Bao lâu thì bé đi phân su

  • Nếu có tắc ruột, thì kiểm tra xem có bị bệnh xơ nang không

Siêu âm trước sinh có thể phát hiện thấy những thay đổi trong tử cung gợi ý bệnh xơ nang và tắc ruột do phân su (ví dụ: ruột giãn, đa ối), nhưng những thay đổi này không đặc hiệu.

Chẩn đoán nghi ngờ tắc ruột do phân su ở trẻ sơ sinh có các triệu chứng tắc ruột, đặc biệt là tiền sử gia đình bị bệnh xơ nang. Bệnh nhân cần phải được chụp X-quang bụng, hình ảnh cho thấy các quai ruột giãn; tuy nhiên, có thể không có mức nước. Hình ảnh "bong bóng xà phòng" hoặc "miệng cốc" do những bong bóng nhỏ lẫn với phân su là có giá trị chẩn đoán tắc ruột do phân su. Nếu có viêm phúc mạc do phân su, các đốm phân su bị vôi hóa có thể xếp thành hàng trên mặt phúc mạc và thậm chí cả trên bìu. Thụt thuốc cản quang tan trong nước cho thấy đại tràng nhỏ kèm theo một chỗ tắc ở đoạn cuối hồi tràng.

Bao lâu thì bé đi phân su

Những hội chứng liên quan đến phân su có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sơ sinh. Bằng cách theo dõi việc đi tiêu của bé trong những ngày đầu tiên, mẹ sẽ góp phần giúp bé đặt một nền tảng tốt cho sức khỏe trong tương lai

Trong khoảng 48 giờ sau khi sinh, mẹ sẽ thấy bé đi ngoài ra một loại phân có màu xanh hoặc đen, không có mùi, khá dính và khó làm sạch. Đây chính là phân su, được tạo thành từ những gì bé nuốt vào khi còn ở trong bụng mẹ như nước ối, chất nhầy… Lần đầu tiên bài tiết phân su cho mẹ biết rằng đường ruột của bé đã bắt đầu hoạt động.

>>Xem thêm: Sự phát triển của bé 1 tuần tuổi

Tuy đa phần trẻ sơ sinh sẽ không gặp vấn đề gì với chất thải này, một số ít có thể mắc phải hội chứng hít nước ối phân su và hội chứng tắc ruột phân su.

Hội chứng hít nước ối phân su

Tình trạng hít nước ối phân su có thể xảy ra trước, trong và sau khi chuyển dạ và được sinh ra đời, khi bé hít phải hỗn hợp nước ối và phân su. Điều này có thể khiến đường thở của bé bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ. Những kích ứng hóa học do phân su gây ra có gây nhiễm trùng bào thai, dị tật bẩm sinh, viêm phổi…

Hiện tượng này đa phần xảy ra ở các bé sinh đủ tháng hoặc già tháng. Những dấu hiệu nhận biết của hội chứng này khi bé được sinh ra là vệt phân su trong nước ối, làn da đổi màu với sắc độ xanh dương hoặc xanh lá, những trở ngại trong hít thở như thở gấp, thở khó hoặc ngưng thở. Chỉ số Apgar (được thực hiện để đánh giá nhanh tình trạng của bé) thấp cũng là một cảnh báo của hội chứng này. Các bác sĩ cũng sẽ chú ý nếu bé có nhịp tim thấp trước khi chào đời, sinh già tháng.

Tuy có thể gây biến chứng, đa số các trường hợp hít nước ối phân su sẽ được xử lý kịp thời và không gây hậu quả nghiêm trọng. Các mẹ có thể theo yêu cầu được theo dõi ngay khi thấy nước ối có màu bất thường như xanh, đen hay có vẩn đục để nhanh chóng được chẩn đoán.

Hội chứng tắc ruột phân su

Khi phân su bị tắc nghẽn ở một đoạn của ruột non gọi là hồi tràng. Triệu chứng đầu tiên là trướng bụng, nôn ra dung dịch màu xanh và không có phân su. Bác sỹ nhi khoa sẽ chụp X-quang bụng để tìm xem bé có phân su trong ruột hay không.

Nếu đã khẳng định bé đang trong tình trạng tắc ruột do phân su, bác sỹ sẽ đặt đường truyền tĩnh mạch để đưa thức ăn vào cơ thể bé. Ngoài ra, một ống nhỏ được đưa từ mũi vào dạ dày sẽ giúp loại bỏ phần khí và chất lỏng dư thừa.

