Bánh xèo mực bao nhiêu 1 cái quán đạt năm 2024

Bánh căn bánh xèo Ninh Thuận vang danh bởi hương vị thơm ngon, kèm với đó là công thức độc đáo khiến ai ăn vào đều nhớ mãi không nguôi. Thế nên, MIA.vn sẽ cũng bạn tìm hiểu xem món ăn này có gì khác lạ mà ai đi du lịch Ninh Thuận cũng đều phải thử một lần.

Bánh căn bánh xèo Ninh Thuận chinh phục biết bao nhiêu người vì mùi vị thơm ngon khó tả. Và lại càng đặc biệt hơn khi kết hợp với 4 loại nước chấm thần thánh mà chỉ vùng quê chảo lửa nơi đây mới có.

1.1 Bánh căn bánh xèo Ninh Thuận có gì đặc biệt?

Được mệnh danh là món ăn dân dã nhưng lại có khả năng quyến rũ bất kỳ ai từng nếm thử. Chiếc bánh xèo béo ngậy, giòn tan, nóng hỏi vừa thổi vừa ăn khiến ai khi đặt chân đến vùng đất này cũng đều muốn thưởng thức.

Bí quyết để món bánh xèo Phan Rang chinh phục mọi khẩu vị là vì được đổ trong những khuôn đất nung, khác hẳn so với phương pháp nấu bằng chảo của người miền Nam. Cụ thể, bánh được đổ vào trong những chiếc khuôn nhỏ bằng bàn tay xòe của người lớn. Với kích thước nhỏ gọn nên bạn sẽ không bị ngán dù ăn đến 2 - 3 cái.

1.2 Nguồn gốc và tên gọi bánh căn, bánh xèo Phan Rang

Theo những cụ lớn trong lang cho biết, làng Thái An, Mỹ Tân và Mỹ Tường là 3 nơi tạo ra món bánh căn, bánh xèo ngon nhất huyện Ninh Hải. Trong đó, món bánh xèo có nguồn gốc từ Bình Định, còn chiếc bánh căn thì xuất phát từ Ninh Thuận. Vốn dĩ như vậy là vì người Ninh Thuận phần lớn gốc tại Bình Định và Phú Yên và họ di cư đến đây vào thời vua Minh Mạng nằm 1835.

Lúc đầu, người ta gọi bánh xèo là chiếc bánh tròn hoặc bánh mặt trời, cái tên này dựa trên hình dáng của nó. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, tiếng “xèo xèo” khi đỗ đã khiến nó được gọi theo cách mới - Bánh xèo. Còn tên gọi của chiếc bánh căn không biết có ý nghĩa gì, nhưng theo lời người Chăm nói, món này khi thành phẩm có hình dáng căng tròn như bầu sữa mẹ khi sinh con. Giải thích cho điều này, là vì khuôn đúc bánh căn khi úp ngược lại giống hệt hình ngực của người phụ nữ. Ngoài ra, sữa trong bộ phận ấy có màu trắng đục, cũng giống như bột đổ của bánh căn.

Xem thêm: Bánh canh chả cá Phan Rang, món ăn nồng nàn hương vị biển

Nếu bạn nghĩ chỉ vì khác biệt về khuôn bánh mà có thể tạo nên hương vị đặc biệt của món bánh căn bánh xèo Ninh Thuận thì bạn lầm rồi. Để tạo nên thứ bánh ngon điên đảo lòng người này thì cần có sự kết hợp của những nguyên liệu và yếu tố khác.

2.1 Bột bánh

Điều làm nên sự đặc biệt trong hương vị bột bánh nơi đây chính là sự tích hợp từ gạo tẻ và đậu xanh lòng đã bóc vỏ. Trước xay nhuyễn trên máy nhiều lần để thành bột mịn, thì 2 nguyên liệu này sẽ được ngâm trong nước tầm 3 tiếng. Như mọi nơi khác, bánh xèo đổ tới đâu ăn tới đó nên giữ được độ nóng khiến vỏ bánh càng mềm thơm.

