Yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh năm 2024

Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào? Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không? Văn bản đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu? Đồng thời, để cho sinh động, tác giả còn vận dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Trả lời:

  • Đối tượng thuyết minh: Sự kì lạ của Đá và Nước ở Hạ Long (vấn đề trừu tượng bản chất của sinh vật).
  • Đặc điểm này rất trừu tượng, khó thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê...
  • Phương pháp thuyết minh: nêu định nghĩa, giải thích và lệt kê.
  • Để cho sinh động, tác giả còn vận dụng biện pháp tưởng tượng, liên tưởng để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long.

Ghi nhớ:

  • Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức vè, diễn ca,...
  • Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
  1. Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng?
  1. Văn bản thuyết minh này có nét gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
  1. Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gây hứng thú và làm nổi bật nội dung cần thuyết minh hay không?

Trả lời:

  1. Đây là một truyện vui có tính chất thuyết minh hay là một bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
  • Tính chất thuyết minh được thể hiện ở chỗ giới thiệu về loài ruồi rất có hệ thống:
    • Tính chất chung về họ, giống, loài
    • Tập tính sinh sống: sinh đẻ, đặc điểm cơ thể...
    • Cung cấp những kiến thức đáng tin cậy về loài ruồi: Giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi.
  • Những phương pháp thuyết minh nào được sử dụng trong văn bản:
    • Phương pháp nêu định nghĩa: thuộc họ côn trùng, hai cánh, mắt lưới.
    • Phương pháp phân loại: Các loại ruồi.
    • Phương pháp dùng số liệu: Số vi khuẩn, số lượng sinh sản của mỗi cặp ruồi...
    • Phương pháp liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra chất dính...
  1. Bài thuyết minh này có nét gì đặc biệt là:
  • Hình thức: giống như văn bản tường thuật một phiên toà.
  • Nội dung: giống như câu chuyện kể về loài ruồi.
  • Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản là biện pháp nhân hóa và liệt kê.
  1. Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gây hứng thú và làm nổi bật nội dung cần thuyết minh.
Bà tôi thường kể cho tôi nghe rằng chim cú kêu là có ma tới. Tôi hỏi vì sao thì bà giải thích: "Thế cháu không nghe tiếng cú kêu thường vọng từ bãi tha ma đến hay sao?". Sau này học môn Sinh học tôi mđi biết là không phải như vậy. Chim cú là loài chim ăn thịt, thường ăn thịt lũ chuột đồng, kẻ phá hoại mùa màng. Chim cú là giống vật có lợi, là bạn của nhà nông. Sở dĩ chim cú thường lui tới bãi tha ma là vì ở đó có lũ chuột đồng đào hang. Bây giờ mỗi lần nghe tiếng chim cú, tôi chẳng những không sợ mà còn vui vì biết rằng người bạn của nhà nông đang hoạt động.

Trả lời:

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đoạn văn này đó chính là:

Nghệ thuật kể chuyện: Kể câu chuyện ngày bé nghe bà kể chuyện về chim cú (chim cú kêu là có ma tới). Sau này học môn sinh vật mới biết là không phải như vậy.

- Sử dụng miêu tả trong thuyết minh giúp người đọc (nghe) hình dung cụ thể, sinh động hơn về đối tượng, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh. Miêu tả là dựa vào đặc điểm, tính chất khách quan của đối tượng, phát huy trí tưởng tượng, hư cấu; sử dụng nhiều yếu tố so sánh, liên tưởng, ít sử dụng số liệu cụ thể; dùng nhiều trong sáng tác văn học nghệ thuật; ngôn ngữ thường đa nghĩa.

- Các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, điệp ngữ… góp phần làm sinh động, cụ thể cho nội dung thuyết mính.

