Cách bứng cây vối

Cây trồng sân vườn sau một vài năm vì một vài lý do nào đó cần phải bứng cây di dời đi nơi  khác mà vẫn tận dụng được cây vì dù sao cây cũng đã gắn bó với gia đình, vậy việc bứng cây có kích thước tương đối lớn cần lưu ý các nguyên tắc nào ?

1. Hạn chế mức thấp nhất làm rễ bị tổn thương khi bứng cây

khi bứng cây cần phải cắt bớt rễ, bó bầu, cắt bớt tán cây, dưỡng cây nơi thoáng mát

Khi bứng cây ta phải cắt hết toàn bộ hệ rễ bên dưới của cây, chỉ giữ lại một phần rễ xung quang gốc, tùy vào loài cây bứng mà giữ lại bộ rễ theo các kích thước sau:

– Độ sâu bộ rễ: Cây có đặc tính bộ rễ chùm ăn ngang thì cố gắng bứng gốc và rễ ở độ sâu 40 – 60 cm, cây có đặc tính bộ rễ ăn sâu thì bứng rễ có độ sâu 70 – 80 cm

– Cắt rễ theo bề ngang : Tùy theo kích thước gốc cây bứng mà chọn kích thước phù hợp, thường để lại bề ngang rễ xung quanh gốc từ 40cm – 80 cm theo dạng hình tròn

Lưu ý : Khi bứng cây phải sử dụng dụng cụ sắc bén, chuyên dùng để bứng cây như xà beng, xà no, dao to…khi cắt rễ thì vết cắt phải gọn và liền mặt, không nên dùng dao để chặt rễ sẽ dễ làm hư các mô rễ, cây khó đâm mầm rễ mới

Rễ cây sau khi bứng dễ  bị nấm bệnh xâm nhập. Để xử lý bộ rễ sau khi bứng cây lên mặt đất, pha hỗn hợp gồm thuốc trị nấm và thuốc kích thích ra rễ cực mạnh ( liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì) phun đẫm vào bộ rễ, sau đó đem trồng, cách 7 – 10 ngày tưới gốc một lần.

Thuốc nấm thường sử dụng : Kasumin, COC 85, Metaxyl, Vadydamicine..

Thuốc kích thích ra rễ : B1, N3M, NAA, Atonik…

3. Cắt bỏ bớt cành lá để hạn chế sự bốc hơi nước khi bứng cây

Đây là cách giúp cây đỡ mất sức, hạn sự khô nhánh, giúp cây mau phục hồi.

Dùng lưới đen hay lá cây để che nắng cho toàn bộ thân cây sau khi bứng

4.Tưới nước

Tưới đủ ẩm và đều đặn, không tưới quá sũng nước hay để khô quá rồi mới tưới .Nếu bứng cây vào mùa mưa cần phun thuốc BVTV để phòng trừ nấm bệnh và  sâu hại

5. Các yếu tố tham khảo trước khi quyết định bứng cây

– Không bứng những cây đang ra lộc, những cây đã có bộ tán hoàn toàn thành thục ( lá già và lá bánh tẻ).

– Bứng cây vào mùa khô thì tỉ lệ sống cao hơn bứng cây vào mùa mưa, ngoại trừ các cây họ Cau thì bứng và trồng lại dễ dàng trong mùa mưa.

– Để đảm bảo cây sống sau khi dời tốt nhất khi bứng cây lên, nên dưỡng cây nơi thoáng mát, tránh được ánh nắng gắt, tưới nước phun thuốc đầy đủ thì sau 20 – 30 ngày thì có thể mang cây trồng ở vị trí mới

Ngọc Hân

Có nhiều người tìm mua được cây cảnh ưa thích, cây có dáng đẹp, cây ăn trái trong vườn, bên lề đường, nơi đất cát… không thể đem theo bầu đất nặng nề, cồng kềnh, hoặc đất bị rã ra trong khi bứng. Như vậy, làm thế nào bứng cây không có đất đem về trồng tại vườn nhà cây vẫn sống được? Nếu bứng cây không đất, cây cũng dễ chết, nhưng nếu biết cách thì sẽ có nhiều cái lợi: - Số lượng cây nhiều hơn – vận chuyển gọn hơn - Ít nhân công hơn – ít mất thời gian hơn – ít tốn kém hơn…

Tôi xin ghi lại một số kinh nghiệm của các nghệ nhân thường bứng cây không đất về trồng vẫn đạt tỷ lệ sống rất cao.


