Xét nghiệm CNV Sure là gì

Xét nghiệm chẩn đoán trước sanh là xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết được chắc chắn thai của bạn có bị các bất thường về di truyền và nhiễm trùng hay không. Thông thường các xét nghiệm này dựa trên thủ thuật chọc ối, sinh thiết gai nhau hoặc lấy máu cuống rốn bào thai. Sau khi có các chẩn đoán về di truyền trước sanh, cha mẹ có kế họach chăm sóc và điều trị thích hợp sau khi bé ra đời, hay đối với một số bệnh có thể điều trị cho bé trước khi sanh. Trong một số trường hợp thai bị các dị tật nặng khó điều trị sau sanh, cha mẹ có thể quyết định chấm dứt thai kì sau khi được bác sĩ tham vấn kết quả.

Có phải tất cả các sản phụ cần xét nghiệm chẩn đoán trước sanh

Không phải. Chọc ối, sinh thiết gai nhau và lấy máu cuống rốn bào thai chỉ được thực hiện trên những sản phụ thai có nguy cơ cao mang một số rối loạn di truyền. Một số chỉ định thực hiện chẩn đoán tiền sản:

  • Các xét nghiệm triple test và combined test nguy cơ cao
  • Độ mờ da gáy dày.
  • Xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn (NIPT) nguy cơ cao.
  • Cha mẹ mang một số rối loạn di truyền (thalassemia)
  • Tiền căn sinh con bị một số dị tật bẩm sinh do di truyền
  • Tiền căn sinh con rối loạn nhiễm sắc thể
  • Siêu âm phát hiện một số dị tật: sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tim, bất thường cấu trúc thận, dãn não thất…

Trước khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tiền sản, bạn sẽ được tham vấn những lợi ích cũng như những bất lợi mà xét nghiệm mang lại.

>>> Xem thêm: Xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại đây

Chọc ối và những điều cần biết

Trong thai kỳ, thai nhi được bao bọc xung quanh bởi nước ối. Nước ối chứa nhiều chất trong đó có các tế bào da của thai nhi bong tróc, alpha- fetoprotein… Các chất này cung cấp những thông tin quan trọng về tình trang sức khỏe thai nhi của bạn. 

1. Chọc ối là gì

Chọc ối là một xét nghiệm tiền sản, trong đó một lượng nước ối được rút từ tử cung qua thành bụng bởi 1 kim rất nhỏ, dưới sự hướng dẫn của siêu âm. Dịch ối này sẽ gửi đi để phân tích về di truyền.

2. Tại sao phải thực hiện chọc ối

Chọc ối để  tim kiếm các bất thường về di truyền của thai nhi, trong đó có hội chứng Down, T13, T18…
Bởi vì chọc ối có một số nguy cơ cho mẹ và thai, nên chỉ thực hiện trên những người mẹ có nguy cơ cao bất thường về di truyền, bao gồm:

  • Có hình ảnh siêu âm bất thường: da gáy dầy, thoát vị rốn…
  • Từng sinh con dị tật về di truyền NST
  • Tuổi mẹ trên 35.
  • Chọc ối có thể không phát hiện ra tất cả các bất thường, nhưng là xét nghiệm để chẩn đoán trong các trường hợp có nguy cơ cao bất thường di truyền như hội chứng Down, bệnh lý hồng cầu, nhược cơ, xơ hóa nang, Tay-Sachs và các bệnh tương tự.
  • Chọc ối có thể thực hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ trong các trường hợp cần xác định độ trưởng thành của phổi thai nhi khi cần chấm dứt thai kỳ do các bệnh lý như tiền sản giật. Cũng có thể được thực hiện để chẩn đoán  nhiễm trùng ối.

3. Khi nào thực hiện kỹ thuật này

Chọc ối đánh giá di truyền khuyến cáo thực hiện vào khoảng 15-18 tuần.

4. Độ chính xác của nó như thế nào

Độ chính xác của chọc ối 99,4%.

5. Bạn có thể chọn không chọc ối không

Được. Bạn sẽ được tư vấn các lợi ích và nguy cơ của chọc ối mà thầy thuốc giải thích, và bạn là người chọn.

