Bài tập không gian cho học sinh tiểu học năm 2024

Trong xã hội hiện đại, khả năng ứng phó các tình huống bất ngờ là yêu cầu quan trọng đối với một công dân toàn cầu. Cụ thể, hiện nay, có nhiều sự thay đổi diễn ra trong các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa và lối sống, điều này nảy sinh những vấn đề mới mà con người chưa từng gặp phải cũng như chưa tường trải nghiệm qua. Hoặc có những vấn đề đã tồn tại trước đây, nhưng chúng trở nên phức tạp, khó khăn và đầy thách thức hơn, khiến con người dễ dàng hành động theo cảm tính, dẫn đến việc không tránh khỏi rủi ro. Lúc này, kỹ năng sống đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi hành vi, giúp đạt được lối sống lành mạnh, đảm bảo chất lượng cuộc sống và góp phần quan trọng trong việc xây dựng nhân cách của con người trong thời kỳ hội nhập.

Kỹ năng sống là những kỹ năng cá nhân và xã hội giúp các em học sinh có khả năng học tập tốt hơn và tự tin trong giao tiếp, đồng thời giúp hoàn thiện bản thân trước mắt mọi người. Hơn nữa, kỹ năng sống biến kiến thức thành hành động cụ thể và thói quen lành mạnh. Những người có kỹ năng sống là những người biết làm cho bản thân và người khác hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn đón nhận cuộc sống một cách yêu thương và kiểm soát được cuộc sống của mình.

Từ những yếu tố trên cho thấy rằng, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trở thành một nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục. Điều này giúp trang bị cho các em những kiến thức giá trị, thái độ sống đúng đắn cùng các kỹ năng cần thiết. Từ đó, hình thành các hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh, đồng thời loại bỏ các hành vi và thói quen tiêu cực trong cuộc sống, tạo cơ hội cho học sinh có khả năng xử lý mọi vấn đề xảy ra trong sinh hoạt.

\>> Xem thêm: Lý do ba mẹ không nên chậm trễ việc giáo dục kỹ năng mềm cho trẻ

Bài tập không gian cho học sinh tiểu học năm 2024

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trở thành một nhiệm vụ quan trọng

2. Top 30 kỹ năng sống cần bổ sung cho trẻ tiểu học

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, các bậc ba mẹ nên tìm hiểu kỹ những kỹ năng sống cần thiết dưới đây để nuôi dạy các bé tốt hơn.

2.1. Kỹ năng lắng nghe

Trong độ tuổi này, các em nhỏ thường gặp khó khăn trong việc tập trung vào việc gì đó, đặc biệt là lắng nghe người khác. Do vậy, kỹ năng lắng nghe trở thành một phần rất quan trọng trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Khi trẻ biết lắng nghe, các em sẽ học cách chia sẻ, cảm thông và có khả năng kết nối với nhiều bạn bè hơn. Hơn nữa, đây cũng là cách để trẻ thể hiện sự tôn trọng bản thân đối với người khác. Kỹ năng lắng nghe giúp việc học của trẻ diễn ra hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho trẻ mở rộng tầm nhìn bằng cách tiếp thu ý tưởng và ý kiến từ người khác. Dưới đây là một số cách để rèn luyện kỹ năng lắng nghe cho trẻ:

- Tạo không gian cho trẻ thể hiện ý kiến: Ba mẹ không nên áp đặt suy nghĩ hoặc ngắt lời khi trẻ đang nói, hãy để trẻ được nói hết ý kiến của mình trước khi trả lời.

- Thể hiện thái độ lắng nghe: Cha mẹ có thể làm gương cho trẻ bằng cách ngồi chăm chú, nhìn vào mắt của trẻ khi trò chuyện và thể hiện sự tương tác như gật đầu nhẹ, mỉm cười,...

- Thường xuyên trò chuyện với trẻ: Điều này giúp cha mẹ có thể thể hiện tình cảm và hiểu biết sâu sắc hơn về trẻ.

- Đọc sách, truyện cho trẻ thường xuyên: Đây là một trong những cách rèn luyện kỹ năng tập trung và giúp trẻ lắng nghe toàn bộ một câu chuyện.

