Ai là người phát minh ra máy dệt chạy bằng sức nước

Ac-crai-tơ đã phát minh ra:

A. Máy dệt chạy bằng sức nước


B. Máy kéo sợi chạy bằng sức nước

C. Máy hơi nước

D. Máy kéo sợi

Các câu hỏi tương tự

Vấn đề ngành dệt nước Anh gặp phải trước khi máy kéo sợi Gien-ni ra đời là gì?

B. Nguồn bông không đủ để sản xuất

D. Hàng dệt của Anh bị cạnh tranh quyết liệt

Vấn đề ngành dệt nước Anh gặp phải trước khi máy kéo sợi Gien-ni ra đời là gì?

Theo em, điều gì xảy ra trong ngành dệt của nước Anh khi máy kéo sợi Gien – ki được sử dụng rộng rãi?

Câu 2: B nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa XH không tưởng làA. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Crôm-oen.B. Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ, Ô-oen.C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ru-xô.D. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen.Câu 3: Ai là tác giả của thuyết tiến hóa và di truyền?A. Đác-Uyn.B. Lô-mô-nô-xốp.C. Puốc-kin –giơ.

D. Niu-tơn

Câu 4: Thành tựu cơ bản nhất trong nền công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉXIX là gì?A. Kĩ thuật luyện kim được cải tiến.B. Nhiều máy chế tạo công cụ ra đời.C. Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.

D. Phát triển nghề thai thác mỏ.

Câu 5: Thành tựu quan trọng nhất trong nền nông nghiệp đầu thế kỉ XIX là gì?

A. Sử dụng phân hóa học, máy kéo, máy cày, tăng hiệu quả làm đất và năng suấtcây trồng.B. Áp dụng những tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.C. Áp dụng phương pháp canh tác mới.

D. Máy móc được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích: Mục…1….Trang…160...SGK Lịch sử 10 cơ bản

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Mô hình máy dệt bằng sức nước của Ét-mơn Các-rai Nhà máy dệt bằng sức nước Tại sao cách mạng công nghiệp lại bắtđầu từ ngành công nghiệp nhẹ?Cách mạng công nghiệp bắt đầu từngành công nghiệp nhẹ vì :Những ngành này có truyền thống và pháttriển mạnh ở Anh, thuê công nhân rẻ, thuhồi vốn nhanh, sản phẩm có thị trường tiêuthụ rộng. - 1784: Giêm Oát phát minh ra máy hơi nướcvà đưa vào sử dụngGiêm OátMáy hơi nướcJames Watt (19 tháng 1 năm 1736 – 19 tháng 8 năm 1819) là nhà phát minh ngườiScotland và là một kỹ sư đã có những cải tiến cho máy hơi nước.“Người đã nhân lên gấp nhiều lần sức mạnh của con người”

(ĐTTCO) - Ngày 16-6, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tổ chức hội thảo “Cách mạng sản xuất mới và hàm ý chính sách” tại Hà Nội. Nhân sự kiện này, ĐTTC cùng nhìn lại những cuộc cách mạng sản xuất đã và đang làm thay đổi thế giới, cụ thể là các cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN).

Cỗ máy hơi nước đầu tiên của nhân loại do Thomas Newcomen phát minh (năm 1712) đã giúp nước Anh đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nửa đầu thế kỷ 18, tạo điều kiện cho sự bùng nổ của cuộc CMCN lần thứ nhất, thay thế sức lao động chân tay bằng máy móc.

Khởi nguồn từ Anh

CMCN diễn ra đầu tiên ở Anh bắt đầu từ những phát minh máy móc trong ngành dệt (những năm 60 thế kỷ 18), sau đó lan sang Hoa Kỳ, Pháp, Đức… Vì sao CMCN lại xuất hiện đầu tiên tại Anh? Về tự nhiên, Anh có nhiều mỏ than, sắt và các mỏ này lại nằm gần nhau, rất thuận lợi về mặt kinh tế khi khởi đầu cuộc CMCN. Về nguyên liệu, Anh có nguồn lông cừu trong nước và bông nhập từ Hoa Kỳ, những nguyên liệu cần thiết cho ngành dệt - ngành đầu tiên xuất hiện CMCN. Về tự nhiên, các dòng sông ở Anh tuy không dài nhưng sức chảy khá mạnh, đủ để chạy các máy vận hành bằng sức nước; các hải cảng Anh thuận lợi để đưa hàng hóa đi khắp thế giới. Về xã hội, giai cấp quý tộc Anh sớm tham gia việc kinh doanh và họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, có quyền lợi gắn liền với tư sản, có cách nhìn của tư sản. Nhu cầu về lông cừu đã dẫn tới việc các nhà quý tộc chiếm đất của nông dân để biến đất đai đó thành đồng cỏ nuôi cừu. Lực lượng nông dân bị mất ruộng đất đã cung cấp lượng lớn lao động cho các công trường thủ công ở thành thị.