6. Kỹ thuật chọc như thế nào

  • Siêu âm sẽ xác định vùng có nhiều nước ối mà không có cấu trúc thai.
  • Da bụng được sát trùng, và bác sĩ dưới hướng dẫn của siêu âm sẽ dùng 1 kim nhỏ để đi qua thành bụng, qua cơ tử cung, lấy nước ối gửi xét nghiệm…
  • Bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhói lúc chọc ối và cảm giác hơi khó chịu ở vùng bụng sau đó vài giờ.
  • Sau chọc ối, tốt nhất nên nghỉ ngơi 1 ngày, không vác đồ nặng, không giao hợp, sau đó sinh hoạt bình thường.
  • Kết quả sẽ có trong vòng 2 tuần.

7. Nguy cơ xảy ra

  • Sẩy thai
  • Nhiễm trùng ối
  • Bị rĩ ối
  • Chấn thương thai nhi
  • Nhạy cảm Rh
  • Chuột rút và chảy máu âm đạo

Xét nghiệm CNV Sure là gì

Các bạn có nhu cầu thu tư vấn thêm. Vui lòng liên hệ hotline: 091.555.1519

Xét nghiệm CNV Sure là gì

TỔNG QUAN

Thể khảm là thuật ngữ trong di truyền học dùng để chỉ một cơ thể hoặc mô có ít nhất hai tập hợp tế bào có bộ nhiễm sắc thể mang các gen khác hẳn.

Xét nghiệm CNV Sure là gì

CA LÂM SÀNG

Thai phụ 24 tuổi, thực hiện xét nghiệm NIPT-triSure lúc thai 11.5 tuần. 

Kết quả: Không phát hiện bất thường số lượng 23 cặp NST
Lúc thai 23 tuần, siêu âm phát hiện thai chậm tăng trưởng trong tử cung, dãn hố sau, dãn nhẹ khoang vách trong suốt, tim thông liên thất phần màng, túi dịch dạ dày nhỏ, chưa thấy cử động xòe của 2 bàn tay, dây rốn bám rìa cực trên bánh nhau. 

Thai phụ quyết định chọc ối làm CNVSure

Kết quả CNV-sure: Phát hiện bất thường Trisomy 18
Với tình trạng thai nhi bất thường nhiều cơ quan, có tiên lượng xấu, thai phụ quyết định chấm dứt thai kỳ. Mẫu sinh thiết bánh nhau được gửi làm xét nghiệm lai huỳnh quang tại chỗ (FISH), Bệnh viện Hùng Vương.

Kết quả FISH: 
Bánh nhau bị khảm, mang 2 dòng tế bào - Dòng tế bào bình thường chiếm 60%

- Dòng tế bào trisomy 18 chiếm 40%

KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM

Kết quả triSure: 

Không phát hiện bất thường số lượng 23 cặp NST.

Xét nghiệm CNV Sure là gì

Kết quả CNV-Sure trên dịch ối:

Phát hiện bất thường Trisomy 18

Xét nghiệm CNV Sure là gì

Kết quả FISH:
Bánh nhau bị khảm, mang 2 dòng tế bào:  - Dòng tế bào bình thường chiếm 60%

- Dòng tế bào trisomy 18 chiếm 40%

Xét nghiệm CNV Sure là gì

Kết quả ngoại kiểm:

Không phát hiện bất thường số lượng 23 cặp NST (tương đồng với kết quả)

Xét nghiệm CNV Sure là gì

KẾT LUẬN

Đây là trường hợp thai bị trisomy 18, nhưng bánh nhau chỉ bị khảm trisomy 18 với tỉ lệ thấp (40%). 

Xét nghiệm NIPT là xét nghiệm sàng lọc bất thường số lượng NST dựa trên ADN phóng thích từ bánh nhau, không phải từ thai nhi. 

Do đó, tình trạng âm tính giả có thể xảy ra khi có sự khác biệt di truyền giữa bánh nhau và thai.

Giới hạn này đã được ghi rõ trong bảng đồng thuận thực hiện NIPT-triSure.