Việc thực hiện những phương pháp này sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng lắng nghe một cách hiệu quả và trở thành người có khả năng tập trung trong cuộc sống.

2.2. Kỹ năng quản lý, kiểm soát cảm xúc

Trẻ tiểu học có nhiều cung bậc cảm xúc và thường chưa biết quản lý chúng một cách hợp lý. Vì vậy, ba mẹ có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ cách kiểm soát cảm xúc của mình. Vì đang trong độ tuổi phát triển nên đôi khi trẻ sẽ trải qua những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, buồn chán, sợ hãi hoặc thất vọng,... Vì thế, ba mẹ cần hướng dẫn trẻ cách đối phó với những cảm xúc quá tiêu cực hoặc quá phấn khích như sau:

Tạo cơ hội cho con biểu đạt những cảm nhận của mình về sự việc cụ thể: Ba mẹ có thể hỏi trẻ về tình huống xảy ra và thường xuyên quan sát biểu cảm của con. Cho con tham gia những hoạt động giúp giải tỏa cảm xúc tiêu cực: Sáng tạo nghệ thuật, đọc truyện tranh, học năng khiếu, xem phim, tham gia thể dục thể thao,... Dạy con nói những điều tích cực: Ba mẹ nên dạy con nói những điều tốt đẹp mà bản thân mình sở hữu hoặc ba mẹ có thể đóng vai người bạn và đưa ra các tình huống thực tế để con giải quyết. Sau đó, hướng dẫn con nếu con đưa ra giải pháp sai. Chia sẻ khó khăn cùng con: Trong những lúc gặp thử thách con cần người để chia sẻ và tâm sự, lúc này ba mẹ có thể trở thành người tư vấn cho con, giúp con vượt qua khó khăn.

Bài tập không gian cho học sinh tiểu học năm 2024

Tạo cơ hội cho trẻ biểu đạt những cảm nhận của mình

2.3. Kỹ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi

Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học bao gồm việc dạy con biết nói lời cảm ơn và xin lỗi, đó là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đây là những kỹ năng cơ bản và thiết yếu mà trẻ cần được trang bị trước khi đi học. Việc phát triển kỹ năng này từ sớm sẽ giúp trẻ xây dựng một giá trị sống quý giá trong việc tương tác với những người xung quanh. Điều này giúp trẻ hình thành lòng biết ơn, tôn trọng và yêu thương mọi người. Dưới đây là một số cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ:

- Dạy trẻ biết nói lời cảm ơn với mọi người: Ba mẹ hãy cho trẻ biết rằng dù là người lớn, người cùng tuổi hay những bạn nhỏ hơn, trẻ cần phải bày tỏ lời cảm ơn hoặc lời xin lỗi một cách chân thành.

- Không để trẻ đổ lỗi cho người khác: Khi trẻ mắc lỗi, ba mẹ cần dạy trẻ biết dũng cảm nhận lỗi lầm, sửa chữa và không đổ lỗi cho người khác.

- Biểu đạt lòng biết ơn: Khi trẻ nhận được sự giúp đỡ từ bất kỳ ai, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ mỉm cười nhằm biểu thị sự biết ơn và bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với người giúp đỡ.

2.4. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Trong danh sách các kỹ năng sống cho trẻ tiểu học, kỹ năng tự bảo vệ bản thân và học cách tự vệ là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Nguy hiểm có thể xảy ra từ bất kỳ đâu và vào bất kỳ thời điểm nào, vì vậy, ba mẹ nên liệt kê cho trẻ những tình huống có thể xảy ra và hướng dẫn trẻ cách xử lý. Dưới đây là một số tình huống ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ bảo vệ bản thân:

- Tuyệt đối không nói chuyện với người lạ: Ba mẹ hãy dặn trẻ không nên tự ý đến những nơi đông người và không nhận đồ vật từ người lạ mà không có sự cho phép của ba mẹ.

- Trong quá trình hướng dẫn trẻ về các tình huống khẩn cấp, ba mẹ cần giải thích rõ nguyên nhân để trẻ hiểu và ghi nhớ.

