Cách hạch toán chi phí sửa chữa lớn

Sửa chữa, bảo dưỡng tài sản là hoạt động không thể thiếu trong doanh nghiệp, tuy nhiên việc hạch toán cũng gây khá phức tạp.

Việc sửa chữa tài sản doanh nghiệp có thể tự làm hoặc thuê ngoài, kế toán cần phân biệt 3 hình thức sửa chữa tài sản để tổ chức hạch toán hợp lý, đúng với chuẩn mực, Chế độ kế toán (Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 133/2016/TT-BTC) và Chế độ quản lý, sử dung, trích khấu hao TSCĐ (Thông tư 45/2013/TT-BTC) hiện hành:

- Sửa chữa thường xuyên: Hoạt động sửa chữa nhỏ trong quá trình sử dụng tài sản, thời gian sửa chữa ngắn. Chi phí sửa chữa trong trường hợp này phát sinh không lớn và được đưa hết vào kỳ kế toán đó.

- Sửa chữa lớn (định kỳ): Duy tu, bảo dưỡng, nhằm bảo đảm tài sản hoạt động liên tục với công suất ổn định. Trường hợp này phải có kế hoạch, dự toán chi phí sửa chữa có thể phân bổ cho các kỳ kế toán.

- Cải tạo, nâng cấp tài sản: Hình thức sửa chữa này làm tăng hiệu suất sử dụng tài sản, được hạch toán tăng nguyên giá tài sản cố định (nếu đủ tiêu chuẩn), không được đưa chi phí này trực tiếp vào kỳ kế toán.

Một số nguyên tắc hạch toán sửa chữa TSCĐ cần tuân thủ

- Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ; Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.

- Đối với những TCSĐ mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa TSCĐ lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa TSCĐ nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.

- Sửa chữa lớn TSCĐ: Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào tài khoản 2413. Trường hợp sửa chữa thường xuyên TSCĐ thì không hạch toán vào tài khoản này mà tính thẳng vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

- Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặc một số năm tiếp theo không được phản ánh vào tài khoản 335 mà được phản ánh là dự phòng phải trả TK 352.

- Chỉ trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh số chi sửa chữa TSCĐ phát sinh trong kỳ vào tài khoản 335- chi phí trích trước khi đã thực hiện sửa chữa nhưng chưa nghiệm thu, chưa xuất hóa đơn, chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán để ghi nhận vào chi phí trong kỳ.

- Việc trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải được tính toán một cách chặt chẽ (lập dự toán, được phê duyệt) và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khoản chi phí phải trích trước trong kỳ, để đảm bảo số chi phí phải trả hạch toán vào tài khoản này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh.

Hướng dẫn một số nghiệp vụ hạch toán sửa chữa, nâng cấp TSCĐ

Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:

+ Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí, căn cứ các tài liệu kế toán, hoặc dự toán chi phí được duyệt, kế toán ghi:

Nợ TK 627, 623, 641, 642

Có TK 335 - Chi phí phải trả (nếu việc sửa chữa đã thực hiện trong kỳ nhưng chưa nghiệm thu hoặc chưa có hóa đơn).

Có TK 352 - Dự phòng phải trả (nếu đơn vị trích trước chi phí sửa chữa cho TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải bảo dưỡng, duy tu định kỳ).

+ Khi chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh được tập hợp vào bên Nợ TK 241 "XDCB dở dang" (2413) và được chi tiết cho từng công trình, công việc sửa chữa TSCĐ.

Trải qua một khoảng thời gian sử dụng, những tài sản cố định (TSCĐ) như thiết bị, máy móc, nhà xưởng,… sẽ xuất hiện tình trạng hao mòn từng bộ phận do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, các công ty cần thực hiện bảo dưỡng, tu sửa để đảm bảo hiệu quả hoạt động của công ty. Trong bài viết này, CoDX sẽ giới thiệu đến bạn một số cách hạch toán và quy định về chi phí sửa chữa tài sản cố định.

Bạn đang đọc bài viết trên trang Quản trị doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

Chi phí sửa chữa TSCĐ (Tài sản cố định) bao gồm các khoản phổ biến như: sửa chữa thiết bị và dụng cụ ô tô, sửa chữa nhà xưởng, văn phòng làm việc,… Dựa vào quy mô sửa chữa tài sản cố định thì công việc này được chia làm 2 dạng:

  • Chi phí sửa chữa, nâng cấp TSCĐ:

Đây là loại chi phí liên quan đến việc bảo trì, cải tạo, thay thế sửa chữa hoặc trang bị bổ sung thêm cho tài sản cố định nhằm khôi phục lại khả năng hoạt động, nâng cao hiệu suất chất lượng hàng hóa và kéo dài thời gian dùng của tài sản cố định.

  • Chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê:

Đây là loại chi phí mà công ty thuê của một đơn vị thứ ba để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh. Trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp có thể cần tiến hành tu sửa, bảo dưỡng TSCĐ để khắc phục những hư hỏng phát sinh khi sản xuất sản phẩm nhằm phục hồi năng lực hoạt động về trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu TSCĐ.

2. Chi phí sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định

2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sửa chữa, nâng cấp TSCĐ

Hiện nay, quá trình sửa chữa tài sản cố định của các công ty có thể được tiến hành theo cách thức tự làm hay giao thầu, cụ thể với 2 trường hợp như sau:

  1. Khi phát sinh chi phí sửa chữa, nâng cấp và cải tạo TSCĐ

– Đối với trường hợp thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, kế toán ghi:

  • Nợ Tài khoản 241 – Chi phí xây dựng cơ bản dở dang; hoặc Nợ Tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có).
  • Có các Tài khoản 111, 112, 152, 214,… tổng giá thanh toán.

– Trường hợp nếu thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ, chi phí sửa chữa tài sản cố định sẽ bao gồm cả thuế giá trị gia tăng, kế toán ghi:

  • Nợ TK 241 – Chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
  • Có các Tài khoản 111, 112, 152, 214,… tổng giá thanh toán.
  1. Khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo TSCĐ hoàn thành

– Nếu đây là khoản phí sửa chữa không chứa đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá tài sản cố định, ghi:

  • Nợ các Tài khoản 623, 627, 641 và 642 (nếu tu sửa nhỏ theo Thông tư 200).
  • Nợ Tài khoản 242 – Chi phí trả trước (nếu tu sửa lớn được phân bổ nhiều kỳ theo Thông tư 200 và 133).
  • Nợ Tài khoản 352 – Dự phòng phải trả (nếu trích trước phí tu sửa định kỳ theo Thông tư 200 và 133).
  • Có Tài khoản 241 – Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (2413).

– Nếu đây là khoản cải tạo, nâng cấp làm thỏa mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá tài sản cố định, ghi:

  • Nợ Tài khoản 211 – Chi phí tài sản cố định hữu hình.
  • Có Tài khoản 241 – Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (2413).

*Lưu ý: Trong trường hợp tu sửa thường xuyên tài sản cố định thì không thực hiện hạch toán vào Tài khoản 2413 mà tính trực tiếp vào chi phí sản xuất và kinh doanh trong kỳ.

  • Nợ các Tài khoản 154, 627, 641, 642,… hoặc Nợ Tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
  • Có các Tài khoản 111, 112, 331,…
    Cách hạch toán chi phí sửa chữa lớn
    Sơ đồ phương pháp hạch toán chi phí sửa chữa, nâng cấp TSCĐ

2.2. Quy định về chi phí sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định

Căn cứ vào điều 2 TT 45/2013/TT-BTC quy định:

– Sửa chữa TSCĐ: Là quá trình tu sửa, bảo trì, thay thế và sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ để khôi phục lại khả năng vận hành theo trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của TSCĐ. Toàn bộ chi phí công ty chi trả cho việc nâng cấp TSCĐ được tính từ nguyên giá của TSCĐ đó, không thực hiện hạch toán khoản phí này vào khoản phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

– Nâng cấp TSCĐ: Là quá trình cải tạo, trang bị các thiết bị cho TSCĐ với mục đích nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa, tính năng tác dụng của TSCĐ so với trạng thái ban đầu hoặc kéo dài thời gian khai thác của TSCĐ; đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới tiết kiệm chi phí vận hành của TSCĐ so với trước. Tất cả chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được thực hiện hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ (tối đa không vượt quá 03 năm). Hơn nữa, với những TSCĐ mà việc tu sửa có tính chu kỳ thì công ty được phép trích trước chi phí sửa chữa các loại tài sản cố định theo dự toán mỗi năm. Nếu số thực chi trả sửa chữa TSCĐ lớn hơn số trích theo dự toán thì công ty được tính bù giảm chi phí cho số chênh lệch này. Ngược lại, nếu số thực chi trả sửa chữa TSCĐ nhỏ hơn số đã trích thì sẽ được thực hiện hạch toán vào chi phí kinh doanh của kỳ.