Xét nghiệm CNV Sure là gì

KIẾN NGHỊ
Với kết quả NIPT âm tính, thai phụ cần tiếp tục theo dõi trên siêu âm và khám thai định kỳ.

Bài viết được viết bởi TS Huỳnh Minh Tuấn - Trung tâm công nghệ cao Vinmec

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh thường được chỉ định cho thai phụ nhằm xác định thai nhi có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh hay không. Vậy làm xét nghiệm sàng lọc ADN trước sinh là gì và được thực hiện như thế nào?

Thực hiện xét nghiệm trước sinh rất có ích trong việc xác định các lựa chọn khác nhau cho thai kỳ hoặc quản lý thai kỳ đặc biệt và sinh nở để cải thiện triển vọng cho em bé.

Các thai phụ, bất kể tuổi tác, có quyền lựa chọn thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Tuy nhiên, mẹ càng cao tuổi, nguy cơ bé sinh ra có các bất thường về nhiễm sắc thể cũng tăng lên. Vì vậy, tuổi của mẹ là nguyên nhân phổ biến nhất của xét nghiệm trước sinh.

Những nguyên nhân căn cứ cho việc chỉ định xét nghiệm trước sinh bao gồm

  • Bệnh sử gia đình hoặc con trước đã có vấn đề di truyền.
  • Bố mẹ đã biết bản thân mang gen đặc thù.
  • Kết quả siêu âm cho thấy kết quả bất thường.
  • Kết quả xét nghiệm tầm soát cho thấy thai kỳ nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ cao.

Hãy thăm khám và tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để xác định xét nghiệm nào cũng như thời điểm tiến hành xét nghiệm thích hợp.

Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu rối loạn di truyền là gì và ảnh hưởng của các rối loạn này

Xét nghiệm CNV Sure là gì

Rối loạn di truyền xảy ra khi gen hoặc nhiễm sắc thể bị thay đổi.

Rối loạn di truyền xảy ra khi gen nhiễm sắc thể (bệnh học nhiễm sắc thể) hoặc gen (bệnh lý đơn gen) của một người bị thay đổi. Bệnh lý nhiễm sắc thể bao gồm hai dạng chính là rối loạn về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể. Đột biến lệch bội là tình trạng thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể. Thể tam nhiễm là khi có thừa một nhiễm sắc thể (ví dụ: Hội chứng Down hay trisomy 21: 47,XX/XY,+21), còn thể đơn nhiễm là khi bị thiếu một nhiễm sắc thể (ví dụ: hội chứng Turner hay monosomy X: 45,X). Ngoài ra, các bệnh lý di truyền do bất thường về gen như thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, bệnh u xơ nang, bệnh Tay-Sachs và nhiều bệnh khác.

Có hai loại xét nghiệm trước sinh để tìm vấn đề rối loạn di truyền chính, bao gồm:

  • Xét nghiệm sàng lọc trước sinh: Những xét nghiệm này sẽ cho bạn biết mức nguy cơ thai nhi mắc một số hội chứng di truyền: bao gồm tam nhiễm nhiễm sắc thể 13, 18, 21 và một số hội chứng di truyền khác
  • Xét nghiệm chẩn đoán trước sinh: Những xét nghiệm này có thể chẩn đoán thai nhi mắc hội chứng di truyền nào với độ chính xác lên tới 99,8%. Các xét nghiệm này được thực hiện trên tế bào lấy từ thai nhi thông qua dịch ối hoặc mẫu sinh thiết gai nhau (CVS).

Tất cả các thai phụ nên được chỉ định thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Xét nghiệm chẩn đoán được sinh cần được Bác sĩ chuyên ngành tư vấn và chỉ định trong trường hợp cần thiết.

