Cách sử dụng quả la hán khô

La hán là một loại dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây được trồng phổ biến và là đặc sản của vùng Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây. Quả la hán có rất nhiều tác dụng tốt như chữa sốt, làm dịu cổ họng, long đờm, chữa ho… Hãy cùng Benh.vn tìm hiểu về quả la hán và các tác dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe.

Cách sử dụng quả la hán khô
Quả la hán có nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thông tin chung về Quả la hán

La hán quả thuộc loại cây dây leo rụng lá theo mùa. Cây mọc hoang và được trồng tại vùng Tây Nam Trung Quốc. Quả La hán có chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe.

La hán quả được trồng ở đâu

La hán là loại cây được trồng để lấy quả. Quả la hán vừa được dùng làm nước uống giải khát thanh nhiệt cơ thể vừa là một vị thuốc đông y.

Quả la hán khô, màu nâu vàng sẫm hơi bóng có lông nhung, hình tròn hoặc tròn dài, đường kính 5-8 cm. Quả giòn dễ vỡ sau khi vỡ mặt trong có màu trắng vàng, xốp nhẹ. Hạt bên trong bẹt hình tròn trong hạt có hai lá mầm vị ngọt. La hán quả tốt là quả tròn, lớn, cứng chắc, màu nâu vàng, lắc không kêu.

Thành phần hóa học của quả la hán

Quả la hán chứa nhiều hợp chất cho lợi cho sức khoẻ, đặc biệt thích hợp sử dụng làm dược liệu làm ngọt trong thức uống của người tiêu đường. Các thành phần trong quả la hán gồm có:

  • Trong thành phần quả la hán có đến 8,67%-13,35% protein.
  • La hán quả chứa vitamin C, khoáng chất Sắt, Mangan, Niken, Kẽm và rất nhiều nguyên tố vi lượng khác.
  • Trong hạt quả la hán có khoảng 41% acid béo
  • Đường hữu cơ: Fructose, glucose…hàm lượng không cao trong quả la hán nên không ảnh hưởng đến người tiểu đường
  • Chất ngọt: mogrosid
  • Hợp chất protein monogrosvin
  • Hỗn hợp mogrosid trong quả la hán tạo ra vị ngọt cao hơn đường mía 300 lần. Rất thích hợp dùng làm thức uống cho người bệnh tiểu đường, béo phì…

Tác dụng của quả la hán theo Đông y

Theo Đông Y quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc đi vào hai kinh phế và đại trường (sách Quảng Tây Trung dược chí nói quy kinh phế và tỳ).. Quả la hán có vị ngọt tự nhiên gấp 3 – 4 lần đường mía nhưng lại ít calo, phù hợp với người bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch,…

Quả la hán có công năng nhuận phế, lợi hầu, giải khát, nhuận tràng thông tiện. Do đó, quả la hán được sử dụng để trị ho phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết (trị đờm, ho gà, huyết táo)… Cụ thể được sử dụng trong viêm long đường hô hấp trên như hầu họng, viêm amidan…, trị viêm phế quản cấp hay mạn hay chứng táo bón kinh niên do ruột khô..

Cách sử dụng quả la hán khô
Nước quả la hán có vị ngọt mát, tốt cho sức khỏe, không gây tăng đường huyết

Ngoài ra nước sắc quả la hán có tác dụng trấn khái (chống ho), khử đàm (trừ đờm) rõ ràng. Bên cạnh đó, còn giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Trà từ quả la hán còn là thứ giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với người bị nóng trong mà Đông y gọi là “thể tạng uất hỏa nội kết”.

Một số bài thuốc sử dụng quả la hán

Quả la hán được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa các bệnh hô hấp (viêm họng, viêm thanh quản, ho gà…), bệnh lao, an thần, thanh nhiệt giải độc. Đặc biệt, la hán quả được sử dụng làm chất làm ngọt thay thế đường cho người bị tiểu đường, mỡ máu.

Cách sử dụng quả la hán khô
Uống nước la hán quả hết viêm họng, viêm thanh quản, mất tiếng

Bài thuốc chữa viêm họng bằng quả la hán

Quả la hán khô bổ cau hoặc bổ 4. Đem quả la hán hãm với nước sôi dùng thay được hàng ngày.

Tuỳ vào sở thích uống ngọt hay lạt có thể sử dụng từ 2-4 quả, hãm với 2-3 lít nước để uống hàng ngày. Kết hợp thêm với việc dùng chanh đào mật ong hoặc quất mật mong để viêm họng nhanh khỏi

Quả la hán chữa chứng viêm thanh quản (mất tiếng)

La hán 1 quả, thái miếng sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày hoặc uống dần mỗi lần một ít.

