Cách làm kẹo đậu phộng nước cốt dừa

Khi nước đường cô lại, có màu hơi nâu nâu, bạn đổ nước cốt chanh vào, khuấy đều trong vài giây. Sau đó, đổ nước tinh bột khoai mì, vani, lạc vào nồi, dùng dụng cụ nấu trộn đều liên tục cho đến khi hỗn hợp đặc lại như trong hình.

Nhắc đến kẹo dừa là nghĩ ngay đến kẹo dừa Bến Tre. Ảnh: Internet
  • Nước cốt dừa: 2 hộp
  • Mạch nha: 150 gram
  • Đường vàng: 250 gram
  • Bơ lạt: 50 gram
  • Dầu ăn: 50 ml
  • Dầu dừa: 10 ml
  • Muối: 2 muỗng cà phê
  • Dụng cụ: Nồi, dao, hộp/khuôn kẹo, giấy nến
Nguyên liệu để làm kẹo dừa truyền thống rất dễ kiếm. Ảnh: Internet
  • Bước 1: Đầu tiên bạn hãy chuẩn bị sẵn khuôn kẹo (có thể là hộp thủy tinh chịu nhiệt hoặc bằng nhôm/inox). Quét dầu dừa vào mặt khuôn sau đó lót giấy nến vào. Gấp đều các cạnh sao cho phủ đều hết để khi ta cho kẹo vào không bị dính khuôn và dễ lấy ra khi đổ xong.
Chuẩn bị khuôn kẹo và lót sẵn giấy nến. Ảnh: Internet
  • Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu bao gồm: nước cốt dừa, mạch nha, đường vàng, muối ăn vào chảo đun với lửa nhỏ. Vừa đun vừa khuấy đều để hỗn hợp tan chảy và hòa quyện vào nhau hoàn toàn, nhớ là đảo liên tục vì kẹo ngọt nên rất dễ bị cháy.
Đun hỗn hợp nước cốt dừa, đường cho sánh mịn. Ảnh: Internet
  • Bước 3: Đun cho đến khi nào hỗn hợp đặc sảnh và dẻo kẹo lại là đạt, lúc này bạn đổ vào ít dầu dừa, bơ, rồi khuấy nhanh tay. Sau đó đổ kẹo ra khuôn đã chuẩn bị sẵn.
Tiến hành đổ kẹo vào khuôn rồi dàn đều. Ảnh: Internet
  • Bước 4: Đợi cho kẹo nguội nhưng không nguội hẳn mà còn ấm ấm, lấy kẹo ra khỏi khuôn đặt lên thớt, thoa ít dầu dừa lên thớt và dao rồi cắt thành miếng vừa ăn. Nếu có giấy bóng thì có thể gói lại, xoắn chặt hai đầu, cho vào hũ đậy kín nắp và bảo quản ở nơi thoáng mát. Khi thích thì mang ra dùng thôi.
Kẹo khô thì bạn cát thành những miếng vừa ăn bảo quản dùng dần. Ảnh: Internet 
  • Nước cốt dừa: 1 hũ
  • Đường vàng: 50 gram
  • Sữa đặc: 150 gram
  • Kem bông tuyết (kem tươi/ kem sữa béo): 200 ml
  • Đậu phộng: 150 gram
  • Dầu chuối: 1 ống
  • Dừa khô: 100 gram
  • Dụng cụ: Giấy nến, dao, nồi, khuôn kẹo, đũa, muỗng…
Với cách làm này bạn cần chuẩn bị thêm đậu phộng. Ảnh: Internet
  • Bước 1: Đậu phộng rang lên cho vàng, để nguội bớt rồi bóc vỏ, giã vừa nhỏ. Để đậu có mùi thơm bạn nên cho thêm một tí muối vào lúc rang và nhớ đảo liên tục để đậu vàng đều, không bị cháy.
Đậu phộng rang lên thì giã vừa nhỏ để trộn vào kẹo dừa. Ảnh: Internet