Xét nghiệm sàng lọc cho bạn biết nguy cơ bé bị các rối loạn nhất định. Chúng bao gồm xét nghiệm thể mang và xét nghiệm tầm soát di truyền trước sinh:

  • Xét nghiệm thể mang thực hiện trên bố mẹ (hoặc những người đang có ý định làm bố mẹ), sử dụng mẫu máu hoặc mẫu mô quét ở mặt trong má. Những xét nghiệm này nhằm xác định xem một người có mang bản sao của gen đột biến có thể gây ra những rối loạn di truyền hay không. Xét nghiệm thể mang có thể thực hiện trước hay trong thai kì.
  • Xét nghiệm sàng lọc di truyền trước sinh trên mẫu máu của thai phụ và ghi nhận từ siêu âm có thể kiểm tra đột biến lệch bội thai nhi, dị tật não và cột sống hay còn gọi là dị tật ống thần kinh và một số dị tật khác của bụng, tim và các bộ phận trên mặt. Các xét nghiệm này thường được tiến hành thực hiện tầm soát 3 tháng đầu - 3 tháng giữa và trong một số rất ít trường hợp vào 3 tháng cuối. Ngoài ra, một xét nghiệm mới cho sàng lọc không xâm lấn là xét nghiệm ADN tự do ngoại bào.

Siêu âm giúp sàng lọc 60-70% các dị tật lớn về hình thái và cấu trúc của thai nhi, ví dụ khoảng sáng sau gáy, dị tật não, cột sống, hệ tim mạch và các dị tật khác. Sàng lọc hóa sinh huyết thanh giúp sàng lọc nguy cơ tam nhiễm nhiễm sắc thể 13, 18, 21 và dị tật ống thần kinh.

Mỗi giai đoạn của thai kỳ đều mang đặc điểm riêng và cần áp dụng các xét nghiệm đặc thù, phần dưới đây đi vào phân tích cơ chế và tác dụng của các xét nghiệm theo từng thời kỳ.

Xét nghiệm CNV Sure là gì

Xét nghiệm sàng lọc di truyền trước sinh.

Tầm soát dị tật thai nhi 3 tháng đầu bao gồm xét nghiệm máu của thai phụ và siêu âm tầm soát. Cả hai xét nghiệm này được thực hiện cùng lúc và trong khoảng thời gian từ 10-13 tuần của thai kỳ.

Xét nghiệm Double test xác định nồng độ 2 chất trong máu của mẹ do thai nhi tiết ra:

  • PAPP-A (PAA): Một loại glycoprotein sản xuất từ nhau thai.
  • β-hCG tự do (FBC): Một thành phần trong cấu trúc của hCG (human chorionic gonadotropin).

Siêu âm tầm soát, còn gọi là siêu âm đo độ mờ da gáy, đo độ dày của vùng sau gáy thai nhi. Kết quả đo bất thường cho thấy nguy cơ mắc hội chứng Down hoặc các tình trạng đột biến lệch bội khác tăng lên. Nó cũng được cho là có liên quan đến các dị tật hình thái của tim, thành bụng và khung xương.

Xét nghiệm tầm soát 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ gồm: Xét nghiệm Triple test xác định nồng độ của 3 chất khác trong máu mẹ cũng do thai nhi tiết ra, bao gồm:

  • AFP (Alpha-fetoprotein): Một loại glycoprotein có nguồn gốc từ bào thai.
  • uE3 (Unconjugated estriol): Xuất hiện vào ngày thứ 8 của thai nhi.
  • β hCG (Beta human Chorionic Gonadotropin): Một loại steroid do nhau thai sản xuất. Triple test tầm soát hội chứng Down, Tam nhiễm 18 và dị tật ống thần kinh. Xét nghiệm này được thực hiện từ tuần thai thứ 15 đến tuần thai 22, chính xác nhất là vào tuần thứ 16 - 18.

Siêu âm tầm soát từ tuần 18-20 của thai kỳ kiểm tra các dị tật hình thái chính của não bộ và cột sống, các bộ phận trên mặt, bụng, tim và các chi.

Trăn trở về thủ thuật chọc ối nguy hiểm có thể tiềm ẩn nguy cơ sảy thai và các biến chứng cho mẹ và thai nhi, Giáo sư Yuk Ming Dennis Lo đã phát triển phương pháp thử máu xét nghiệm hội chứng di truyền trước sinh qua ADN của thai nhi trong huyết tương mẹ, hay chính là xét nghiệm ADN tự do ngoại bào.

