Anh/chị hiểu như thế nào về đưong ngược chieu trong suy nghĩ của chảo thị yên?

Anh/chị hiểu như thế nào về đưong ngược chieu trong suy nghĩ của chảo thị yên?
Chảo Yến (người đang ghi chép) tham gia hoạt động cộng đồng về nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân

“Đường ngược chiều”- đã chọn thì phải đi

Chảo Yến sinh năm 1990, quê ở thôn Ngám Xá, xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát (Lào Cai) sát biên giới Việt - Trung. Cũng như nhiều đứa trẻ DTTS ở những vùng quê nghèo, ước mơ học hành “tới nơi tới chốn” của Yến là quá xa vời trong hoàn cảnh bố bệnh nặng, mẹ vất vả nuôi gia đình. Khi bản còn chưa có điện, xe máy, đường sá còn khó khăn, ai dám nghĩ cho con cái đi học?

Học hết lớp 9, Yến phải nghỉ học ở nhà và đối diện với việc sẽ lấy chồng. Thế nhưng, đi làm nương nghe các bạn hát tiếng Anh mà Yến thèm, Yến vẫn hay đến trường xem các bạn học. Hóa ra, chưa bao giờ giấc mơ học hành ấy “ngủ sâu”. Cùng với thầy giáo, 3 năm ròng, Yến kiên nhẫn thuyết phục bố mẹ cho đi học. Thế là sau 3 năm, với nghị lực của bản thân, Yến tiếp tục được đến trường.

“Có lúc mình cảm thấy đi học như một tội lỗi. Bởi những người xung quanh nhìn mình và bố mẹ với ánh mắt khác. Có khi họ còn xa lánh. Vì gia đình nghèo, việc đứa con gái “đòi” đi học là điều không thể, là không biết thương bố mẹ”, Chảo Yến tâm sự.

Con đường học hành của Yến cũng chính là hành trình vượt qua khỏi định kiến. Yến đặt ra mục tiêu cho chính mình: Phải chứng minh sự lựa chọn của mình không sai. Chỉ cần được đi học, sẽ không có khó khăn nào có thể ngăn cản nữa.

Từ cô học trò bé nhỏvùng caochút nữa là dang dở học hành, Yến trở thành người đầu tiên trong bản đậu đại học và cũng là người đầu tiên ở xã vùng cao này đi du học châu Âu. Năm 2016, sau khi tốt nghiệp xuất sắc Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và đi làm 2 năm, cô đã giành được học bổng toàn phần Erasmus Mundus trị giá 50.000 USD đào tạo Thạc sĩ ngành Quản lý tài nguyên rừng bền vững của Trường Đại học Gottingen (Đức) và Trường Đại học Padova (Italia).

Anh/chị hiểu như thế nào về đưong ngược chieu trong suy nghĩ của chảo thị yên?
Chảo Yến - cô gái đầu tiên ở xã Nậm Chạc đi học đại học và đạt được học bổng châu Âu

Hồi ký đầu đời - cuốn sách truyền cảm hứng

“Đường ngược chiều từ bản người Dao đến học bổng Erasmus” là cuốn tự truyện của Chảo Yến được xuất bản và nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng. Viết từ chính những năm tháng biến động của mình bằng một tâm hồn nhạy cảm. Cuốn sách tái hiện sinh động hành trình đi ngược của cô gái Dao qua những năm tháng khó khăn, gian khổ để được đi học.

“Tôi khai vị bữa sáng bằng lá me rừng, món chính là lá xuyến chi, có hôm đổi sang lá tàu bay cho phong phú. Tôi kết thúc bữa sáng bằng món tráng miệng là lá chó đẻ, có nơi gọi là sam hôi”.

Có đọc những đoạn như thế trong sách, ta mới cảm nhận được tâm hồn trong trẻo, hồn nhiên nhưng vô cùng kiên cường, mạnh mẽ của cô gái bé nhỏ dám sống, dám ước mơ và dám vượt qua tất cả để thực hiện ước mơ ấy.

“Chỉ cần chúng ta dũng cảm thêm một chút, kiên cường thêm chút nữa, cố gắng đi hết con dốc ấy, dù là bò hay lết, thì khi chạm chân đến đỉnh cao, nhất định sẽ rã rời trong hạnh phúc”, Yến chia sẻ.

