Bản thân em đã thực hiện tính dân chủ kỉ luật như thế nào trong đội sống

Câu 1:

Em luôn luôn tự giác chấp hành kỉ luật của nhà trường : đi học đúng giờ, nghỉ học phải xin phép, trước khi đi học và lúc đi học về thưa trình với cha mẹ ; trong lớp tập trung tư tưởng nghe bài giảng, hăng hái phát biểu ý kiến nhưng không làm mất trật tự lớp học, tuân theo sự điều hành của thầy cô giáo, của lớp trưởng... Em tự kiểm tra mình đã làm đúng những điều rất bình thường đó chưa ?

Trả lời:

Bản thân em đã làm đúng những điều rất bình thường đó. Em luôn luôn làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, chăm chú nghe giảng trong giờ học, đi học đúng giờ, tuân theo sự điều hành của thầy cô giáo, của lớp trưởng…

Câu 2:

Đi tham quan, cắm trại, thăm di tích lịch sử, triển lãm..., em tự giác chấp hành kỉ luật : không đi xa nơi quy định, không đi chơi một mình (những lúc tắm sông, tắm biển), không viết, vẽ bậy vào di tích lịch sử, không sờ tay vào các hiện vật... Có lần nào em vi phạm những điều nói trên ?

Trả lời:

Khi đi tham quan, cắm trại, thăm di tích lịch sử, triển lãm..., em đã có ý thức tự giác chấp hành kỉ luật : không đi xa nơi quy định, , không viết, vẽ bậy vào di tích lịch sử, không sờ tay vào các hiện vật...

Câu 3:

Trên đường đi học hoặc đi chơi... em nghiêm chỉnh thực hiện luật lệ giao thông : không đi xe đạp hàng ba, hàng hai ; không vượt đèn đỏ ở ngã tư ; luôn đi bộ bên phải trên vỉa hè hoặc sát vệ đường... Tự giác xem lại có lúc nào đó em đã vi phạm?

Trả lời:

Khi tham gia giao thông thỉnh thoảng em vẫn chưa chấp hành đúng luật giao thông: đi xe dàn hàng 2, hàng 3; vượt đèn đỏ.

Câu 4:

Em tìm hiểu ờ địa phương mình hiện nay "Quy chế dân chủ ở cơ sở" đang được thực hiện như thế nào ? Em tìm một số dẫn chứng để minh hoạ điều tốt và chưa tốt trong thực hiện "Quy chế dân chủ" ở địa phương em đang sống.

Trả lời:

Ở địa phương em hiện nay "Quy chế dân chủ ở cơ sở" đang được thực hiện rất tốt. Tất cả những người dân đều được tham gia vào bầu cử bộ máy quản lý địa phương, luôn thông báo tất cả những thông tin cụ thể về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân.

Câu 5:

Em ghi nhớ :

Nước ta là nước dân chủ ;

Bao nhiêu lợi ích đều vì dân ;

Bao nhiêu quyền hạn đều của dân ;

Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.

(Hồ Chí Minh)

- Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước. 

(Tục ngữ)

Loigiaihay.com

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Bản thân em đã thực hiện được tính dân chủ kỉ luật trong học tập và rèn luyện chưa? Vì sao?

Các câu hỏi tương tự

Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 3: Dân chủ và kỷ luật giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9 (Ngắn Gọn)

  • Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Dân chủ phải đi đôi với kỉ luật tại vì tính dân chủ thiên về tự do thể hiện những ý kiến quan điểm, lập trường, hành động của cá nhân. Tuy nhiên nếu như mỗi cá nhân đều chỉ biết làm theo ý muốn, sở thích của mình thì cộng đồng, tập thể xã hội sẽ trở nên hỗn loạn, cần có kỉ luật để con người điều chỉnh hành vi và có khuôn khổ trọng việc thể hiện hành động của cá nhân mình.

Hiệu quả của hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào dân chủ và kỉ luật. Nhờ có dân chủ, các bạn có thể tham gia đóng góp ý kiến, nói lên những quan điểm cá nhân mang tính xây dựng để trường lớp ngày càng đi lên. Tuy nhiên, những hành động việc làm của các bạn phải nằm trong khuôn khổ đó là kỉ luật, nhờ có kỉ luật các bạn mới có thể điều chỉnh hành vi của mình.

