Bảng đánh giá nguy cơ huyết khối năm 2024

Thang điểm VTE-PREDICT được phát triển và thẩm định dựa trên dữ liệu từ 74,398 bệnh nhân, gồm hai mô hình: (1) Mô hình dự đoán nguy cơ tái phát huyết khối tĩnh mạch và (2) Mô hình dự đoán xuất huyết có ý nghĩa lâm sàng. Cả hai mô hình đều có thể sử dụng để dự đoán nguy cơ 1 năm và 5 năm ở bệnh nhân.

Bảng đánh giá nguy cơ huyết khối năm 2024

Hình 2. Giao diện website https://vtepredict.com/

VTE-PREDICT sử dụng 14 đặc điểm đơn giản, sẵn có ở bệnh nhân và có thể đánh giá theo thời gian thực (Bảng 1). Ngoài ra, có thể truy cập vào thang điểm này hoàn toàn miễn phí trên website https://vtepredict.com/ (Hình 2), tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra các quyết định ngừng hoặc tiếp tục đều trị chống đông cá thể hoá theo thời gian thực trên từng bệnh nhân.

Bảng 1. Các đặc điểm của bệnh nhân sử dụng để đánh giá trong thang điểm VTE-PREDICT

- Giới tính

- Có/ không phẫu thuật, chấn thương hoặc bất động

- Tuổi

- Có/ không tiền sử ung thư

- Bệnh nhân VTE đã sử dụng chống đông > 3 tháng

- Có/ không tiền sử xuất huyết

- Có/ không sử dụng thuốc ức chế kết tập tiểu cầu

- Có/ không tiền sử đột quỵ

- Có/ không sử dụng NSAIDs

- BMI

- Có/ không thuyên tắc động mạch phổi

- Huyết áp tâm thu

- Có/ không sử dụng liệu pháp estrogen

- Hemoglobin

Thang điểm VTE-PREDICT là một bước tiến mới trong việc cá thể hoá điều trị chống đông ở bệnh nhân. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như:

- Có sự khác nhau giữa định nghĩa tái phát VTE và định nghĩa xuất huyết có ý nghĩa lâm sàng giữa các nghiên cứu được sử dụng để xây dựng thang điểm.

- Trong các nghiên cứu thẩm định ngoài, hiệu suất của mô hình dự đoán nguy cơ tái phát VTE là đồng nhất, nhưng hiệu suất của mô hình dự đoán nguy cơ xuất huyết lại khác nhau.

- Trong các nghiên cứu được sử dụng để xây dựng thang điểm, các ca tử vong không thể loại trừ nguyên nhân PE đã được tính như là tái phát VTE. Tỷ lệ tử vong trên số lần tái phát VTE không rõ, do đó có thể làm giảm hiệu suất của mô hình.

- Nhóm nghiên cứu đã giả định rằng hiệu quả điều trị tương đối không thay đổi theo thời gian, theo nghiên cứu và đồng nhất giữa tất cả các bệnh nhân. Tuy nhiên, không có dữ liệu về hiệu quả điều trị lâu dài với DOACs.

- Chưa có nghiên cứu đối đầu giữa các DOACs nên việc lựa chọn nên dựa trên tính sẵn có của thuốc, yêu cầu của bệnh nhân, sau đó mới sử dụng thang điểm để đánh giá rủi ro và hiệu quả điều trị.

Tóm lại, thang điểm VTE-PREDICT ước tính được nguy cơ tái phát VTE và nguy cơ xuất huyết ở bệnh nhân VTE không có bệnh ung thư đang hoạt động và đã hoàn thành liệu trình chống đông 3 tháng ban đầu, hỗ trợ việc đưa ra quyết định lâm sàng cá thể hoá trên từng bệnh nhân.