Anh/chị hiểu như thế nào về đưong ngược chieu trong suy nghĩ của chảo thị yên?
Cuốn sách “Đường ngược chiều từ bản người Dao đến học bổng Erasmus” của Chảo Yến nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng

Nếu cứ chấp nhận sự sắp đặt của số phận, mình sẽ chỉ đứng yên đấy, như một kẻ thất bại với chính bản thân mình. Chỉ một lần được sống, đừng cam chịu đói nghèo, đừng đầu hàng số phận.

Yến khiêm tốn chia sẻ, mình chỉ mong cuốn sách có thể đồng cảm với những người đang loay hoay tìm ước mơ, ai đó đang ở vực thẳm của sự thất bại, những người chọn con đường khác thường: Chỉ cần chúng ta tin vào mình và nỗ lực, kiên trì với lựa chọn của mình. Lúc tăm tối nhất cũng sẽ vượt qua.

Chảo Yến cho biết, 10% số tiền bán tự truyện sẽ được đóng góp vào Quỹ học bổng Lee MacDonald. Quỹ học bổng này thay vì chỉ trao cho sinh viên tiên tiến sẽ mở rộng đối tượng được nhận là các bạn sinh viên nghèo đang học tại Trường Đại học Lâm nghiệp và trẻ em nghèo Tây Bắc.

Chảo Yến hiện đang làm việc tại Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Hà Nội). Là cán bộ chính sách, được làm đúng nghề theo ngành học Quản lý tài nguyên rừng, Yến đang ngày ngày thực hiện mong muốn góp sức nhỏ bé của mình cho cộng đồng trong thay đổi nhận thức về bảo vệ rừng, nâng cao sinh kế cho đồng bào.

Cô gái Dao hiếu học

Đường ngược chiều – Từ bản người Dao đến học bổng Erasmus, đúng như tên gọi, là câu chuyện đầy tính trải nghiệm của Chảo Thị Yến – cô gái nghèo vùng cao đã thành công với giấc mơ du học. Cuốn sách vừa là một bức thông điệp đầy ý nghĩa về tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh, vừa là một thiên hồi ký dào dạt cảm xúc mà mình vô cùng yêu thích.

Chảo Yến là người dân tộc Dao Tuyển, sinh ra và lớn lên ở vùng núi cao Tây Bắc, giáp với nước bạn Trung Quốc. Giống như những người bạn đồng trang lứa, cô chưa

