Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch A HCl

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

  • Thread starter Nguyễn Thu Trang
  • Start date Jun 22, 2021

Câu hỏi hot cùng chủ đề

Trả lời (11) Xem đáp án »

  • Ankan CH32CHCH2CCH33 có tên gọi là

    A. 2,2,4-trimetylpentan                                

    B. 2,2,4,4-tetrametybutan

    C. 2,4,4-trimetylpentan                                  

    D. 2,4,4,4-tetrametylbutan

  • Dãy muối tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là:

    Phản ứng biểu diễn đúng sự nhiệt phân của muối canxi cacbonat:

    Có thể dùng dung dịch HCl để nhận biết các dung dịch không màu sau đây:

    Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?

    Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, CuCl2 là:

    Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng:

    Dung dịch muối đồng (II) sunfat (CuSO4) có thể phản ứng với dãy chất:

    Trong các dung dịch sau, chất nào phản ứng được với dung dịch BaCl2 ?

    Cho dãy chuyển hóa sau:

    . Các chất A, B, C trong dãy trên lần lượt là:

    Công thức hóa học của muối natri hidrosunfat là:

    Muối nào sau đây không bị nhiệt phân hủy?

    Dãy muối cacbonat bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao

    Trắc nghiệm: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?

    A. KCl và NaNO3

    B. HCl và AgNO3

    C. KOH và HCl

    D. NaOH và NaHCO3

    Trả lời:

    Đáp án đúng: A. KCl và NaNO3

    Cặp chất cùng tồn tại trong một dung dịch là KCl và NaNO3

    Giải thích:

       Điều kiện để các chất cùng tồn tại trong 1 dung dịch: Không có phản ứng xảy ra hoặc phản ứng xảy ra có chất sản phẩm không phải là chất kết tủa, chất khí, chất điện ly yếu

    A. thỏa mãn

    B. HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3

    C. KOH + HCl → KCl + H2O            

    D. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O

    Vậy, chọn A.

    Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về KCl nhé!

    I. KCl (Kali Clorua) là gì?

       Muối Kali clorua (KCl) là một muối của kali với ion clorua. Nó không mùi và có tinh thể thủy tinh màu trắng hoặc không màu. Ở dạng chất rắn kali clorua tan trong nước và dung dịch của nó có vị giống muối ăn.

      KCl được sử dụng làm phân bón, trong y học, ứng dụng khoa học, bảo quản thực phẩm, và được dùng để tạo ra ngừng tim với tư cách là thuốc thứ ba trong hỗn hợp dùng để tử hình thông qua tiêm thuốc độc.

       Nó xuất hiện trong tự nhiên với khoáng vật sylvit và kết hợp với natri clorua thành khoáng vật sylvinit. Trong cuộc sống, KCl được ứng dụng nhiều nhất trong phân bón. Đây là loại phân bón được bà con ưa dùng. Ngoài ra, Kali Clorua còn rất nhiều ứng dùng thực tế khác.

    II. Tính chất vật lý

    Nguyên tử / Phân tử khối :74.5513 (g/mol) 

    Khối lượng riêng :1984 (kg/m3) 

    Màu sắc: tinh thể màu trắng 

    Trạng thái thông thường: Chất rắn

    Nhiệt độ sôi: 1420(°C) 

    Nhiệt độ nóng chảy : 770(°C) 

    III. Tính chất hóa học:

     - KCl là 1 muối trung hòa nên nó sẽ có tính chất của muối.

    Phân ly hòa toàn trong nước tạo thành các ion âm và ion dương:

    + KCl → K+ + Cl-

    Tác dụng với dung dịch chứa AgNO3:

                                        KCl + AgNO3 → AgCl ↓ + KNO3

    => Phương trình ion rút gọn: Ag+ + Cl- → AgCl↓

    Kali Clorua là muối được tạo từ bazơ mạnh và axit mạnh nên nó mang tính trung tính; do đó tương đối trơ về mặt hóa học.

    Tác dụng với H2SO4 đặc

    2KCl + H2SO4 đặc  → K2SO4 + 2HCl

    IV. Cách sản xuất muối Kali Clorua

       Tất cả các nguồn muối kali clorua chính đều có nguồn gốc từ nước biển. Nước biển là dung dịch của một số muối hòa tan trong nước. Các muối quan trọng nhất là natri clorua (khoảng 2,3%), magiê clorua (khoảng 0,5%), natri sunfat (khoảng 0,4%), canxi clorua (khoảng 0,1%) và kali clorua (khoảng 0,07%).   Khi các khối lớn của nước biển khô lại, chúng để lại các hỗn hợp khoáng chất phức tạp bao gồm các muối này. Trải qua hàng triệu năm, những mỏ lớn của các khoáng sản này đã bị chôn vùi dưới đất.  Bất kỳ một trong số các muối có trong một mỏ muối biển bao gồm kali clorua có thể được chiết xuất bằng một quy trình chung. Các khoáng chất tạo nên được nghiền nát và hòa tan trong nước nóng. Các giải pháp sau đó được cho phép làm mát rất chậm. Khi nó nguội đi, mỗi muối hòa tan kết tinh ở nhiệt độ cụ thể, được loại bỏ khỏi dung dịch và được tinh chế. Vì kali clorua hòa tan nhiều trong nước nóng hơn nước lạnh, do đó nó kết tinh sau khi các muối khác được loại bỏ.

