Bản chất của quá trình sư phạm thể dục the thao

-->

Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết ThúyCHƯƠNG 1NHHỮNG VẤN ÐỀ CHUNG VỀ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GDTC1. MỐT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN1.1 Văn hóa thể chất (thể dục thể thao)Hiện tượng văn hóa thể chất có từ lâu đời, nhưng trên thế giới thuật ngữ này mới được sử dụng từ cuối thế kỷ 19. Để hiểu rõ văn hóa thể chất, trước hết cần phải hiểu được khái niệm: văn hóa và để hiểu sâu hơn khái niệm văn hóa, cần làm rõ khái niệm tự nhiên. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người đã nảy sinh một loại hoạt động đặc biệt tác động và cải tạo phần tự nhiên ngay trong con người, hoạt động đó được gọi là văn hóa thể chất.Như vậy, văn hóa thể chất (TDTT) được hiểu là sự luyện tập cơ thể, cải tạo cơ thể bằng sự vận động tích cực của cơ bắp. Đối tượng của TDTT là điều khiển quá trình phát triển thể chất của con người. Để phân tích sâu hơn, khái niệm thể dục thể thao có 3 cách tiếp cận:Thể dục thể thao là một loại hoạt động. Thể dục thể thao là tổng hợp các giá trị về vật chất và tinh thần được sáng tạo trong xã hội. Thể dục thể thao là kết quả của hoạt động Văn hóa thể chất là bộ phận của nền văn hóa chung của nhân loại, là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội , được sáng tạo nên và sử dụng hợp lý nhằm hoàn thiện thể chất cho con người.1.2 Giáo dục thể chất Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm nhằm hoàn thiện hình thái, chức năng cơ thể con người. Đặc điểm nổi bật của giáo dục thể chất là quá trình 1Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết Thúyhình thành kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực. Tổng hợp quá trình đó xác định khả năng thích nghi thể lực của con người. Giáo dục thể chất được chia làm hai mặt riêng biệt dạy học động tác và giáo dục các tố chất thể lực Dạy học động tác là nội dụng cơ bản của quá trình giáo dưỡng thể chất. Đó chính là quá trình tiếp thu có hệ thống, nhưng cách thức điều khiển động tác vốn kĩ năng kĩ xảo cần thiết cho cuộc sống và những tri thức chuyên môn . Bản chất của thành phần thứ hai trong giáo dục thể chất là tự tác động hợp lí tới sự phát triển tố chất thể lực bảo đảm phát triển năng lực vận động. Trong hệ thống giáo dục, nội dung đặc trưng ấy của giáo dục thể chất được gắn liền với trí dục, đạo đức, mỹ thuật và giáo dục lao độngBên cạnh thuật ngữ giáo dục thể chất người ta thường dùng thuật ngữ chuẩn bị thể lực.+ Chuẩn bị thể lực chung là một quá trình giáo dục thể chất không chuyên môn hóa (hoặc chuyên môn hóa ít). Nội dung của quá trình này là nhằm tạo nên những tiền đề chung, rộng rãi để đạt kết quả trong các loại hoạt động khác nhau.+ Chuẩn bị thể lực chuyên môn là một quá trình giáo dục thể chất được chuyên môn hóa đối với các đặc điểm của một hoạt động nào đó (về nghề nghiệp, thể thao …) được lựa chọn làm đối tượng chuyên sâu.Vì vậy, kết quả của việc chuẩn bị thể lực chung được biểu thị bằng thuật ngữ trình độ chuẩn bị thể lực chung, còn kết quả của việc chuẩn bị thể lực chuyên môn là trình độ chuẩn bị thể lực chuyên môn. Như vậy, toàn bộ nhóm thuật ngữ này nhấn mạnh vai trò thực dụng của giáo dục thể chất.1.3 Phát triển thể chất 1.3.1 Khái niệm: Phát triển thể chất là quá trình hình thành và biến đổi hình thái chức năng cơ thể trong suốt cuộc đời mỗi cá nhân.2Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết ThúyLà một thực thể sinh vật -xã hội nên sự phát triển thể chất của con người chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên cũng như quy luật xã hội. Đó là quy luật về tính di truyền và tính khả biến; quy luật về mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của cơ thể; quy luật về sự thống nhất giữa môi trường và cơ thể; quy luật phát triển tuần tự theo lứa tuổi và quy luật về thời kỳ phát triển nhạy cảm … 1.3.2 Quá trình phát triển thể chất đồng thời là qúa trình tự nhiên và quá trình xã hội1.3.2.1 Quá trình tự nhiên  Các qui luật tự nhiên sinh học+ Quy luật về tính di truyền và tính khả biến; + Quy luật về mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của cơ thể; + Quy luật về sự thống nhất giữa môi trường và cơ thể;+ Quy luật phát triển tuần tự theo lứa tuổi; + Quy luật phát triển theo giới tính ;+ Quy luật về thời kỳ phát triển nhạy cảm 1.3.2.2 Quá trình xã hội- Yếu tố bẩm sinh và di truyền là những tiền đề cho sự phát triển thể chất. Điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng, môi trường … là những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất một cách tự phát. - Giáo dục đặc biệt là giáo dục thể chất đóng vai trò quyết định nhịp độ, xu hướng và trình độ phát triển thể chất. Vậy giáo dục thể chất là quá trình được thực hiện có tổ chức, có kế hoạch điều khiển sự phát triển thể chất theo một mục đích định trước. Đó là quá trình tự giác sử dụng những phương pháp khoa học tổng hợp, hợp lí để điều khiển phát triển hình thái và chức năng cơ thể mà bẩm sinh di truyền không có được. 1.4 Thể thao 3Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết ThúyXét về mặt lịch sử, khái niệm thể thao ra đời muộn hơn khái niệm giáo dục thể chất (thể dục).Hiểu Thể thao theo 2 nghĩa: - Nghĩa hẹp: TT là hoạt động đơn thuần thi đấu- hoạt động được hình thành trong qúa trình phát triển lịch sử, chủ yếu trong lĩnh vực TDTT dưới dạng các cuộc thi, nhằm trực tiếp biểu lộ những thành tích cao để so sánh, đánh giá những khả năng nhất định của con người.Nghĩa rộng: TT bao gồm các hoạt động thi đấu, chuẩn bị đặc biệt cho thi đấu cùng những quan hệ chuẩn mực và những thành tựu nảy sinh trên cơ sở các hoạt động đó gộp chung lại.TT được phân thành:+ TT quần chúng + TT nâng cao (TT thành tích cao) Thể thao là một bộ phận của nền văn hoá xã hội (văn hoá thể chất), là một hệ thống các mối quan hệ xã hội, được đặc trưng bởi hoạt động thể lực có cường độ lớn nhằm chuẩn bị và tham gia thi đâùu với mục đích dành thành tích cao, vươn đêùn những giới hạn về thể chất & tinh thần của con người.Về vấn đề quan hệ giữa giáo dục thể chất và thể thao, cần lưu ý rằng thể thao không những đưa đến hiệu quả về giáo dục thể chất mà còn là một hiện tượng xã hội đa dạng có ý nghĩa độc lập về tính văn hóa chung, tính sư phạm, thẩm mỹ, về uy tín và các mặt khác nữa. Ngoài ra, trong thể thao có một số môn không phải là phương tiện hoặc chỉ có quan hệ gián tiếp đến giáo dục thể chất (đánh cờ, mô hình máy bay, thả diều …).1.5 Hoàn thiện thể chất Hoàn thiện thể chất là tổng hợp các quan niệm có tính chất lịch sử về mức đôï sức khỏe và trình độ chuẩn bị thể lực toàn diện nhằm đáp ứng một 4Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết Thúycách hợp lý các nhu cầu của hoạt động lao động, xã hội, chiến đấu và kéo dài tuổi thọ, sức sáng tạo của con người.Tính chất lịch sử cụ thể của sự hoàn thiện thể chất thể hiện ở chỗ các đặc điểm quan trọng của nó luôn luôn bị các nhu cầu và điều kiện sống xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể chi phối. Do đó, các đặc điểm ấy thay đổi theo sự phát triển của xã hội. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Ý nghĩa của môn học Trang bị cho cán bộ thể dục thể thao môït hệ thống những tri thức cơ sở về chuyên môn và nghiệp vụ. Hình thành các quan điểm và niềm tin rất cơ bản về nghề nghiệp thể dục thể thao.Lý luận thể dục thể thao dường như nối liền các môn lý luận chung trong chương trình học tập với các môn chuyên sâu. Việc các nhà chuyên môn thể dục thể thao có thể tiến xa, vươn tới đỉnh cao môn chuyên sâu của mình hay không, phần lớn phụ thuộc vào mức độ tiếp thu một cách sâu rộng các lý luận cơ bản và các lý thuyết chung. Hình thành thế giới quan và nhân sinh quan đối với cán bộ TDTT..2.2 Đối tượng nghiên cứu của Lý luận và phương pháp thể dục thể thao Mỗi lĩnh vực tri thức với tư cách là một bộ môn khoa học cụ thể vốn sẵn có đối tượng nghiên cứu cụ thể của mình : chủ thể và khách thể nghiên cứu. Nó phân biệt với các môn khoa học khác bởi các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Những tri thức tích lũy được trong quá trình nghiên cứu sẽ được sắp xếp thành một hệ thống nhất định và trở thành một môn học riêng - trở thành đối tượng của giảng dạy.2.2.1 Đối tượng nghiên cứu của Lý lụân thể dục thể thao 5Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết ThúyĐối tượng nghiên cứu của Lý lụân thể dục thể thao là xác định các quy luật chung về giáo dục thể chất với tư cách là một quá trình sư phạm nhằm hoàn thịên con người. Các quy luật chung này vốn là đặc tính của thể dục thể thao đối với mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn tuổi, từ người mới tập đến vận động viên.2.2.2 Đối tượng nghiên cứu của phương pháp giáo dục thể chất Là xác định các quy luật riêng về giáo dục thể chất và thực hiện các quy luật chung trong quá trình sư phạm theo các khuynh hướng cụ thể . Bên trong mỗi một phương pháp ấy lại chứa đựng những phương pháp cụ thể. Tính đa dạng của các phương pháp này phù hợp với các loại hình khác nhau của người tập, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ chuyên sâu đã trở thành môn khoa học và học tập độc lập. Đó là phương pháp bộ môn.Lý luận cũng như phương pháp giáo dục thể chất tồn tại và phát triển không tách rời nhau. Mối quan hệ này cũng giống như mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cái phổ biến và cái đặc thù theo lĩnh vực triết học. Nhưng khi khái quát các quy luật riêng lẻ, lý lụân thể dục thể thao không bị thu hẹp vào các quy luật đó, mà các quy luật riêng lẻ chỉ được vận dụng chừng nào chúng còn giúp ích cho việc nhận thức các quy luật chung của thể dục thể thao như là một quá trình hoàn chỉnh, mà thực chất là quá trình sư phạm nhằm hoàn thiện con người.Về phần mình, các phương pháp lại tạo cơ sở cho việc khái quát về mặt lý lụân và hịên thực hoá các quy luật dưới dạng hệ thống các chỉ dẫn sư phạm, biến những điều khái qúat được thành những quan điểm lý luận chung trong việc mô tả các hành động của thầy và trò. Qua phương pháp giáo dục thể chất, người ta biến những tài sản của xã hội các quan điểm lý lụân chung thành tài sản của cá nhân (củng cố sức khỏe, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động …). Nói tóm lại, mỗi một phương pháp không chỉ vận dụng những quy luật chung để vạch ra 6Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết Thúynhững chỉ dẫn cụ thể, mà còn phát hiện ra những quy luật cụ thể, vốn sẵn có của quá trình sư phạm với chính người học ở lứa tuổi nhất định.7Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết ThúyCHƯƠNG 2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG THỂ DỤC THỂ THAO VIỆT NAM 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG MỤC ĐÍCH C?A N?N TDTD VI?T NAM Mục đích giáo dục thể chất được xây dựng trên cơ sở nhu cầu xây dựng xã hội chủ nghĩa nó gắn liền với mục đích giáo dục chung. Một trong những nhân tố khách quan cơ bản để xây dựng mục đích giáo dục thể chất (TDTT) là:Những yêu cầu của nền sản xuất xã hội đòi hỏi con người phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, Những yêu cầu củng cố quốc phòng của đất nước. Mục đích của nền TDTT Việt Nam: Tăng cường thể chất nhân dân, nâng cao trình độ TT, góp phần làm phong phú đời sống văn hoá và giáo dục con nguời để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.2. NHIỆM VỤ CHUNG CỦA NỀN TDTT VI?T NAM Để đạt đượïc mục đích trên, nền TDTT nước ta có những nhiệm vụ chung sau đây:2.1 Nâng cao thể chất và sức khoẻ của nhân dân - Thúc đẩy sự phát triển thể hình lành mạnh.Sự hoàn thiện về thể hình và tư thế thân thể làm cho ngoại hình thêm đẹp phần nào cũng phản ánh mức hoàn thiện về chức năng. Ngày nay, người ta còn coi đó cũng thể hiện một phần của bộ mặt tinh thần, văn minh của một dân tộc. Mặc khác, một cơ thể cường tráng lại là cơ sởû vật chất của các năng lực chức năng.