  • Bước 2: Tiếp tục cho nước cốt dừa, kem bông tuyết, đường, sữa đặc, muối vào một cái chảo, hòa tan rồi đun trên lửa vừa trong khoảng 10 phút. Bởi vì phần lớn các nguyên liệu đều cho độ ngọt nhiều nên bắt buộc khi đun bạn phải khuấy đều để không bị dính đáy nồi.
Nấu hỗn hợp nước cốt dừa bạn nhớ khuấy đều tay. Ảnh: Internet
  • Bước 3: Đun cho đến khi hỗn hợp sữa dừa sôi lên thì hạ nhỏ lửa, vừa nấu vừa quậy nhẹ cho đến khi hỗn hợp keo lại, sánh đặc. Lúc này bạn cho đậu phộng đã giã vào, trộn đều một lượt thì tắt bếp.
Việc cho đậu phộng rang vào giúp tăng thêm mùi thơm và độ béo cho kẹo. Ảnh: Internet
  • Bước 4: Chuẩn bị khuôn đã lót sẵn giấy nến rồi đổ hỗn hợp kẹo vào khuôn, dùng thìa dàn mỏng, nhớ dàn thật đều và làm thật lẹ tay nếu không kẹo nguội, cứng thì rất khó cán. Sau đó rắc dừa khô lên mặt, ấn nhẹ rồi đậy nắp hoặc bọc màng bọc thực phẩm lại để trong ngăn mát tủ lạnh cho đến khi đông lại hoàn toàn. Cho kẹo ra ngoài cắt thành miếng vừa ăn rồi cho vào hộp đậy kín, bảo quản dùng dần.
Khi đổ kẹo bạn dàn đều rồi cắt thành miếng. Ảnh: Internet
  • Dừa nạo: 300 gram
  • Đường trắng: 350 gram
  • Sô-cô-la đen: 200 gram
  • Kem sữa tươi: 120 ml
  • Bơ lạt: 250 gram
  • Dụng cụ: Khuôn, nồi, chèn, nĩa, giấy nến…
Với loại kẹo này bạn cần chuẩn bị thêm socola. Ảnh: Internet
  • Bước 1: Bạn cho kem sữa tươi cùng với đường, bơ lạt vào chảo đun sôi khoải 5 phút. Khuấy đều tay trong lúc đun cho đến khi hỗn hợp sôi lên, lúc này bạn cho số dừa nạo đã chuẩn bị vào, trộn thật đều. Lượng dừa đúng với công thức trên, không nên cho quá nhiều sẽ làm mất độ kết dính khiến kẹo mất ngon.
Nấu kem sữa tươi sau đó cho dừa nạo vào trộn đều. Ảnh: Internet
  • Bước 2: Cho phần dừa trộn vào khuôn rồi để trong ngăn mát tủ lạnh tầm 8 tiếng hoặc để qua đêm đều được. Khi thấy dừa đã đông lại thì bạn lấy dừa ra khỏi khuôn, cắt thành từng viên hình chữ nhật có chiều dài từ 3 – 4 cm.
Dừa đổ vào khuôn để nguội rồi cắt thành khúc dài từ 3 – 4 cm. Ảnh: Internet
  • Bước 3: Công đoạn tiếp là phủ sô-cô-la lên nhân dừa. Đầu tiên bạn cho sô-cơ-la đen vào một chiếc bát có khả năng chịu nhiệt tốt, đặt trên nồi chứa nước, đun cho tan chảy. Sau đó từ từ nhúng phần kẹo dừa đã cắt vào bát sô-cô-la tan chảy, lăn đều cả bốn mặt.
Nung chảy sô-cô-la sau đó nhũng kẹo dừa vào. Ảnh: Internet
  • Bước 4: Nhúng được viên kẹo nào bạn đặt liền lên giấu nến đã lót sẵn để chế thấm và chảy sô-cô-la ra xung quanh. Nếu muốn viên kẹo trông đẹp hơn, bạn có thể dùng nĩa hoặc sạn tạo hình trên mặt bánh. Xong cho kẹo vào túi hoặc hộp để trong ngăn mát tủ lạnh và thưởng thức dần.
Bạn có thể tạo hình trên mặt để chiếc kẹo trông đẹp hơn. Ảnh: Internet