– Những biểu hiện thiếu dân chủ: Làm theo sự áp đặt của thầy cô, cha mẹ, không có quyền nói lên ý kiến cá nhân mình, trong cuộc họp chỉ có lãnh đạo được lên tiếng chỉ đạo, nhân viên không có quyền đóng góp,…

– Những biểu hiện vô kỉ luật: Nói leo trong giờ học, tranh nhau phát biểu ý kiến trong hội nghị, làm theo ý muốn của mình không quan tâm đến người khác,…

– Những biểu hiện tốt: Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, đóng góp những ý tưởng cho Đoàn đội, tham gia xây dựng lớp trở thành tập thể tiên tiến, trò chuyện và nói lên những suy nghĩ của bản thân với bố mẹ, thực hiện tốt quy định của trường, lớp.

– Những biểu hiện chưa tốt: Đôi khi còn phát biểu tự do trong giờ, còn đi học muộn

– Cách khắc phục: Tự ý thức được hành vi của bản thân và sửa chữa

Để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật, học sinh cần phải:

– Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân

– Dám nghĩ dám làm

– Dám nói lên những suy nghĩ của mình

– Không buông thả, sống có nguyên tắc, kỉ luật

Hành vi nào dưới đây là thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật?

A. Chăm chú lắng nghe thầy cô giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài

B. Nói dự do, nói đế lời thầy cô khi thầy cô đang giảng bài

C. Lớp trưởng tự đề ra kế hoạch thu tiền của các bạn trong lớp để gây quỹ

D. Tranh nhau phát biểu ý kiến trong các cuộc họp lớp/sinh hoạt Đội

Chọn đáp án A

Ý kiến Đúng Sai
A. Dân chủ là mọi người có quyền được nói, được làm bất cứ việc gì, ở đâu X
A. Thực hiện dân chủ sẽ phát huy được sự đóng góp của mọi người vào công việc chung X
A. Kỉ luật sẽ làm cản trở sự phát huy tinh thần dân chủ và hạn chế tài năng của con người X
A. Dân chủ đi đôi với kỉ luật sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể X
A. Trong nhà trường chỉ có kỉ luật, không cần có dân chủ X
A. Chỉ trong quân đội mới cần có kỉ luật X

Thực hiên tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể; tạo điểu kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp; nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, lao động và hoạt động xã hội

I II
A. Dân chủ là biện pháp 1. Tạo điều kiện để mọi người được phát huy quyền làm chủ
A. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được 1. Phát triển của con người và xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp
A. Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động, tạo điều kiện cho sự 1. Sự đóng góp của mình vào những công việc chung
A. Cán bộ lãnh đạo và các tổ chức xã hội có trách nhiệm phải 1. Thực hiện có hiệu quả
A. Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật

Đáp án: A – 1, B – 4, C – 2, D – 3

a. Em tán thành với ý kiến của các bạn cho rằng tự do dân chủ nhưng phải có kỉ luật phải tôn trọng quy định chung và tôn trọng mọi người thì ý kiến đóng góp mới có hiệu quả. Tại vì nếu như không có kỉ luật tập thể sẽ trở nên rối loạn, không có được ý kiến chung.

b. Chúng ta phải sử dụng quyền dân chủ một cách có kỉ luật , có ý thức thể hiện quyền dân chủ của mình một cách đúng cách, đúng mức độ, đúng thời điểm.

Nếu thấy có hành vi thiếu tôn trọng kỉ luật và biểu hiện thiếu dân chủ trong cuộc sống thì em sẽ nhắc nhở và phê bình những hành vi đó, nếu có thể, em sẽ lên tiếng để đòi lại quyền dân chủ hoặc nhờ vào sự vào cuộc của cơ quan chính quyền để có phương án xử lí.

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 3: Dân chủ và kỷ luật giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9 (Ngắn Gọn)

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Lời giải:

Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội.

Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung.

Lời giải:

Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.

Lời giải:

Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ góp phần:

+ Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người;

+ Tạo cơ hội cho mọi người phát triển;

+ Xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội.

Lời giải:

– Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật.

– Học sinh phải vầng lời cha mẹ, thầy cô giáo. Thực hiện đúng quy định của lớp, của trường, phát huy quyền dân chủ và có ý thức kỉ luật của một công dân.

