giáo sư nghiên cứu về triết học công nghệ tại Viện châu Á, nhà đồng sáng lập Verixeum Technologies - nhận định đích đến của Việt Nam là trở thành một trong "những con hổ châu Á", tương tự "kỳ tích sông Hán" mà Hàn Quốc từng trải qua.

"Kỳ tích sông Hán" là cụm từ được dùng để đề cập đến thời kỳ công nghệ hóa thần tốc của Hàn Quốc diễn ra từ giai đoạn giữa thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI. So với các quốc gia khác, Hàn Quốc chỉ mất một nửa thời gian để chuyển mình từ nước nông nghiệp lạc hậu trở thành cường quốc nông nghiệp.

Cùng với Hong Kong, Đài Loan (Trung Quốc) và Singapore, Hàn Quốc giờ được xem là một trong bốn con rồng kinh tế của châu Á. Đây là quốc gia châu Á thứ hai trong lịch sử có nền kinh tế đạt tới ngưỡng phát triển, chỉ sau Nhật Bản.

Phát triển chóng mặt

Sau Chiến tranh Triền Tiên 1950-1953, Hàn Quốc là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người vỏn vẹn 64 USD/năm. Đến thập niên 1960, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ tương đương các nước nghèo tại châu Phi và châu Á.

Năm 1963, tướng Park Chung Hee trở thành tổng thống Hàn Quốc. Dưới thời của ông, toàn bộ đất nước từ đống tro tàn của Chiến tranh Triều Tiên bắt đầu quá trình tăng trưởng mạnh mẽ và liên tục nhờ các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, tái cấu trúc nền kinh tế, phát triển ngành công nghiệp nặng và hiện đại hóa nhanh chóng.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee có đóng góp lớn vào "kỳ tích sông Hán" của nước này. Ảnh: Getty Images.

Cùng với đó là nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học - công nghệ lớn ra đời, chất lượng giáo dục được cải thiện toàn diện, mức sống 52 triệu dân được nâng cao, những tòa nhà chọc trời, đường cao tốc nối liền các thành phố lớn mọc lên hàng loạt.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Hàn Quốc trong vòng 40 năm kể từ năm 1961 đến năm 2000 là 7,83%. Chỉ số này từng chạm ngưỡng kỷ lục 14,83% vào năm 1973, 14,54% năm 1969 và 13,12% năm 1976.

WB cho biết GDP Hàn Quốc năm 1960 chỉ vỏn vẹn 3,957 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 1985, GDP quốc gia này lần đầu vượt ngưỡng 100 tỷ USD và tiếp tục đà tăng mạnh mẽ. 21 năm sau, GDP Hàn Quốc vượt mốc 1.000 tỷ USD và đạt 1.619 tỷ USD vào năm 2018.

Từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, nền kinh tế Hàn Quốc hiện đứng thứ 21 trên tổng số 205 nước trên thế giới với tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 30.000 USD, đứng thứ 30 toàn cầu.

Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Hàn Quốc từ năm 1960 đến năm 2018. Ảnh: Ngân hàng Thế giới.

Với chiến lược đẩy mạnh sản xuất hàng hóa xuất khẩu, bao gồm tận dụng tối đa nguồn lao động giá rẻ, duy trì lãi suất cao và các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc tăng từ 32 triệu USD vào năm 1960 lên 10 tỷ USD năm 1977. Năm 2016, tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của nước này chạm ngưỡng 494 tỷ USD.

“Hàn Quốc vươn lên từ nước chủ yếu nhận viện trợ từ nước ngoài thành nước phát triển chỉ trong vài chục năm. Chìa khóa thành công của quốc gia này là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhưng vẫn thận trọng với các nhà đầu tư quốc tế”, ông Emanuel Pastreich - Chủ tịch Viện châu Á tại Washington (Mỹ), ứng cử viên độc lập trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020.

Tự cung khoa học

Theo ông Emanuel, Hàn Quốc chỉ mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đảm bảo rằng khoản đầu tư phù hợp với mục tiêu tự cung khoa học của quốc gia này. Vào đầu những năm 1960, các chính sách mở cửa nền kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp Hàn Quốc bật lên từ tro tàn chiến tranh, nhất là với nguồn tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, tỷ lệ tiết kiệm thấp và thị trường nội địa nhỏ bé.

Dòng FDI được hỗ trợ tích cực nhằm bù đắp tình trạng thiếu hụt tiền tiết kiệm trong nước. Song song với đó, những tập đoàn gia đình trong nước như Hyundai, Samsung và LG nhận được các ưu đãi lớn từ chính phủ Hàn Quốc như giảm thuế, cho vay giá rẻ và cho phép đẩy mạnh khai thác.