Trong số các loại kẹo thì kẹo dừa là một trong những món kẹo dễ làm nhất. Nhưng, để kẹo dừa có vị ngọt vừa phải và đạt độ dẻo ngon như ý, khi ăn không gây cảm giác ngán, có một số lưu ý sau bạn cần biết trước khi làm:

  • Khi chọn dừa làm kẹo bạn nên chọn loại dừa khô còn rất ít nước bên trong, dừa có cơm dày, béo và có màu trắng.
  • Khi thực hiện sên kẹo dừa bạn nên dùng loại chảo không dính chất dày hoặc nồi gang là tốt nhất. Suốt quá trình sên, bạn cần đảo liên tục và đảo đều tay. Bởi nếu không làm như vậy, phần nước cốt dừa bị đặc lại, có thể bị cháy ở phía dưới.
Khi nấu bạn nhớ đảo đều tay để không bị cháy ở đáy nồi. Ảnh: Internet
  • Để tăng thêm sự thú vị cho món kẹo dừa, bạn nên dùng thêm loại bánh tráng trong, mỏng để bọc bên ngoài. Cách này cũng giúp hút ẩm cho viên kẹo, lớp bánh tráng này có thể ăn được, có cảm giác tan trong miệng rất hay.
  • Kẹo dừa với thành phần chủ yếu từ đường, sữa, là loại kẹo dẻo nên rất dễ tan chảy nếu để ở nhiệt độ cao. Vậy nên bạn hãy bảo quản chúng ở nơi thoáng mát, để trong hộp kín, tránh gió, nắng.

Cách làm kẹo dừa không quá khó, bất kỳ ai cũng có thể làm được món kẹo này nếu chịu khó học hỏi. Chỉ cần chuẩn bị đủ nguyên liệu, làm đúng quy trình là có ngay những mẻ kẹo thơm ngon rồi. Giờ thì nếu thèm chiếc kẹo dừa như ý mình, bạn không cần phải ra tận cửa hàng để mua nữa rồi phải không nào. Hy vọng với những bí quyết mà Chuyên mục Món Ngon của Yeutre.vn chia sẻ bạn sẽ thành công khi thực hiện.

Tuyết Nhi

Món đậu phộng nước cốt dừa là món ăn “hot” nhất năm 2015 và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong năm 2016, các bạn có thể làm ngay tại nhà theo hướng dẫn sau.

Món đậu phộng nước cốt dừa có sức hút bởi vị đậu hơi béo ngọt ngọt, mặn rất hài hòa và lúc nào cũng là món hết đầu tiên trong các bữa liên hoan. Không chỉ người lớn mà các bé cũng rất thích. Công thức làm đậu phộng nước cốt dừa thì không khó chút nào thực hiện ngay thôi.

Để làm món đậu phộng nước cốt dừa giòn tan chúng ta cần những nguyên liệu sau(dành cho 4 đến 5 người ăn):

- Đậu phộng hay còn gọi là lạc: 300g

- Đường trắng hoặc đường nâu đều được: 70g

- Nước cốt dừa: 50ml

- Bột canh: 2 thìa cà phê

- Bột bắp, một mì, bột nếp mỗi thứ một chút

- Dầu ăn

Nguyên liệu của món đậu phộng nước cốt dừa rất đơn giản phải không các bạn. Chuẩn bị xong nguyên liệu bắt tay vào làm thôi nào!