- Phát triển toàn diện các năng lực thể chất Năng lực thể chất bao giờ cũng gắn chặt chẽ với chức năng của cơ thể. Do đó, phát triển toàn diện các năng lực thể chất cũng là một nhân tố quan trọng 8Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết Thúythúc đẩy sự cải tiến về hình thái chức năng và ngược lại. Đồng thời, năng lực thể chất còn là điều kiện tất yếu, đầu tiên cho sự tiếp thu, nâng cao trình độ thể thao sau này.- Nâng cao năng lực thích ứng của cơ thể Tập luyện lâu dài, có hệ thống trong các điều kiện đa dạng, thay đổi về thời tiết, khí hậu, địa thế… sẽ có lợi cho nâng cao năng lực thích ứng trước các điều kiện tự nhiên khác nhau. Mặt khác cũng tăng cường khí huyết lưu thông và khả năng tạo máu, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, do đó nâng cao sức đề kháng với vi khuẩn gây bệnh, bệnh tật và kịp thời góp phần phòng trị được cả những căn bệnh của nền văn minh.2.2 Nâng cao trình độ thể thao đất nước, từng bước vươn lên những đỉnh cao quốc tế, trước hết là khu vựcĐây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nền TDTT của bất kỳ quốc gia nào; phản ánh nhu cầu của nhân dân, Nhà nước và bản thân phong trào TDTT. Trình độ thể thao từng nước thể hiện qua các cuộc thi đấu quốc tế không chỉ phản ánh trình độ TDTT mà còn trên một số ý nghĩa nào đó, mà còn phản ánh sự phát triển về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kĩ thuật và bộ mặt tinh thần của một dân tộc. Tuy nhiên, không thể xem xét mối tương quan này một cách máy móc, cần phải xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước để có những đánh giá và đưa ra nhận định đúng đắn. 2.3 Góp phần làm phong phú, lành mạnh, đời sống văn hoá và giáo dục con người mớiThực tế nước ta cũng như nhiều nước khác cho thấy : giải trí, tập luyện, biểu diễn , thi đấu… về TDTT là một nhu cầu ngày càng nhiều, mạnh, không thể thiếu hoặc thay thế được. Nếu làm tốt, nó có thể góp phần đáng kể vào việc xây dựng đời sống lành mạnh, vui tươi và văn minh trong xã hội. Còn ngược lại, ảnh hưởng và hậu quả cũng sẽ rất phức tạp, dễ lan rộng. Trong xã hội hiện đại, thể thao và văn nghệ với những đặc tính riêng của nó đã có sức thu hút và ảnh hưởng rộng lớn với thanh thiếu niên, là một nhu cầu không thể thiếu được. Đó 9Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết Thúycũng là một công cụ dễ chuyển tải những giá trị tư tưởng, tinh thần của một chế độ đến với họ. TDTT không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn có tác dụng nhiều mặt khác. Trong hoạt động này, mối quan hệ, hành vi giữa các cá nhân và tập thể rất đa dạng, phức tạp và biến hoá sinh động, đặc biệt trong thi đấu đối kháng gay go của TT đỉnh cao. Nếu được tổ chức tốt, TDTT không những cần mà còn có thể giáo dục tốt tư tưởng đạo đức và ý chí, lòng yêu nước, yêu lao động, tinh thần tập thể, tính kỷ luật, trung thực…Ba nhiệm vụ trên có quan hệ mật thiết với nhau, cần kết hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện. Chúng cần được quán triệt phù hợp với từng bộ phận trong mỗi lĩnh vực hoạt động. Giữa chúng có những nét chung và khác biệt. Mỗi nhiệm vụ có ưu thế, tính chất, mức độ yêu cầu và cách thức thực hiện cũng có chỗ khác nhau. Do vậy, trong khi thực hiện các nhiệm vụ TDTT trên , từng bộ phận, từng người cần nắm rõ chức năng chuyên môn, cụ thể của mình, không thểû lẫn lộn, thay thế hoặc bỏ qua.10Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết ThúyCHƯƠNG 3 CÁC PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC THỂ CHẤTĐể thực hiện mục đích và nhiệm vụ của thể dục thể thao, người ta phải sử dụng những phương tiện nhất định : Các bài tập thể chất - phương tiện chủ yếu nhất, các yếu tố thiên nhiên và vệ sinh. Mỗi phương tiện đều có đặc điểm riêng và có những ưu thế nhất định. Trong chương trình này sẽ tập trung trình bày về phương tiện bài tập thể chất.1.BÀI TẬP THỂ CHẤT1.1 ĐẶC TÍNH CHUNG1.1.1. Khái niệm bài tập thể chất:Bài tập thể chất là những hành vi vận động của con người, được lựa chọn để giải quyết các nhiệm vụ của giáo dục thể chất.Khái niệm bài tập thể chất có liên quan đến khái niệm hoạt động của con người, như hoạt động lao động, học tập, vui chơi, chính trị, văn hóa … hoạt động được kết hợp nên từ các hành động như hành động tư duy, hành động ý chí, hành động vận động. Thông qua hoạt động con người biểu thị nhu cầu cảm xúc và thái độ tích cực đối với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, không phải tất cả những hành động ( động tác) đều được gọi là bài tập thể chất. Dấu hiệu quan trọng nhất của tập thể chất là sự phù hợp giữa hình thức và nội dung của BTTC cùng với việc tiến hành qúa trình ấy đảm bảo tuân theo các qui luật của GDTC.1.1.2 Phân biệt BTTC với lao động chân tayLao động là quá trình con người tác động vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên, bắt tự nhiên đáp ứng nhu cầu của mình, qua lao động con người cải tạo chính bản thân mình, song sự tác đôäng đó chỉ mang tính tự phát. Trong nền sản xuất 11Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết Thúyhiện đại, lao động chân tay được giảm nhẹ sẽ làm thu hẹp vận động thể lực và kết quả là hạn chế sự phát triển thể chất của con người.Trong khi đó bài tập thể chất tác động tới cơ thể theo quy luật của qúa trình giáo dục, nhờ bài tập thể chất ta có thể định hướng tác động con người để phát triển thể chất và tinh thần của họ.Như vậy, giữa thể dục thể thao và lao động chân tay có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thể hiện: thể dục thể thao sau khi được hình thành trên cơ sở lao động đã trở thành một hoạt động không thể thay thế được của công việc chuẩn bị cho lao động.1.1.3 Nội dung và hình thức của bài tập thể chất Một đặc điểm quan trọng nhất của bài tập thể chất là sự phù hợp giữa hình thức và nội dung vận động với bản chất và quy luật của giáo dục thể chất.Nội dung của bài tâïp thể chất là tổ hợp các động tác và những quá trình cơ bản diễn ra trong cơ thể người tập dưới tác động của chính các bài tập ấy. Các quá trình này rất đa dạng và phức tạp. Chúng có thể được xem xét theo các quan điểm tâm lý học, sinh lý học, sinh cơ học … Hình thức của bài tập thể chất là cấu trúc bên trong và bên ngoài của nó.+ Cấu trúc bên trong của bài tập thể chất là các mối liên hệ qua lại, phối hợp và tác động lẫn nhau giữa các quá trình sinh lý, sinh hóa … xảy ra trong cơ thể khi tập luyện. + Cấu trúc bên ngoài của bài tập thể chất là hình dáng có thể nhìn thấy của nó và thể hiện ra trong các mối quan hệ giữa các thông số không gian, thời gian và dùng lực.Mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của bài tập thể chấtHình thức và nôïi dung của bài tập thể chất có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Trong đó nội dung là mặt quyết định và cơ động hơn. 12Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết ThúyVề phần mình, hình thức cũng ảnh hưởng đến nội dung. Hình thức của bài tập chưa hoàn thiện sẽ cản trở sự phát huy tối đa các khả năng chức phận của cơ thể. Ngược lại, hình thức bài tập hoàn thiện sẽ tạo điều kiện thụân lợi cho việc sử dụng có hiệu quả các năng lực thể chất.Như vậy, giữa nội dung và hình thức của bài tập thể chất có mối quan hệ biện chứng. Nhưng giữa chúng có thể tồn tại mâu thuẫn (hoặc không tương ứng nhất định).1.1.4 Các nhân tố xác định sự tác động của bài tập thể chấtHịêu quả sử dụng phương tiện đó như thế nào thì lại phụ thuộc vào những yếu tố sau:- Đặc điểm cá nhân của người tập- Đặc điểm bài tập- Đặc điểm điều kiện bên ngoài- Đảm bảo các nguyên tắc và phương pháp tập luyện2. KỸ THUẬT CỦA BÀI TẬP THỂ CHẤT2.1 Khái niệm Kỹ thuật của bài tập thể chất là cách thức sắp xếp, tổ chức và thực hiện hệ thống các cử động của hành động vận động mà nhờ đó nhịêm vụ vận động được thực hịên một cách hợp lý và có hiệu quả cao.2.2 Các phần của kỹ thuật động tác- Phần nguyên lý của kỹ thuật (hay còn được gọi là phần cơ bản của kỹ thụât), là một tổ hợp các đặc tính về cấu trúc động học, dùng lực mà nếu thiếu hoặc sai lệch thì nhiệm vụ vận động sẽ không thực hiện được. Phần này hầu như không có sự khác nhau giữa các cá nhân .13Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết Thúy- Phần then chốt của kỹ thuật (hay còn được gọi là phần yếu lĩnh kỹ thuật). Đó là phần mấu chốt, quan trọng nhất của toàn bộ động tác. - Chi tiết kỹ thuật: là những phần, những cử động có thể thay đổi trong phạm vi nhất định mà không làm phá vỡ cơ chế chủ yếu, không ảnh hửơng đến chất lượng của động tác. Phần này thường thể hiện đặc điểm cá nhân của người tập và phụ thuộc vào điều kiện thực hiện động tác. 2.3 Các giai đoạn hay các pha của kỹ thuật động tác (bài tập thể chất)Các giai đoạn (hay các pha) của động tác là các phần của động tác được chia theo những dấu hiệu nào đó theo thời gian. Các pha của động tác là các thành phần thời gian của động tác. Mối quan hệ về thời gian của các pha được gọi là nhịp điệu của động tácĐại bộ phận các bài tập (động tác) trong các môn không có chu kỳ được chia thàn 03 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị; giai đoạn chủ yếu; giai đoạn kết thúc- Giai đoạn chuẩn bị: Có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện động tác trong giai đoạn chủ yếu. Đó có thể là các cử động tạo đà có chiều chuyển động ngược lại chuyển động ở giai đoạn chủ yếu. - Giai đoạn co bản: Bao gồm các cử động nhằm trực tiếp giải quyết nhiệm vụ vận động. - Giai đoạn kết thúc: Bao gồm các cử động hoặc buông thả một cách thụ động theo quán tính hoặc có thể là những cử động chủ động hãm người để giữ thăng bằng. Giai đoạn kết thúc có ý nghĩa, đó có thể là ngăn ngừa chấn thương, hoặc chuẩn bị cho thực hiện động tác kế tiếp hoặc cũng thể là một phần của chất lượng bài tập 14Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết ThúyCHƯƠNG 4CÁC NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC THỂ CHẤTMuốn điều khiển quá trình giáo dục thể chất đạt hiệu quả cao thì hoạt động dạy và học phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Trong quá trình tiến hành giáo dục thể chất, người ta vận dụng tất cả các nguyên tắc giáo dục chung. Tuy nhiên, khi phản ánh tính đặc trưng của mình, giảng dạy động tác trong quá trình giáo dục thể chất có nội dung, phương tiện và cách thức thực hiện riêng. 1. NGUYÊN TẮC TỰ GIÁC VÀ TÍCH CỰC1.1 Bản chất và căn cứThực tế đã chứng minh rằng, hiệu quả của quá trình sư phạm nói chung và giáo dục thể chất nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào thái độ tự giác tích cực của người học đối với nhiệm vụ học tập.Theo quan điểm sư phạm, giáo dục thể chất là một hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác. Là một họat động được điều khiển bởi mục đích tự giác nên hoạt động giáo dục thể chất chỉ có thể thực hiện được khi con người có khả năng điều khiển hành động của bản thân bởi mục đích đã được ý thức. - Quá trình học tập để hình thành, hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động là một quá trình nhận thức.