       Phần lớn kali clorua ở Hoa Kỳ hiện được chiết xuất bằng một quá trình dài bắt đầu bằng việc nghiền quặng tự nhiên, chẳng hạn như sylvite và Carnalite. Hỗn hợp rắn sau đó được làm sạch và tinh chế trước khi được xử lý bằng chất nổi, thường là một số loại amin.

    V. Ứng dụng:

    - Kali clorua được dùng làm nguyên liệu cung cấp K trong sản xuất phân bón. Nó dễ tan trong nước bón vào đất cây có thể sử dụng ngay. Sau khi bón vào đất cây có thể thay thế ion H+ trong phức hệ hấp thụ làm cho dung dịch đất hóa chua.

    - Khi sử dụng dạng phân đơn, KCl thường được rắc đều trên lớp đất bề mặt (bên trên lớp đất trồng và đất canh tác). Nó cũng có thể được bón tập trung gần hạt. KCl xung quanh hạt giống sẽ bảo vệ cho hạt giống tránh khỏi những ảnh hưởng xấu đến quá trình nảy mầm khi các loại phân bón phân giải sẽ làm tăng sự tập trung của các muối hòa tan.

    - KCl phân giải nhanh trong vào nước trong đất. Ion K+ được giữ lại từ quá trình chuyển hóa ion của đất sét và chất hữu cơ. Phần Cl- sẽ hoà đi cùng với nước. Loại KCl độ tinh khiết cao có thể hòa tan làm phân dạng lỏng hoặc bổ sung vào hệ thống nước tưới tiêu.

    - Nhược điểm của KCl là phân có để laị ion Cl làm ảnh hưởng đến cây, đặc biệt phẩm chất nông sản nên tránh bón cho các loại rau quả.

    - Kali là yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho con người và động vật nhưng là loại cơ thể không dự trữ được. KCl có thể được dùng như loại muối thay thể trong chế độ ăn hạn chế muối natri.

    - Nó cũng được sử dụng trong chất làm mềm nước thay thế cho canxi trong nước.

    Tính chất hóa học của muối

    • Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
    • Tính chất hóa học muối
      • 1. Muối tác dụng với kim loại
      • 2. Muối tác dụng với axit
      • 3. Muối tác dụng với muối
      • 4. Muối tác dụng với bazơ
      • 5. Phản ứng nhiệt phân
    • Câu hỏi vận dụng liên quan

    Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến cặp chất cùng tồn tại trong một dung dịch. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi liên quan đến phản ứng hóa học xảy ra giữa các chất. Cặp chất cùng tồn tại trong một dung dịch được phải là hai chất không phản ứng được với nhau. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

    >> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung câu hỏi liên quan

    • Cho từ từ đến dư kim loại X vào dung dịch FeCl3
    • Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
    • Trong tự nhiên canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước được gọi là
    • Kết tủa màu đen xuất hiện khi dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch

    Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?

    A. KCl, NaOH.

    B. H2SO4, NaOH.

    C. H2SO4, KOH.

    D. NaCl, AgNO3.

    Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

    2 chất không tác dụng được với nhau sẽ cùng tồn tại được trong một dung dịch

    A. thỏa mãn

    B. H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O

    C. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ +2HCl

    D. NaCl + AgNO3→ AgCl↓ + NaNO3

    Đáp án A

    Tính chất hóa học muối

    1. Muối tác dụng với kim loại

    Muối + kim loại → Muối mới + kim loại mới

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của nó

    2. Muối tác dụng với axit

    Muối + axit → muối mới + axit mới

    HCl + 2AgNO3 → AgCl + HNO3

    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

    Điều kiện xảy ra phản ứng: Sản phẩm tạo thành phải có chất khí hoặc chất kết tủa hoặc nước

    3. Muối tác dụng với muối

    Muối + muối → 2 muối mới

    NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl

    Điều kiện phản ứng xảy ra: Sản phẩm chất tạo thành phải có chất khí hoặc chất kết tủa hoặc nước.

