Các trường hợp xuất hóa đơn haonf thuế cho khách năm 2024

Chi tiết câu hỏi

Tại Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định, mọi doanh nghiệp khi có các hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ... cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa đều phải xuất hóa đơn và ghi đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Công văn số 2121/TCT-CS ngày 29/5/2023 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc lập hóa đơn thực hiện Nghị định số 15/2022/NĐ-CP: "Trường hợp hàng hóa đã mua trước ngày 1/1/2023 với thuế suất 8%, sau ngày 31/12/2022 người mua trả lại hàng hóa do không đúng quy cách, chất lượng, thì người bán lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa để điều chỉnh giảm hoặc thay thế hóa đơn đã lập với thuế suất thuế GTGT 8%, người bán và người mua có thỏa thuận ghi rõ hàng bán trả lại". Theo tôi quy định này gây khó khăn cho doanh nghiệp vì phải làm việc thay cho bên mua. Hướng dẫn về xử lý hóa đơn như vậy không phù hợp thực tiễn, không phù hợp các quy định pháp luật đã có, đẩy gánh nặng sang cho doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu bên mua không xuất hóa đơn trả lại thì khi vận chuyển hàng hóa sẽ phải trình chứng từ nào khi cơ quan quản lý thị trường kiểm tra (vì hàng hóa, dịch vụ đã bán cho khách hàng thì không thuộc quyền sở hữu của bên bán)? Bên bán xuất hóa đơn như vậy khi không có nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ không đúng quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP… Tôi cũng được biết, cuối tháng 8 vừa qua, Bộ Tài chính có công văn lấy ý kiến Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, trong đó có đề cập tới vấn đề hàng hóa, dịch vụ người mua trả lại nhưng lại yêu cầu bên bán xuất hóa đơn, làm thay công việc của bên mua hàng. Tôi đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, có chỉ đạo xử lý phù hợp cho vấn đề nêu trên.

Trả lời

Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về nguyên tắc lập hóa đơn;

Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về xử lý hóa đơn sai sót.

Căn cứ quy định trên, trường hợp xuất hóa đơn hàng hóa dưới hình thức hoàn trả hàng hóa thì sử dụng hóa đơn theo quy định nêu trên.

Ngày 29/8/2023, Bộ Tài chính có Công văn số 9206/BTC-TCT lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Hiện nay, Tổng cục Thuế đang tổng hợp ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương để trình các cấp có thẩm quyền trong thời gian sắp tới.

- Đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài: là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài;

- Đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ: là cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.

2. Trường hợp được hoàn thuế GTGT và số thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

Trường hợp được hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu:

Theo Điểm b Khoản 12 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi Khoản 4 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về trường hợp được hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm:

- Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý;

Trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên.

Số thuế GTGT đầu vào được hoàn cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu:

Số thuế GTGT đầu vào được xác định theo công thức:

Số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của tháng /quý

\=

Thuế GTGT đầu ra của hàng hóa, dịch vụ bán trong nước

_

Tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tháng/quý (bao gồm: thuế GTGT đầu vào phục vụ hoạt động xuất khẩu, phục vụ hoạt động kinh doanh trong nước chịu thuế trong tháng/quý và thuế GTGT chưa khấu trừ hết từ tháng/quý trước chuyển sang)

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

\=

Số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của tháng/quý

x

Tổng doanh thu xuất khẩu trong tháng/quý ________________________

Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ trong kỳ bán ra chịu thuế, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế (bao gồm cả doanh thu xuất khẩu) trong tháng/quý

x100

Nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu đã tính phân bổ như trên chưa được khấu trừ nhỏ hơn 300 triệu đồng thì cơ sở kinh doanh không được xét hoàn thuế theo tháng/quý mà kết chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo;

Nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT theo tháng/quý.

3. Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

Theo Điều 16 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC) thì hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải có các loại giấy tờ sau:

(1) Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo Mẫu số 01/HT

Mẫu số 01/HT: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2023/Mau-so-01.HT-Giay-de-nghi-hoan-thue-GTGT.doc

(2) Hợp đồng ngoại thương

- Hợp đồng bán hàng hóa, gia công hàng hóa (đối với trường hợp gia công hàng hóa), cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

- Trường hợp ủy thác xuất khẩu là hợp đồng ủy thác xuất khẩu và biên bản thanh lý hợp đồng ủy thác xuất khẩu (trường hợp đã kết thúc hợp đồng) hoặc biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên ủy thác xuất khẩu và bên nhận ủy thác xuất khẩu.

(3)Tờ khai hải quan đã thông quan theo Mẫu số 01-2/HT

Mẫu số 01-2/HT: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2023/Mau-so-01-2.HT-to-khai-hai-quan-da-thong-quan.doc

- Đối với hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu sản phẩm phần mềm dưới các hình thức tài liệu, hồ sơ, cơ sở dữ liệu đóng gói cứng để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải đảm bảo thủ tục về tờ khai hải quan như đối với hàng hóa thông thường.

- Các trường hợp sau không cần tờ khai hải quan:

+ Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu dịch vụ, phần mềm qua phương tiện điện tử thì không cần có tờ khai hải quan. Cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục xác nhận bên mua đã nhận được dịch vụ, phần mềm xuất khẩu qua phương tiện điện tử theo đúng quy định của pháp luật về thương mại điện tử.

+ Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan.

+ Cơ sở kinh doanh cung cấp điện, nước, văn phòng phẩm và hàng hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất gồm: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng (bao gồm cả bảo hộ lao động: quần, áo, mũ, giầy, ủng, găng tay).

(4) Chứng từ thanh toán qua ngân hàng

- Là chứng từ thanh toán qua ngân hàng của của bên nhập khẩu.

- Trường hợp thanh toán chậm trả, phải có thỏa thuận ghi trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời hạn thanh toán cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

- Trường hợp ủy thác xuất khẩu thì phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng của phía nước ngoài cho bên nhận ủy thác và bên nhận ủy thác phải thanh toán tiền hàng xuất khẩu qua ngân hàng cho bên ủy thác.

- Trường hợp bên nước ngoài thanh toán trực tiếp cho bên ủy thác xuất khẩu thì bên ủy thác phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và việc thanh toán như trên phải được quy định trong hợp đồng.

(4) Hóa đơn thương mại.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]