- Quá trình tập luyện để nâng cao khả năng chức phận, phát triển các tố chất thể lực là quá trình khổ luyện, khắc phục mệt mỏi, khắc phục khó khăn. - Xét từ góc độ tâm – sinh lý, 1.2 Nội dung của nguyên tắc thể hiện ở môït số yêu cầu cơ bản sau:1.2.1 Giáo dục thái độ tự giác và hứng thú đối với mục đích tập luyện chung và nhiệm vụ tập luyện cụ thể của từng buổi tập.15Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết ThúyGiáo dục động cơ tập luyện cho người tập: Từ những động cơ ngẫu nhiên, không sâu sắc, cảm tính đến những động cơ sâu sắc, có ý nghĩa xã hội.+ Động cơ trực tiếp+ Đông cơ gián tiếpPhải làm cho người tập nhận thức được nhiệm vụ, mục đích các buổi tập, hiểu được ý nghĩa cụ thể của các nhiệm vụ cần thực hiện, hiểu được tính tất yếu, cơ sở khoa học của nhiệm vụ. Tạo hứng thú cho người tập bằng nhiều cách thức. Kết nối những nhiệm vụ, yêu cầu hoạt động với thoả mãn nhu cầu của cá nhân trong hoạt động.1.2.2 Kích thích tư duy trong quá trình dạy học và huấn luyện. Tự phân tích, cảm nhận, tự đánh giá sau mỗi lần thực hiện động tác Tự phát hiện và sữa chữa nhưng sai lệch về kỹ thụât.  Sử dụng phương pháp tập luyện bằng tư duy.1.2.3 Giáo dục tính sáng kiến, tính tự lập và thái độ sáng tạo của người tập trong thực hiện nhiệm vụ vận động Khuyến khích, tạo điều kiện để người tập tự lập giải quyết các nhiệm vụ, tình huống cũng như vận dụng sáng tạo những tri thức, kỹ năng đã tiếp thu được vào trong thực tế GDTC.  Tôn trọng đặc điểm cá nhân trong tập luyện và trong việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo nếu những đặc điểm đó không ảnh hưởng đến tập thể, không ảnh hưởng đến nguyên lý của động tác.  Đánh giá cao và khuyến khích làm việc tập thể, Quan tâm khuyến khích người tập và tạo cảm hứng cho họ thông qua lời nói và hành động.16Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết Thúy Kịp thời đánh giá và biểu dương những biểu hiện tích cực của người tập trong quá trình tập luyện.2. NGUYÊN TẮC TRỰC QUAN2.1 Bản chất và căn cứTrong giáo dục thể chất, trực quan theo nghĩa rộng là trực tiếp thụ cảm, trực tiếp cảm nhận động tác bằng các cơ quan cảm giác khác nhau của cơ thể. Mọi quá trình nhận thức đều diễn ra theo quy luật từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Nhận thức luôn bắt đầu từ cái cụ thể, từ trực quan sinh động. Từ cụ thể đến trừu tượng, từ biểu tượng đến tư tưởng.2.1.1 Trực quan là tiền đề cần thiết để tiếp thu động tácXây dựng biểu tượng vận động là tiền đề tâm lý quan trọng cho việc hình thành bất kỳ một hành động vận động nào. Không có biểu tượng vận động về động tác thì không thể thực hiện được hành động. Điều kiện để hình thành biểu tượng vận động là các thông tin từ các giác quan. Để hình dung ra động tác thì trong quá trình dạy học phải sử dụng tổng hợp các phương tiện và phương pháp trực quan. Có hai loại trực quan.+ Trực quan trực tiếp + Trực quan gián tiếpTrong qúa trình giảng dạy, thực hiện nguyên tắc này chú ý đến vai trò chủ đạo của các cơ quan phân tích. Ở mỗi giai đoạn tập luyện khác nhau, thị giác và cảm giác vận động cơ có vai trò khác nhau. Mức độ sử dụng trực quan còn phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nữa. Hiểu được vấn đề này, giáo viên sẽ dễ dàng tiến hành nguyên tắc đối đãi cá biệt.2.1.2 Trực quan là điều kiện để hoàn thiện kỹ thuật động tác17Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết ThúyBản chất tâm lý của quá trình tập luyện nhằm hoàn thiện một kỹ thuật động tácù là một quá trình điều chỉnh. Nếu trong giai đọan đầu trực quan là tiền đề để tiếp thu động tác thì giai đoạn sau trực quan sẽ hoàn thiện động tác ở mức cao hơn.- Trong rất nhiều bài tập, đặc biệt là các bài tập thể thao, sự phát triển các giác quan có ý nghĩa quyết định thành tích. Trong trường hợp này trực quan là tác động làm hoàn thiện các cơ quan cảm thụ của cơ thể, xây dựng lên cảm giác chuyên môn . Điều đó chỉ có được khi vận động viên tập luyện đạt trình độ điêu luyện, và chỉ có điêu luyện mới có khả năng đạt được thành tích cao trong thi đấu. Do vậy, cần đặc biệt chú ý phát triển cảm giác cơ bắp cho người tập, có thể sử dụng các biện pháp như loại trừ thị giác. 2.2 Các yêu cầu khi thực hiện nguyên tắc.- Vận dụng linh hoạt các hình thức trực quan- Chú ý đến tính chủ đạo của các cơ quan phân tích trong từng giai đoạn của quá trình giảng dạy động tác.3. NGUYÊN TẮC THÍCH HỢP VÀ CÁ BIỆT HOÁ3.1 Bản chất và căn cứ: Phải tổ chức quá trình giáo dục thể chất (tập luyện TDTT) sao cho thích hợp (vừa sức) với trình độ, khả năng của người tập. Ý nghĩa của nguyên tắc này còn thể hiện ở chỗ, nó chỉ đạo quá trình giảng dạy và giáo dục, nhằm làm cho quá trình đó một mặt phù hợp với trình độ chung của đối tượng, đồng thời có chú ý đến đặc điểm riêng của cá nhân. Mặt khác, nguyên tắc này còn có ý nghĩa thúc đẩy tính tích cực và tự giác tập luyện của học sinh nhằm giải quyết nhiệm vụ vận động một cách hiệu quả nhất.18Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết Thúy3.2 Vấn đề xác định mức độï thích hợp (vừa sức)Về mặt lý thuyết, để xác định tính thích hợp cần chú ý đến mấy vấn đề sau:Phải nhận biết được các đặc điểm của người. Điều này có thể có được thông qua các kiểm tra về y học và sư phạm.Phải nắm vững nội dung chương trình, các yêu cầu và tiêu chuẩn quy định cho từng đối tượng.Theo quan điểm sư phạm, tính thích hợp của lượng vận động chỉ có thể được đánh giá đúng đắn trên cơ sở tính toán đến hiệu quả nâng cao sức khỏe của nó.Các giới hạn của tính thích hợp rất tương đối và luôn thay đổi theo trình độ người tập.Xác định mức độ thích hợp của nhiệm vụ vận động trong một buổi học thông qua kiểm tra mạch đập, quan sát những biểu hiện ở bên ngoài của người tập …3.3 Những yêu cầu về mặt phương pháp để quán triệt nguyên tắc thích hợpĐảm bảo tính kế thừaĐảm bảo tính tuần tự 4. NGUYÊN TẮC HỆ THỐNG3.4 Tính liên tục và sự luân phiên hợp lý giữa tập luyện và nghỉ ngơiĐảm bảo tính liên tục:Dưới ảnh hưởng của tập luyện (LVĐ) trong cơ thể diễn ra những biến đổi thích nghi về hình thái và chức năng đồng thời hình thành những đường liên hệ thần kinh tạm thời. Đó là cơ sở của việc nâng cao năng lực vận động. Tuy nhiên, để nâng cao được năng lực vận động cần phải có “hiệu quả tích luỹ” của những biến đổi này. 19Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết ThúyTrên thực tế giáo dục thể chất, đảm bảo tính liên tục thể hiện ở sự duy trì chế độ tập luyện không dưới 2-3 buổi/tuần.Luân phiên hợp lý giữa tập luyện và nghỉ ngơiLiên tục, thường xuyên không có nghĩa là tập luyện không có quãng nghỉ. Ngược lại, quãng nghỉ là một thành phần của lượng vận động như đã xét. Chính sự luân phiên hợp lý giữa tập luyện và nghỉ ngơi là điều kiện để đảm bảo tính liên tục.Có 3 quãng nghỉ cơ bản thường được áp dụng:Quãng nghỉ vượt mức : là quãng nghỉ mà buổi tập sau được tiến hành đúng vào giai đoạn hồi phục vượt mức, tức là vào lúc năng lực vận động của cơ thể tăng cao, trên nền của hiệu quả của buổi tập trước. - Quãng nghỉ đầy đủ: là quãng nghỉ mà buổi tập sau được tiến hành vào giai đoạn hồi phục tương đối. - Quãng nghỉ ngắn: là quãng nghỉ mà buổi tập sau được tiến hành vào giai đoạn mà dự trữ năng lượng, năng lực hoạt động chưa phục hồi về mức ban đầu. 3.5 Tính tuần tự và mối quan hệ hợp lý giữa các mặt của GDTC và HLTT Có thể tóm tắt một số yêu cầu của tính tuần tự như sau:Trong quá trình giáo dục thể chất nhiều năm tính tuần tự chung của nội dung tập luyện được quy định bởi quy luật phát triển theo lứa tuổi; bởi lôgíc chuyển từ giáo dưỡng thể chất chung rộng rãi sang luyện tập chuyên môn hoá sâu hơn.Trong việc giáo dục các tố chất thể lực tính tuần tự thể hiện ở logic: trong giai đoạn phát triển thể chất ban đầu thì thường các bài tập đòi hỏi khả năng vận động và sức nhanh được sử dụng nhiều hơn; sau đó tỷ trọng các bài tập sức mạnh tăng dần và cuối cùng là các bài tập phát triển sưc bềân. Lô gíc đó phù 20Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết Thúyhợp với quy luật phát triển của các tiền đề sinh học thuận lợi cho sự phát triển các tố chất.Trong từng buổi tập riêng lẻ và trong chu kỳ tuần, các bài tập phát triển tố chất thể lực thường được sắp xếp theo trật tự sau: các bài tập sức nhanh – các bài tập sức mạnh – các bài tập sức bền, hoặc các bài tập sức mạnh – các bài tập sức nhanh – các bài tập sức bềnVận dụng triệt để quy luật chuyển kỹ xảoQuán triệt các quy tắc: “Từ biết đến chưa biết”, “Từ dễ đến khó, “Từ đơn giản đến phức tạp”; “Từ đơn lẻ đến tổng hợp”+ Luân phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi5 . NGUYÊN TẮC TĂNG DẦN YÊU CẦU5.1 Bản chất và căn cứNguyên tắc này phản ánh xu hướng chung của các yêu cầu đối với người tập trong quá trình giáo dục thể chất. Đó là xu hướng các nhiệm vụ này càng khó dần cả về mức độ phức tạp cả về lượng vận động. Thường xuyên đổi mới nhiệm vụ theo hướng tăng dần độ khó và lượng vận động là một tất yếu nếu muốn không ngừng nâng cao trình độ thể chất, nâng cao năng lực vận động. Nhờ cơ chế thích nghi mà những phản ứng của cơ thể đối với lượng vận động không đổi luôn thay đổi. Tuỳ theo sự thích nghi với lượng vận động cụ thể mà những biến đổi sinh học trong cơ thể do lượng vận động đó gây ra trở nên ít hơn. Để tiếp tục gây ra những biến đổi tốt trong cơ thể – cơ sở của sự phát triển về trình độ thể lực, hình thái thì lượng vận động phải thay đổi theo hướng tăng.Trong giới hạn sinh lý nhất định, những biến đổi tốt trong cơ thể dứơi tác động của các bài tập thể lực tỷ lệ thuận với khối lượng và cường độ. Trong giáo dục các phẩm chất ý chí cũng tồn tại quy luật tương tự.21Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết Thúy5.2 Thực hiện nguyên tắc• Các yêu cầu khi phức tạp hoá nhiệm vụ và nâng cao lượng vận động:Quán triệt nguyên tắc thích hợp Quán triệt tính hệ thống: đảm bảo tính tuần tự, tính kế thừa, tính thường xuyên và sự luân phiên hợp lý giữa các buổi tập.- Việc chuyển sang nhiệm vụ mới phức tạp hơn về độ khó và nặng hơn về lượng vận động cần phải tính đến mức độ củng cố của kỹ xảo đã hình thành và sự thích nghi với lượng vận động. - Thời gian thích nghi phụ thuộc vào độ lớn của lượng vận động, đặc điểm cá nhân, tính chất chuyên môn … Khi các điều kiện khác như nhau thì lượng vận động càng lớn thì thời gian thích nghi càng dài.• Các hình thức tăng dần lựơng vận động:Hình thức tăng theo đường thẳng dốcHình thức tăng theo bậc thangHình thức tăng theo làn sóng 22Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết ThúyCHƯƠNG 5CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT1. CƠ SỞ CẤU TRÚC CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT1.1 Lượng vận động và quãng nghỉ các yếu tố thành phần của phương pháp giáo dục thể chấtMột trong những cơ sở quan trọng nhất của tất cả các phương pháp GDTC là điều chỉnh lượng vận động và trật tự kết hợp lượng vận động với nghỉ ngơi.1.1.1 Lượng vận độngKhái niệm chung: Lượng vận động của các bài tập thể lực là mức độ tác động của chúng đến cơ thể của người tập. Thành phần của lượng vận động: Lượng vận động được tạo thành bởi hai thành tố là khối lượng và cường độ.