Đường ngược chiều – Từ bản người Dao đến học bổng Erasmus, đúng như tên gọi, là câu chuyện đầy tính trải nghiệm của Chảo Thị Yến – cô gái nghèo vùng cao đã thành công với giấc mơ du học. Cuốn sách vừa là một bức thông điệp đầy ý nghĩa về tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh, vừa là một thiên hồi ký dào dạt cảm xúc mà mình vô cùng yêu thích. Chảo Yến là người dân tộc Dao Tuyển, sinh ra và lớn lên ở vùng núi cao Tây Bắc, giáp với nước bạn Trung Quốc. Giống như những người bạn đồng trang lứa, cô chưa từng biết “đi học” là gì hay “trường học” có hình thù ra sao. Người lớn trong bản cũng chẳng mấy ai quan tâm tới việc học. Học làm gì, khi căn nhà để đi ra đi vào còn không được dựng xây tử tế? Học làm gì, khi bữa ăn nay mai chẳng biết là cơm trắng hay sắn độn, rau rừng? Con gái không cần học, lấy chồng giàu là được thôi v.v… Những quan điểm, suy nghĩ cổ hủ ấy dường như đã ăn sâu vào trong tiềm thức, cùng với bóng đêm của cái đói, cái nghèo luôn chầu chực bủa vây, đã dần dần bóp chết niềm khát học của lớp lớp trẻ thơ trong bản, vô tình khiến cho nhận thức của những đứa trẻ vùng cao về tầm quan trọng của việc học ngày một thui chột. Chúng tạo nên một con đường ngược chiều cheo leo, gian khó, đòi hỏi những ai có quyết tâm thực sự mới có thể vượt qua. Và Chảo Yến chính là một trong những con người phi thường ấy. Ngược dòng hồi ức, Chảo Yến dần đưa người đọc trở lại những ngày ấu thơ, khi cô còn đang là đứa bé bốn tuổi với khuôn mặt lấm lem và mái tóc xác xơ hệt như tổ quạ, cho tới khi cô trưởng thành và trở thành người đầu tiên ở bản làng nghèo khó của mình nhận được học bổng du học danh giá. Hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức của cô thực sự là một hành trình gian khổ, đòi hỏi những quyết tâm, những nỗ lực phi thường. Trên hành trình ấy, có không ít những khó khăn mà cô phải đối mặt: đó là cái đói, cái khốn khó, là những lời gièm pha, đàm tiếu của bà con xóm giềng; trên cả, cô còn phải vượt qua cả những lần lung lạc, chùn bước, vượt qua tâm lý muốn bỏ cuộc, buông xuôi để có thể cán đích an toàn. Câu chuyện phi thường của Chảo Yến vừa quen vừa lạ, không khỏi khiến mình liên tưởng tới hình ảnh của cô hoa hậu Êđê H’hen Niê. Cả hai đều là những con người thuộc đồng bào dân tộc thiểu số, sinh ra và lớn lên cùng với cái nghèo, trước lúc thành công đã phải đối mặt không ít những định kiến cổ hủ từ xóm giềng trên dưới. Trên cả, họ giống nhau còn vì trong trái tim mỗi người đều luôn âm ỉ cháy ngọn lửa của niềm tin và nghị lực, ngày đêm chờ đợi cơ hội để có thể bùng lên mạnh mẽ. Chọn tựa đề là Đường ngược chiều, Chảo Yến đã gần như đúc kết lại trọn vẹn cả hành trình gian khó của cô trên con đường đón nhận ánh sáng của tri thức. Cung đường ngược chiều cô đã và đang đi không chỉ “ngược” lại cái nghèo, cái vất vả, khốn khó; “ngược” những suy nghĩ, quan niệm lạc hậu của xóm giềng, bà con – những người dân bản cổ hủ, ít học. Trên cả, cô còn phải “ngược” cả những bước chùng, “ngược” cả suy nghĩ bỏ cuộc, tâm lý buông xuôi trước khó khăn. Chảo Yến đã kể lại con đường vượt khó cheo leo của cô bằng lối viết hết đỗi giản dị, mộc mạc, không đao to búa lớn, đôi lúc còn pha chút ngô nghê, hệt như tiếng lòng của đồng bào vùng cao Tây Bắc. Chính bởi vậy, câu chuyện của Yến dù có nhiều phần xót xa, song lại không hề tạo nên cho người đọc cảm giác bức bối, nặng nề, trái lại, lại nhẹ nhàng và dễ gợi cảm hứng vô cùng. Đây thực sự là một điểm mà mình rất thích.Không chỉ gây ấn tượng bởi hành trình vượt khó đầy mồ hôi và nước mắt, bởi lối kể chân chất, dễ thương, Đường ngược chiều còn dễ dàng gây sức hút với mình bởi những trang viết về phong tục tập toán, đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền cao Tây Bắc. Là người dân tộc Dao Tuyển, sinh ra và lớn lên cùng với rừng núi, bản làng, nên những trang văn của Chảo Yến lại càng thêm chân thực, sinh động hơn bao giờ hết. Cô tỉ mẩn miêu tả những bộ trang phục truyền thống bắt mắt, tường thuật những buổi chợ phiên nhộn nhịp, đặc sắc, hay sẵn sàng phô bày cả những hủ tục, những hạn chế trong nhận thức và hiểu biết của những con người miền núi nơi đây, giúp cho vốn liếng văn hóa xã hội của bản thân mình cũng có cơ hội mở mang thêm nhiều.

Tuy nằm trong tủ sách trải nghiệm du học, song chiếm phần lớn nội dung sách không phải là những câu chuyện Chảo Yến thu lượm ở xứ người. Hầu hết những gì cô chia sẻ ở đây đều xuất phát từ quê hương Việt Nam, từ làng bản mà cô đang sống, từ hành trình ở bản người Dao đến học bổng du học Đức danh giá hơn một tỷ đồng. Cuốn sách dù nhỏ nhưng lại rất giàu sức nặng, thực sự đã khơi gợi thành công cảm hứng và niềm tin tưởng ở độc giả về ý chí và khát vọng vươn lên hoàn cảnh của con người. Nếu bạn dám mơ lớn, dám thực hiện, dám “đi ngược chiều”, thì biết đâu, một ngày nào đó, con đường bạn đi không phải là đường dốc gập ghềnh lên rẫy, mà là đường băng đưa bạn lên bầu trời của ước mơ, của hi vọng, lên tới chân trời học vấn xa xôi, mới lạ mà cũng đầy hứa hẹn vô ngần.

...more