Biên soạn: DS. Lê Minh Hồng - Khoa Dược, Bệnh viện TWQĐ 108

Hiệu đính: DS. Lê Thị Mỹ - Khoa Dược, Bệnh viện TWQĐ 108

Tài liệu tham khảo

1. Maria A de Winter, Harry R Büller, Marc Carrier, Alexander T Cohen, John-Bjarne Hansen, Karin A H Kaasjager, Ajay K Kakkar, Saskia Middeldorp, Gary E Raskob, Henrik T Sørensen, Frank L J Visseren, Philip S Wells, Jannick A N Dorresteijn, Mathilde Nijkeuter, VTE-PREDICT study group, Recurrent venous thromboembolism and bleeding with extended anticoagulation: the VTE-PREDICT risk score, European Heart Journal, 2023;, ehac776, https://doi.org/10.1093/eurheartj/ehac776

Đặc điểm lâm sàng Suy tim sung huyết / Suy chức năng tâm thất trái (1 điểm) Tăng huyết áp (1 điểm) Bệnh tiểu đường (1 điểm) Tiền sử đột quỵ, tai biến mạch máu não thoáng qua hoặc thuyên tắc huyết khối (2 điểm) Bệnh mạch máu (tiền sử nhồi máu cơ tim, bệnh mạch ngoại biên hoặc xơ vữa động mạch) (1 điểm) Tuổi 65-74 tuổi (1 điểm) ≥75 tuổi (2 điểm) Giới tính Nữ (1 điểm) Nam (0 điểm)

Tổng số điểm tiêu chuẩn:

0 điểm: 0%/năm 1 điểm: 1,3%/năm 2 điểm: 2,2%/năm 3 điểm: 3,2%/năm 4 điểm: 4%/năm 5 điểm: 6,7%/năm 6 điểm: 9,8%/năm 7 điểm: 9,6%/năm 8 điểm: 6,7%/năm 9 điểm: 15,2%/năm

Thang điểm IMPROVE giúp đánh giá nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân đang nằm điều trị Nội Khoa tại bệnh viện. Sau khi đã được đánh giá nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch bằng thang điểm PADUA với số điểm ≥ 4 (cần điều trị dự phòng).

Tổng điểm Ý nghĩa ≥ 7 Nguy cơ chảy máu nặng, hoặc chảy máu có ý nghĩa lâm sàng < 7 Nguy cơ chảy thấp có thể áp dụng các biện pháp điều trị dự phòng bằng thuốc chống đông .

Chi tiết tại: Dự phòng huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân Nội khoa


Trước khi chỉ định dự phòng bằng thuốc chống đông, BN cần được xét nghiệm công thức máu (chú ý tiểu cầu), chức năng thận, một số xét nghiệm đông máu cơ bản như INR, aPTT…

Chống chỉ định tuyệt đối (1)

Không dùng chống đông khi có 1 trong các yếu tố dưới đây. Nên lựa chọn phương pháp dự phòng cơ học

  • Suy gan nặng
  • Xuất huyết não
  • Tình trạng xuất huyết đang tiến triển (VD: xuất huyết do loét dạ dày tá tràng)
  • Tiền sử xuất huyết giảm tiểu cầu, nhất là HIT
  • Giảm tiểu cầu, với số lượng tiểu cầu < 50.000/µl
  • Dị ứng thuốc chống đông
  • Rối loạn đông máu bẩm sinh hay mắc phải (VD hemophilia) Chống chỉ định tương đối (thận trọng)

Trì hoãn sử dụng chống đông cho đến khi nguy cơ xuất huyết đã giảm

  • Chọc dò tuỷ sống
  • Suy thận nặng (MLCT ≤ 30 ml/phút)
  • Đang dùng các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (Aspirin, Clopidogrel…)
  • Số lượng tiều cầu <100.000/µl
  • Tăng huyết áp nặng chưa được kiểm soát (HAtâm thu > 180 mmHg, và/hoặc HAtâm trương > 110 mmHg)
  • Mới phẫu thuật sọ não, phẫu thuật tuỷ sống hay có xuất huyết nội nhãn cầu
  • Phụ nữ ở giai đoạn chuẩn bị chuyển dạ, với nguy cơ chảy máu cao (rau tiền đạo…)

(1) Tất cả các BN nhập viện, đang duy trì điều trị bằng thuốc chống đông, sẽ không được chỉ định dự phòng bằng thuốc chống đông