+ Khối lượng là độ dài thời gian tác động, là tổng số hoạt động thể lực và các thông số tương tự khác. + Cường độ là mức độ tác động đến cơ thể ngừơi tập của bài tập vào mỗi thời điểm cụ thể, là mức độ căng thẳng chức năng của cơ thể, là độ lớn của mỗi lần gắng sức… Để xác định cường độ chung người ta thường tính mật độ vận động của buổi tập. Đó là tỷ số giữa thời gian thực tế vận động (thực hiện bài tập) và tổng thời gian buổi tập, hoặc tính cường độ tương đối - đó là tỷ lệ giữa số km chạy với tốc độ cần thiết và tổng số km đã vượt qua trong buổi tập.Quan hệ giữa khối lượng và cường độ23Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết ThúyCác chỉ số tối đa của khối lượng và cường độ tỷ lệ nghịch với nhau. Các buổi tập có khối lượng lớn chỉ có thể được thực hiện với cường độ trung bình hoặc thấp. Những buổi tập (bài tập) có cường độ lớn chỉ có thể được thực hiện với khối lượng nhỏ hoặc trung bình. Điều khiển, kiểm soát lượng vận động thông qua điều khiển khối lượng và cường độ một trong những vấn đề mấu chốt của công tác huấn luyện.Thực nghiệm đã chứng minh rằng, nếu đảm vảo những điều kiện cần thiết trong đó lượng vận động không vượt quá giới hạn gây nên mệt mỏi quá sức thì khối lượng càng lớn bao nhiêu thì những biến đổi thích nghi càng đáng kể và vững chắc bấy nhiêu và cường độ càng lớn bao nhiêu sẽ tạo nên các quá trình hồi phục và “hồi phục vượt mức” mạnh bấy nhiêu. Khối lượng có ảnh hưởng gián tiếp, còn cường độ ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích thể thao. Ngoài khối lượng và cường độ, lượng vận động còn phụ thuộc vào các yếu tố tâm lý. Lượng vận động còn được phân thành :+ Lượng vận động bên ngoài. + Lượng vận động bên trong. Thông thường lượng vận động bên ngoài và bên trong tương ứng với nhau, Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Lượng vận động bên trong không chỉ phụ thuộc vào lượng vận động bên ngoài mà còn phụ thuộc vào đặc điểm và trạng thái của người tập. 1.1.2 Quãng nghỉ và sự kết hợp giữa vận động và các quãng nghỉLập kế hoạch và điều chỉnh lượng vận động thông qua khối lượng và cường độ là vấn đề cơ bản của phương pháp giáo dục thể chất. Tuy nhiên, khi xây dựng phương pháp nhằm đạt đến hiệu qủa của giáo dục thể chất cần chú ý 24Ðề cương môn LL&PP GDTC- HỆ VHVL – GV Lâm Tuyết Thúyđến một yếu tố nữa, đó là quãng nghỉ và sự kết hợp giữa các quãng nghỉ và vận động. Căn cứ vào mức độ hồi phục sau vận động mà các quãng nghỉ được chia thành 3 loại: Quãng nghỉ đầy đủ là quãng nghỉ mà lượng vận động tiếp theo được thực hiện vào thời điểm khả năng vận động thể lực đã hồi phục về mức ban đầu. Quãng nghỉ ngắn là quãng nghỉ mà lượng vận động tiếp theo được thực hiện vào thời điểm các chức năng riêng lẻ hoặc toàn bộ cơ thể chưa kịp hồi phục về mức ban đầu. Quãng nghỉ vượt mức là quãng nghỉ mà lượng vận động tiếp theo được thực hiện vào thời điểm đang diễn ra quá trình hồi phục vượt mức+ Có thể điều khiển lượng vận động bằng cách chọn các quãng nghỉ khác nhau. Tùy theo quãng nghỉ mà lượng vận động riêng lẻ hoặc của cả buổi tập thay đổi. + Việc chọn quãng nghỉ còn tuỳ thuộc vào mục đích tập luyện. + Tính chất của các quãng nghỉ không cố định mà thay đổi theo trạng thái thể lực của cơ thể người tập. 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT2.1 Nhóm phương pháp sử dụng lời và phương pháp trực quan Nhóm các phương pháp này có nhiệm vụ là truyền đạt cách thức thực hiện động tác, những kiến thức liên quan đến động tác và hình thành biểu tượng vận động ở người tập.2.1.1 Nhóm phương pháp sử dụng lời nói25

Trích đoạn Cách xác định lực đối kháng. GIÁO DỤC SỨC BỀN GIÁO DỤC TỐ CHẤT MỀM DẺO Cấu trúc sư phạm của buổi tập thể dục thể thao


Page 2

-->

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC – THỂ CHẤT  PGS - TS. NGUYỄN TOÁN – TS. NGUYỄN SĨ HÀ GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC THỂ THAO LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2004 2 MỤC LỤC Chương I: KHÁI LUẬN VỀ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC THỂ THAO 3 I. TDTT là một bộ phận hữu cơ của nền văn hóa xã hội 3 II. Một số khái niệm cơ bản, lân cận khác có liên quan chặt chẽ với TDTT 7 III. Những chức năng cơ bản của TDTT 11 IV. Cấu trúc của TDTT 14 V. Lý luận và phương pháp TDTT là môn khoa học và môn học 21 Chương II: MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CHUNG CÙNG CÁC PHƯƠNG TIỆN TDTT 31 I. Mục đích chung của nền TDTT nước ta 31 II. Những nhiệm vụ chung nền TDTT nước ta 33 III. Những nguyên tắc hoạt động chung TDTT 35 IV. Phương tiện TDTT 39 V. Những phương tiện TDTT thường dùng 45 VI. Bài tập thể lực (BTTL) 53 Chương III: CÁC NGUYÊN TẮC VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT 75 I.Nguyên tắc tự giác và tích cực 75 II. Nguyên tắc trực quan 78 III. Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa 80 IV. Nguyên tắc hệ thống 85 V.Nguyên tắc tăng dần yêu cầu 91 VI. Mối quan hệ trên các nguyên tắc về phương pháp trên 95 Chương IV: DẠY HỌC CÁC ĐỘNG TÁC TRONG GIÁO DỤC THỂ CHẤT 96 I.Nhiệm vụ và đặc điểm của dạy học động tác trong giáo dục thể chất 96 II. Quá trình dạy học động tác 103 Chương V: CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG GIÁO DỤC THỂ CHẤT 116 I.Các phương pháp dạy học TDTT 116 II. Các phương pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng và yêu cầu cơ bản về phát triển nhân cách trong dạy học TDTT 143 III. Phương pháp rèn luyện các tố chất thể lực (cho học sinh là chính) 148 Chương VI: BUỔI TẬP THỂ DỤC, THỂ THAO 160 I.Cơ sở cấu trúc buổi tập 160 II. Đặc điểm hình thức buổi tập chính khóa và không chính khóa 163 III. Mật độ và lượng vận động của giờ lên lớp TDTT 176 IV. Chuẩn bị đánh giá giờ lên lớp TDTT 191 3Chương I KHÁI LUẬN VỀ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC THỂ THAO I. THỂ DỤC THỂ THAO LÀ MỘT BỘ PHẬN HỮU CƠ CỦA NỀN VĂN HOÁ XÃ HỘI 1. Khái niệm về văn hoá Muốn hiểu được TDTT (còn gọi là văn hoá thể chất), trước tiên cần hiểu đúng khái niệm văn hoá, một hệ thống tập hợp lớn hơn, bao gồm cả TDTT, mới có thể tạo cơ sở mở đầu chung về phương pháp luận để đi sâu vào TDTT, tìm ra những cái chung và riêng (ở mức cần thiết) so với các bộ phận văn hoá khác. Ngay từ thời Phục hưng, thuật ngữ văn hoá đã được hiểu là một hoạt động, một lĩnh vực tồn tại thực sự của con người, mang "tính người", đối lập với "tính tự nhiên", "tính động vật", phát triển phù hợp với bản chất của họ. Nó trước hết là tất cả tài sản, thành tựu về tinh thần và vật chất, kể cả thể chất của từng con người, của xã hội, xuất hiện trong quá trình phát triển lịch sử, được xác định như một "thiên nhiên thứ hai", được cải biến, nhân hoá qua nhiều thế hệ. Trong quá trình này, con người vừa là chủ thể lẫn khách thể. Nói khái quát hơn, thuật ngữ này dùng chỉ đặc trưng vật chất và tinh thần của một thời đại (ví dụ như văn hoá cổ đại), của một dân tộc (như văn hoá Việt Nam), của một phạm vi hoạt động sinh sống hoặc sáng tạo (văn hoá lao động, văn hoá nghệ thuật, văn hoá thể chất - TDTT ). Văn hoá bao gồm những thành tựu vật chất của hoạt động con người (máy móc, công trình xây dựng, nhà thi đấu ), kết quả của nhận thức (tác phẩm nghệ thuật, chuẩn mực đạo đức, những luật lệ ngày càng chính xác, công bằng trong thi đấu thể thao ), những khả năng được hiện thực hoá trong đời sống (sự hiểu biết, tổ chức xã hội, phong tục, tập quán, trình độ thưởng thức, thành tích thể thao ). Mỗi một hình thái kinh tế xã hội được xác định bởi một kiểu văn hoá. Văn hoá thay đổi do sự chuyển đổi của một hình thái kinh tế - xã hội, đồng thời kế thừa nhiều giá trị văn hoá của quá khứ. Trong điều kiện xã hội có giai cấp, song song với văn hoá của giai cấp thống trị, còn có văn hoá của những người lao động bị trị, mang những yếu tố dân chủ và nhân đạo. Ở Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến nay, chúng ta đang từng bước xây dựng nền văn hoá mới, có nội dung XHCN và tính chất dân tộc. Tiếc rằng lâu nay, chúng ta thường chỉ chú ý nhiều đến văn hoá tinh thần (khoa học, nghệ thuật ) mà còn coi nhẹ văn hoá thể chất. 2. Nguồn gốc của TDTT Có thể hiểu rõ thêm bản chất xã hội, tính chất văn hoá - giáo dục của TDTT thông qua tìm hiểu cội nguồn và lịch sử phát triển của nó. TDTT ra đời phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Lao động sản xuất là nguồn gốc cơ bản của TDTT. Nói cách khác, đó là cơ sở sinh tồn của tất cả mọi hoạt động, là hoạt động thực tiễn cơ bản nhất. Trong quá trình tiến hoá từ vượn thành người, lao động là nhân tố quyết định. Cơ thể từ loài vượn thành người, bàn tay dùng để lao động, vỏ đại não để tư duy và ngôn ngữ để giao tiếp đều từ lao động mà phát triển thành như ngày nay. 4 Thật đúng như Ănghen đã nói trong tác phẩm "Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người": "Lao động là điều kiện thứ nhất của toàn bộ đời sống con người, thậm chí đến mức, trên một số ý nghĩa nào đó, không thể không nói rằng: Lao động sáng tạo ra bản thân con người". Trong quá trình sản xuất lâu dài, loài người thời nguyên thuỷ đã chế tạo ra và sử dụng các công cụ lao động. Ngay trong quá trình giải quyết những vấn đề thiết thân về ăn, ở, mặc, con người đã đồng thời nâng cao trí lực và thể lực của mình. Thời đó, điều kiện lao động rất gian khổ, nguy hiểm, hoàn cảnh khắc nghiệt, công cụ rất thô sơ, lao động thể lực cực kỳ nặng nhọc. Do đó, muốn kiếm ăn và sống an toàn, họ phải luôn đấu tranh với thiên tai và dã thú. Thực tế đấu tranh khốc liệt để sinh tồn đó buộc con người phải biết chạy, nhảy, leo trèo, ném, bơi, mang vác nặng và chịu đựng được trong điều kiện sống khắc nghiệt. Bởi vậy, những năng lực hoạt động đó cùng với kinh nghiệm đã trở thành tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá trình độ, uy tín của con người lúc bấy giờ. Mầm mống của TDTT đã nẩy sinh chính từ thực tế của những hoạt động ấy và kết hợp tự nhiên ngay trong quá trình lao động. Mặt khác TDTT chỉ thực sự ra đời khi con người ý thức được về tác dụng và sự chuẩn bị của họ cho cuộc sống tương lai, đặc biệt cho thế hệ trẻ; cụ thể là sự kế thừa, truyền thụ và tiếp thu những kinh nghiệm và kỹ năng vận động (lao động). Do vậy, đó là nội dung chủ yếu của giáo dục thời cổ xưa. Và ngay từ khi mới ra đời, TDTT đã là một phương tiện giáo dục, một hiện tượng xã hội mà ở con vật không thể có được. Từ thời cổ xưa, con người thường có những hoạt động tế lễ dùng những động tác có tính chất tượng trưng để biểu thị tình cảm, nỗi vui buồn, sự sùng bái thần linh. Vũ đạo ra đời từ đó. Các động tác vật, giao đấu ra đời trong các cuộc xung đột giữa các bộ lạc, người với dã thú. Ngoài ra còn có các trò chơi vui thích trong lúc nhàn rỗi, giải trí và về sau còn thêm dần một số hoạt động rèn luyện thân thể khác để phòng chữa một số bệnh. Tất cả những điều này đã góp phần quan trọng để phát triển TDTT. Sau này, do trình độ sản xuất, mức sống, khoa học kỹ thuật, nhu cầu đào tạo và giáo dục ngày càng cao nên TDTT dần trở thành một lĩnh vực tương đối độc lập, có một hệ thống khoa học cho riêng mình. 3. Tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc của TDTT Điều kiện sống thô sơ, nghèo nàn và đời sống tinh thần và vật chất rất thấp của con người trong xã hội cổ sơ (chưa phân chia giai cấp) hạn chế rất nhiều khả năng phát triển TDTT. Tuy vậy, so với điều kiện lịch sử thời ấy, nó cũng có ý nghĩa tiến bộ nhất định vì mọi thành viên trong xã hội đều được hưởng thụ bình đẳng. Về sau, sự phân chia giai cấp xuất hiện đã làm mất đi sự bình đẳng đó. Tuy vậy, những cuộc xung đột, chiến tranh hầu như liên miên giữa các bộ lạc, lãnh chúa, quốc gia cũng thúc đẩy TDTT phát triển nhanh để phục vụ cho quân sự. Những tư liệu lịch sử để lại cho thấy trình độ phát triển TDTT thời cổ đại khá cao, (hệ thống tổ chức huấn luyện thể lực - quân sự chặt chẽ và quy mô trong các nhà nước Spactơ, Aten; sự ra đời và phát triển của các đại hội Ôlimpic; các tác phẩm nghệ thuật thể hiện lý tưởng phát triển thể chất cân đối cho con người …). Trong xã hội có bóc