Bé sẽ được cho uống thuốc để sổ phân su ra ngoài. Nếu cách này không thành công, một thủ thuật mở thông ruột (ileostomy) được tiến hành để loại bỏ phân tắc trong ruột. Sau phẫu thuật, bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc bé để tránh nguy cơ nhiễm trùng và những nguy hiểm khác.

Nếu những triệu chứng dưới đây xảy ra khi bé đã được đưa về nhà, bạn cần nhanh chóng gọi cho bác sỹ hoặc cho bé trở lại bệnh viện:

-Bé sốt trên 38 độ C

-Bé không đi tiểu nhiều như thường lệ

-Bé nôn mửa và không thể ăn

-Vết mổ sưng và chảy máu

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phân sống là hiện tượng thức ăn chưa được tiêu hóa hết mà sẽ lẫn vào phân khi bé đi ngoài. Phân sống ở trẻ sơ sinh có thể hiếm gặp vì nguồn thức ăn chính của bé chỉ là sữa. Tuy nhiên, đối với trẻ đến tuổi ăn dặm thì sẽ có những trường hợp mẹ phát hiện con đi ngoài ra phân có lẫn thức ăn.

Tình trạng này cũng khiến nhiều cha mẹ lo lắng, nhưng tin vui là việc trẻ đi ngoài phân sống không có gì nguy hiểm. Bởi vì ở giai đoạn tập ăn dặm và mới biết đi, trẻ có thể đi ngoài nhiều lần trong khi thức ăn trong ruột già chưa kịp tiêu hóa. Từ đó dẫn đến hiện tượng phân của bé có lẫn thức ăn. Sau một thời gian, khi bé đã biết ngồi bô và ít đi ngoài hơn thì ruột già, vi khuẩn có lợi và men tiêu hóa sẽ có đủ thời gian tiêu hóa hết thức ăn giúp trẻ không còn đi ra phân sống nữa.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tình trạng trẻ đi ngoài phân sống là một dấu hiệu xấu. Loại phân này thông báo cho mẹ biết hệ tiêu hóa của con đang có vấn đề. Trong đó, hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome – IBS), không dung nạp thức ăn, dị ứng, nhiễm khuẩn và bệnh celiac có thể là những nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống.

Những căn bệnh này khiến hệ tiêu hóa của bé trở nên yếu ớt và không thể tiêu hóa hết thức ăn. Do đó, nếu mẹ nhận thấy con có biểu hiện lờ đờ, đau bụng, đi ngoài phân sống và chậm phát triển thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

4. Trẻ uống sữa công thức đi ngoài phân màu xanh

Phân trẻ sơ sinh có màu xanh có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang hấp thụ quá nhiều đường lactose (loại đường tự nhiên có trong sữa). Điều này có thể xảy ra nếu bé được cho bú mẹ thường xuyên nhưng lại bú sữa đầu thay vì sữa cuối. Để tránh tình trạng này, bạn hãy cho con bú hết sữa ở một bên ngực trước khi chuyển sang bên còn lại.

Ngoài ra, trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xanh còn có thể do:

  • Một số loại sữa công thức có thể khiến phân bé chuyển sang màu xanh đậm
  • Tác dụng phụ của thuốc (viên bổ sung sắt sẽ làm cho phân bé sẫm màu)
  • Thời gian biểu cho bé ăn
  • Nhạy cảm với thức ăn
  • Dạ dày có vấn đề

Bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe của bé nếu tình trạng đi ngoài phân xanh không giảm trong 24 giờ.

5. Phân trẻ sơ sinh màu rất nhạt

Phân của trẻ sơ sinh nhạt màu có thể là biểu hiện của chứng vàng da, một hiện tượng rất phổ biến ở bé mới sinh. Bệnh vàng da sẽ khiến da và tròng trắng mắt chuyển sang màu vàng. Tình trạng này thường biến mất sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu không thấy dấu hiệu cải thiện, bạn nên đưa con đến bệnh viện.

Nếu phân của trẻ sơ sinh có màu phấn trắng, nhợt nhạt, bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ dù hiện tượng này có đi kèm với chứng vàng da hay không. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy gan của trẻ có vấn đề. Đối với bé lớn hơn, uống quá nhiều sữa hoặc bị nhiễm trùng cũng gây nên tình trạng đi tiêu nhạt màu.

6. Máu trong phân trẻ sơ sinh

Trong trường hợp bị táo bón, phân trẻ sơ sinh sẽ có máu. Nguyên nhân gây ra là do các mạch máu li ti ở vùng miệng hậu môn bị nứt khi trẻ cố gắng ép cho phân thải ra ngoài.