1/ hướng cây mọc

 Trước khi bứng cây phải để ý hướng cây mọc! Mặt nào, nhánh nào mọc hướng Đông thì về đặt theo hướng Đông, mé nào hướng Tây thì về đặt theo hướng Tây. Như vậy, sẽ không làm xáo trộn từ trường hiện có trong thân cây. Nếu nhiều cây, cần đánh dấu một hướng (Đông hoặc Tây) để dễ nhận biết trước khi trồng tại vườn nhà. Nhiều người không để ý đến điều này, do đó, dù chăm sóc rất kỹ mà cây vẫn chết không biết tại sao. 2/ Cắt đọt non Trước khi bứng cây, cần cắt hết đọt non, lá non. Cắt bỏ qua khỏi cành bánh tẻ (cành nửa già, nửa non). Rồi tỉa bớt lá. Nếu có thể, cắt tỉa tạo dáng sơ bộ. Cách này giúp cây bớt thoát nước trong thân, không mất nước đột ngột và vận chuyển cũng gọn nhẹ hơn. 3/ Cách cắt rễ

Khi bứng cây phải định hình chậu hoặc nơi trồng để chừa rễ cho phù hợp. Nên chừa rể dài hơn đường kính của chậu chút ít. Cắt đầu rể thật ngọt, không để bầm dập, trầy sướt. Trong quá trình vận chuyển, nếu bị trầy, dập thì trước khi vô chậu hoặc xuống đất phải cắt lại, rồi thoa thuốc kích thích ra rể. Nếu có thể, cần giữ những rể nhỏ li ti, lọai rể này mau hút nước, sẽ giúp cây cân bằng nước trong thân nhanh hơn.

Bôi keo lên phần cắt rễ và cành để nhanh liền sẹo, chống chảy nhựa. nhớ bôi keo kín phần vỏ cây, vỏ rễ bị cắt. 4/ Đắp mô đất

Nếu đặt vô chậu liền thì chậu phải thoát nước cho tốt. Hay nhất là đặt cây lên mặt đất, rồi đắp mô đất vừa hết phẩn rể (hoặc lên giồng đất có rãnh thoát nước như các líp rau cải). Không nên vội vàng để rể lộ thiên.

Nhớ lấy lá khô, cỏ khô, rơm rạ, lục bình… che xung quanh gốc một thời gian. Đắp mô đất như vậy, cây thoát nước tốt không bị úng nên rất dễ sống. 5/ Nước vừa phải Rất nhiều người, khi bứng cây về trồng, thường tưới rất nhiều nước! Làm cây bị dư nước mà chết. Nước tưới phải vừa đủ, không quá ướt, không quá khô. Đối với những cây có thân mọng nước như xương rồng, sứ… thì không cần phải tưới trong vòng vài ba ngày đầu. 6/ Nắng đầy đủ Cây mới bứng về trồng, tránh nắng chiếu thẳng hoàn toàn, che chắn khoảng 50% sáng là vừa. Không nên che quá nhiều, cây thiếu ánh sáng cũng không tốt. Cần nhớ là tránh đặt dưới tán cây lớn quá rợp, phải chủ động về ánh sáng. Khoảng 1-2 tuần, gỡ dần đồ che chắn để cây có ánh sáng đầy đủ, phù hợp với từng loại cây. 7/ Nơi đặt cây Trên mặt đất, có những nơi đặt cây thường hay chết, nhất là đối với những cây lớn. Nên đánh dấu những nơi này và không trồng cây nơi đó. Nếu chỗ đặt cây hiện tại trong khoảng 3-4 tuần không ra đọt non, nên dời cách đó 1.5m thì cây sẽ có khả năng sống hơn. 8/ Giữ cây chắc Cần đóng trụ giữ cây mới trồng được cố định, không bị gió, trẻ nhỏ, gia súc… làm lung lay, để tránh đầu rể mới nhú bị gãy, dập, không phát triển được. 9/ Khoan dùng phân Cây mới bứng, rể mới cắt, gốc bị trầy sướt, dùng phân bón dễ làm thối gốc rễ. Khi cây chưa ra lá hoặc còn lá non. Khoan dùng bất cứ lạoi phân bón vô cơ nào (trừ thuốc kích thích ra rể). 10/ Trồng ngày âm