ADN tự do ngoại bào là một lượng nhỏ ADN được giải phóng từ nhau thai vào máu của người phụ nữ mang thai. ADN tự do ngoại bào trong mẫu máu của thai phụ có thể sàng lọc hội chứng Down, Tam nhiễm 13, Tam nhiễm 18 và các vấn đề về số lượng nhiễm sắc thể giới tính. Thử nghiệm này có thể được thực hiện bắt đầu từ tuần thứ 10 của thai kỳ. Kết quả xét nghiệm ADN tự do ngoại bào dương tính phải được theo dõi bằng xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau.

Xét nghiệm ADN ngoại bào thường được chỉ định cho các thai phụ có nguy cơ con sinh ra bị rối loạn nhiễm sắc thể cao. Đối với các trường hợp nguy cơ thấp, các xét nghiệm tầm soát thông thường là lựa chọn thích hợp nhất. ADN tự do ngoại bào không được khuyến cáo cho các thai phụ đa thai.

Gần đây, với công nghệ tiên tiến và nhiều ưu thế vượt trội, phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT (Non-invasive Prenatal Test) đang được coi là “chìa khóa vàng” trong việc sàng lọc trước sinh.

Xét nghiệm CNV Sure là gì

Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT.

Trong suốt thai kỳ, một số chuỗi ADN của em bé được phóng thích vào máu của người mẹ. Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT phân tích thông tin trong chuỗi ADN tìm được để tầm soát một số các bất thường. Xét nghiệm này có độ nhạy rất cao với hội chứng Down và có thể thực hiện từ tuần thai thứ 10.

Xét nghiệm NIPT có tác dụng gì?

Đây là phương pháp an toàn và hiệu quả để tầm soát các bệnh sau:

  • Hội chứng Down (Còn được gọi là Tam nhiễm 21).
  • Hội chứng Edwards (Tam nhiễm 18).
  • Hội chứng Patau (Tam nhiễm 13).
  • Các hội chứng bất thường số lượng nhiễm sắc thể giới tính như hội chứng Turner (45, XO), siêu nữ (47,XXX), Klinefelter (47,XXY), Jacobs (XYY)

Xét nghiệm này giúp sàng lọc một số bất thường số lượng nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, không giúp sàng lọc các hội chứng di truyền liên quan đến đột biến gen ví dụ: tan máu bẩm sinh thalassemia, thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh xơ nang,... Chẩn đoán trước sinh dựa trên dịch ối hoặc mẫu gai nhau vẫn là tiêu chuẩn vàng với độ chính xác cao hơn và độ phủ rộng hơn trong việc chẩn đoán bệnh tật di truyền trước sinh.

Bạn nên chọn NIPT trong trường hợp:

  • Bạn có các xét nghiệm sàng lọc trước sinh: siêu âm, test kết hợp cho kết quả nguy cơ cao.
  • Bạn không có kết quả xét nghiệm tầm soát 3 tháng đầu do trễ thời gian hoặc nơi bạn ở không có xét nghiệm này.
  • Bạn muốn chắc chắn bạn có nguy cơ cao trước khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau, vốn vẫn có nguy cơ thấp gây sảy thai.
  • Bạn có nguy cơ cao (ví dụ như thai phụ cao tuổi hoặc em bé trước đã được chẩn đoán Down hoặc các bệnh rối loạn nhiễm sắc thể khác).

Kỹ thuật sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT đang được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, mang lại cải thiện vượt trội về kết quả sàng lọc trước sinh, chất lượng dịch vụ cao theo tiêu chuẩn khuyến cáo của ILLUMINA giúp can thiệp sớm và hiệu quả với những thai nhi có dị tật. Phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) được coi là “chìa khóa” để “giải mã” dị tật thai nhi từ lúc tuổi thai còn rất nhỏ.

Ngoài ra, tại hệ thống các Phòng khám, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec trên toàn quốc có chương trình THAI SẢN TRỌN GÓI giúp mẹ bầu yên tâm chăm sóc sức khỏe của mình và bé yêu cả trước sinh - trong khi sinh và sau khi sinh với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Sinh thiết phôi là gì? Vì sao cần sinh thiết phôi?

XEM THÊM: