Bức tranh Đám cưới chuột có bao nhiêu con chuột

Việt Dũng   -   Thứ bảy, 25/01/2020 16:00 (GMT+7)

Bức tranh Đám cưới chuột có bao nhiêu con chuột
Tranh dân gian Đông Hồ “Đám cưới chuột”.

Từ bài báo của giáo sư Kiều Thu Hoạch

Phân tích sâu sắc của giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Kiều Thu Hoạch được thể hiện rõ trong một bài viết mang tiêu đề “Tranh Đám cưới chuột trong mối quan hệ loại hình lịch sử - văn hóa” đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ thuật cách đây nhiều năm. Ông dẫn ra một số cuốn sách nghiên cứu về phong tục Trung Hoa của các tác giả trong và ngoài nước, để nói rằng tục đêm đám cưới chuột là một phong tục dân gian còn lưu truyền phổ biến ở hầu khắp các vùng của Trung Quốc.

Theo sách xưa, truyền thuyết về đám cưới chuột, tóm tắt như sau: Vợ chồng nhà chuột đã luống tuổi mà không có con trai, chỉ sinh được mụn con gái đã đến tuổi gả chồng. Hai vợ chồng bàn nhau, phải tìm nơi có quyền thế gả con. Sau khi tìm gặp mặt trời, đám mây, gió, bức tường đều không thành, cuối cùng lại trở về họ hàng nhà chuột, Mà  chuột lại sợ mèo, do đó hai vợ chồng chuột đành gả con gái cho mèo. Mèo vui vẻ nhận lời và chọn ngày lành đón dâu. Nhưng hôm họ hàng nhà chuột tưng bừng thổi kèn đánh trống, rước kiệu cô dâu đến nhà mèo thì liền bị chú rể mèo đớp luôn một miếng, nuốt sạch cả bọn vào bụng.

Hai bức tranh  dân gian “Đám cưới chuột”, một của Trung Quốc, một của Việt Nam, thoáng nhìn qua trông như là một,  nhưng thực sự phản ánh những tâm thức, căn tính và chiều kích văn hóa rất khác nhau.

Cùng với truyền thuyết dân gian và lễ tục về đám cưới chuột, nghệ thuật tạo hình dân gian Trung Quốc cũng hướng về đề tài này và không có công trình nghiên cứu dân gian Trung Quốc nào khi nói về lễ tục đám cưới mà lại không nói đến tranh dân gian “Đám cưới chuột”. Tranh dân gian với đề tài đám cưới chuột cũng đã đi vào kho tàng tranh Tết của Trung Quốc. Tranh Tết của Trung Quốc về đề tài đám cưới chuột gồm có hai loại: Một loại là tranh khắc gỗ in màu và một loại là tranh trổ/ cắt giấy.

Nội dung tranh khá đa dạng, hoặc vẽ riêng cảnh đưa dâu hoặc vẽ đầy đủ cả cảnh mèo đớp chuột như kết thúc của câu chuyện kể dân gian. Về số lượng chuột trong tranh cùng tùy theo từng loại. Có tranh chỉ vài ba chú, bốn năm chú. Còn loại nhiều tình tiết như tranh trổ, cắt giấy ở Ký Nam (Quảng Châu, Quảng Đông) thì có tới 68 chú chuột. Có nhóm chuột vác nghi tượng; có những chú chuột cầm cờ đuôi nheo, cầm biểu đề chữ hỷ; có chú giương cao lá cờ đại in chữ vương; có nhóm nhã nhạc thổi kèn, đánh trống, gõ phèng la... Cô dâu chủ rể thì ngồi kiệu hoa do bốn phu kiệu khiêng. Có nhóm chuột cưỡi ngựa hộ tống. Có nhóm khiêng hòm thức ăn. Có nhóm đẩy xe, đeo gánh các đồ tư trang, chứng tỏ cô dâu chuột vào loại cực kỳ giàu có... Sau cùng là đoàn chuột đi xem cuộc vui, gồm mười lăm chú, có kẻ dắt tay nhau, có kẻ lớn cõng bé...

Toàn cảnh bức tranh dường như muốn tái hiện phong tục và nghi thức của đám cưới Trung Hoa cổ xưa. Nhiều ý kiến nhận xét rằng, ngoại trừ một số chi tiết chẳng hạn như chú chuột trên lưng ngựa là chàng rể, còn thì tranh dân gian Việt Nam về đám cưới chuột cũng na ná như tranh cùng loại của Trung Quốc.

Tuy nhiên theo GS Kiều Thu Hoạch, xem xét kỹ thì lại không hẳn như vậy. Tranh “Đám cưới chuột” của Trung Quốc do nhiều vùng, nhiều địa phương thực hiện, nên nhiều dị bản hơn tranh cùng đề tài của Việt Nam, do đó mà cũng nhiều tình tiết hơn. Ở Trung Quốc ngoài loại tranh khắc gỗ còn có tranh trổ/ cắt giấy và khắc cả đám cưới chuột trên khuôn đất nung...

Đi sâu vào nội dung tranh, tranh Việt Nam không có chi tiết chuột khiêng hòm tư trang của cô dâu, cũng không có hình ảnh mèo nhe nanh giơ móng vồ chuột...

Trái lại, tranh cùng loại của Trung Quốc không có hình ảnh chuột biếu đồ lễ cho mèo - một chuột hai tay bê con gà, một chuột hai tay bê con cá to bự, trong tranh còn khắc in cả hai chữ Hán “tống lễ” nghĩa là biếu đồ lễ. Và khác biệt lớn nhất, là tranh của Trung Quốc thường ghi là “lão  thủ thú thân” (chuột lấy vợ - ta thường quen gọi là đám cưới chuột), thì ở tranh Đông Hồ của Việt Nam lại ghi là “lão thử thủ thân” (chuột giữ mình). Đây không phải là sự nhầm lẫn về chữ nghĩa, mà là một quan niệm triết lý nhân sinh của dân gian, được nghệ nhân thể hiện trong tranh. Mèo là đại diện cho thế lực cường hào gian ác ở nông thôn xưa. Con chuột là đại diện cho lớp người cùng khổ, là kẻ bị áp bức, bóc lột; vì vậy mà ngay trong ngày vui của mình, vẫn phải lo lót, biếu xén cho bọn hương lý cường hào để “giữ mình”, để được yên thân...

“Đám cưới chuột” không chỉ là bức tranh biếm họa phản ánh phong tục hôn lễ, mà còn là bức tranh phản ánh hiện thực lịch sử, phản ánh cái trật tự của xã hội phong kiến của nông thôn Việt Nam thời xưa.

Đến phát hiện của nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế

Trong cuộc nói chuyện cuối năm với họa sĩ, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế, tôi lại biết thêm nhiều thú vị mới về tranh “Đám cưới chuột”.

Trần Hậu Yên Thế hào hứng hẳn lên khi tôi hỏi về yếu tố văn hóa Ấn Độ trong tranh như một phát hiện của riêng anh.

Trần Hậu Yên Thế nhấn mạnh: Khi nói tới bức tranh “Đám cưới chuột”, nhiều người đã nói tới yếu tố Trung Hoa trong bức tranh này. Tôi xin được lưu ý rằng ở trong bức tranh “Đám cưới chuột” còn có một tầng lớp văn hóa Ấn Độ cũng rất nên tìm hiểu.

Bức tranh Đám cưới chuột có bao nhiêu con chuột
Họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế. Ảnh: Tác giả cung cấpNgay từ những năm đầu của thế kỉ XX, nhiều học giả Trung Hoa đã say mê đi tìm những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, phát hiện những cống hiến to lớn của văn hóa Ấn Độ cho văn hóa Trung Hoa. Gần đây, xu hướng nghiên cứu so sánh này tiếp tục phát triển trở lại. Việc cho động vật có  thể đi đứng, cười nói có hành vi như con người được đưa tới đỉnh cao nghệ thuật chính là bộ tranh “Bản sinh kinh” (JATAKA). Những câu chuyện tiền kiếp này vốn đã có từ rất sớm trong văn hóa Ấn Độ, nhưng khi Phật giáo ra đời, nó đã tiếp thu, hoàn thiện và nâng lên một tầm cao mới. Vô số tranh tượng trong nghệ thuật Phật giáo đã lấy cảm hứng từ bộ kinh này.

Trong các bộ tranh của “Bản sinh kinh”, rất nhiều con vật đã được nhân cách hóa.

Mặc dù bức tranh “Đám cưới chuột” không liên quan tới Phật giáo, nhưng nghệ thuật tạo hình nhân vật của “Bản sinh kinh” đã gián tiếp tạo nên cung cách hành xử, trang phục, nhạc cụ... cho những chú chuột như của con người. Lớp văn hóa Ấn Độ dù không dễ thấy nhưng không thể không nói tới trong bức tranh này. Cũng như nói về truyện Kiều của Nguyễn Du mà chỉ nhắc đến tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” của Thanh Tâm tài nhân là chưa đủ, còn phải nói tới tư tưởng Phật giáo, các phạm trù Duyên, Nghiệp, Quả báo…

Bài học của cha ông

Về sự khác nhau giữa hai bức tranh “Đám cưới chuột” của Việt Nam và Trung Quốc, Trần Hậu Yên Thế bảo, như nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài sớm nhận ra là ở nhân vật mèo. Với tranh Đông Hồ của Việt Nam thì mèo chỉ là mèo, không phải là chú rể như trong tranh dân gian Trung Quốc: Con chuột bố vì hám quyền thế nên đã dẫn đến đại họa cho nhà chuột khi bị chú rể mèo lao vào xâu xé. Ở Trung Quốc cũng rất phổ biến tranh “Đám cưới chuột” miêu tả khoảnh khắc này.

Như thế, trong tranh dân gian Trung Quốc, con chuột bố là đối tượng bị phê phán, châm biếm. Đây là khác biệt quan trọng nhất dẫn đến sự khác biệt nữa: Tranh Đông  Hồ có chữ thủ thân (giữ mình) mà không phải là thú thân (cưới vợ).

Đám cưới chuột trong tranh Đông Hồ cũng lanh lẹ, láu lỉnh, tinh anh, nhưng quan trọng nhất là biết mình, biết người, biết thời biết thế nên giữ được tính mạng.

Hai bức tranh, mới thoáng nhìn qua trông như là một, nhưng thực sự phản ánh những tâm thức, căn tính và chiều kích văn hóa rất khác nhau.

Bài học ông cha ta gửi gắm qua bức tranh “Đám cưới chuột”: Để giữ được mạng sống của mình để thủ thân, bảo toàn tính mạng, phải khôn khéo, láu lỉnh, linh hoạt, quyền biến, hết sức tỉnh táo với kẻ thù. 

Đã có rất nhiều bài viết phân tích ý nghĩa tranh đám cưới chuột. Nên AmiA không muốn đi theo lối mòn đó. Ở bài viết này bạn sẽ được tiếp nhận thông tin đầy sáng tạo qua những cách diễn đạt thú vị và hấp dẫn. Điều này sẽ giúp bạn hiểu nhanh và sâu hơn về bức tranh dân gian đông hồ đám cưới chuột.

Bức tranh Đám cưới chuột có bao nhiêu con chuột

1. Tóm tắt bức tranh đám cưới chuột bằng một biên bản xét xử hoàn chỉnh.

Đám cưới chuột là dòng tranh dân gian nổi tiếng của làng tranh Đông Hồ. Đám cưới chuột thuộc chủ đề tranh châm biếm hóm hỉnh. Mời bạn xem tóm tắt câu chuyện đám cưới chuột đầy sáng tạo dưới đây.

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2019

BIÊN BẢN XÉT XỬ VỤ: MÈO NHẬN HỐI LỘ CỦA CHUỘT

Kính gửi: Ban Thanh tra Vương quốc Động vật

Hôm nay tại phố chuột, chúng tôi đã lập biên bản vụ việc: Ông Mèo nhận hối lộ của nhà Chuột trong dịp nhà Chuột tổ chức đám cưới. Sự việc diễn ra như sau:

  • Lời khai của nhân chứng Ruồi:

Khi đang vo ve chơi ngoài đồng, tôi thấy họ nhà Chuột bắt một con cá dưới mương. Tò mò nên tôi bám theo về nhà chuột, thấy chúng đem rán con cá rồi mang đến văn phòng của ông Mèo. Sau đó tôi không biết gì nữa.

  • Lời khai của nhân chứng phụ giúp việc cho ông Mèo:

Trưa đó, tôi đến văn phòng thấy cửa vẫn đóng. Tôi ghé nhòm vào thì thấy có 4 chú chuột xếp hàng thẳng dâng lần lượt cho ông Mèo một chim câu, một con cá. Sau đó chúng về bằng cửa sau.

Bức tranh Đám cưới chuột có bao nhiêu con chuột

  • Lời khai của nhân chứng chim câu:

Trưa đó, thấy lũ Chuột thập thò ở gần tổ chim. Tôi đã dặn anh em chim câu phải trông chừng nhau. Nào ngờ bọn chúng bắt mất một đứa con của tôi, sau đó chúng mang đi.

  • Lời khai tự nhận của Ông Mèo;

Sáng hôm đấy, thấy nhà Chuột rục rịch chuẩn bị đám cưới, tôi bí mật đến nhà Chuột doạ chúng: “Nếu không có đồ cống lễ thì đừng hòng có đám cưới”. Thế là đến trưa bọn chúng mang đến cho tôi một con chim câu, một con cá. Trước khi bọn chúng về tôi còn có dặn: “Cấm có lộ đấy, cẩn thận”.

  • Lời khai tự nhận của ông trưởng họ Chuột:

Sáng đó, tôi thấy ông Mèo đến doạ: “Nếu không có đồ cống lễ thì đừng hòng tổ chức đám cưới”. Tôi liền sai bọn Chuột đi bắt một con chim câu, một con cá để lễ ông Mèo. Chúng tôi chẳng mất gì, đám cưới lại xong xuôi trót lọt, vui vẻ.

Đề nghị Ban Thanh tra có biện pháp xét xử vụ việc này!

Nguồn tham khảo của tác giả: Trần Thanh Bình.

Như vậy, đám cưới chuột là bức tranh diễn tả khung cảnh lễ cống nạp của họ nhà chuột cho ông mèo. Để có được một đám cưới yên bình, vui vẻ. Tranh thuộc chủ đề tranh châm biếm nổi tiếng của dòng tranh dân gian Đông Hồ.

2. Trong bức tranh đông hồ đám cưới chuột có bao nhiêu con vật?

Bức tranh Đám cưới chuột có bao nhiêu con chuột

Ở phần này, AmiA sẽ trả lời các câu hỏi thú vị. Các câu hỏi này nhiều khi bạn chưa hề để ý đến. Nhưng vô tình con bạn chẳng hạn, dưới ánh mắt trẻ thơ mọi việc đều rất đơn giản, dễ hiểu. Liệu bạn có cho con được câu trả lời thỏa đáng nhất hay không?

Trong bức tranh Đám cưới nhà chuột có bao nhiêu con vật? Đó là những con nào?

  • Trong bức đám cưới chuột có có tổng cộng 16 con vật. Đó là 12 con chuột, 1 con mèo, 1 con gà, 1 con chim, 1 con ngựa.

Trong bức đám cưới chuột có bao nhiêu con chuột? Trả lời ở trên: Có 12 con chuột.
Trong bức tranh đám cưới chuột có bao nhiêu loài vật? Kể tên.

  • Đám cưới chuột có 5 loài vật: Mèo, chuột, cá, chim, ngựa.

Trong bức đám cưới chuột có bao nhiêu con chuột quay đầu?

  • Trả lời: Có 4 chú chuột quay đầu. Đó là chú rể, chú chuột cầm cờ, hai chú chuột khênh kiệu dâu phía sau.

Tại sao các chú chuột trong bức tranh lại phải quay đầu?

  • Trả lời: Các chú chuột quay đầu thể hiện sự lo lắng, xem ở phía sau có an toàn không. Sở dĩ có điều này bởi vì trong ngày vui là đám cưới, nhưng họ nhà chuột rất lo sợ mèo sẽ đến phá đám. Do đó dù đã cống nạp cho mèo rồi nhưng trong tâm lý của kẻ yếu thế, chuột vẫn rất sợ.

Trong bức đám cưới chuột, họ nhà chuột cống nạp gì cho mèo?

  • Họ nhà chuột cống nạp chim câu và cá cho mèo. Đây là thức ăn mà loài mèo yêu thích nhất.

Trong bức tranh đám cưới chuột, có bao nhiêu chú chuột đi cống nạp?

  • Có 4 chú chuột đi cống nạp cho mèo, toàn là chú chuột có tiếng trong họ nhà chuột.

Bức tranh Đám cưới chuột có bao nhiêu con chuột

Trong bức đám cưới chuột, hàng trên có bao nhiêu chú chuột, hàng dưới có bao nhiêu chuột.

  • Hàng trên có 4 chú chuột đi cống nạp, hàng dưới có 8 chú chuột trong đám cưới: cô dâu chú rể, 4 chú chuột khênh kiệu, 1 cầm cờ, 1 cầm võng lọng.

Trong bức đám cưới chuột, có bao nhiêu chú chuột không có đuôi, vị trí chú chuột đó ở đâu?

  • Có 1 chú chuột không đuôi được coi là chú chuột già nhất, có tiếng tăm nhất trong họ nhà chuột. Chú đứng ở hàng trên và là chú đầu tiên cầm chim câu đi cúng nạp cho Mèo.

3. Tranh dân gian Đông Hồ đám cưới chuột được vẽ trên chất liệu gì?

Tranh đông hồ đám cưới chuột vẽ trên giấy điệp. Câu trả lời dùng từ “vẽ trên giấy” là chưa chính xác. Vì là dòng tranh dân gian Đông Hồ thực chất được in bằng các bản khắc gỗ. Mỗi bản khắc gỗ in một màu duy nhất trên bức tranh. Tranh có bao nhiêu gam màu sẽ có bấy nhiêu lần in bản khắc gỗ. Chứ tranh đông hồ thì không phải là tranh vẽ trên các loại giấy gì?

Các nghệ nhân đông hồ thường vẽ và khắc trên gỗ trước. Sau đó chế các màu sắc xanh đỏ tím vàng từ các nguyên liệu tự nhiên. Sau đó nhúng các bản khắc gỗ vào màu và in lên trên giấy điệp. Màu này đợi khô mới in tiếp màu khác lên tranh.

Bức tranh Đám cưới chuột có bao nhiêu con chuột
Vậy, bức đám cưới chuột được in trên giấy dó hay giấy điệp. Câu trả lời là nghệ nhân làm tranh đông hồ đám cưới chuột trên giấy điệp. Còn giấy dó là loại giấy được làm từ vỏ cây dó có ưu điểm là độ dai bền cao được dùng để làm thành giấy điệp. Nghệ nhân làng Đông Hồ nghiền vỏ điệp trộn hồ quét lên giấy dó để nền tranh lấp lánh ánh điệp đẹp mắt hơn.

4. Ý nghĩa cộng sinh trong bức tranh đám cưới chuột là gì?

Có nhiều bài viết: Đám cưới chuột là bức tranh dân gian mang ý nghĩa cộng sinh. Vậy ý nghĩa cộng sinh là gi?

  • Ý nghĩa cộng sinh tức cùng sinh sống, hai bên cùng có lợi, cùng phát triển. Đây là điều mở rộng hơn về ý nghĩa trong bức tranh Đông Hồ được các giáo sư phân tích.
  • Ý nghĩa cộng sinh của bức tranh dân gian đám cưới chuột được xuất phát từ tính cách dĩ hòa vi quý của người Việt. Tức tinh thần sống lạc quan, tôn trọng hòa bình, chan hòa trong cách đối nhân xử thế để cùng hướng đến sự phát triển.

Bức tranh Đám cưới chuột có bao nhiêu con chuột

Tranh đám cưới chuột treo tường phòng khách đông hồ nổi tiếng

Điều này thể hiện trong bức đám cưới chuột: Đám cưới chuột diễn ra hạnh phúc vui vẻ, thì đồng thời ông mèo cũng được hưởng chung niềm vui ấy. Bản thỏa thuận ngầm để sống trong yên ổn, hòa bình.

5. Ý nghĩa châm biếm trong bức tranh dân gian Đông Hồ đám cưới chuột là gì?

Các nghệ nhân đã dùng hình tượng Mèo – Chuột để chỉ ra hiện trạng “Hối Lộ” của quan lại thời bấy giờ. Đó chính là châm biếm, dùng hình tượng tranh để phê phán thói nhận hối lộ. Chuột đại diện cho phái yếu là dân nghèo, tầng lớp dưới. Ông Mèo là kẻ mạnh ngôi trên đầu dân ngang nhiên vểnh râu nhận của cái của dân nghèo cống nạp.

Muốn sống yên ổn, công việc thuận lợi, đầu suôi đuôi lọt, thì đương nhiên phải cống nạp cho quan lại. Đây cũng là chủ đề Hot trong phim “Sinh Tử” đang được chiếu hàng ngày từ thứ 2, đến thứ 6 lúc 21h00 trên VTV1. Bạn có thể cùng theo dõi bộ phim để hiểu rõ hơn châm biếm sâu cay biến từ tranh dân gian, thành phim truyền hình. :D.

Bức tranh Đám cưới chuột có bao nhiêu con chuột

Góc trang trí tranh dân gian đông hồ tại cửa hàng tranh AmiA

Trên đây là toàn bộ nội dung ý nghĩa của bức tranh đám cưới chuột AmiA phân tích trên những góc nhìn mới. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Mời bạn xem tiếp: 15 bức tranh đông hồ nổi tiếng nên có ít nhất một bức treo trong nhà.

Hoặc xem kỹ hơn: Ý nghĩa chi tiết của bức tranh dân gian đám cưới chuột.