2.2 Mỡ heo (chỉ dùng cho bánh xèo)

Bạn có thắc mắc vì sao món bánh xèo Ninh Thuận là có lớp vỏ giòn ngon đến vậy, đó là vì trước khi đổ, người ta dùng mỡ heo để thoa lên khuôn. Vốn dĩ như vậy là vì mỡ heo khi thắng lên có vị béo, tóp lại thì giòn và có thể dùng làm nhân thay cho nhân mực, thịt hoặc trứng,...những lúc cấp bách. Nhưng không phải mỡ ở đâu cũng có thể tạo được độ giòn cho bánh. Vì thế, người bán bánh sẽ chọn lựa cẩn thận những phần mỡ đùi hoặc mỡ bụng nhưng phải sát đường sống lưng. Đây là những chỗ mỡ heo đổ bánh sẽ ngon nhất và cho ra cũng nhiều nhất.

2.3 Nhân đổ bánh căn bánh xèo Ninh Thuận

Khác với chiếc bánh xèo, bánh khọt ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nhân thông thường khi đúc bánh sẽ cắt nhỏ và trộn chung với nhau. Riêng bánh căn bánh xèo Ninh Thuận sẽ được dùng tôm, mực, thịt heo, da heo chiên giòn, cá cơm hoặc trứng (trứng gà, cút, vịt) để làm nhân. Đối với bánh căn khi đúc xong sẽ rưới hành lá sắt nhỏ lên. Bánh xèo có phần đặc biệt hơn chút, vì bạn có thể cho thêm giá đỗ, hành tây và hành lá cho món ăn thêm phần bắt mắt.

Việc làm nhân bánh căn bánh xèo Ninh Thuận theo cách này khi ăn sẽ tạo cảm giác thích thú hơn. Ngoài ra, với cách thức tách riêng này, thì bạn cũng dễ dàng kiểm tra xem có bỏ đủ nhân đúng theo yêu cầu của bạn hay không.

2.4 Nước chấm

Bánh căn bánh xèo Ninh Thuận có đến 4 loại nước chấm bao gồm: Nước mắm đậu phộng, nước mắm nêm (mắm cái), nước mắm ớt cà chua, và nước cá kho (thường dùng cho bánh căn). Loại nước chấm này không đơn giản như các chế biến của nước mắm chua ngọt mà bạn hay gặp, mà nó là sự kết hợp của một chút mắm nêm, cà chua, đậu phộng giã nát kèm theo các gia vị khác. Quá trình tạo ra cần tỉ mỉ ngay từ công đoạn đầu tiên, nước mắm pha như nước mắm nhỉ, mắm cá cơm thì cần đạt chất lượng cao, còn riêng nước mắm nêm thì phải đúng độ đạm, ủ đủ ngày.

2.5 Lửa

Có thể bạn không ngờ, nhưng yếu tố này chính là chìa khóa khiến món bánh nơi đây thêm phần đặt biệt. Đổ bánh căn bánh xèo Ninh Thuận phải dùng hoàn toàn bằng than chứ không dùng củi như nơi khác. Sở dĩ chọn than là vì nó không làm lửa quá to, cũng không quá yếu mà giữ được nhiệt độ vừa phải nên bánh giòn, thơm ngon.

Như đã đề cập, bánh căn bánh xèo Ninh Thuận được dùng kèm với 4 loại mắm. Trong 4 loại này, mắm nêm là thứ được nhiều bạn ưa thích nhất vì vị thơm ngon đặc trưng. Về công thức pha chế thì tùy theo khẩu vị mỗi người, nhưng mắm ngon là phải có mùi thơm, độ mặn ngọt vừa ý, để còn vừa ăn, vừa húp.

Bạn có thể pha trộn cả 3 loại nước chấm lại với nhau (mắm nêm, mắm ớt cà chua và mắm đậu phộng), sau đó dã nhuyễn một chút ớt, vắt tí chanh rồi khuấy đều để tạo thành dĩa nước chấm chuẩn bài. Nhớ lưu công thức pha nước chấm thần thánh này vào cẩm nang du lịch của bạn nhé!