Bên cạnh đó, máu trong phân của trẻ sơ sinh còn có thể là biểu hiện của tình trạng ruột bị kích thích, nhiễm trùng hoặc dị ứng. Để chắc chắn, bạn nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phân trẻ sơ sinh có thể cho bạn biết rất nhiều về tình trạng sức khỏe của bé. Vì vậy, trong giai đoạn đầu đời, bạn nên quan sát và chú ý đến yếu tố này. Nếu nhận thấy các tình trạng bất thường như bé sơ sinh đi phân lỏng hoặc đi phân có màu xanh, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ.

02/02/2021

Bao lâu thì bé đi phân su

Hình minh họa - nguồn internet

Khi chăm sóc một em bé sơ sinh, chúng ta sẽ có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thường xuyên thông qua sự bài tiết phân cũng như nước tiểu. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau. Bạn không nên so sánh con mình với đứa trẻ khác để kết luận các tình trạng bất thường. Vậy tình trạng phân như thế nào là bình thường? Chúng ta cần đánh giá các vấn đề sau:

1. Tần xuất đi tiêu

Đặc điểm này rất thay đổi đối với từng đứa trẻ và từng giai đoạn phát triển cũng như loại sữa. Trẻ uống sữa mẹ thường sẽ đi tiêu nhiều lần hơn. Tần suất bình thường có thể dao động từ 7 lần 1 ngày cho đến 1 lần trong 7 ngày, miễn là phân vẫn mềm và trẻ không bị đau.

2. Lượng phân

Tương tự như số lần đi tiêu, số lượng mỗi lần cũng rất khác nhau. Sau vài ngày đầu, lượng phân thường tương quan trực tiếp với lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức trẻ uống vào. Nhưng nếu bạn lo lắng vì cảm thấy lượng sữa uống vào và lượng phân đi ra không tương ứng, điều bạn cần quan tâm lúc này là vấn đề tăng trưởng của trẻ. Nếu trẻ vẫn phát triển tốt, có vẻ hài lòng sau khi ăn và bụng không nhô lên quá nhiều thì em bé của bạn vẫn đang đi tiêu bình thường.

3. Màu sắc

Trong vài ngày đầu sau sinh, trẻ đi tiêu chủ yếu là phân su. Đó là loại phân đen, sệt, dính mà thai nhi tạo ra từ khi còn trong bụng mẹ. Sau đó phân có thể chuyển thành màu xanh, nâu sẫm hoặc vàng, đó đều là màu phân bình thường của trẻ sơ sinh. Chỉ có 3 màu phân mà các cha mẹ cần lo lắng đó là đỏ, đen và trắng xám. Khi phân có 3 màu này, hãy đưa ngay em bé của bạn đến gặp bác sĩ.

4. Kết cấu

Sau giai đoạn đi phân su, phân trẻ sơ sinh thường có độ sệt. Trẻ bú sữa mẹ thường có phân mềm hơn sữa công thức. Các hạt nhỏ trong phân là hoàn toàn bình thường, đây là do chất béo không được tiêu hóa hết.

Phân lỏng và có nước có thể là biểu hiện trẻ hấp thu không tốt. Tương tự, chất nhày trong phân có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tiêu hóa. Hãy đến gặp bác sĩ khi phân có hiện tượng này.

Phân rất cứng là dấu hiệu của táo bón. Trẻ có thể có biểu hiện đau khi đi tiêu. Phần lớn nguyên nhân là do công thức dinh dưỡng không đúng.

5. Mùi

Phân trẻ sơ sinh những ngày đầu rất ít mùi hôi. Sau một thời gian khi ruột đã hình thành nên hệ vi khuẩn, phân sẽ trở nên hôi hơn. Trẻ bú sữa mẹ sẽ có phân nặng mùi hơn sữa công thức.

6. Biểu hiện của trẻ lúc đi tiêu

Đa số trẻ sơ sinh có biểu hiện như bình thường hoặc hơi nhăn mặt hoặc đỏ mặt lúc đi tiêu. Nhưng nếu trẻ khóc ở mỗi lần đi tiêu, đây có thể là biểu hiện của đau. Nếu tình trạng này tiếp diễn, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Bao lâu thì bé đi phân su

Hình minh họa - nguồn internet

Tóm lại, màu sắc và kết cấu phân là các yếu tố quan trọng nhất để đánh giá em bé có đi tiêu bình thường hay không. Các yếu tố như tần xuất, số lượng và mùi rất thay đổi tùy thuộc vào từng em bé cũng như thành phần dinh dưỡng nhập vào ở các thời điểm khác nhau. Nếu bạn thấy lo lắng vì các thay đổi trong phân trẻ sơ sinh, hãy nói chuyện với bác sĩ của bé.

ThS. BS. Lê Võ Minh Hương