- Không nghe theo lời hoặc đi theo người khác: Ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ không được tự ý đi theo hoặc làm theo lời của người lạ.

- Tìm kiếm sự giúp đỡ: Trong trường hợp trẻ nhận ra rằng người tiếp xúc có ý đồ xấu, ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh như bác bảo vệ, giáo viên, phụ huynh của bạn bè khác,...

- Ghi nhớ thông tin liên hệ của ba mẹ: Hãy dạy bé nhớ những thông tin liên hệ quan trọng của ba mẹ như số điện thoại và địa chỉ nhà của ba mẹ, ông bà hoặc bà con, họ hàng để trẻ có thể nhanh chóng yêu cầu sự hỗ trợ khi cần.

- La lớn và yêu cầu sự giúp đỡ: Nếu có ai đó tiếp cận trẻ với ý đồ xấu, ba mẹ hãy dạy trẻ nên la lớn để thu hút sự chú ý của những người xung quanh và yêu cầu họ giúp đỡ.

2.5. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học về phòng chống bắt nạt

Việc trẻ bị bắt nạt là một vấn đề đáng lo ngại và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần của trẻ. Do đó, ba mẹ cần nghiêm túc hướng dẫn cho con cách xử lý và tránh việc bị bắt nạt. Đồng thời, không để con trẻ thực hiện những hành vi làm tổn thương người khác. Dưới đây là một số biện pháp giúp trẻ phòng chống tình trạng bắt nạt:

- Giải thích về hành vi bắt nạt: Ba mẹ nên truyền đạt cho con hiểu rõ tại sao những hành động này là sai và hướng dẫn cách cư xử đúng.

- Hướng dẫn con xử lý tình huống bắt nạt học đường: Dạy con cách ứng phó nếu con là nạn nhân hoặc phát hiện trường hợp bắt nạt xảy ra.

- Dạy con sự tôn trọng: Dùng lời hòa nhã và giải quyết vấn đề một cách lịch sự, thân thiện thay vì sử dụng bạo lực. Điều này còn giúp tạo dựng cho con những kỹ năng giao tiếp hiệu quả và biết lắng nghe người khác.

- Luôn kết nối và lắng nghe con: Ba mẹ cần luôn quan tâm, chia sẻ để phát hiện sớm và giải quyết vấn đề nếu con bị bạo lực học đường.

Những kỹ năng này không chỉ giúp trẻ tự bảo vệ mình mà còn giúp xây dựng sự tự tin, sự đồng cảm và kỹ năng giao tiếp cho con, từ đó giúp con phát triển một cách toàn diện trong tương lai.

2.6. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học về giao tiếp ứng xử

Kỹ năng ứng xử đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ hiểu rõ những người xung quanh và truyền đạt suy nghĩ của mình một cách hiệu quả.

Giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho trẻ không chỉ giúp trẻ giao tiếp hiệu quả, mà còn rèn luyện cách ứng phó với các tình huống khó xử, bất ngờ trong cuộc sống. Kỹ năng giao tiếp tốt còn tạo cơ hội cho trẻ kết nối các mối quan hệ mới, mở rộng mạng lưới quan hệ của mình. Hơn nữa, kỹ năng giao tiếp ứng xử còn giúp trẻ nắm bắt các cơ hội học tập và rèn luyện những kỹ năng khác như giải quyết vấn đề hay làm việc nhóm,...

Ba mẹ có thể sử dụng các tình huống thực tế để giúp trẻ rèn luyện, chẳng hạn như khi bạn bè bắt nạt hoặc trêu chọc, trẻ sẽ ứng xử như thế nào và làm thế nào để tìm kiếm sự giúp đỡ. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần thường xuyên trò chuyện, lắng nghe trẻ, xây dựng một môi trường giao tiếp phong phú cho trẻ, dạy trẻ cách giao tiếp qua ngôn ngữ cơ thể, khuyến khích trẻ kể chuyện và đọc thơ,... Quan trọng nhất ba mẹ hãy luôn là tấm gương sáng để các bé noi theo.