Theo âm lịch, có nhữn

g ngày trồng cây được và những ngày trồng cây không được. Nhiều người chưa biết vấn để này nên trồng cây bị chết mà không giải thích được. Những ngày có Sửu, Ngọ và có Kỷ, Quý thì trồng cây dễ sống và trồng vào buổi chiều mát thì tốt hơn.
Cuối cùng là đừng sợ cây chết ! Về mặt tâm lý, bứng cây không có đất chủ nhân sợ cây dễ chết. Chăm sóc mọi cây như nhau. Chú trọng chăm sóc cây nào quá mức, cây đó sẽ dễ chết nhất.

……………..
Xem thêm: cây làm thuốc, cây lá màu: cây công trình, cây bóng mát, phân bón, thuốc, sâu bệnh
Cây lộc vừng, cây bưởi, cây bằng lăng, cây sấu; cây cau vua; cây mít; cây xoài; cây vú sữa.

Nước Vối hay trà Vối là loại đồ uống rất thông dụng ở nông thôn, thậm chí còn cả vùng thành thị. Trong lá Vối có chứa tanin, một số khoáng chất, vitamin, tinh dầu có mùi thơm dễ chịu. Nước lá Vối và nụ hoa Vối sử dụng uống hằng ngày như trà xanh. Nước lá Vối có tác dụng thanh nhiệt, diệt được một số vi khuẩn gây bệnh, trị bệnh gout,… Còn nụ hoa Vối dùng hỗ trợ điều trị tiểu đường, giảm mỡ má­u. Ngoài ra tắm nước lá Vối trị các bệnh ghẻ lỡ, mụn nhọt.

Trà lá Vối

Ngày nay người dân thành thị thích trồng cây Vối vừa làm cảnh vừa có lá Vối sạch để đun nước uống. Trồng cây Vối rất đơn giản, cùng Vườn Sài Gòn tham khảo nhé.

Bạn có thể mua cây giống tại các cửa hàng bán cây trồng. Lựa chọn cây Vối khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, thân cây mập, lá xanh, có nhiều ngọn.

Chọn giống

Cây Vối ưa nắng nên bạn nên đặt cây nơi có nhiều nắng. Sử dụng các loại chậu có kích thước to và bền. Các loại chậu sành sứ hoặc chậu nhựa siêu bền thích hợp để trồng cây Vối.

Cây Vối không kén đất, nhưng đất cần thoát nước tốt, đầy đủ dinh dưỡng. Sử dụng các loại đất sạch đã phối trộn sẵn để trồng cây, như đất orgamix 3 in 1. Bổ sung thêm phân bón hữu cơ cho cây phát triển tốt hơn.

Tưới nước cho cây hằng ngày để giữ ẩm cho cây. Nên bón phân hữu cơ định kỳ 20-30 ngày/lần để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây.

Chăm sóc

Cây Vối thường bị sâu ăn lá, rầy, rệp gây hại, sử dụng các loại thuốc như Regent, Tasieu,..Sau mõi lần phun cách ly khoảng 7-14 ngày đúng thời gian ghi trên bao bì thuốc.

Cây Vối trưởng thành nên cắt tỉa tạo tán cho cây đẹp và ra lá nhiều lá non để sử dụng.

Cây Vối sau khi mua về trồng vào chậu khoảng 2 tháng sau đã ra nhiều lá non, lúc này bạn có thể hái lá và hãm trà uống.

Thu hoạch

Vậy là bạn đã có cây Vối vừa tạo không gian xanh, vừa làm trà uống hằng ngày rất tốt cho sức khỏe của cả gia đình. Vườn Sài Gòn chúc bạn có được sức khỏe thật tốt.

Video liên quan

Chủ đề