Bài văn tả cây cầu bă c qua sông hàn năm 2024

Sông Hàn bắt đầu từ ngã ba sông giữa các quận Cẩm Lệ, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, là hợp lưu của sông Cẩm Lệ và sông Vĩnh Điện và đổ ra vịnh Đà Nẵng ở đoạn gần luồng vào bến Thọ Quang. Sông Hàn chỉ dài khoảng 7,7km nhưng có đến 6 cây cầu bắc qua.

Bài văn tả cây cầu bă c qua sông hàn năm 2024

Những cây cầu này không chỉ có ý nghĩa quan trọng về giao thông mà còn là điểm nhấn kiến trúc của thành phố với những nét độc đáo hiếm nơi nào ở nước ta có được.

Bài văn tả cây cầu bă c qua sông hàn năm 2024

Cầu Thuận Phước được khởi công xây dựng vào ngày 16/1/2003 với vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước. Cầu Thuận Phước là cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam, nối liền hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa - Trường Sa của Đà Nẵng. Cây cầu nằm ở vị trí đặc biệt, nơi sông Hàn đổ ra biển.

Bài văn tả cây cầu bă c qua sông hàn năm 2024

Cầu Thuận Phước dài 1.856m, rộng 18m với 2 trụ tháp cao khoảng 80m tính từ bệ cọc, 3 nhịp dây võng dài 655m. Đây là cầu dây võng dài và độc đáo nhất Việt Nam.

Bài văn tả cây cầu bă c qua sông hàn năm 2024

Được xây ở vị trí đặc biệt với địa chất cửa sông phức tạp nên việc thi công móng và mố, trụ cầu, đặc biệt là móng 2 trụ tháp cầu Thuận Phước gặp nhiều khó khăn. Cầu có chiều cao kiến trúc lớn, lại ở cửa biển nên ảnh hưởng của gió cũng làm cho tiến độ thi công bị ảnh hưởng. Cầu được khánh thành vào năm 2009 sau 6 năm thi công.

Bài văn tả cây cầu bă c qua sông hàn năm 2024

Cầu sông Hàn là một trong những cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hàn, nối liền hai trục đường chính của Đà Nẵng là đường Lê Duẩn ở bờ tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ đông thành phố. Cầu có chiều dài 487,7m, rộng 12,9m với 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33m, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 2 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7m, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép.

Bài văn tả cây cầu bă c qua sông hàn năm 2024

Điều đặc biệt của cầu sông Hàn là cây cầu xoay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công. Cầu có khả năng quay nhịp giữa 90 độ so với ban đầu, tạo ra 2 lạch đường thủy để tàu thuyền đi qua. Thời gian quay thường vào nửa đêm. Cầu sông Hàn khởi công ngày 2/9/1998, hoàn thành vào 29/3/2000. Cây cầu đưa vào khai thác đã chấm dứt cảnh “lụy phà” của người dân đôi bờ sông Hàn, từng bước nâng tầm hạ tầng giao thông, phát triển kinh tế, xã hội bờ đông.

Bài văn tả cây cầu bă c qua sông hàn năm 2024

Cầu Rồng là cây cầu thứ 6 bắc qua sông Hàn. Cầu Rồng dài 666m và rộng 37,5m với 6 làn xe chạy. Cầu được khởi công xây dựng vào ngày 19/7/2009 và thông xe ngày 29/3/2013 với tổng kinh phí xây dựng gần 1.500 tỷ đồng.

Bài văn tả cây cầu bă c qua sông hàn năm 2024

Cầu Rồng được thiết kế 2 chiều lưu thông riêng biệt, mỗi bên 6 làn xe, nối từ đường Võ Văn Kiệt (quận Sơn Trà) qua sông Hàn đến nút giao thông Bạch Đằng Nguyễn Văn Linh (quận Hải Châu), rút ngắn khoảng cách từ sân bay quốc tế Đà Nẵng về hướng quận Sơn Trà.

Bài văn tả cây cầu bă c qua sông hàn năm 2024

Trên dải phân cách giữa cầu được thiết kế hình dáng con rồng vàng bằng thép, hướng về phía Biển Đông. Rồng được thiết kế khả năng phun nước, phun lửa để phục vụ du khách vào các đêm cuối tuần, ngày lễ, Tết.

Bài văn tả cây cầu bă c qua sông hàn năm 2024

Cách đó không xa là hai cây cầu chạy song song nối liền quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn, gồm cầu Trần Thị Lý và cầu Nguyễn Văn Trỗi.

Bài văn tả cây cầu bă c qua sông hàn năm 2024

Cầu Trần Thị Lý vốn là cầu đường sắt, thời Pháp thuộc cầu được gọi là De Lattre de Tassigny, sau đó đổi tên thành cầu Trịnh Minh Thế, nằm cách cầu Nguyễn Văn Trỗi khoảng 20m về phía thượng lưu. Sau năm 1975, cầu được đặt tên là cầu Trần Thị Lý và được nâng cấp thành cầu đường bộ, cùng với cầu Nguyễn Văn Trỗi làm nhiệm vụ thông thương, nối liền hai bờ sông Hàn.

Bài văn tả cây cầu bă c qua sông hàn năm 2024

Mặt cầu rộng 35,5m với 6 làn xe, mỗi làn rộng 3,75m và 2 làn đường đi bộ, mỗi làn rộng 3m có lan can bảo hộ. Điểm đặc biệt trong sơ đồ kết cấu của công trình cầu Trần Thị Lý chính là trụ tháp đơn, nghiêng 12 độ nhưng không thiết kế dạng ngầm cứng như các cầu dây văng thông thường mà được liên kết cứng với dầm mặt cầu và tựa trên trụ S5 thông qua gối cầu hình chỏm cầu với sức chịu tải lên đến 25.000 tấn - tải trọng lớn nhất thế giới hiện nay.

Bài văn tả cây cầu bă c qua sông hàn năm 2024

Cầu Nguyễn Văn Trỗi là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hàn, được đưa vào sử dụng từ năm 1965. Đến năm 2015, hệ thống điều khiển, nâng nhịp cầu Nguyễn Văn Trỗi được cải tạo, thi công lắp đặt và chuyển giao công nghệ hệ thống điều khiển và giám sát nhịp nâng cầu phục vụ thông thuyền. Cầu Nguyễn Văn Trỗi hiện nay không còn chức năng vận hành giao thông, thay vào đó là cây cầu du lịch độc đáo của Đà Nẵng

Bài văn tả cây cầu bă c qua sông hàn năm 2024

Cầu Nguyễn Văn Trỗi sẽ nâng, hạ 1 lần/ngày nhịp giữa vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần và các ngày lễ, Tết trong khung giờ từ 16h-18h để phục vụ nhu cầu thưởng thức của người dân, du khách. Theo thông số kỹ thuật, có 4 kích nâng với tải trọng nâng 1 kích là 100 tấn, vận tốc nâng: 0,233m/phút. Hành trình nâng với độ cao 3,6m. Chiều dài nhịp thông thuyền được nâng là 36,45m