Người bị viêm thanh quản muốn nhanh khôi phục tiếng nói cần sử dụng quả la hán và các thuốc tân dược tiêu viêm để đạt hiệu qủa cao. Nếu không muốn dung tân dược, có thể sử dụng chanh muối hoặc chanh đào mật ong đều được.

Chữa ho gà với la hán quả và hồng khô

Chuẩn bị bài thuốc chữa ho gà cần : La hán quả 1 quả chẻ cau, hồng khô 25g,

Đem 2 vị dược liệu này sắc lấy nước uống; dùng hàng ngày thay nước.

Có thể thay thế hồng khô bằng phổi heo: quả la hán 1 quả, phổi heo bóp hết bọt 40g, hầm nhừ, nêm gia vị ăn. Những người ăn chay hoặc không quen ăn phổi heo thì không nên dùng cách này.

Chữa ho đờm vàng quánh với bài thuốc từ quả la hán

Ho có đờm vàng quánh là do có nhiễm khuẩn, do vậy bài thuốc dùng quả la hán cần gia giảm thêm vị thuốc kháng viêm mạnh.

Sử dụng quả la hán 20g, tang bạch bì 12g. Đem 2 thứ này sắc lấy nước uống trong ngày. Sắc với 2 hoặc 3 lít nước. Có thể thêm la hán quả để tăng hương vị dễ uống

La hán quả trong điều trị lao giúp bổ phế, cải thiện triệu chứng lao

Trong bệnh lao phổi, quả la hán được sử dụng với 2 mục đích:

Bổ phế (hỗ trợ trong trị lao): La hán 60g, thịt lợn nạc 100g, hai thứ thái lát cho hầm cùng, nêm gia vị đủ, ăn cùng cơm.

Cải thiện các triệu chứng bệnh lao: la hán 50g, thịt lợn bằm 1 lạng. Xào chín thịt, cho la hán đã thái nhỏ vào. Thêm 1 tô nước để nấu làm canh. Nêm nếm vừa ăn dùng kèm với cơm. Ăn mỗi ngày 1 bữa tốt cho bệnh lao.

Bài thuốc từ quả la hán giúp thanh nhiệt, giải độc, chứa táo bón

Trà la hán quả thanh nhiệt, giải độc, làm đẹp: La hán làm sạch, bỏ lông sau đó hãm với nước sôi. Ủ 20 phút cho la hán tiết chất ngọt và hoạt chất. Dùng để uống hàng ngày

Nước la hán quả mật ong chữa táo bón: Dùng la hán sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống trong ngày.

Cách sử dụng quả la hán khô
Bệnh táo bón có thể trị được bằng quả la hán

Quả la hán thanh nhiệt giải độc, trị cảm nóng và khát: Lấy một quả la hán bổ đôi quậy đều trong nước sôi uống thay trà.

La hán quả chữa mất ngủ

La hán quả rất tốt cho những người mất ngủ kinh niên, mất ngủ vô căn do dược liệu này giúp an dịu thần kinh.

Quả la hán rửa sạch, bổ đôi hoặc 4, đun sôi với nước. Để nguội uống hàng ngày thay trà. Có thể sử dụng thêm 1 số loại dược liệu như tam thất và bạch quả sắc chung với la hán quả để uống giúp tăng hiệu quả an thần, ổn định huyết áp.

Chất ngọt trong quả la hán dùng làm đường thay thế cho người tiểu đường

Quả la hán có nhiều chất ngọt như hỗn hợp mogrosid ngọt gấp 300 lần đường mía. Nhờ vậy, la hán quả được dùng để thay thế đường trong đồ uống của người bị tiểu đường và tiền tiểu đường,

Cách làm: La hán quả khô dùng  2-3 quả, nấu với nước đến khi ra nước đặc hoặc cao lỏng. Khi nấu ăn hoặc làm đồ uống thì cho cao lỏng la hán quả vào thay đường. Rất thơm ngon lạ miệng mà lại tốt cho người tiểu đường.

Quả la hán có nhiều lợi ích với sức khoẻ nhưng không phải ai cũng nên uống. Những người sau cần chú ý khi sử dụng quả la hán chữa bệnh.

  • Người có thể tạng hàn (còn gọi là dương hư, hư hàn ) với biểu hiện: sợ lạnh, da tái nhợt, đi ngoài phân lòng, rêu lưỡi trắng, chân tay lạnh không nên dùng quả la hán.
  • Khi dùng chung với thuốc hoặc thực phẩm chức năng, cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng

Lời kết: La hán là một loại quả không có tính độc, rất tốt cho sức khỏe của con người. Bệnh nhân tiểu đường hay béo phì nên sử dụng quả la hán thường xuyên để hỗ trợ điều trị. Các gia đình cũng nên sử dụng nước quả la hán để thanh nhiệt giải khát. Ngoài ra còn giúp thải độc cho cơ thể nhằm giúp chúng ta có một sức khỏe dồi dào, và cơ thể dẻo dai.

Quả La Hán hay có tên gọi khác là quả trường thọ, loại thảo mộc dây leo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Trong dân gian đây là vị thuốc rất phổ biến, vì thế cũng dễ hiểu vì sao chúng được mệnh danh như một loại quả thần tiên. Cùng khám phá ngay thần dược này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Mô tả chi tiết về quả la hán:

Quả la hán mọc dưới dạng thân dây leo tương tự như cây chanh leo, chúng có kích thước cũng như hình dáng giống quả chanh, bên ngoài vỏ có màu xanh lá cây, có lông tơ trắng mịn. Đến thời điểm thu hoạch sẽ đem sấy khô hoặc phơi nắng thì quả chuyển thành màu nâu đen bóng cộng với vỏ khá giòn, ruột bên trong màu nâu vàng xốp nhẹ.

Thân cây dài từ 1 tới 3 mét, lá rụng theo mùa, hoa mọc thành chùm, cuống hoa dài tầm 3 – 5cm. Nấu nước uống hoặc làm thuốc do quả có hương vị ngọt thanh, đặc biệt nước sắc quả la hán ngọt gấp tới 300 lần so với mía đường. 

Cách sử dụng quả la hán khô

Cây có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc và phía Bắc Thái Lan, trước đây thì cây la hán mọc hoang là chủ yếu nhưng hiện tại thì bạn có thể dễ dàng trồng ngay trong vườn nhà khi mà giá trị kinh tế của chúng rất cao. Thông thường thì hàng năm thời điểm thu hoạch quả rơi vào tầm tháng 7 – 9, đó là những quả khi lắc không nghe tiếng động, cứng chắc, quả to, già, sau đó đem về sấy hoặc phơi khô để làm dược liệu.

Sau khi phơi khô thì quả cần phải bảo quản ở những nơi thoáng mát đặc biệt tránh những nơi ẩm ướt dễ khiến cho dược liệu này bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm mốc, ẩm. Vậy quả la hán có những thành phần hóa học nào?

  • Niken
  • Đường hữu cơ: Fructose, glucose
  • Mangan
  • 41% acid béo tự nhiên với công dụng là thúc đẩy quá trình chuyển hóa và trao đổi chất béo
  • Kẽm
  • Sắt
  • 8 – 13% protein thực vật
  • Vitamin C
  • Hợp chất Protein Monogrosvin
  • Thiếc cũng như chứa nhiều nguyên tố vi lượng dồi dào rất tốt cho sức khỏe 

2. Những tác dụng tuyệt vời của quả la hán

Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh về được công dụng thần kỳ cũng như khẳng định được loại dược liệu quý như thế nào?.

Trước tiên, xét về y học cổ truyền thì đông y cho rằng thì quả la hán có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận trường, lương huyết, giảm ho, tiêu đàm. 

  • Lao phổi

  • Dị ứng

  • Viêm họng, viêm khí phế quản

  • Ho có đàm, ho gà

  • Đại tiện bí

  • Nóng trong người

  • Táo bón,…

Đồng thời, cũng theo như nghiên cứu của y học hiện đại thì loại quả la hán còn có tác dụng siêu tốt tới sức khỏe của con người.

Ngăn ngừa tiểu đường, béo phì:

  • Trong quả la hán có vị ngọt tự nhiên nên hoàn toàn có thể sử dụng thay thế cho đường nếu bạn cần chế biến một số thức uống, đồ ăn. Đồng thời, loại dược liệu chứa hàm lượng calo tương đối thấp, vì thế nó rất có lợi cho những ai bị tiểu đường và béo phì. Hoặc người bình thường cũng sử dụng để giảm thiểu nguy cơ mắc những bệnh lý vừa nêu trên.

  • Thêm vào đó, loại quả này trong y học cổ truyền Trung Quốc trong nhiều thế kỷ qua làm thuốc để điều trị căn bệnh tiểu đường. Vậy phương thức hoạt động của loại dược liệu như thế nào? – giảm hàm lượng đường có trong máu, từ đó kích thích tuyến tụy để sản xuất ra insulin nhiều hơn. Và cũng từ đó, những triệu chứng của bệnh đái tháo đường được đẩy lùi một cách tự nhiên.