2.7. Kỹ năng tư duy, sáng tạo

Tư duy sáng tạo chính là quá trình giải quyết vấn đề dựa trên việc tìm ra nhiều phương án khả thi và lựa chọn phương án tối ưu. Điều này được xem là một trong những nền tảng quan trọng để các bé có cơ hội phát triển và thành công trong cả sự nghiệp và cuộc sống.

Ba mẹ có thể khuyến khích con trải nghiệm những điều mới mẻ, như chơi cờ, học chơi một nhạc cụ không quen thuộc, tham gia các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, luôn quan sát và học hỏi từ những người xung quanh, khuyến khích bé luôn nghĩ ra thêm nhiều cách mới lạ giúp giải quyết đối với từng vấn đề cụ thể,…

Bài tập không gian cho học sinh tiểu học năm 2024

Chơi cờ là hoạt động kích thích tư duy sáng tạo

2.8. Kỹ năng trồng cây, chăm sóc động vật

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi trẻ biết yêu thương động vật và thiên nhiên, tâm hồn và tính cách của bé sẽ trở nên tươi đẹp hơn. Điều này đóng góp vào việc giúp trẻ phát triển những cảm xúc tích cực, ấm áp và quan tâm ân cần đối với mọi thứ xung quanh.

Do đó, ba mẹ hãy giúp con học cách sống hòa hợp, chăm sóc và yêu thương cây cối, động vật. Điều này sẽ tăng sự yêu thương và sẻ chia ngay từ khi còn nhỏ của trẻ, đồng thời hình thành ý thức bảo vệ môi trường. Ba mẹ có thể cho trẻ tự tay trồng cây, cho phép bé nuôi thú cưng và tập cách chăm sóc, chịu trách nhiệm với con vật. Ba mẹ cũng nên cho trẻ đến các vùng quê để bé được hòa cùng thiên nhiên, hiểu hơn về cuộc sống nông thôn, cho bé được tận mắt chứng kiến các con vật mà thành thị không có.

Bài tập không gian cho học sinh tiểu học năm 2024

Ba mẹ nên kỹ năng trồng cây, chăm sóc động vật

2.9. Kỹ năng quản lý thời gian

Có thể nói, kỹ năng quản lý thời gian giữ vị trí quan trọng trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Bởi kỹ năng này sẽ giúp các em nâng cao năng suất học tập và làm việc sau này, từ đó xây dựng thói quen sinh hoạt tốt để thành công hơn trong tương lai. Dường như mỗi hoạt động hàng ngày của trẻ như làm bài tập, học ngoại ngữ, và học chơi nhạc cụ có hoàn thành tốt và hiệu quả hay không đều phụ thuộc rất lớn vào việc sắp xếp thời gian hợp lý.

Do đó, để rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian cho trẻ, ba mẹ có thể bắt đầu bằng việc mua cho trẻ một chiếc đồng hồ báo thức nhằm giúp trẻ có thể thức dậy đi học đúng giờ và hoàn thành bài tập trong thời gian quy định. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên dạy bé cách sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, lập thời gian biểu cụ thể cho mỗi ngày, chuẩn bị cho trẻ một cuốn sổ ghi nhớ, và quan trọng là trở thành tấm gương sáng về quản lý thời gian để trẻ noi theo.

2.10. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học về thuyết trình

Khả năng thuyết trình tốt trước đám đông là một trong những kỹ năng mềm quan trọng quyết định sự thành công trong tương lai của trẻ. Tuy nhiên, đối với một số bé, việc trình bày trước nhiều người khá khó khăn và khiến bé cảm thấy run sợ, lo lắng. Vì vậy, ba mẹ nên tập luyện cho trẻ từ sớm để giúp bé tự tin hơn khi giao tiếp và trình bày quan điểm của bản thân một cách hiệu quả.

Có nhiều cách để ba mẹ có thể rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho trẻ, như hướng dẫn trẻ qua các bước và thực hành thuyết trình mẫu để trẻ học theo, cho bé xem các video về các phương pháp thuyết trình hiệu quả, khích lệ trẻ đặt câu hỏi và sử dụng nhiều cách khác nhau để trình bày, thường xuyên luyện tập cùng trẻ, tạo lập một buổi thuyết trình tại nhà và người nghe là các thành viên trong gia đình để trẻ được thực hành,...