lột, chỉ một số ít thuộc giai cấp thống trị được hưởng thụ những giá trị đó. Trong một chế độ áp bức, bóc lột, dù có thực hiện phần nào việc giáo dục thể chất cho một số người lao động, nhưng nếu không có tự do, bình đẳng thì thực chất vẫn không thể đảm bảo tính nhân đạo thật sự. Dấu ấn cơ bản này thể hiện xuyên suốt (theo các mức độ khác nhau) trong tất cả các xã hội còn có bóc lột bất công sau này. Dù sao, sự hạn chế về giai cấp đối với phát triển TDTT trong bất cứ xã hội có phân chia giai cấp nào cũng không đơn giản chỉ phụ thuộc vào những lợi ích chủ quan của giai cấp 5thống trị mà nó còn phụ thuộc vào những quan hệ kinh tế khách quan gắn bó với lợi ích thiết thân mà họ cần được củng cố. Những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã phân tích sâu sắc mâu thuẫn giữa quy luật phát triển của các lực lượng sản xuất đòi hỏi phát triển cân đối những người lao động và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm cản trở sự phát triển này. Muốn loại bỏ mâu thuẫn đó tạo điều kiện cho TDTT phát triển một cách thật sự triệt để, cơ bản thì phải gắn với quá trình phát triển và hoàn thiện xã hội, từng bước xây dựng nên một xã hội tự do, bình đẳng và ngày càng hạnh phúc hơn. Tuy vậy, cũng cần xem xét đầy đủ tình hình thực tế có liên quan trong xã hội tư sản hiện đại. Ở đó, các nhà cầm quyền cũng ít nhiều quan tâm đến phong trào TDTT cho những người lao động và con em họ. Đó trước tiên là do những yêu cầu về tăng cường độ và chất lượng sản xuất; về quốc phòng và chiến tranh; về tuyên truyền, lôi kéo, giáo dục cho đông đảo quần chúng, trước hết là thanh thiếu niên, lý tưởng và lối sống theo quan niệm của họ. Mục đích cao nhất là củng cố chế độ chính trị hiện có, thu được lợi nhuận càng nhiều. Ngoài ra, cũng không thể coi nhẹ áp lực của cuộc đấu tranh của những người lao động đòi cải thiện điều kiện sống, trong đó có TDTT. Tính dân tộc thể hiện rất rõ trong lối sống, nếp nghĩ, tập tục, truyền thống và văn hoá nói chung (trong đó có TDTT) của từng dân tộc. Nó được hình thành và phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước, đấu tranh trong tự nhiên và xã hội, trong phát triển TDTT của từng dân tộc ở từng điều kiện cụ thể. Tính dân tộc của TDTT Việt Nam như thượng võ, mang đậm tính chất nhân văn, liên kết cộng đồng thể hiện rất rõ qua kho tàng của dân tộc về mặt này, từ triết lý rèn luyện thân thể cho đến các trò chơi dân gian, các môn võ dân tộc và cả ở sự cải biên, sử dụng thể thao dân tộc cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện hiện đại của mình. Tuy vậy, cũng không nên nghĩ một đặc trưng dân tộc trong nền TDTT của nước nào đó không thể có trong các dân tộc khác. Trong quá trình phát triển, các dân tộc (đặc biệt là các dân tộc sống gần và có điều kiện tương tự) luôn tiếp thu cái hay, cái đẹp của các dân tôïc khác và giữa họ ngày càng có nhiều điểm giao hoà. Bởi vậy, không nên tách biệt tính dân tộc với tính hiện đại (quốc tế) hoặc lệch về một vế nào. Chúng ta trân trọng truyền thống nhưng không nệ cổ, đóng cửa, giữ gìn nguyên xi những di sản của quá khứ. Cần kế thừa những tinh hoa từ xưa để lại rồi từ đó sáng tạo nên những tinh hoa mới. Xét cho cùng, xưa nay, tính lịch sử, giai cấp (trong xã hội có giai cấp) và dân tộc luôn gắn với nhau. 4. Những cách tiếp cận và khái niệm TDTT Việc nghiên cứu các khái niệm về TDTT đã được nhiều nước chú ý. Từ thập kỷ 50 này đã có một số nước bước đầu lý giải thống nhất nội hàm của một số thuật ngữ TDTT thông dụng. Năm 1962, Hội đồng thuật ngữ của tổ chức văn hoá – giáo dục – khoa học của Liên hiệp quốc đã quyết: “Để cho công tác phân loại tài liệu và thông tin khoa học đạt tiêu chuẩn quốc tế, yêu cầu các bộ phận nghiên cứu chuyên môn phải có thuật ngữ thống nhất, chính xác, rõ ràng; tránh những hiện tượng dùng đồng ngữ khác nghĩa hoặc ngược lại để giao lưu …”. Và cũng trong năm đó, Liên Hợp Quốc đã tổ chức một hội nghị quốc tế về công tác biên soạn và chỉnh lý các văn kiện về TDTT. Hội nghị cũng công nhận kết quả hoạt động của Hội nghiên cứu thuật ngữ TDTT thống nhất của Úc và đã thảo luận các khái niệm cơ bản của TDTT. Đến năm 1965, lại tổ chức tiếp hội nghị quốc tế về nghiên cứu thống nhất thuật ngữ TDTT, đặc biệt thảo luận nhiều về thuật ngữ thể thao (sport). Hội nghị khoa học thế giới năm 1980 cũng coi việc nghiên cứu các khái niệm về TDTT là vấn đề cấp thiết. Như vậy, khái niệm TDTT là một vấn đề học thuật được cộng đồng TDTT quốc tế chú trọng. Và dù ý thức nhiều hay ít, ở nước ta cũng đã có những nghiên cứu về vấn đề này. 6 Lựa chọn và xác định thuật ngữ cơ bản là một vấn đề học thuật. Thực ra, thuật ngữ của một môn khoa học, một ngành bao giờ cũng là một thế hệ nhiều tầng cấp và có mối liên hệ nội tại với nhau. Muốn xác lập một hệ thống thuật ngữ TDTT, trước tiên phải xác định bản thân khái niệm thuật ngữ. Một thuật ngữ mà nội hàm của nó được xác định một cách khoa học sẽ được chấp nhận và sử dụng ngày càng rộng rãi. Do đó, xác định thuật ngữ là một bước quan trọng trong thống nhất khái niệm. Nói chung khi xác định thuật ngữ cần chú ý những nguyên tắc sau: • Tính khoa học: Có nghĩa là dùng từ chính xác, phù hợp với yêu cầu về lô-gích và ngôn ngữ học; • Tập quán truyền thống của dân tộc: Tức là phải phù hợp với thực trạng phong trào TDTT, tập quán truyền thống và đặc điểm ngôn ngữ của từng nước. Chỉ có như thế mới được nhiều người thừa nhận, hiểu biết và sử dụng; • Sự phù hợp với thuật ngữ quốc tế. Coi trọng đặc điểm dân tộc không có nghĩa là nhất loạt bài xích những thuật ngữ nước ngoài. Ngôn ngữ vốn không có tính giai cấp; cần cố gắng làm cho ngôn ngữ của ta tương thích với quốc tế để cho tiện giao lưu. Muốn xem xét khái niệm TDTT cho đúng, đầy đủ, ít nhất cũng phải theo bốn cách tiếp cận sau: - Đây là một quá trình hoạt động nhằm tác động có chủ đích, có tổ chức theo những nhu cầu, lợi ích của con người (không phải ngẫu nhiên, bẩm sinh, vô thức). Không có vận động sẽ không có sự sống. Không có hoạt động (trong đó có hoạt động tập luyện) sẽ không thể phát triển thể chất tốt, chưa nói tới tối ưu. Đặc điểm cơ bản, chuyên biệt của hoạt động này là sự vận động tích cực của con người nhằm chủ yếu giữ gìn và phát triển sức lực hoạt động của họ. Nhưng nó chỉ đem lại hiệu quả tốt nếu tập luyện đúng, sinh hoạt hợp lý và đảm bảo những điều kiện tối thiểu khác. - TDTT còn là một tổng thể những giá trị có tính đối tượng rõ, những thành tựu về vật chất, tinh thần và thể chất do xã hội tạo nên. Ngày nay những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá trình độ TDTT của mỗi nước là trình độ sức khoẻ và thể chất của nhân dân; tính phổ cập của phong tràơ TDTT quần chúng, trình độ thể thao nóí chung và kỷ lục thể thaơ nói riêng, các chủ trương, chính sách, chế độ về TDTT và sự thực hiện; cơ sở trang thiết bị về TDTT. Thể thao nâng cao và TDTT quần chúng nói chung về cơ bản là thống nhất, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau nhưng không phải là một, lúc nào cũng tương thích, cái này làm tốt thì tự nhiên cái kia sẽ tốt. TDTT gắn với những giá trị nhất định nhưng không phải cái gì cứ có trong thực tiễn TDTT là đều có giá trị cả (như những biểu hiện tiêu cực trong thi đấu thể thao, những cách tập có hại ). Sự phân biệt nhưng giá trị về thể chất và phi thể chất (tinh thần, trí tuệ, kinh nghiệm ) trong đánh giá tác dụng, thành tựu của TDTT chỉ là tương đối. Bởi vì trong thực tế chúng luôn gắn, “nằm” trong một thể thống nhất. Không có những cơ sở vật chất và tinh thần (trong đó có thể chế) nhất định, chúng ta không thể “làm” TDTT, chưa nói đến phát triển. - Tác dụng của TDTT chủ yếu mang tính chất nhân hoá, nhập nội (tác động ngay vào trong bản thân con người, biến thành thể lực, kỹ năng, ý chí, trí tuệ, niềm vui ). Đối tượng tác động chuyên biệt để đạt hiệu quả chính là thể chất của con người. Tuy vậy, vẫn rất cần phối hợp tác động tốt với các bộ phận văn hoá, những mặt giáo dục khác trong chiến lược 7đào tạo con người nói chung; không nên để chúng tách biệt, "dẫm chân" nhau, thậm chí bài xích, đối nghịch nhau. - TDTT còn có tính lịch sử rõ nét. Quá trình phát sinh và phát triển lâu dài của TDTT từng địa phương, quốc gia, thế giới đều gắn với điều kiện lịch sử cụ thể, từ đó mà tạo nên truyền thống, nét độc đáo riêng. Tách rời điều kiện lịch sử cụ thể đó sẽ không lý giải được sự phát triển trong quá khứ cũng như dự đoán triển vọng. Từ những phân tích trên, chúng ta có thể xác định được khái niệm TDTT - khái niệm trung tâm rộng và quan trọng nhất của lý luận và phương pháp TDTT. TDTT là bộ phận của nền văn hoá xã hội, một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực (thể hiện cụ thể qua các cách thức rèn luyện thân thể) nhằm tăng cường thể chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hoá và giáo dục con người phát triển cân đối hợp lý. II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN, LÂN CẬN KHÁC CÓ LIÊN QUAN CHẶT CHẼ VỚI TDTT Trong phần này chỉ xác định (có kết hợp so sánh trong chừng mực cần thiết) một số khái niệm chung, cơ bản khác, có liên quan và ít nhiều trùng lặp với nhau. Như thế sẽ vừa làm sáng tỏ từng khái niệm đó vừa góp phần làm rõ thêm khái niệm trung tâm. 1. Sức khoẻ Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), đó là một trạng thái hài hoà về thể chất, tinh thần và xã hội mà không có nghĩa là không có bệnh hay thương tật, cho phép mỗi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi trường, giữ được lâu dài khả năng lao động và lao động có kết quả. Lâu nay người ta thường nói đến 2 trạng thái của cơ thể (sức khoẻ và bệnh tật); gần đây lại bàn nhiều đến trạng thái thứ 3 (The third State of Health hay Sub. Health – dưới sức khoẻ) chưa bị bệnh nhưng cũng không có sức khoẻ, chiếm khoảng hơn 1/3 dân số, mà phần lớn ở tuổi 20 – 45. TDTT phải góp phần tich cực để giảm tỷ lệ trên. Sức khoẻ bao gồm sức khoẻ cá thể (từng người), sức khoẻ gia đình, sức khoẻ cộng đồng, sức khoẻ xã hội. Sức khoẻ là một trong những yếu tố cơ bản, đầu tiên để học tập, lao động, đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, bảo vệ và xây dựng đất nước. Sức khoẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cá nhân, môi trường cộng đồng, xã hội, tình trạng và những vấn đề chung của từng nước và toàn thế giới (môi trường sinh thái, chiến tranh khu vực, mức sống cao thấp, sự bóc lột ở một số nước chậm phát triển ). 2. Phong trào TDTT Đó là một trào lưu xã hội (tự phát, tự động hay có tổ chức, rộng hẹp theo nhiều cấp độ khác nhau), bao gồm nhiều người hoạt động hợp tác với nhau, nhằm chủ yếu, trực tiếp sử dụng, phổ biến và nâng cao những giá trị của TDTT. Trong ngôn ngữ thông thường, từ này còn có nghĩa là tình hình phát triển TDTT ở nơi nào đó. Do nhu cầu và trình độ phát triển TDTT nước ta và trên thế giới, ngày càng có nhiều phong trào đa dạng, với quy mô liên kết càng rộng lớn, đáp ứng những hứng thú, nhu cầu TDTT khác nhau, rộng mở hoặc tập trung hon. Ví dụ, phong trào Ôlimpic, "Thể thao vì mọi người", "Chạy vì sức khoẻ" hoặc "Chạy, bơi, bắn, võ” trong thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ hay “Rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” hiện nay ở nước ta. Bản chất xã hội của một phong trào TDTT nào đó ở bất cứ nước nào bao giờ cũng phụ thuộc chính vào những đặc điểm về chính trị, kinh tế, xã hội, dân tộc của từng địa phương, quốc gia trong giai đoạn lịch sử cụ thể. 8 3. Thể chất và phát triển thể chất. Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục, rèn luyện). TDTT gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển thể chất. Đó là một quá trình hình thành, biến đổi tuần tự theo quy luật trong cuộc đời từng người (tương đối lâu dài) về hình thái, chức năng và cả những tố chất thể lực và năng lực thể chất. Chúng được hình thành “trên” và “trong” cái nền thân thể ấy. Thể chất bao gồm thể hình, khả năng chức năng và khả năng thích ứng. Thể hình gồm hình thái, cấu trúc của cơ thể, bao gồm trình độ phát triển, những chỉ số tuyệt đối về hình thái và tỷ lệ giữa chúng cùng tư thế. Còn năng lực thể chất lại chủ yếu liên quan với những khả năng chức năng của các hệ thống, cơ quan trong cơ thể thể hiện chính qua hoạt động cơ bắp. Nó bao gồm các tố chất thể lực (sức mạnh, sức nhanh, sức bền, độ dẻo, sự khéo léo vận động…) và những năng lực vận động cơ bản của con người (đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo, bò, mang vác ). Khả năng thích ứng chỉ trình độ (năng lực) thích ứng chủ yếu về chức năng của cơ thể con người với hoàn cảnh bên ngaài, bao gồm cả sức đề kháng với các bệnh tật. Còn trạng thái thể chất chủ yếu nói về tình trạng cơ thể qua một số dấu hiệu về thể tạng, được xác định bằng các cách đo tương đối đơn giản về chiều cao, cân nặng, vòng ngực, dung tích sống, lực tay, chân, lưng trong một thời điểm nào đấy. Đặc trưng của sự phát triển thể chất phụ thuộc nhiều vào các nguyên nhân tạo thành (điều kiện bên trong và bên ngoài) và sự biến đổi của nó theo một số quy luật về tính di truyền và khả biến, sự phát triển theo lứa tuổi và giới tính, sự thống nhất hữu cơ giữa cơ thể và môi trường, giữa hình thức - cấu tạo và chức năng của cơ thể. Từng người và xã hội không thể tuỳ ý thay bỏ hoặc làm ngược lại những quy luật khách 9quan này. Chỉ có thể đạt hiệu quả phát triển thể chất tốt nếu hiểu ra được và vận dụng, tác động thích hợp theo nhưng phương hướng, mục đích nhất định, nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của từng cá nhân và xã hội. Xét từ ý nghĩa ấy, TDTT là một nhân tố xã hội chun mơn nhằm tác động có chủ đích và hợp lý đến q trình phát triển thể chất của con người, chủ yếu là về các tố chất vận động và những kỹ năng vận động quan trọng trong đời sống. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm điều này qua sơ đồ minh hoạ (H. 1). Liên quan với các khái niệm trên, sự hồn thiện thể chất lại là mức tối ưu (tương đối với một giai đoạn lịch sử nhất định) của trình độ chuẩn bị thể lực tồn diện và phát triển thể chất cân đối, đáp ứng đầy đủ những u cầu của lao động và những hoạt động cần thiết khác trong đời sống, phát huy cao độ, đầy đủ nhữõng năng khiếu bẩm sinh về thể chất của từng người phù hợp với những quy luật phát triển tồn diện nhân cách và giữ gìn, nâng cao sức khoẻ để hoạt động tích cực, bền lâu và có hiệu quả. Bước đầu tiên, phổ cập, cơ bản về hồn thiện thể chất cho mọi người trong một số nước là tập luyện để đạt được các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể chung trong từng thời kỳ. 4. Giáo dục thể chất, giáo dưỡng thể chất và chuẩn bị thể lực Thuật ngữ đầu có từ lâu trong ngơn ngữ nhiều nước. Riêng ở nước ta, do bắt nguồn từ gốc Hán - Việt nên cũng có người gọi tắt giáo dục thể chất là thể dục theo nghĩa tương đối hẹp. Vì theo nghĩa rộng của từ Hán - Việt cũ, thể dục còn có nghĩa là TDTT. Thơng thường, người ta coi giáo dục thể chất là một bộ phận của TDTT. Nhưng chính xác hơn, đó còn là một trong những hình thức hoạt động cơ bản có định hướng rõ của TDTT trong xã hội, một q trình có tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục - giáo dưỡng chung (chủ yếu trong các nhà trường). Mặt khác, phạm trù, lĩnh vực chung hơn, tập hợp lớn hơn, bao gồm cả giáo dục thể chất, lại là giáo dục theo nghĩa rộng của từ này. Cũng như các hình thức giáo dục khác, thì giáo dục thể chất theo đặc trưng chung, cũng là một q trình giáo dục với đầy đủ những dấu hiệu chung của nó (vai trò chủ đạo của nhà giáo dục trong q trình dạy học, tổ chức hoạt động theo những ngun tắc sư phạm ) Nhưng đặc trưng cơ bản, chun biệt thứ nhất của giáo dục thể chất là dạy học vận động (qua các động tác). Nói rõ và đầy đủ hơn, đó là truyền thụ và tiếp thu có hệ thống những cách thức điều khiển hợp lý sự vận động của con người qua đó sẽ hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản cần thiết và những hiểu biết có liên quan (H. 2). Q trình qn triệt đặc trưng chun biệt thức nhất trên là giáo dưỡng thể chất (9 trong 2 nội dung chính của giáo dục thể chất). Đăïc trưng cơ bản thứ hai của giáo dục thể chất là sự tác động có chủ đích đến sự phát triển theo định hướng các tố chất thể lực nhằm nâng cao sức lực vận đợng của con người. Việc dạy học động tác và phát triển các tố chất vận động có liên quan chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau thậm chí có thể “chuyển” lẫân nhau. Nhưng chúng khơng bao giờ đồng nhất và quan hệ có khác biệt trong các giai đoạn phát triển thể chất và giáo dục thể chất khác nhau. Giáo dục toàn diện Trí dụcThể dục Đức dục Mỹ dụcGiáo dục kỹ thuaät lao đoängPhát triển các tố chất và khả năng vaän đoäng Dạy và học các đoäng tác vaän đoäng 10 Hình 2: Giáo dục thể chất trong hệ thống những hình thức (mặt) giáo dục cơ bản Trong những buổi tập, thời đoạn khác nhau, nhiệm vụ giáo dưỡng thể chất (dạy kỹ thuật chẳng hạn) hoặc phát triển tố chất vận động nào đó lại là chính. Thấu hiểu và vận dụng thành thạo theo những đặc trưng, mối quan hệ trên là một trong những yêu cầu hàng đầu với các nhà sư phạm TDTT. Như vậy, giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận đôïng (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận độïng của con người. Quan niệm như thế, chúng ta có thể coi phát triển thể chất là một phần hệ quả của giáo dục thể chất. Quá trình phát triển thể chất có thể chỉ là do bẩm sinh tự nhiên (sự phát triển thể chất tự nhiên của trẻ khi đang lớùn) hoặc còn có thêm tác động có chủ đích, hợp lý của giáo dục thể chất đem lại. Thuật ngữ "Chuẩn bị thể lực" thực ra cũng tương tự với thuật ngữ giáo dục thể chất. Nhưng khi dùng thuật ngữ này, người ta chủ yếu muốn nhấn mạnh tới phương hướng, mục đích chuẩn bị thể lực thực dụng cho lao động hoặc hoạt động cụ thể nào đó trong thực tế đòi hỏi một trình độ chuyên môn chuẩn bị thể lực đáp ứng cụ thể hơn. Chuẩn bị thể lực chung là một quá trình giáo dục thể chất không chuyên môn hoá hoặc chuyên môn hoá tương đối ít, nhằm tạo những tiền đề chung rộng rãi về thể lực là chính để có thể đạt kết quả tốt trong một hoạt đôïng (hoặc một số hoạt động) nào đó. Chuẩn bị thể lực chuyên môn lại chỉ nhằm phục vụ cho yêu cầu chuyên biệt hẹp theo từng nghề, môn thể thao, thậm chí động tác (kỹ thuật) trong từng tình huống cụ thể, thường được đặt trên nền và sau chuẩn bị thể lực chung. 5. Thể thao Trong một số ngôn ngữ, thể thao được coi là một bộ phận chủ yếu, lớn, nổi bật, ưu thế trong TDTT. Cũng có nơi để ra ngoài một phần đáng có của nó hoặc đưa vào trong đó những nội dung còn đang gây nhiều bàn cãi. Sự sử dụng thuật ngữ này có lúc khá rộng (gần như cả TDTT), có lúc lại rất hẹp (hầu như chỉ có thể thao đỉnh cao) mà không có ước định trước nên đã gây ra nhiều khó khăn' trong hệ thống hoá, chuẩn mực hoá các thuật ngữ về TDTT: Trước hết, đó là một hoạt động trò chơi (trình độ khác nhiều so với các trò chơi thông thường, đơn giản), một hình thức thi đấu đặc biệt, chủ yếu và phần nhiều bằng sự vận động thể lực, nhằm phát huy những năng lực chuyên biệt, đạt những thành tích cao, cao nhất, được so sánh trực tiếp và công bằng trong những đều kiện chuyên môn như nhau. Sự vươn tới những thành tích cao nhất, tính chuyên biệt hoá, thi đấu và công diễn là những dấu hiệu cơ bản của thể thao. Tuy vậy, mục đích của nó không chỉ đơn thuần dừng lại ở những thành tích thi đấu trực tiếp. Trong nghệ thuật cũng có lúc có yếu tố đua tài, thi đấu (như thi giọng hát hay, tay đàn giỏi ) nhưng không phải là thường xuyên, chuyên biệt, cơ bản. Mặc khác, diễn biến và kết cục của thi đấu thể thao thường không biết trước. Theo nghĩa rộng (khá phổ biến), thể thao không chỉ là hoạt động thi đấu biểu diễn đặc biệt mà còn là sự chuẩn bị cho nó cùng những quan hệ, chuẩn mực, những thành tựu đạt được trong hoạt động này. Mặt khác, xét thật chặt chẽ và đầy đủ hơn, thể thao không hoàn toàn chỉ thuộc về TDTT (tuy nó phụ thuộc chủ yếu vào lĩnh vực này). Trên nguyên tắc, bất kỳ một loại hình hoạt động nào nhằm phát huy, hoàn thiện những năng lực của con người được tạo ra để làm đối tượng cho thi đấu thể thao, tiến hành theo những quy luật của hoàn thiện thể thao đều có thể thuộc về thể thao. Mặc dù, tuyệt đại bộ phận các môn thể thao hiện đại đều nằm trong lĩnh vực văn hoá thể chất, nhưng từ lâu đã có một số môn tuy được gọi là thể thao nhưng không có đặc trưng thể chất như trên, hoặc chỉ có rất ít (các môn cờ, thể thao mô hình hàng không 11và hàng hải ). Do vậy, mối liên hệ giữa TDTT và thể thao tuy rất chặt chẽ, có trùng lặp với nhau phần lớn, nhưng khơng phải hồn tồn (H. 3). Hình 3: Mối tương quan giữa phạm trù trung tâm (TDTT) và các khái niệm gần gũi khác 6. TDTT giải trí và TDTT hồi phục Cả hai đều là những loại hình TDTT quần chúng. Khái niệm đầu chỉ hình thức các bài tập thể lực hoặc những mơn thể thao đã được đơn giản hố về cách thức nhằm nghỉ ngơi tích cực, giải trí thoải mái. Khái niệm sau chỉ q trình hoạt động có chủ định nhằm thích nghi và hồi phục những chức năng về tâm sinh lý và những năng lực của con người đã bị mất hoặc suy giảm đi phần nào trong các hoạt động khác, trước hết là lao động, và có cả tập luyện, thi đấu thể thao nói riêng. III. NHỮNG CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA TDTT Việc xác định đúng chức năng, hình thức (thành phần) cơ bản của TDTT cùng mối quan hệ giữa chúng có tầm quan trọng hàng đầu trong chỉ đạo vĩ mơ. Ở đây, khái niệm này trực tiếp gắn liền với đặc tính hoạt động vốn có của một hệ thống, cơ quan xã hội lớn nhỏ 1. Đơi điều về phương pháp luận để xác định chức năng của TDTT Trong việc này khơng nên q cường điệu, đơn biệt hố một chức năng nào đó mà coi nhẹ tính đa trị, đa chức năng của TDTT. Ngược lại, cũng khơng nên liệt kê tràn lan, khơng phân biệt chính phụ, chung và chun biệt. Bởi vậy, cũng cần thống nhất một số điều sau: + Chỉ có những đặc tính, quan hệ nào biểu hiện khách quan, tương đối rõ, ổn định, xác thực trong thực tế mới được coi là những dấu hiệu để xác định, phân chia những chức năng và hình thức nào đó. + Chỉ có những đặc điểm nào thể hiện ưu thế, chủ yếu, rõ trong TDTT, nhưng khơng hoặc có ít trong những lĩnh vực khác mới đáng được coi là những chức năng chun biệùt. Do đó, cần phân biệt giữa chức năng chun biệt và chung. + Phải xem xét chức năng gắn với những hình thức tổ chức thực hiện trong thực tếâ mới dễ hiểu, dễ học, dễ làm. Đó là một thành phần hữu cơ trong cấu trúc xã hội chung. TDTT có tính kế thừa theo quy luật. Do đó cũng phải chú ý tới những dấu hiệu tương đối ổn định của nó. 2. Những chức năng của TDTT và mối liên hệ chức năng giữa chúng 2.1. Những chức năng chun mơn Có thể thấy rõ TDTT là một bộ phận, mặt chun biệt, tương đối độc lập trong văn hố, mà khơng có thành phần nào khác có thể thay thế. Ở đây, còn có thể tách thành những chức năng chun mơn tổng hợp và những chức năng đặc trưng ưu thế của một số phần, hình Thể thao TDTT Trạng thái thể chất Giáo dục thể chất (chuẩn bò thể lực) Hoàn thiện thể chất Phát triển thể chất 12 thức tổ chức và biến dạng, thuộc nó nhưng nhỏ hơn, (chức