Thông qua mô hình công nghiệp hóa xuất khẩu này, chính phủ Hàn Quốc khuyến khích các tập đoàn phát triển công nghệ mới và nâng cao hiệu quả sản xuất để cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Các tập đoàn gia đình trong nước như Hyundai, Samsung và LG được chính phủ hỗ trợ tích cực để cạnh tranh toàn cầu. Ảnh: Reuters.

Ngành công nghiệp thép và đóng tàu đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc trong giai đoạn này. Năm 1973, chính phủ Hàn Quốc công bố kế hoạch phát triển ngành công nghệ hóa chất và ngành công nghiệp nặng bao gồm công nghệ đóng tàu, kỹ nghệ ôtô, máy phát điện, máy móc hạng nặng và máy móc diesel.

Cũng trong năm này, tốc độ tăng trưởng GDP của Hàn Quốc chạm ngưỡng kỷ lục 14,83% và duy trì ở ngưỡng cao vào những năm tiếp theo.

Trên Tạp chí Nghiên cứu Hệ thống thế giới, chuyên gia Kyoung-ho Shin và Paul S. Ciccantell nhận định các ngành công nghiệp nặng như sản xuất ôtô và tàu thủy đã thống trị nền kinh tế Hàn Quốc trong những năm 1980.

Ứng dụng công nghệ

Kể từ năm 1990, các nhà sản xuất Hàn Quốc bắt đầu lên kế hoạch đổi mới sản xuất công nghệ cao. Tháng 6/1989, một hội đồng bao gồm các quan chức chính phủ, chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp cùng nhau lập kế hoạch sản xuất đối với các sản phẩm trong mảng vật liệu mới, kỹ thuật điện tử, điện tử, hóa học, hàng không vũ trụ và cơ điện tử, bao gồm robot công nghiệp.

Cùng với các mặt hàng thuộc lĩnh vực dệt may, tàu thủy, ôtô và thép, sản phẩm điện tử trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Hàn Quốc vào giai đoạn này.

Hàn Quốc cũng là một trong số ít quốc gia phát triển tránh được suy thoái kinh tế trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Cuộc khủng hoảng khiến tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia này lao dốc xuống 0,2% vào năm 2009. Nhưng chỉ vỏn vẹn một năm sau, GDP Hàn Quốc đã bật tăng 6,2% với sản lượng kinh tế chính là hàng công nghệ xuất khẩu.

Theo giáo sư Layne Hartsell tại Viện châu Á, các yếu tố như đầu tư quốc tế, phát triển công nghệ, lực lượng lao động trong nước và hệ thống chính sách xã hội là chìa khóa giúp một nền kinh tế bật lên vị thế hàng đầu.

Hàn Quốc tăng trưởng chóng mặt sau nửa thế kỷ. Ảnh: Reuters.

Bình luận về công cuộc công nghệ hóa của Hàn Quốc và Trung Quốc, giáo sư Layne cho biết họ đã “đưa các chuyên gia và người lao động trẻ tuổi sang nước ngoài để học hỏi kiến thức về công nghệ và kỹ thuật, đồng thời mang nhiều phương pháp sản xuất về nước và gia tăng khả năng đổi mới”.

Trả lời về triển vọng của Việt Nam, ông chia sẻ: "Chẳng hạn, Việt Nam đã gửi các sinh viên đến Hàn Quốc để nghiên cứu về chất bán dẫn. Những sinh viên này sau đó trở lại giảng dạy hoặc nghiên cứu nhằm gia tăng kiến thức và kỹ năng sản xuất tại Việt Nam".

"Tôi từng có cơ hội dạy và làm việc với một vài người trong số họ ở Viện Tiên tiến Sungkyunkwan tại Hàn Quốc. Những bước phát triển như vậy sẽ dẫn đến các phát minh và đổi mới. Tôi hy vọng Việt Nam sẽ đẩy mạnh nội địa hóa, từ đó xây dựng mạng lưới sản xuất rộng lớn với nguồn mở và ứng dụng kỹ thuật số", giáo sư Layne nói thêm.

(Theo Zing)

Kiến tạo đất nước” là chuyên mục được Zila chia sẻ những bài học, những góc nhìn khác nhau về Hàn Quốc. Giúp các bạn trẻ góp nhặt tri thức để phát triển bản thân, phát triển sự nghiệp và góp phần xây dựng Việt Nam trở thành một cường quốc trong tương lai.

Nội dung bài này, Zila sẽ trích dẫn các thông tin từ Tony buổi sáng, lý giải về việc tại sao kinh tế Hàn Quốc phát triển. Hành trình kỳ tích sông Hàn đã được diễn ra như thế nào? Và sự biến đổi ấy đã mang đến kết quả gì? Mời bạn tiếp tục đọc các thông tin dưới đây nhé!