2.11. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học về làm quen, kết bạn

Bất kỳ ai cũng mong muốn sở hữu một tình bạn thật đẹp, và trẻ nhỏ cũng vậy. Do đó, ba mẹ cần hướng dẫn bé cách kết bạn, làm quen người lạ sao cho thật tinh tế để các bé không cảm thấy e ngại hay lạc lõng giữa đám đông. Ngoài ra, kỹ năng này còn giúp các bé có thể tự tin giới thiệu bản thân và mở rộng mối quan hệ. Bên cạnh đó, với khả năng này sẽ giúp trẻ xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp và bé sẽ có thêm nhiều trải nghiệm tuyệt vời khi đến trường. Dưới đây là một số phương pháp giúp bé dễ dàng kết bạn mà ba mẹ có thể rèn luyện cho trẻ tiểu học:

- Học cách giới thiệu về bản thân, bắt đầu từ tên, tuổi đến sở thích cá nhân.

- Tích cực và chủ động chào hỏi, bắt chuyện nếu muốn làm quen với bạn mới.

- Biết cách đặt câu hỏi khéo léo để tìm hiểu thêm về bạn bè.

- Luôn giúp đỡ bạn bè dù mới quen biết.

- Giữ thái độ hòa nhã, lịch sự khi giao tiếp với bạn bè.

- Thấu hiểu ưu điểm và nhược điểm của người khác.

- Tôn trọng và không bao giờ suy nghĩ bắt nạt hoặc chê bai bạn bè.

2.12. Kỹ năng tự tin trước đám đông

Kỹ năng tự tin trước đám đông có thể hiểu là sự tự tin, không bị lo lắng hay sợ hãi mỗi khi đứng trước một nhóm đông, đặc biệt là những người trẻ chưa quen biết. Cụ thể, khi phải nói trước đám đông, trẻ có thể mạnh dạn thể hiện bản thân, bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình một cách chủ động. Chẳng hạn, khi được gọi lên bảng kiểm tra bài, trẻ không run rẩy đến mức quên hết những kiến thức đã học kỹ từ tối hôm trước. Để giúp trẻ phát triển kỹ năng này, ba mẹ có thể áp dụng các cách sau đây:

- Tạo điều kiện để con được giao tiếp từ khi còn nhỏ, ví dụ như trong giao tiếp với hàng xóm, bạn bè hoặc trong các hoạt động vui chơi.

- Động viên và khích lệ sự tự tin của con, tìm cách giúp con vượt qua nỗi sợ hãi khi đứng trước đám đông.

- Trò chuyện thường xuyên với con và cho phép con tự do bày tỏ quan điểm của mình thay vì chỉ lắng nghe ý kiến từ cha mẹ.

- Khuyến khích con học nhiều hơn, đọc cũng như tìm hiểu về nhiều lĩnh vực để có một nền tảng kiến thức vững chắc hơn. Điều này sẽ tạo nên sự tự tin mỗi khi nói chuyện trước đám đông.

Bài tập không gian cho học sinh tiểu học năm 2024

Dạy bé sự tự tin thể hiện bản thân trước đám đông

2.13. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học về tìm kiếm trợ giúp

Trong cuộc sống, đôi khi trẻ sẽ gặp phải những khó khăn hoặc đối mặt với những tình huống đột ngột mà trẻ không biết cách giải quyết. Ví dụ, bé gặp bài toán quá khó hoặc bị bạn bè đối xử không công bằng. Lúc này, trẻ sẽ cần đến sự trợ giúp từ người khác nhưng lại không biết làm thế nào để yêu cầu giúp đỡ. Do đó, ba mẹ cần rèn luyện cho trẻ kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp ngay từ nhỏ để bé chủ động hơn trong các tình huống. Theo đó, ba mẹ hãy dạy con cách xác định nguồn hỗ trợ cho từng tình huống giả định cụ thể cũng như cách thức liên hệ với những người có thể giúp đỡ. Ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ tiểu học cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác như:

- Ở trường, ba mẹ hãy giúp bé xác định những người có thể giúp trẻ trong các tình huống như: gặp một người lạ khả nghi, chứng kiến hai bạn đánh nhau,... và cách liên hệ với họ như thế nào.