A. Dân chủ là được tham gia bàn bạc công việc chung.

B. Kỉ luật làm hạn chế tinh thần dân chủ.

C. Có kỉ luật, dân chủ mới được thực hiện có hiệu quả.

D. Dân chủ là được làm tất cả những gì mình thích.

E. Dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, E

A. Chỉ cho người được chỉ định trước phát biểu ý kiến.

B. Giám đốc tự quyết định mọi vấn đề trong công ty.

C. Bàn bạc tập thể trước khi quyết định vấn đề chung.

D. Ban chỉ huy Chi đội tự lên danh sách đề cử cho Đại hội Chi đó.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu hỏi:

1/ Theo em, việc làm của ông Nam là đúng hay sai? Vì sao?

2/ Nếu em là một công dân sống cùng tổ dân phố với ông Nam sẽ xử sự như thế nào khi đọc được thông báo đó? Vì sao?

Lời giải:

1/ Việc làm của ông Nam là sai, thiếu dân chủ. Bởi vì, quy định chung phải được bàn bạc, thảo luận, mọi người ra ý kiến.

2/ Nếu là em, em sẽ không đồng tình với thông báo đó. Em sẽ triệu taapkj mọi người trình bày ý kiến, phản ánh việc làm của ông Nam.

Câu hỏi:

1/ Em có đồng tình với suy nghĩ của bạn lớp trưởng không ? Vì sao ?

2/ Bạn Minh làm như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?

3/ Theo em, trong tình huống ấy, cô giáo chủ nhiệm sẽ xử sự như thế nào?

Lời giải:

1/ Em không suy nghĩ việc làm của bạn lớp trưởng. Bạn thể hiện là người thiếu kỉ luật và thiếu dân chủ, tất cả các bạn trong lớp đều có quyền theo dõi, nêu ý kiến.

2/ Bạn Minh làm như vậy là đúng. Bởi vì, bạn Minh có quyền đó, và có làm như vậy thì tập thể mới tốt lên được.

3/ Theo em, cô giáo chủ nhiệm sẽ khen ngợi cả lớp trưởng và bạn Minh vì đã làm tốt nhiệm vụ của mình. Đồng thời nhắc nhở cả lớp vì đã vi phạm.

Câu hỏi:

1/ Em đánh giá như thế nào về việc làm của bà My ?

2/ Nếu gia đình em ở trong hoàn cảnh như bà My, em sẽ xử sự như thế nào?

Lời giải:

1/ Việc làm của bà My không có tính kỉ luật, đáng lên án, không tôn trọng không gian của mọi người.

2/ Nếu đó là gia đình em, em sẽ nhắc nhở khách để xe đúng quy định. Về lâu dài, em sẽ thiết kế khu để xe để không xảy ra tình trạng đó.

Lời giải:

– Cuộc họp bàn tổ trưởng dân phố, chỉ có một vài người có chức quyền tham gia.

– Tham gia hoạt động văn nghệ 26 – 3, các bạn được tham gia do lớp phó văn thể quyết định.

– Lớp trưởng quyết định mỗi bạn đóng 50 nghìn ủng hộ người nghèo mà không thông qua lớp.

Lời giải:

Em không đồng tình với quan điểm trên, việc thắt chặt kỉ luật rất quan trọng. Nhưng bên cạnh đó, phải được sự thống nhất, đồng tình của các bạn học sinh, không được quá áp đặt.

Lời giải:

Em hãy lên kế hoạch theo các tiêu chí sau:

   – Kế hoạch để hoàn thành bài tập.

   – Thời gian đến lớp, ra về.

   – Học nhóm và các hoạt động tập thể.

   – Trực nhật và lao động công ích…

Trả lời câu hỏi trang 19 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

1/ Tinh thần dân chủ trong thông tin trên được biểu hiện như thể nào?

2/ Em có suy nghĩ gì về hoạt động “Tiếng nói trẻ em” mà Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức?

Lời giải:

1/ TP. Hồ Chí Minh tổ chức buổi gặp mặt đẩu xuân với đại diện của hơn 1,7 triệu học sinh tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn thành phố để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những suy nghĩ, kiến nghị của các em. Sau đó, đưa ra phương pháp điều chỉnh cho phù hợp với tâm tư đó. Qua đó, các em đã được nói lên suy nghĩ của mình.

2/ Hoạt động “Tiếng nói trẻ em” mà Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức là một hoạt động có tính nhân bản, nhân văn, dân chủ sâu sắc. Những ý kiến hết sức xác đáng và niềm mong mỏi của các em đã gợi mở ra nhiều vấn đề tưởng chừng như đã bị lãng quên. Lần đầu tiên ý kiến của các em đã được lưu tâm, chú ý và được khắc phục, giúp các em học tập tốt hơn.

Video liên quan

Chủ đề