  • Đường la hán quả được chiết xuất hoàn toàn từ quả không gây tăng đường huyết và không chứa calories với những công dụng hoàn hảo như vậy thì mức độ sử dụng rất thịnh hành đặc biệt tại các nước ở phương Tây, Mỹ.

  • Chống oxy hóa: trong chúng có chất mogrosid, đây là thành phần để tạo nên hương vị ngọt đặc trưng có trong quả. Đồng thời, chất này cũng được giới khoa học chứng minh rằng có công dụng chống oxy hóa siêu mạnh. Chính chất này sẽ làm chậm đi tiến trình lão hóa, cũng như bảo vệ những tế bào có trong cơ thể tránh xa khỏi sự tấn công bởi các gốc tự do từ đó ngăn ngừa bệnh tật.

  • Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư: đặc biệt ở trong loại quả này thì chất chống oxy hóa còn có khả năng để ức chế sự tăng trưởng phát triển của các khối u, hơn nữa là ngăn chặn không cho những tế bào ung thư lan rộng thêm. Tuy nhiên đối với người mắc bệnh cần phải kiêng hạn chế sử dụng đường tuy nhiên đường trong loại quả này là loại đường tự nhiên, thế nên chúng hoàn toàn không tác động tiêu cực tới bệnh ung thư như những loại đường nhân tạo khác.

  • Trị táo bón, nóng trong và kháng viêm, thanh nhiệt: trong dân gian thì chúng được sử dụng bằng cách nấu thành nước uống nhằm làm mát cơ thể nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng táo bón hay nóng trong. Bên cạnh đó, thì loại dược liệu quý này còn biểu hiện rõ rệt tính kháng viêm khi sử dụng, từ đó có tác dụng hiệu quả trong việc chống lại tình trạng cơ thể bị viêm nhiễm, hoặc khu vực tổn thương sẽ giảm đau tốt.

  • Phòng chống nhiễm trùng: trong quả la hán tính kháng khuẩn có thể thay thế cho thuốc kháng sinh đối với những trường hợp khi bị nhiễm trùng nhưng không quá nghiêm trọng.  Để cho ra kết quả này bằng thực nghiệm nghiên cứu ngay trên những bệnh nhân mắc bệnh nha chu hoặc bị sâu răng, cho thấy khả năng ức chế các loại vi khuẩn của loại quả này cực kỳ đáng kinh ngạc. Song song với đó, thì dược liệu quý này còn hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng gây ra bởi nấm candida.

  • Kéo dài tuổi thọ: nếu trong nhiều năm bạn uống nước sẽ đem lại tác dụng trong việc cải thiện tổng thể sức khỏe và đặc biệt giúp kéo dài tuổi thọ.

  • Làm đẹp da, dưỡng da: nhiều người vẫn luôn ưu ái dành tặng cái tên mỹ miều cho loại quả này là quả thần tiên, nó không chỉ đơn thuần là tốt cho sức khỏe con người, mà còn có công dụng cung cấp nhiều loại vitamin cũng như nhiều khoáng chất quý có tác dụng nuôi dưỡng mái tóc luôn suôn mượt, da dẻ trở nên mịn màng hơn.

  • Ngăn ngừa các bệnh lý liên quan tới tim mạch, hô hấp: kiên trì uống nước loại quả này sẽ giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa những bệnh lý liên quan tới đường hô hấp, ví dụ như: bệnh viêm amidan, ho, viêm thanh quản, viêm phế quản, ho gà.

  • Làm mát máu, kích thích tiêu hóa, giải độc: tính hàn có trong chúng có tác dụng làm mát máu, làm sạch đường ruột, hỗ trợ giải độc gan. Bên cạnh đó, thì loại quả này còn đặc biệt khi còn có công dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng từ đó giúp bạn ăn uống trở nên ngon miệng hơn.

​>>> Tham khảo thêm: Quả Táo Đỏ

  • Chống dị ứng: những chất có trong loại thần dược này có khả năng tuyệt vời khi kháng được histamin, đây là một chất sinh ra từ phản ứng rất mạnh trong hệ miễn dịch với những nhân tố dị nguyên mà xâm nhập vào bên trong cơ thể. Và cũng đồng nghĩa là dùng chúng cũng có thể giúp chống viêm, giảm ngứa do dị ứng.

Cách sử dụng quả la hán khô

Quả la hán tươi.