Cách làm món đậu phộng nước cốt dừa cho 4 đến 5 người ăn.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu cho món đậu phộng nước cốt dừa

Hòa nước muối loãng vào một cái chậu nhỏ rồi đổ đậu phộng vào ngâm, các bạn lưu ý lượng nước phải ngập đậu nhé. Ngâm cho đến khi đậu nở, mềm và xốp, thông thường chỉ ngâm khoảng 30 là đạt yêu cầu rồi.

Ngâm đậu thật mềm để có món đậu phộng nước cốt dừa tuyệt ngon

- Trong lúc ngâm đậu, những hạt mốc, hỏng sẽ nổi lên trên các bạn nhớ kiểm tra thật kỹ trước khi thực hiện món đậu phộng nước cốt dừa nhé!

Bước 2: Các bước thực hiện món đậu phộng nước cốt dừa giòn tan

- Bạn kiểm tra đậu phộng thấy đã nở mềm thì vớt ra một chiếc giá nhỏ để cho ráo nước.

- Đậu phộng đã ráo nước các bạn cho đậu vào một cái bát lớn rồi trộn đều với đường cát trắng và bột canh.

Đậu phộng trộn đường cát trắng

- Để cho đậu ngấm gia vị thì bạn phải ngâm khoảng 1 giờ - Lấy một cái chậu chuyên để chộn thức ăn loại lớn nếu không có thì có thể dùng một cái mâm rồi đổ đậu vào trong đó.

- Dùng tay để trộn đều đậu với các loại bột mì, bột bắp, bột nếp và nước cốt dừa. Bạn lưu ý là phải trộn thật đều nhé.

Trộn thật đều bột với đậu

- Để tạo ra được món đậu phộng nước cốt dừa ngon nhất thì các bạn phải trộn đậu sao cho phần bột phủ kín hạt đậu. Tiếp tục lấy đậu ra một cái khay khác để bỏ phần bột thừa đi.

- Tiếp theo là bạn cho đậu lên chiên, bạn dùng một chiếc chảo lòng càng sâu càng tốt nhé. Cho dầu ăn vào chảo đun cho đến khi dầu sôi thì cho đậu phộng vào chiên cho đến khi chín.

Vớt đậu cho ra khăn giấy để thấm dầu là bạn sắp có món đậu phộng nước cốt dừa rồi đấy

- Trong lúc chiên các bạn để lửa nhỏ để tránh lớp vở ở ngoài bị cháy mà phần nhân ở bên trong lại chưa chín. Trong lúc chiên bạn phải đảo đều tay nha.

- Đảo cho đến khi bạn thấy màu sắc của đậu ngả sang màu vàng hơi nâu một chút là đạt yêu cầu. Vớt đậu ra cho ráo rầu rồi cho vào khăn giấy để thấm bỏ dầu ăn một lần nữa.

- Như vậy là bạn đã có món đậu phộng nước cốt dừa thơm ngon rồi đấy.

Đã có thành phẩm món đậu phộng nước cốt dừa tuyệt ngon rồi đây!

- Để đậu nguội là có thể thưởng thức được rồi. Nếu bạn chưa sử dụng hết số đậu trong ngày hôm đó thì có thể bảo quản bằng cách cho vào bình thủy tinh đậy nắp kín để ăn dần.

Lưu ý khi làm món đậu phộng nước cốt dừa:

- Khi trộn đậu với ba loại bột là bột mì, bột bắp, bột nếp nếu như bạn không có đầy đủ các loại bột đó thì có thể sử dụng một loại cũng được nhé.

- Quá trình chiên đậu, các bạn nên đổ dầu sao cho dầu ngập đậu.

Chỉ vài bước đơn giản là bạn đã có món đậu phộng cốt dừa thơm ngon giòn tan mà chi phí lại rất rẻ. Các bạn có thể làm để ăn cùng bạn bè hoặc cho các ông chồng nhậu với bia, các bé nhà bạn chắc chắn cũng rất mê món này đấy.

Chúc các bạn thành công!

huongtnonepas

19/02/2016

Video liên quan

Chủ đề