Năm 1764, thợ dệt James Hargreaves đã sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình là Jenny đặt cho máy. Khác với xa quay tay kéo sợi, người thợ chỉ dùng được 1 cọc suốt, máy Jenny đã sử dụng 16-18 cọc suốt và chỉ cần 1 công nhân điều khiển. Đến năm 1769, Thomas Arkwright chế ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước. 2 năm sau, ông cho xây dựng xưởng dệt đầu tiên của nước Anh trên bờ sông ở Manchester. Máy Jenny kéo được sợi nhỏ nhưng không bền, trong khi máy của Arkwright sản xuất được sợi chắc hơn, song lại thô. Vì vậy, trên nền tảng 2 loại máy này, năm 1779, Cromton đã cải tiến máy với kỹ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, vải dệt ra vừa đẹp vừa bền. Nhờ những phát minh trên, năng suất lao động trong ngành kéo sợi tăng lên rất nhiều. Phát minh quan trọng giúp ngành dệt có bước nhảy vọt là máy dệt chạy bằng sức nước của linh mục Edmund Cartwright vào năm 1785. Máy dệt này có năng suất tăng gần 40 lần so với dệt tay.

Cơ giới hóa

Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó bất tiện rất nhiều mặt. Năm 1784, dựa trên máy hơi nước dùng ở hầm mỏ của Thomas Newcomen trước đây, James Watt (một phụ tá thí nghiệm của trường Đại học Glasgow, Scotland) đã phát minh ra máy dệt chạy bằng hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hóa. Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784 Henry Cort đã tìm ra cách luyện gang thành sắt. Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó. Cách mạng cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải. Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mỹ. Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.

Ai là người phát minh ra máy dệt chạy bằng sức nước

Tàu hỏa chạy bằng đầu máy hơi nước ở Đà Lạt.

Để có thể tiến hành CMCN, cần có những điều kiện về tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và chính trị, cụ thể hơn chính là nguồn vốn, khoa học công nghệ, máy móc kỹ thuật, con người, vị trí địa lý… Về chính trị, hầu hết cuộc CMCN đều được sự hỗ trợ và hậu thuẫn đáng kể từ chính phủ. Ở Anh, nhà nước đưa ra những chính sách bảo hộ mậu dịch, hỗ trợ xuất-nhập khẩu máy móc thiết bị. Còn ở Nhật Bản, chính phủ đóng vai trò chủ đạo trong cuộc CMCN khi phát triển giao thông, đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở hạ tầng rồi bán lại với giá ưu đãi… Cùng với đó nhà nước ban hành những chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển, thúc đẩy doanh nghiệp và các nhà tư bản tham gia sản xuất, thương mại.

Thay đổi xã hội

CMCN lần thứ nhất đã làm thay đổi vị thế của nước Anh, trở thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới, là công xưởng của thế giới (năm 1848 sản lượng công gnhiệp Anh chiếm 45% tổng sản lượng công nghiệp thế giới), nước Anh trở thành trung tâm thương mại và tài chính quốc tế (năm 1870 khoảng 38% mức lưu chuyển hàng hóa qua nước Anh). Hoa Kỳ từ một nước kém phát triển do hậu quả của nhiều năm làm thuộc địa, bị kìm hãm đã dần trở thành nước có vị thế cao trên thế giới. Giá trị sản phẩm dệt tăng từ 2,6 triệu USD năm 1778 lên 68,6 triệu USD năm 1860. Luyện kim năm 1810 sản lượng 33.908 tấn, năm 1870: 68.700 tấn. Giao thông vận tải cũng phát triển không ngừng đặc biệt là ngành đường sắt. CMCN cũng biến Nhật Bản từ một nước nghèo, không đáp ứng đủ lương thực, nền kinh tế chỉ dựa vào nông nghiệp là chính, tài nguyên thiên nhiên hạn chế… thành quốc gia có nền kinh tế phát triển, nông sản không chỉ đủ ăn mà còn có thể xuất khẩu.

Một trong những hệ quả quan trọng nhất của CMCN Anh là sự thay đổi căn bản trong cấu trúc giai cấp, khi tư sản và vô sản trở thành 2 giai cấp cơ bản trong xã hội. Với việc sử dụng máy móc rộng rãi, công nhân bị bóc lột thậm tệ, trở nên phụ thuộc vào máy móc. Khi những công xưởng đầu tiên xuất hiện, lao động nữ và trẻ em thay thế cho lao động nam giới, họ bị đối xử tàn tệ, bị bóc lột tàn nhẫn, lương rất thấp. Ngày làm việc bị kéo dài, điều kiện lao động tồi tệ, sinh hoạt thiếu thốn. Vì vậy, ngay từ lúc mới ra đời, giai cấp công nhân Anh đã đứng lên đấu tranh nhưng do ý thức chính trị còn non kém, những cuộc đấu tranh ban đầu của họ mang tính tự phát, thể hiện qua việc đập phá máy móc. Phong trào này phát triển và lan rộng từ những năm 70 của thế kỷ 18 đến những năm đầu thế kỷ 19. Phải trải qua thời gian dài đấu tranh, giai cấp công nhân mới nhận thức được nguyên nhân sự cùng khổ của họ là do sự bóc lột của giai cấp tư sản, từ đó phong trào công nhân có những chuyển biến rõ rệt.

(còn tiếp)

Vĩnh Cẩm