I. Bối cảnh Hàn Quốc thập niên 60

Tại sao kinh tế Hàn Quốc phát triển?

“Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định mang sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học.

Lúc đó, có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên. Thay đổi cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn khoảng cách, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người đã thành công. Thời gian thay vì mày mò tìm hiểu, mình dùng để lo việc khác, hay hơn. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

Chặng đường thay đổi

Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul. Cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế! Kinh tế Hàn Quốc thay đổi đáng kể. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo…bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào.

Trên tivi chỉ có 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn“. Cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy. Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy và thuê lao động Hàn. Kinh tế Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”, tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.

II. Khởi nguồn làn sóng Hallyu

Những thách thức mới

Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt. Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí. Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ.

Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Hollywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ …4 năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, Mối tình đầu, Hoa cúc…với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á.

Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hallyu nổi tiếng. Người Nhật quay ngược lại hâm mộ tài tử Hàn Quốc một cách điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, thậm chí phim cổ trang Trung Quốc tụi trẻ chê không xem, chỉ xem phim Hàn, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.

Định hướng phát triển mở rộng thị trường

Thời trang, mỹ phẩm

Năm 1988, ngoài số người đi Hollywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh. Ngần ấy người được khuyến khích đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu” tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được. Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú.

Tài chính

Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn trên thế giới, với tham vọng biến Seoul thành trung tâm tài chính như London, New York. Họ học ngày học đêm và kéo rầm rập về đất nước khởi nghiệp. Mọi người góp tiền vào nhau và các quỹ đầu tư ra đời, tự đi tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, đổ lỗi, mỗi cá nhân chỉ góp sức góp trí để xây dựng các doanh nghiệp lớn mạnh hơn, với tinh thần “giúp cho một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn thêm giàu có“.

Công nghệ

Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi, Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.

Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải Made in Korea. Dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại như bây giờ. Mỗi cá nhân chịu thiệt thòi một chút thì đã sao. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?

Ý thức đoàn kết cộng đồng người Hàn

Trải nghiệm của Tony

Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở VN ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm nhờ mình mua giùm. Ở cửa hàng, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem mấy tiếng đồng hồ, đều là mỹ phẩm của Hàn cả. Do tiếng Anh không tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng và bật khóc. Cô khóc vì tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng, cô khóc vì đã không làm tròn nhiệm vụ tổ quốc giao phó.

Sự đóng góp của từng cá nhân

Mỗi người trong xã hội Hàn Quốc được ngầm phân công cụ thể, ai đi học thì phải học chăm chỉ, ai sản xuất thì sản xuất cho tốt, ai bán hàng thì phải bán cho được hàng, ai tiêu dùng thì phải mua đồ Hàn Quốc. Nghĩa vụ của một công dân đối với nền kinh tế Hàn Quốc chỉ có vậy thôi, âm thầm làm và làm, không nhìn ngó và chỉ trích.

Giọt nước mắt nóng bỏng của lòng tự hào dân tộc khiến Tony sững sờ. Cô chỉ là 1 người bán hàng bình thường trong muôn ngàn người bán hàng ở xứ sở kim chi biết tự giác làm hết khả năng của mình vì cái lớn lao hơn là lợi nhuận. Vì kính phục, Tony bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không. Lúc bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại Tony vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.

Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.”

Nguồn: Tony Buổi Sáng

Tổng hợp: Zila Team

Zila là trung tâm chuyên về du học Hàn Quốcluyện thi Topik có trụ sở tại Hồ Chí Minh. Zila với hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học Hàn Quốc, Zila là một trong những trung tâm du học Hàn Quốc uy tín nhất hiện nay. Gần như tất cả thông tin du học Zila đều có thể giải đáp và cung cấp đến học viên và phụ huynh. Bất kỳ thắc mắc về điều kiện du học Hàn Quốc, trường đại học Hàn Quốc, chi phí du học Hàn Quốc, học bổng du học Hàn Quốc… đều được đội ngũ Zila tư vấn một cách tận tình. Liên hệ ngay Zila để được giải đáp mọi thông tin một cách ĐẦY ĐỦ, CHÍNH XÁCMIỄN PHÍ. Hoặc bạn có thể xem thêm Dịch vụ tại Zila Education.

LIÊN HỆ NGAY

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC ZILA

☞ CN1: ZILA – 18A/106 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Đakao, Q.1, TP. HCM
☎ Hotline CN1: 028 7300 2027 hoặc 0909 120 127 (Zalo)

☞ CN2: ZILA – Tầng 1 (KVAC), 253 Điện Biên Phủ, P.7, Q.3, TP. HCM
☎ Hotline CN2: 028 7300 1027 hoặc 0969 120 127 (Zalo)

Email:
Website: www.zila.com.vn
Facebook: Du học Hàn Quốc Zila

Video liên quan

Chủ đề