Nếu bạn lo bị ngán thì có thể cuộn cùng với bánh tráng, thêm chút rau sống, xoài chua,... hay nhâm nhi cùng chút rượu nho Ninh Thuận thì quả thật là ngon hết nước chấm.

Được mệnh danh là vùng quê “chảo lửa”, thời tiết nắng nóng quanh năm. Vì thế, bạn nên chọn thưởng thức món bánh căn bánh xèo Ninh Thuận vào lúc trời về chiều, mát mẻ. Ngồi hàng quán lề đường, gió thổi nhè nhẹ hay vào những ngày mưa râm râm, trời có gió lạnh, ăn bánh xèo nóng hổi thì còn gì bằng.

Không quá khó để tìm kiếm một quán bán bánh căn bánh xèo Ninh Thuận tại xứ nho. Nhưng theo kinh nghiệm du lịch Ninh Thuận của MIA.vn thì bạn cần có danh sách các quán ưng ý để tránh mất thời gian lang thang, lần mò. Còn nếu chưa có thì bạn hãy tham khảo 1 số quán sau:

- Bánh căn, bánh xèo Ba Bồn: Tại vòng xoay Ba Bồn, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải. - Bánh xèo Phương Thảo: Tại số 16 đường Quang Trung – phường Kinh Dinh, thành phố Phan Rang.

- Bánh căn, bánh xèo Hồ Cá Phan Rang: Tại số 80 đường Trần Quang Diệu, phường Thanh Sơn, thành phố Phan Rang.

- Bánh căn, bánh xèo Vinh: nằm trên ngã tư đường Yên Ninh, đường 16 tháng 4, phường Văn Hải, thành phố Phan Rang.

- Bánh căn, bánh xèo số 448 đường 21 tháng 8: Tại phường Phủ Hà, thành phố Phan Rang.

- Bánh căn, bánh xèo đường Quang Trung: Tại 22 đường Quang Trung, phường Tấn Tài, thành phố Phan Rang.

- Bánh xèo Quê Hương: Tại số 133 đường Trần Quang Diệu, phường Thanh Sơn, thành phố Phan Rang.

Ngoài ra, bạn còn có thể tản bộ dọc theo con đường Thống Nhất, Yên Ninh (gần Resort Hoàn Cầu tại Biển Ninh Chữ) vì nơi đây cũng tập hợp nhiều quán bánh xèo ngon nức tiếng. Đặc biệt, địa điểm này còn bán những món ăn vặt khác như gỏi cá mai Ninh Thuận, bánh tráng nướng,... cho bạn tha hồ lựa chọn.

Bánh căn bánh xèo Ninh Thuận quả không hổ danh là đặc sản nơi đây. Từ khâu chọn lựa nguyên liệu đến công đoạn chế biến, tất cả đều cần chăm chút, tỉ mỉ. Qua những chia sẻ trên, bạn thấy sao về món bánh căn bánh xèo Ninh Thuận?

1 gói bột bánh xèo làm được bao nhiêu cái?

Chỉ cần 1 gói bột bánh xèo cùng công thức pha chế phù hợp thì bạn sẽ có ngay 17 đến 20 chiếc bánh xèo vừa vị. Giá sản phẩm bột bánh xèo cốt dừa Tài Ký có giá khoảng 22.300 đồng/ gói 400gr.

100g vỏ bánh xèo bao nhiêu calo?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình một miếng bánh xèo 226g chứa khoảng 315 calo, tức là 100g bánh xèo sẽ chứa khoảng 140 calo.

400G bột bánh xèo phá bao nhiêu nước?

Hướng dẫn sử dụng: - Cho 400G bột bánh xèo vào 900Ml nước và khuấy đều cho đến khi bột mịn, không bị vón cục.

Bột bánh xèo được làm từ gì?

Không riêng bánh xèo mà bánh cuốn, bánh đúc, bánh tẻ.. cũng được dùng bột gạo tẻ mà làm ra. Do vậy làm bánh xèo bằng bột gạo nếp hay tẻ còn phụ thuộc vào sở thích của mỗi người. Có thể chỉ dùng bột gạo tẻ hoặc kết hợp gạo nếp với gạo tẻ.