- Ví dụ khi văn bản thuyết minh về ngôi trường. Yếu tố miêu tả sẽ chỉ rõ những đặc điểm về số phòng học, số lớp học, màu sơn của ngôi trường… Các yếu tố biện pháp nghệ thuật sẽ góp phần miêu tả sinh động, cụ thể, qua đó thể hiện được cảm xúc của người viết.

Văn bản thuyết minh sẽ sinh động, hấp dẫn khi sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. Vì văn thuyết minh thường cung cấp tri thức khách quan về nhiều vấn đề. Nếu biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh thì câu văn trở nên rõ ràng chặt chẽ, cô đọng. Vậy nên mỗi văn bản này nên sử dụng các phương thức phù hợp và tinh tế.

Thông báo: Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!
Yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh năm 2024

Thế nào là văn bản thuyết minh?

Bài này giúp các em hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Nó làm cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn. Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân sự vật hiện tượng. Các phương thức trong văn bản này là trình bày, giới thiệu, giải thích. Đặc điểm chủ yếu của văn thuyết minh là trình bày các đặc điểm tiêu biểu của sự vật và hiện tượng. Nó mang tính chất cung cấp những tri thức khách quan, xác thực, phổ thông và hữu ích cho con người.

Có rất nhiều phương pháp thuyết minh được sử dụng. Có thể kể đến như phương pháp nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, phân loại. Ngoài ra còn dùng phương pháp dùng số liệu, so sánh, phân tích.

Trong văn bản thuyết minh, để sinh động, người viết còn có thể vận dụng nhiều biện pháp nghệ thuật. Nhiều nhất là biện pháp liên tưởng tưởng tượng, nhân hoá và miêu tả. Ngoài ra, người viết có thể vận dụng nhiều phương pháp nghệ thuật khác. Chẳng hạn: kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, so sánh,…

Để viết một văn bản thuyết minh đúng yêu cầu trước hết cần quan sát, tìm hiểu về đối tượng. Bên cạnh đó, nắm bắt bản chất đặc trưng của sự vật hiện tượng cần thuyết minh. Hơn thế còn cần làm nổi bật các đặc điểm chính về đối tượng một cách chính xác.

Tham khảo thêm bài viết: Thuyết minh về cây bút bi văn lớp 8

Các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh được sử dụng như thế nào?

Ví dụ chúng ta cùng tham khảo văn bản “Hạ Long – đá và nước” có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. Và sau khi đọc chúng ta sẽ trả lời được những ý sau:

– Văn bản thuyết minh đặc điểm về sự kỳ lạ của đá và nước ở Hạ Long. Đặc điểm này rất trừu tượng, khó thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê.

– Kiến thức trong văn bản chính xác, khoa học, khách quan.

– Văn bản đã sử dụng các phương pháp như: Nêu định nghĩa, giải thích: “Sự kỳ lạ của Hạ Long là vô tận”. Phương pháp phân loại, phân tích: “Nước tạo nên sự di chuyển và di chuyển theo mọi cách. Hoặc câu “Hòa thân không ngừng là tùy theo góc độ và tốc độ di chuyển của ta”.

– Tác giả còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật là tưởng tượng, liên tưởng, nhân hóa, miêu tả. Cụ thể: “Để mặc cho con thuyền bập bênh lên xuống theo con triều”, “ Nhanh hơn để tạo cảm xúc xê dịch”…

Vậy để văn bản thuyết minh thêm sinh động người viết có thể vận dụng các phương pháp nghệ thuật như: kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa so sánh. Phải làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh, tạo hứng thú cho người đọc. Biết cách phân tích và xác định các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Nhờ đó các sự vật, hiện tượng trong bài viết trở nên rõ ràng và không kém phần sinh động.

Nếu muốn hiểu hơn về các biện pháp này phụ huynh cần phân tích các ví dụ cụ thể cho các em. Nếu chưa rõ hoặc cần đưa thêm ví dụ các phụ huynh có thể để lại yêu cầu bên dưới. Xem thêm nhiều kiến thức hữu ích ở website này nhé!