3. Một số bài thuốc Đông y phổ biến từ loại quả la hán 

  • Trị ho gà: sắc lấy 25g hồng khô và quả la hán để lấy nước uống

  • Chữa viêm thanh quản, viêm họng: quả la hán bóp nhỏ, sau đó ngâm trong 15 – 30 phút với nước sôi tiếp đó uống nước này trong nhiều ngày.

  • Trị ho lao: thái lát 100g thịt nạc lợn và 60g quả la hán, sau đó đem hầm với lượng nước vừa phải rồi nêm nếm sao cho vừa ăn là bạn có thể dùng cùng với cơm trắng ngay rồi.

  • Trị táo bón: sắc lấy nước dược liệu quý này, để uống nhiều lần trong ngày bạn pha thêm một chút mật ong

  • Trị ho nhiều đờm, viêm phế quản: 1 quả la hán đập nhỏ, 10g hạnh nhân, rồi sắc hai nguyên liệu này với 1 lít nước và bạn có thể uống từ 3 – 4 lần/ ngày.

  • Chữa ho khạc mà ra đờm vàng đặc: sắc uống 12g tang bạch bì và 20g quả la hán

  • Hỗ trợ trong điều trị tiểu đường: chuẩn bị 2 – 3 quả la hán rồi nấu lấy nước đặc, trong mỗi lần sử dụng chỉ cần dùng một lượng nhỏ để thay thế lượng đường nhân tạo.

4. Những cách chế biến đơn giản và phổ biến từ quả la hán

Phụ thuộc vào mục đích sử dụng cũng như sở thích, khẩu vị của mỗi người mà bạn có thể biến tấu cách chế biến quả la hán sao cho phù hợp, hiệu quả nhất.

  • Trà la hán quả với hoa cúc: chúng có công dụng giải độc, thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa và sáng mắt. Cách thực hiện không quá cầu kỳ:

  • Chuẩn bị: 1 quả la hán, 1 bó lá dứa, 25g hoa cúc

  • Rửa sạch các nguyên liệu trên, tiếp đó thái quả la hán thành những lát mỏng

  • Đun nhỏ lửa với lượng quả la hán đã thái trong 1.5 – 2 lít nước khoảng 40 phút

  • Khi nước sôi thả hoa cúc, lá dứa rồi nấu thêm trong 10 phút sau đó tắt bếp

  • Lọc bỏ cặn, để nguội và bảo quản trong tủ lạnh

  • Nước la hán quả: rất thích hợp trong những ngày thời tiết nóng bức, bên cạnh đó còn trị đờm, chống ho, thanh nhiệt, dịu họng. Cách thức thực hiện rất dễ dàng:

  • Rửa sạch quả la hán nhiều lần và loại bỏ lớp lông bên vỏ quả

  • Bóp nát quả la hán hoặc thái thành lát mỏng

  • Đun quả trực tiếp với nhiệt độ hợp lý khoảng 70 độ hoặc cũng có thể đổ nước sôi trong bình chứa quả

  • Sau tầm khoảng 5 – 10 phút, là bạn có thể dùng dẫn trong mỗi ngày

  • Một sự kết hợp tuyệt vời khác không thể bỏ qua: quả la hán + nấm linh chi, việc kết hợp giữa hai nguyên liệu thần thánh này sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, phòng tránh bệnh cảm, tăng cường sức khỏe, chống những chất dị ứng. Và cách làm cũng cực đơn giản.

  • Nấm linh chi thái thành những miếng nhỏ

  • Đun hai nguyên liệu này trong 3 lần nước và mỗi lần khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ, để mùi vị thơm ngon hơn thì có thể kết hợp với: cam thảo, táo tàu. Mỗi ngày dùng từ 1 – 3 ly nước này. 

Cách sử dụng quả la hán khô

Quả la hán chế biến cũng rất đơn giản.

Nấm linh chi đã quá nổi tiếng với những công dụng tuyệt vời mà nó mang tới cho sức khỏe của con người: tăng cường tuần hoàn máu, điều hòa kinh nguyệt, giải độc cơ thể, chống lại mệt mỏi, ổn định huyết áp,.. thế nên với cách làm đơn giản mà còn bổ dưỡng cho sức khỏe bạn nên thử ngay hương vị hoàn hảo giữa quả la hán và nấm linh chi.

Quả la hán – loại dược liệu quý bổ trợ tối đa tình trạng sức khỏe cũng như ngăn ngừa, điều trị nhiều bệnh lý như vậy, hãy chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình hàng ngày từ loại quả này với cách thực hiện siêu dễ mà chúng tôi vừa giới thiệu trên.

Linh Chi Hoàng Gia