Cách hạch toán chi phí sửa chữa lớn
Một số quy định về chi phí sửa chữa tài sản cố định

Căn cứ vào Điều 7 TT 45/2013/TT-BTC quy định:

– Những khoản đầu tư nâng cấp TSCĐ phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được thực hiện hạch toán những chi phí này chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ.

– Những khoản chi phí sửa chữa tài sản cố định không được phép tính tăng nguyên giá tài sản cố định mà thực hiện hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ từ từ vào chi phí kinh doanh của kỳ (tối đa không vượt quá 03 năm).

– Những chi phí liên quan tới tài sản cố định vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu sẽ được đánh giá một cách chắc chắn, giúp tăng lợi ích kinh tế của tài sản cố định vô hình so với mức vận hành ban đầu thì phản ánh tăng nguyên giá tài sản cố định. Những khoản phí khác liên quan tới tài sản cố định vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được thực hiện hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

3. Chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê

3.1. Phương pháp hạch toán chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê

– Trong trường hợp việc sửa chữa diễn ra thường xuyên hoặc 1 lần giá trị nhỏ, kế toán ghi:

  • Nợ các Tài khoản 154, 627, 641 và 642; hoặc Nợ Tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
  • Có các Tài khoản 111, 112, 331,…

– Trường hợp chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê có giá trị lớn, hạch toán như sau:

  • Nợ Tài khoản 241 – Chi phí xây dựng cơ bản dở dang; hoặc Nợ Tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
  • Có các Tài khoản 111, 112, 152, 331,… tổng giá thanh toán.

– Khi quá trình sửa chữa tài sản cố định hoàn thành, kế toán ghi:

  • Nợ Tài khoản 242 – Chi phí trả trước.
  • Có Tài khoản 241 – Chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

– Hàng kỳ doanh nghiệp sẽ phân bổ vào chi phí:

  • Nợ các Tài khoản 154, 627, 641 và 642.
  • Có Tài khoản 241 – Chi phí trả trước.
    Cách hạch toán chi phí sửa chữa lớn
    Sơ đồ hạch toán chi phí sửa chữa các loại tài sản cố định đi thuê

3.2. Quy định về chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê

– Chi phí sửa chữa kho bãi đi thuê: Căn cứ vào công văn 3694/CT-TTHT 24/04/2017 của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh.

Trong quá trình sử dụng kho bãi, doanh nghiệp phát sinh chi phí sửa chữa lại nền bãi đậu xe nhưng có chứng từ hóa đơn hợp lệ, đảm bảo điều kiện thanh toán không sử dụng tiền mặt, khoản chi này được tính vào chi phí hoặc phân bổ từ từ vào chi phí (tối đa không vượt quá 03 năm).

– Chi phí sửa chữa văn phòng đi thuê: Căn cứ vào công văn 47485/CT-TTHT 09/07/2018 của Cục Thuế thành phố Hà Nội.

  • Trong trường hợp doanh nghiệp phát sinh những chi phí sửa chữa, cải tạo văn phòng đi thuê hỗ trợ cho quá trình sản xuất thì được thực hiện hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ từ từ vào chi phí (tối đa không vượt quá 03 năm).
  • Thuế giá trị gia tăng đầu vào của phí sửa chữa, cải tạo văn phòng đi thuê hỗ trợ hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp được kê khai khấu trừ nếu đủ điều kiện quy định tại Điều 15 TT 219/2013/TT-BTC, khoản 10 Điều 1 TT 26/2015/TT-BTC của Bộ tài chính quy định trên.

– Chi phí lắp đặt thiết bị văn phòng đi thuê: Căn cứ vào công văn 4066/CT-TTHT 05/05/2017 của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh.

Trong trường hợp doanh nghiệp là tổ chức vừa thành lập theo trình bày có thực hiện việc thi công, thiết kế, lắp ráp các hạng mục như sàn, kính cường lực, hệ thống điện,… cho văn phòng đi thuê của doanh nghiệp thì được thực hiện hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ vào chi phí kinh doanh (tối đa không vượt quá 03 năm).

Trên đây là những thông tin về cách hạch toán và quy định chi phí sửa chữa tài sản cố định mà Công ty chuyển đổi số CoDX đã chia sẻ đến bạn. Hi vọng với nguồn tài liệu hữu ích này sẽ giúp những người làm kế toán nắm rõ hơn về kiến thức trong ngành này. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm những tin tức mới nhất nhé!