- Xác định những người có thể hỗ trợ trẻ trong việc giải quyết vấn đề về cảm xúc.

- Liệt kê những người có thể giúp con trong việc học tập và hỏi họ khi nào có thể giúp đỡ nếu con gặp khó khăn.

2.14. Kỹ năng tìm kiếm thông tin

Kỹ năng tìm kiếm thông tin là một kỹ năng tổng hợp từ nhiều kỹ năng nhỏ khác nhau như quan sát, phân tích, logic,... giúp học sinh tiểu học tìm kiếm thông tin từ sách vở hoặc internet dễ dàng và tìm được những thông tin chính xác, đáng tin cậy. Tuy nhiên, việc dạy con cách tìm kiếm thông tin một cách chuẩn xác và lành mạnh là một thách thức của không ít các ba mẹ Việt trong thời đại thông tin bị nhiễu động như hiện nay. Vì vậy, VAS đưa ra một số gợi ý để ba mẹ giúp các em học sinh trang bị kỹ năng tìm kiếm thông tin một cách tối ưu nhất như sau:

- Xác định từ khóa mà các em muốn tìm kiếm, ví dụ như "kỹ năng mềm cho học sinh tiểu học", "cách học giỏi Toán cho học sinh tiểu học",... từ khóa phải ngắn gọn, súc tích và đi đúng trọng tâm nội dung muốn tìm kiếm.

- Khoanh vùng các kênh thông tin có thể sử dụng để tìm kiếm, bao gồm tạp chí, sách kỹ năng sống, Google, Facebook, Youtube,...

- Chọn lọc thông tin từ những kênh thông tin chính thống khác nhau, đồng thời tiếp nhận các thông tin đó một cách khách quan, cởi mở.

- Hỏi ý kiến của ba mẹ, thầy cô giáo về các thông tin mà trẻ đã lựa chọn để đánh giá mức độ chính xác và đáng tin cậy của những thông tin đó.

Bài tập không gian cho học sinh tiểu học năm 2024

Dạy trẻ kỹ năng tìm kiếm thông tin

2.15. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học về hợp tác

Kỹ năng hợp tác chính là khả năng kết nối giữa nhiều cá nhân với nhau. Đó là cách mà trẻ sẻ chia, nhường nhịn và cộng tác với người khác trong một công việc cụ thể nào đó, chẳng hạn như các hoạt động trong lớp, học nhóm hoặc một trò chơi theo nhóm.

Việc phát triển kỹ năng hợp tác mang lại lợi ích to lớn cho trẻ hơn là tham gia hoạt động một cách “đơn thương độc mã". Theo đó, kỹ năng này sẽ giúp trẻ hoàn thành bài tập hoặc yêu cầu của giáo viên nhanh hơn, có nhiều góc nhìn về một vấn đề hơn, biết cách tôn trọng cũng như giao tiếp tốt hơn với người khác. Dưới đây là một số cách đơn giản mà ba mẹ có thể áp dụng để luyện tập kỹ năng hợp tác cho con:

- Dạy con biết chia sẻ với người khác, bao gồm cả việc học và cảm xúc của con.

- Khuyến khích con thường xuyên trò chuyện cũng như giúp đỡ bạn bè.

- Dạy con cách nhường nhịn và tôn trọng ý kiến của người khác.

- Giải thích cho con hiểu nếu con gặp mâu thuẫn khi làm việc nhóm và gợi ý hướng giải quyết cho con.

- Giải thích cho con về trách nhiệm và tại sao con cần có trách nhiệm khi hợp tác.

Kỹ năng xã hội là một yếu tố quan trọng, do đó việc thành thạo những kỹ năng xã hội cần thiết sẽ mang lại cho các em học sinh nhiều lợi ích và thành công trong cuộc sống. Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên đã phần nào giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Hãy theo dõi bài viết trên mục tin tức của VAS để tham khảo thêm 15 kỹ năng sống hữu ích còn lại nhé.