Bài tập ôn tập câu ai là gì năm 2024

Bài giảng: Ôn tập: Các kiểu câu kể: ai làm gì?, ai thế nào?, ai là gì?

Bạn cần phải đăng nhập để học nội dung này

Bài tập - Ôn tập: Các kiểu câu kể: ai làm gì?, ai thế nào?, ai là gì?

Bài tập ôn tập câu ai là gì năm 2024

Giải câu 1, 2, 3 Luyện từ và câu: Luyện tập về câu kể Ai là gì? trang 78 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 3. Có lần, em cùng một số bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Hà từng người trong nhóm.

Sách giáo khoa lớp 5 - Cánh diều (mới)

Tải pdf, xem online sgk lớp 5 mới đầy đủ các môn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Tìm câu kể "Ai là gì?" và nêu tác dụng của mỗi câu (dùng để giới thiệu hay nhận định về sự vật)

  1. Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. Hoàng Diệu quê ở Quảng Nam. Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đấu giữ thành năm 1873 và 1882. Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đường phố đẹp mang tên hai ông.

  1. Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. Hồi mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng.

Theo LÊ THẾ NGỮ

  1. Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới. Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.

Theo PHONG THU

Phương pháp giải:

Câu kể Ai là gì? gồm có hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Bộ phận thứ hai là vị ngữ trả lời câu hỏi: Là gì (là ai, là con gì)?

Lời giải chi tiết:

  1. Các câu kể Ai là gì? trong đoạn văn là:

- Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên.

Câu này có tác dụng giới thiệu quê quán của nhân vật.

- Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội.

Câu này có tác dụng giới thiệu nhân vật.

  1. - Ông Năm là dân ngụ cư của làng này.

Câu này có tác dụng giới thiệu nhân vật.

c.- Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.

Câu này có tác dụng nhận định về sự vật.

Quảng cáo

Bài tập ôn tập câu ai là gì năm 2024

Câu 2

Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu "Ai là gì?" vừa tìm được.

Phương pháp giải:

Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?

Vị ngữ trả lời cho câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)?

Lời giải chi tiết:

- Nguyễn Tri Phương / là người Thừa Thiên.

CN VN

- Cả hai ông / đều không phải là người Hà Nội.

CN VN

- Ông Năm / là dân ngụ cư của làng này.

CN VN

- Cần trục / là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.

CN VN

Câu 3

Có lần, em cùng một số bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Hà từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại chuyện đó (có dùng câu kể "Ai là gì?”).

Phương pháp giải:

- Viết thành đoạn văn ngắn.

- Nội dung: Em cùng nhóm bạn tới thăm bạn Hà bị ốm

- Có sử dụng câu kể "Ai là gì?" bằng cách giới thiệu các người trong nhóm tới thăm.

Lời giải chi tiết:

Đã hai hôm nay, Hà bị ốm không đi học được. Nên ban cán sự lớp quyết định, cuối buổi học hôm nay một số bạn đại diện lớp đến nhà thăm bạn Hà. Vừa đến cổng nhà Hà, bố Hà đã vội vàng chạy ra mở cửa mời chúng tôi vào chơi. Vào nhà, em thay mặt các bạn đứng dậy nói với bác: “Thưa bác, chúng cháu là bạn cùng lớp với Hà. Biết Hà bị ốm nên hôm nay chúng cháu đến thăm bạn ấy ạ!"

Cháu tên là Ngọc, cháu là lớp trưởng của Hà ạ!

Còn đây là bạn Hoa, bạn Dũng và bạn Mỹ Anh. Bạn Hoa là lớp phó học tập lớp cháu. Bạn Dũng vừa là lớp phó lao động, vừa là ban chỉ huy liên đội trường cháu. Còn bạn Mỹ Anh là lớp phó văn nghệ ạ....

  • Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 79 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Giải bài tập Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 79 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Đề bài: Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã nghe hay đã đọc.
  • Soạn bài: Ga-vrốt ngoài chiến lũy trang 80 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Ga-vrốt ngoài chiến lũy trang 80 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?
  • Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối trang 82 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Giải câu 1, 2, 3, 4 Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối trang 82 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 4. Viết kết bài mở rộng cho một trong các đề tài dưới đây: a. Cây tre ở làng quê
  • Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 83 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 83 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 1. Tìm từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ dũng cảm Tập làm văn: Luyện tập miêu tả cây cối trang 83 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Giải bài tập Tập làm văn: Luyện tập miêu tả cây cối trang 83 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Đề bài:Tả một cây có bóng mát hoặc cây ăn quả mà em yêu thích.