năng phân loại) (xem H. 4 và bảng 1). Những chức năng chuyên môn cơ bản của TDTT là: - Chức năng giáo dưỡng chuyên môn thể hiện rõ nhất trong hệ thống giáo dục - giáo dưỡng chung để hình thành vốn quan trọng ban đầu về kỹ năng, kỹ xảo vận động cùng những hiểu biết có liên quan (gắn với hệ thống nhà trường). Bảng 1: Những chức năng đặc trưng của các thành phần (hình thức) cơ bản trong TDTT Những đặc trưng chức năng chuyên môn Các thành phần cơ bản của TDTT Các thành phần thứ phân của TDTT Đặc điểm của quá trình hoạt động sử dụng TDTT theo định hướng nhất định Đặc trưng hiệu quả (hướng chuyên môn trong quá trình sử dụng) TDTT cơ sở - TDTT nhà trường - Các hình thức TDTT cơ sở, tiếp sau giai đoạn “nhà trường” - Giáo dục thể chất cơ bản (cơ sở) - Chuẩn bị thể lực chung ở mức cao hơn và huấn luyện phổ thông - Đảm bảo giáo dưỡng thể chất cơ bản và trình độ chuẩn bị thể lực chung, cơ sở ban đầu - Duy trì năng lực thể chất nhưng đã đạt được và tiếp tục nâng cao trình độ thể lực cơ sở Thể thao (một thành phần của TDTT) - Thể thao cơ sở - Thể thao đỉnh cao - Quá trình huấn luyện và thi đấu trong phong trào thể thao quần chúng - Quá trình huấn luyện và thi đấu nhằm đạt những kỷ lục thể thao - Đảm bảo phát triển đạt định mức thể chất cao hơn, nhằm phục vụ hoạt động chuyên môn nào đó. - Thể hiện và nâng cao những năng lực thể chất tuyệt đối của con người trong môn thể thao chuyên môn. TDTT thực dụng phục vụ nghề nghiệp - TDTT riêng, thực dụng phục vụ cho nghề nghiệp (như trong sản xuất) - TDTT thực dụng quân sự - Chuẩn bị thể lực, thực dụng cho nghề nghiệp; những tập luyện tiêu biểu của TDTT sản xuất (thể dục khởi động, phút thể dục, thể dục, thể thao giữa giờ). - Chuẩn bị thể lực quân sự thực dụng, những hình thức tập - Đảm bảo thể lực chuyên môn cho hoạt động nghề nghiệp, tối ưu hoá hoạt động và tác động của nó đến con người. - Đảm bảo trình độ thể lực chuyên môn cho hoạt động quân sự cùng hiệu quả của nó. 13luyện chuyên môn của quân đội. TDTT hồi phục sức khoẻ - Thể dục chữa bệnh - Thể thao hồi phục - Tập luyện có hệ thống những bài tập thể lực nhằm chữa bệnh, theo từng người, nhóm hoặc lớp. - Tập luyện thể thao nhằm mục đích hồi phục - Thúc đẩy quá trình chữa bệnh và hồi phục chức năng cơ thể bị rối loạn, hoặc sa sút do bệnh tật, chấn thương. - Đảm bảo những khả năng thích nghi và hồi phục chức năng cơ thể do tập quá sức, quá mệt. TDTT thoải mái, nhẹ nhàng (giải trí) - Thể dục vệ sinh hàng ngày. - TDTT giải trí, sức khoẻ - Tập thể dục vệ sinh và các bài tập thể lực khác hàng ngày, nhẹ nhàng, thoải mái. - Những hình thức hoạt động giải trí – sức khoẻ (vui chơi TDTT, du lịch, tham quan với lượng vận động không lớn…) - Đảm bảo tối ưu hoá linh hoạt, nhanh, trạng thái chức năng hiện tại của cơ thể. - Đảm bảo nghỉ ngơi tích cực, thoả mãn những nhu cầu tình cảm bằng những vui chơi bổ ích. - Chức năng thực dụng chuyên môn thể hiện chủ yếu qua hệ thống đào tạo chuyên môn về TDTT nhằm phục vụ trực tiếp cho các nghề nghiệp trong lao động và quốc phòng. - Chức năng thể thao chuyên môn thể hiện rõ nhất trong thể thao cấp cao. - Chức năng về giải trí và hồi phục sức khoẻ; có thể chia làm hai như đã phân tích trên. 2.2. Những chức năng văn hoá chung Trên nguyên tắc, tất cả những chức năng vốn có của văn hoá (mà TDTT là một bộ phận) đều được thể hiện như thế nào đấy (theo đặc trưng) trong TDTT. Chức năng giao tiếp - liên kết. Trước hết đều phải nhằm mục đích chung, chủ yếu là giáo dục con người (theo nghĩa rộng). TDTT có vai trò ngày càng to lớn trong quá trình xã hội hoá nhân cách và liên kết xã hội. Sẽ sai lầm hoặc thiếu sót lớn nếu chỉ lưu ý tới một trong hai khía cạnh của chức năng trên hoặc đối lập chúng với nhau trong hoạt động và đánh giá hiệu quả của TDTT. Hiệu quả thực hiện chức năng của TDTT không chỉ phụ thuộc vào tính năng chuyên biệt vốn có của nó, mà còn cả phương hướng, nội dung, tổ chức của toàn bộ hệ thống giáo dục (trước hết là hệ thống chuyên quản) trong xã hội. Không nên hiểu, cứ có chế độ chính trị - kinh tế - xã hội tốt thì sẽ tự động có kết quả mỹ mãn trong TDTT, mặc dù đó là những tiền đề cực kỳ quan trọng. TDTT không bao giờ có ảnh hưởng tuyệt đối hoàn mỹ hoặc ngược lại, mà chỉ là tương đối ưu thế nhiều ít về một trong hai phía đó. Chức năng truyền thông. TDTT không những là vật dẫn những thông tin có ích đối với xã hội loài người trong lĩnh vực này mà còn là vật dẫn chuyển tải những giá trị của TDTT sang những con người, tập thể, đất nước, thế hệ khác. Một phong trào TDTT sôi động và đông đảo; một kỷ lục thể thao thế giới là những cột mốc chứa đựng nhiều giá trị về văn hoá chung, tư tưởng, khoa học, phương pháp Chức năng chuẩn mực hoá được hình thành cụ thể trong thực tiễn hoạt động TDTT để đáp ứng những nhu cầu trong giao lưu, đánh giá, điều khiển. Những chuẩn mực về đạo đức, tư tưởng, pháp lý, tổ chức cho đến kỹ thuật, thể chất… được xã hội thừa nhận và thực thi hợp pháp thành một thể chế xã hội về TDTT. Chức năng thẩm mỹ gắn với tính hấp dẫn, sự hoàn thiện cái đẹp của các hiện tượng, (trong đó có bản thân con người) trong lĩnh vực này, đặc biệt trong thể thao đỉnh cao, biểu diễn. Nó không chỉ được xác định duy nhất bằng đặc tính nội tại của TDTT mà còn phụ thuộc nhiều vào những yếu tố về tư tưởng, giáo dục xã hội chung và TDTT quyết định. Chính vì vậy mà chúng ta cần luôn chú ý giáo dục, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh 14 trong đông đảo nhân dân, trước hết là thanh thiếu niên về TDTT. Về cơ bản, chức năng của TDTT trong các nước phát triển theo định hướng XHCN là như nhau. Sự khác biệt chính ở mức độ chức năng, chất lượng và bước đi trong thực hiện Các chức năng trên (chung và chuyên môn) liên quan chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau, không thể coi nhẹ hoặc bỏ qua phần nào. Nhưng trước hết phải chú ý tới chức năng tăng cường thể chất của nhân dân (trong phần các chức năng văn hoá chung) Có hiểu biết được về bản chất các chức năng trên cùng mối tương quan giữa chúng, mới có thể xác định được đúng vai trò và ý nghĩa của TDTT trong xã hội, đề ra mục đích, nhiệm vụ, nội dung, nguyên tắc, phương pháp và tổ chức thực hiện phù hợp. IV. CẤU TRÚC CỦA TDTT Theo quan niệm khoa học hiện đại, cấu trúc trước hết là một hợp phần của một đối tượng, hiện tượng nào đó, được tạo thành bởi một số thành phần (bộ phận, loại hình) và thứ hai là sự cấu tạo (mối liên hệ, tương quan và thứ tự sắp xếp bên trong giữa các thành phần trong đó). TDTT có mối liên hệ, tác động xã hội rộng rãi (đơn biệt, giao thoa, cộng hưởng) về mặt cấu trúc, chức năng với nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Sự phân chia các thành phần dưới đây của TDTT mới ở mức đại thể vì từng phần chính này lại có nhiều thứ phần, biến dạng nhỏ hơn. Chúng được hình thành tương đối ổn định, rõ nét, đã có khá lâu trong đời sống; phản ánh đặc trưng chuyên biệt của từng thành phần, gắn liền với những điều kiện hình thành và phát triển khác nhau; tuy giữa chúng cũng có sự giao thoa, thẩm thấu và trùng lặp ít nhiều. 1. TDTT cơ sở Phần cơ bản của nó lại nằm trong cả hệ thống giáo dục và giáo dưỡng thế hệ trẻ, với tư cách là một trong những môn học cần thiết và cơ bản. Vì vậy còn có thuật ngữ "TDTT nhà trường". Chức năng chuyên môn của TDTT cơ sở trước hết thể hiện trong giáo dưỡng thể chất cơ sở (dạy học những kỹ năng, kỹ xảo vận động ban đầu cơ bản, phổ thông cùng những hiểu biết có liên quan) và phát triển, chuẩn bị thể lực chung toàn diện, rộng rãi. Những nội dung chính của TDTT cơ sở (qua nhà trường) gồm: - Hệ thống những động tác (vận động) có tính chất phân tích, những bài tập và phương pháp thể dục cơ bản. - Hệ thống những bài tập nhằm bồi dưỡng kỹ năng, cách thức cơ bản để dùng sức hợp lý khi di chuyển trong không gian (đi, chạy, bơi ). - Hệ thống những động tác đối kháng cá nhân hoặc tập thể, phối hợp sử dụng trong những hình thức hoạt động phức tạp như các trò chơi vận động, các môn bóng. Đương nhiên, quá trình giáo dục thể chất ở TDTT cơ sở này phải được tiến hành phù hợp với những mục đích và nguyên tắc về giáo dục và giáo dưỡng; phải thật sự là một quá trình giáo dục thể chất cơ bản (cơ sở); không nên lệch hẹp trong huấn luyện thể thao sớm cho một số em nào đó mà quên mất phần chuẩn bị chung, tối thiểu ban đầu. Loại hình TDTT cơ sở này không chỉ giới hạn trong phạm vi nhà trường dưới hình thức lên lớp chính khoá, đồng loạt. Thực ra, còn phải tiếp tục thường xuyên, lâu dài sau này nữa để củng cố và nâng dần trình độ thể chất chung đã đạt được bước đầu ở giai đoạn học sinh phổ thông và giữ gìn sức khoẻ khi luống tuổi. Sự tập luyện sau thời kỳ đi học không rập khuôn, chung cho mọi người, mà thường gắn 15với hứng thú, nhu cầu và điều kiện của từng cá nhân (chạy sức khoẻ, tập thể dục dưỡng sinh, luyện võ, thể dục nhịp điệu hay thể hình hoặc thiên về một môn thể thao nào đó) Từ đó, một số - chủ yếu là thiếu niên, nhi đồng - sẽ được tiếp nối dẫn đến hình thức thể thao cơ sở ban đầu - tổ năng khiếu thể thao ở các lớp, các trường, đội tập luyện của các trường năng khiếu thể thao ban đầu. 2. Thể thao - một bộ phận nổi bật, khá lớn và tương đối chuyên biệt hơn của TDTT So với các thành phần khác trong TDTT, thể thao đòi hỏi cao và tạo điều kiện mạnh mẽ nhất cho con người phát triển những năng lực thể chất của mình. Từng môn thể thao đều có thể trở thành đối tượng chuyên môn hoá rất cao. Ngày nay không thể có những nhà vô địch thể thao quốc tế đồng thời trên nhiều môn, cự ly thi đấu mang tính chất khác hẳn nhau. Trong tập luyện và thi đấu thể thao, con người luôn phấn đấu đạt tới những đỉnh cao của thành tích, vượt qua những giới hạn năng lực thể chất đã có. Chính trên cơ sở đó và qua các thành tích ấy mà nâng cao uy tín, danh dự cho tập thể, địa phương đất nước và cả từng VĐV. Bởi vậy, đặc trưng và chức năng chính đó đòi hỏi VĐV thể thao đỉnh cao phải được đào tạo có hệ thống, khoa học trong những điều kiện nghiêm ngặt và cao về nhiều mặt (hệ thống thi đấu với trình độ ngày càng cao; hệ thống tập luyện, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ; hệ thống khen thưởng ); không thể tách yếu tố chính trị khỏi thành tích thể thao đỉnh cao, đặc biệt trong đối ngoại. Thành tích thể thao đỉnh cao thực chất là một tập hợp nhiều yếu tốâ của cá nhân, tập thể xã hội, đất nước nhất định. Người ta cũng thường căn cứ vào đó để đánh giá trình độ, triển vọng của VĐV hoặc một nền thể thao. Mặt khác, có nhiều nước phát triển còn cho thể thao là một phòng thí nghiệm tự nhiên khổng lồ. Qua đó, con người tìm tòi và phát hiện chính mình, sáng tạo nên những cách thức mới để huy động và nâng cao những tiềm năng vốn có. Nó có ý nghĩa sáng tạo, khai phá, mở đường. Bên cạnh thể thao đỉnh cao, thể thao cơ sở (quần chúng) lại chỉ nhằm đạt trình độ phổ thông “phong trào”, chủ yếu để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, thể lực chung và giải trí, hồi phục, phục vụ cho hoạt động chính - lao động, học tập, quân sự (nếu là quân nhân). Nếu chỉ tập ở mức độ thể thao “phong trào” thì rất khó có thành tích cao. Nếu chỉ tập ở mức độ thể thao phong trào thì rất khó có thành tích cao. Ở nước ta không có thể thao nhà nghề hoàn toàn theo kiểu phương Tây, nhưng muốn có thành tích thể thao cao thì phải có thể thao chuyên nghiệp. Giờ đây, bóng đá Việt Nam đang bước đầu đi lên chuyên nghiệp trong điều kiện cơ chế thị trường có định hướng. Từ muôn vàn những người chơi thể thao ở cơ sở (trước tiên là đối tượng trẻ), chúng ta thường chỉ chọn, đào tạo được thành một số rất ít những nhân tài thể thao đỉnh cao thực sự. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ đào thải trong tuyển chọn và đào tạo rất cao. Dù trình độ thể thao thế giới 30 năm về trước thấp hơn bây giờ nhiều nhưng đã có nhà khoa học nước ngoài tính được rằng chỉ chọn được khoảng 8-10 em trong số 5.000 trẻ ở Liên Xô, CHDC Đức và Tiệp (cũ) để chuyên tập bơi. Và sau đó, có 1 em đạt tiêu chuẩn kiện tướng (Bungacôva 1973, 1976). Nếu muốn vươn tới trình độ thể thao cấp quốc tế, vô địch châu lục, Ôlimpic, thế giới thì tỷ lệ đào thải còn cao hơn nhiều (H. 5). Ở nước ta, điều kiện sống, tập luyện còn rất thấp, mức trên càng khó đạt. Tuy không phải cứ ai có năng khiếu thể thao đều có thể đạt đến đỉnh cao tuyệt đối cả (do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan phức tạp), nhưng nếu tham gia tập luyện ở mức phổ thông phù hợp với điều kiện của mình thì từng người đều có thể nâng cao sức khoẻ, thể lực chung. Dù sao thể thao đỉnh cao với tư cách là “người mở đường" sẽ lần lượt chinh phục nhưng đỉnh cao mới, tích luỹ kinh nghiệm, hiểu biết cùng cách thức để truyền lại, thúc đẩy cho thể thao quần chúng, cấp thấp hơn (kể cả thể thao trẻ) phát triển. Ngược lại, thể thao đỉnh cao cũng phụ thuộc, dựa trên thể thao quần chúng. Nó chỉ có thể phát triển, nâng cao vững chắc trên cơ sở đó, đặc biệt là từ phong trào thể thao quần chúng trong thanh thiếu 16 niên. Nói cách khác, chúng có quan hệ chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau, nhưng không thay thế được cho nhau, cứ làm cái này tốt thì cái kia khắc cũng tốt. Ở nước ta tuy chưa có một số đẳng cấp VĐV nêu trên, nhưng tại đây vẫn trình bày nguyên bản để bạn đọc có khái niệm hoàn chỉnh về quá trình đào thải trong đào tạo VĐV cấp cao. (Bên trái - so với số lượng ban đầu; bên phải – so với số lượng cấp kề dưới). 173. TDTT thực dụng Ở đây còn có thể chia thành hai phần nhỏ hơn. TDTT thực dụng phục vụ cho lao động sản xuất và TDTT thực dụng quân sự. Xếp cái dưới vào phần này là rất tương đối. Bởi vì đối với những người làm nghĩa vụ quân sự trong một thời gian tương đối ngắn, công tác (hoạt động) quân sự không phải là nghề nghiệp lâu dài, thường xuyên suốt đời. Mặt khác, trong quân đội, cũng có nhiều loại quân nhân không hoạt động quân sự, trực tiếp (kỹ thuật, hậu cần, văn thư, quân y ), chưa kể rất nhiều binh chủng với các khí tài khác nhau thì nội dung, yêu cầu mức độ huấn luyện quân sự, thể chất quả thật rất đa dạng Dù sao, đặc điểm chức năng của nó vẫn thể hiện trong sự chuẩn bị chuyên môn của con người cho những hoạt động nghề nghiệp cụ thể (lao động sản xuất hay quốc phòng). Như vậy, TDTT thực dụng nhằm tạo tiền đề thể chất thuận lợi cho con người nắm được nghề nghiệp nào đó, tối ưu hoá hoạt động nghề nghiệp (học nhanh, làm tốt, năng suất cao hơn), đồng thời cũng tác động tốt đến con người (kể cả phòng tránh và chữa bệnh nghề nghiệp bằng hoạt động TDTT). Hiểu đúng chức năng như vậy sẽ thấy rõ thêm lao động thể lực không thể thay thế cho TDTT, nói riêng là TDTT thực dụng. Tuy rằng có thể có lúc dùng lao động thích hợp để giải trí nghỉ ngơi tích cực, nhất là đối với những người lao động trí óc, ít vận động. Căn cứ vào đặc trưng lao động, điều kiện sản xuất và đặc trưng ảnh hưởng đến con người trong đó, cần tổ chức hoạt động TDTT sao cho có thể góp phần tối ưu hoá chính quá trình lao động (trước hết là cho năng suất và sức khoẻ) như TDTT trước sản xuất, những phút TDTT ngắn tại chỗ sản xuất (như động tác thư giãn sống lưng cho những công nhân phải ngồi cúi làm việc lâu), TDTT giữa giờ, tập luyện TDTT hồi phục, giải trí sau giờ làm việc. Nói cách khác, phải căn cứ vào quy luật tối ưu hoá quá trình lao động mà sử dụng phương tiện, phương pháp liều lượng và trình tự thích hợp. Theo quan điểm tổ chức lao động khoa học hiện đại, chúng ta không những cần năng suất mà còn phải giữ gìn, nâng cao sức khoẻ cho người lao động, không thể chỉ lo lỗ lãi đơn thuần. Xét về mục đích, mức độ và hiệu quả thực chất, TDTT thực dụng gắn với TDTT cơ sở (quần chúng). Trước hết vì việc này được tiến hành trên nền tảng của sự chuẩn bị thể lực chung, chủ yếu ở giai đoạn học sinh phổ thông, cho thanh thiếùu niên. 4. TDTT hồi phục sức khoẻ Đó là một bộ phận chuyên môn của TDTT, chủ yếu dùng những bài tập thể lực để chữa bệnh hoặc hồi phục những chức năng của cơ thể đã bị rối loạn (phá vỡ) hoặc suy giảm do bệnh tật, chấn thương, quá sức hoặc các nguyên nhân khác. Thực ra hình thức này đã có từ lâu. Từ thời cổ đại, người ta đã biết dùng các hình thức và chế độ vận động để chữa bệnh. Quan điểm của Hải Thượng Lãn Ông rất rõ về vấn đề này. Ngày nay, phần chủ yếu trở thành TDTT chữa bệnh. Nội dung của TDTT chữa bệnh hiện đại gồm một tổ hợp các phương tiện và phương pháp (thể dục chữa bệnh; đi, chạy vì sức khoẻ, các bài tập thể lực khác nhằm hồi phục, chữa bệnh). Tất cả những cái đó đều phải căn cứ vào tính chất của bệnh tật, chấn thương, sự rối loạn chức năng và hình thái cơ thể như mệt mỏi triền miên - mạn tính, quá căng thẳng, những biến đổi bệnh lý theo lứa tuổi (Xin xem một ví dụ qua hình 6). Nó gắn với cả tình trạng thiếu vận động và stress ngày càng tăng trong xã hội văn minh hiện đại với tổ chức lao động mới. Đáng lưu ý, theo kết quả điều tra rộng rãi trên nhiều nước, con số những người đang ở giữa khoảng bình thường và bệnh lý về trạng thái chức năng chiếm phần rất lớn, có nơi đã đến mức báo động. Chúng ta đang quan tâm không chỉ đến chế độ, mức vận động hàng ngày để chữa bệnh, gìn giữ sức khoẻ mà còn cả những cách thức rèn luyện thân thể khác nhau (cá nhân hay tập thể, tại nhà hay ở câu lạc bộ, kết hợp giữa hiện đại và dân tộc, Đông và Tây ). 18 Trong thể thao đỉnh cao, lượng vận động tập luyện và thi đấu của VĐV ngày càng cao, đến mức khó tưởng tượng nổi theo quan niệm cũ. Vấn đề hồi phục nhanh, tốt hơn sức lực để nâng cao năng lực vận động càng trở nên nổi bật. Thậm chí có một số chuyên gia các nước đề nghị tăng khối lượng vận động của VĐV cấp cao tới khoảng 2.000 giờ tập, thi đấu trên 340 – 360 ngày trong một năm. Rõ ràng, muốn "tiêu" được những lượng vận động lớn và kéo dài như vậy (không phải chỉ trong một năm) thì phải hồi phục tốt những khả năng chức năng và thích nghi của cơ thể, đặc biệt với các VĐV bị quá sức hoặc chấn thương. Bảng dưới đây giới thiệu một số phương án hồi phục thể thao theo các phương hướng huấn luyện khác nhau cho các VĐV cấp cao hiện đại (xem bảng 2). 19 Bảng 2: Các phương án hồi phục theo những phương hướng khác nhau cho VĐV cấp cao Những tổ hợp tác động chọn lọc Những tổ hợp tác động toàn bộ Sau lượng vận động tốc độ Sau lượng vận động yếm khí Sau lượng vận động ưa khí TỔ HỢP 1 1. Tắm khô nóng 2. Xoa bóp chung bằng tay 3. Liệu pháp iôn 1. Tắm nước ấm khuynh diệp 2. Chiếu tia cực tím 3. Liệu pháp iôn 1. Tắm nước nóng tùng bách 2. Chiếu tia tử ngoại3. Liệu pháp iôn 1. Tắm nước bể nóng 2. Xoa bóp tăng trương lực 3. Liệu pháp iôn TỔ HỢP 1 1. Xoa bóp phân thuỷ 2. Xoa bóp chung bằng tay 3. Chiếu tia tử ngoại 1. Tắm khô nóng 2. Chiếu tia tử ngoại 3. Liệu pháp iôn 1. Tắm oxy 2. Chiếu tia tử ngoại3. Liệu pháp iôn 1. Tắm nước khoáng2. Xoa bóp hydro 3. Chiếu tia hồng ngoại TỔ HỢP 3 1. Tắm nước ấm tùng bách 2. Xoa bóp hydro 3. Liệu pháp iôn 1. Tắm nước ấm bằng vòi hoa sen 2. Chiếu tia tử ngoại 3. Liệu pháp iôn 1. Tắm nước nóng tùng bách 2. Làm tăng oxy 3. Chiếu tia tử ngoại1. Tắm nước ấm bằng vòi hoa sen 2. Xoa bóp tăng trương lực 3. Chiếu tia tử ngoại 20 5. TDTT vệ sinh, giải trí bao gồm hai phần chính nhỏ hơn - Thể dục vệ sinh hàng ngày trong đời sống, như thể dục sáng, đi dạo chơi hoặc những tập luyện nhẹ nhàng khác, thường được tiến hành tại nhà hoặc xung quanh nơi ở, công viên. - TDTT giải trí, nghỉ ngơi tích cực theo sở thích như tham quan, du lịch, đi săn (ở nơi được phép) bằng cách đi bộ, xe đạp, leo núi, chèo thuyền với lượng vận động không nặng và không theo quy định thật chặt chẽ. Nói cách khác đó là những hình thức giải trí ưu thế bằng những vận động tích cực theo sở thích, nhằm điều chỉnh hoặc tối ưu hoá, bình thường hoá tương đối nhanh trạng thái tâm - sinh lý của cơ thể, tạo đà tốt cho những hoạt động cơ bản trong đời sống của từng người, tuy rằng chúng ảnh hưởng không nhiều đến thể chất và phát triển thân thể. Do vậy, cần coi đó là một trong những thành tố quan trọng trong đời sống (nhất là với thế hệ trẻ). Mặt khác muốn thực thi tốt thì phải kết hợp với các thành phần khác trong TDTT, trước hết là TDTT cơ sở. Điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta (kể cả mức sống) còn nhiều khó khăn nên việc mở rộng hình thức này còn có những hạn chế nhất định. Dù sao cũng rất cần quan tâm, khuyến khích phát triển phù hợp theo khả năng và điều kiện để góp phần xây dựng lối sống mới, đẩy lùi những tệ nạn xã hội, trước hết trong thanh niên. Đó trước hết là trách nhiệm của ngành TDTT, đoàn thanh niên và các tổ chức du lịch. Xu thế và hình thức này đang phát triển rất mạnh và đa dạng ở nước ta cũng như trên thế giới. Qua hình 4 và bảng 1, tuy mới ở mức khái quát, ta không chỉ biết được những thành phần cơ bản mà còn cả nhưng tiềm năng (chức năng) với những thành phần biến dạng chính của chúng. Có thể khai thác, sử dụng chúng nhằm thoả mãn những nhu cầu của xã hội, tập thể và từng cá nhân. Ví dụ, nếu định chuẩn bị (tạo cơ sở) về thể lực chung, giáo dục thể chất cơ bản và giáo dưỡng thể chất nhiều mặt (tạo vốn kỹ năng vận động cơ bản ban đầu phong phú) thì tất nhiên phải tìm chọn những mức độ, phương tiện và phương pháp thuộc bộ phận TDTT cơ sở, tuy có thể xem xét phần nào cả ở các bộ phận khác, nhưng không thể thay thế được thành phần quan trọng, liên quan nhiều nhất trên. Cho dù thể thao đỉnh cao có đòi hỏi những cơ sở khoa học chặt chẽ nhất, có vai trò thực nghiệm mở đường, nhưng những thành tựu của nó cũng không thể chuyển dịch, áp dụng máy móc vào TDTT cơ sở, không đơn thuần chỉ ở chỗ giảm liều lượng, cũng như cho rằng huấn luyện của thể thao trẻ là huấn luyện của thể thao người lớn thu hẹp lại và giảm nhẹ đi. Nếu định phát triển và hoàn thiện đến mức cao nhất những năng lực thể chất chuyên biệt cùng những kỹ năng, kỹ xảo vận động (làm VĐV cấp cao) thì ở đây TDTT cơ sở chỉ là những tiền đề ban đầu. Phương tiện hữu hiệu và đích thực nhất phải là thể thao. Còn nếu chỉ định tối ưu hoá trạng thái chức năng tức thời của cơ thể thì những hình thức TDTT sức khoẻ, giải trí tích cực lại là thích hợp nhất. Không thể trông chờ từ đây có thể rèn luyện thể lực cơ bản và hoàn thiện tối đa những năng lực về mặt này. Việc phân chia các thành phần cùng những chức năng tương ứng, ưu thế của TDTT chỉ có nghĩa định hướng tương đối, tuy bước đầu phải làm như vậy. Trong thực tếâ, chúng giao thoa, lai tạo, kết hợp với nhau và với các mặt văn hoá khác còn phức tạp hơn nhiều. Cần phải tính toán cho đủ, đúng những mối liên hệ hữu cơ này. Đồng thời vẫn phải nắm chắc những đặc trưng chuyên biệt chủ yếu nhất, có liên quan đến trách nhiệm và nhiệm vụ của những người làm công tác TDTT cụ thể với các đối tượng khác nhau. Cũng như một số lĩnh vực văn hoá nghệ thuật khác, TDTT cũng có những hình thức công diễn đa dạng như diễu hành thể dục thể thao, biểu diễn thể thao. Không ít các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc, văn hoá, ca nhạc, điện ảnh có chủ đề về TDTT (nhất là thể thao). Qua đó không chỉ phản ánh hiện tượng TDTT mà còn cả trình độ phát triển của những lĩnh vực văn hoá nghệ thuật kia. Những công


Page 3