    4. Muối tác dụng với bazơ

    Muối + bazơ → muối mới + bazơ mới

    2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2

    Điều kiện xảy ra phản ứng: sản phẩm tạo thành phải có chất khí hoặc chất kết tủa hoặc nước

    5. Phản ứng nhiệt phân

    Một số muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao

    CaCO3

    CaO + CO2

    Câu hỏi vận dụng liên quan

    Câu 1. Dãy gồm chất tác dụng được với dung dịch CuCl2 là

    A. NaOH, K2SO4 và Zn

    B. NaOH, AgNO3 và Zn

    C. K2SO4, KOH và Fe

    D. HCl, Zn và AgNO3

    Xem đáp án

    Đáp án B

    Dãy gồm chất tác dụng được với dung dịch CuCl2 là NaOH, AgNO3 và Zn

    Phương trình phản ứng minh họa

    CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl

    CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Cu(NO3)2

    Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu

    Câu 2. Cặp chất nào dưới đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch

    A. NaCl và AgNO3

    B. NaOH và CuCl2

    C. H2SO4, CaCl2

    D. KNO3 và NaCl

    Xem đáp án

    Đáp án D

    A. Loại vì có phản ứng: NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

    B. Loại vì có phản ứng: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl

    C. Loại vì có phản ứng: CaCl2 + H2SO4 → 2HCl + CaSO4↓

    D. Thỏa mãn vì 2 chất này không phản ứng với nhau

    Câu 3. Cặp chất khi phản ứng không tạo ra chất kết tủa.

    A. Na2CO3 và HCl

    B. AgNO3 và BaCl2

    C. BaCO3và H2SO4

    D. BaCO3 và HCl

    Xem đáp án

    Đáp án D

    A. Loại vì có phản ứng: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

    B. Thỏa mãn vì 2 chất này phản ứng chỉ tạo kết tủa

    BaCl2 + 2AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl

    C. Loại vì có phản ứng: BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + H2O + CO2

    D. Loại vì có phản ứng: BaCO3 + 2HCl → H2O + CO2 + BaCl2

    Câu 4.Dãy các chất nào sau đây là muối axit?

    A. Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2, BaCO3.

    B. Ba(HCO3)2, KHCO3, Ca(HCO3)2.

    C. Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, BaCO3.

    D. KHCO3, CaCO3, K2CO3

    Xem đáp án

    Đáp án B

    Dãy các chất nào sau đây là muối axit?

    Loại A, C vì BaCO3 là muối trung hòa

    Loại D vì CaCO3, K2CO3 là muối trung hòa

    Câu 5. Cặp chất nào sau đây tồn tại trong một dung dịch (không xảy ra phản ứng với nhau)

    A. NaOH, HCl

    B. KOH, Na2SO4

    C. Ca(OH)2, Na2SO4

    D. KOH, H2SO4

    Xem đáp án

    Đáp án B

    A. Loại vì có phản ứng: NaOH + HCl → NaCl + H2O

    B. Thỏa mãn vì 2 chất này không có pư với nhau do sản phẩm không tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi.

    C. Loại vì có phản ứng: Ca(OH)2 + Na2SO4 → CaSO4↓ + 2NaOH

    D. Loại vì có phản ứng: 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

    Câu 6. Để nhận biết các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, HCl, người ta dùng

    A. quỳ tím và dung dịch BaCl2.

    B. quỳ tím và dung dịch KOH.

    C. phenolphtalein.

    D. phenolphtalein và dung dịch NaCl.

    Xem đáp án

    Đáp án A

    Để nhận biết các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, HCl, người ta dùng Dùng quỳ tím:

    + NaOH là bazo mạnh làm quỳ chuyển màu xanh

    + H2SO4, HCl là axit mạnh làm quỳ chuyển màu đỏ

    Dùng BaCl2 nhận 2 dung dịch axit:

    Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4

    H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 +2HCl

    + Không có hiện tượng gì là HCl

    Câu 7. Các cặp chất nào cùng tồn tại trong một dung dịch?

    (1) CuSO4 và HCl

    (2) H2SO4 và Na2SO3

    (3) KOH và NaCl

    (4) MgSO4 và BaCl2

    A. (1; 2)

    B. (3; 4)

    C. (2; 4)

    D. (1; 3)

    Xem đáp án

    Đáp án D

    Các cặp chất cùng tồn tại trong một dung dịch là cặp chất không phản ứng với nhau

    CuSO4 và HCl và cặp 3. KOH và NaCl các chất không phản ứng được với nhau

    Câu 8. Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?

    A. NaOH, MgSO4

    B. KCl, Na2SO4

    C. CaCl2, NaNO3

    D. ZnSO4, H2SO4

    Xem đáp án

    Đáp án A

    Cặp chất không thể cùng tồn tại trong một dung dịch là cặp chất xảy ra phản ứng với nhau

    => cặp NaOH và MgSO4 không thể cùng tồn tại trong một dung dịch vì xảy ra phản ứng:

    2NaOH + MgSO4 → Mg(OH)2 + Na2SO4

    Câu 9. Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng:

    A. Quỳ tím

    B. Dung dịch Ba(NO3)2

    C. Dung dịch AgNO3

    D. Dung dịch KOH

    Xem đáp án

    Đáp án D

    Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng dung dịch KOH vì tạo các kết tủa có màu khác nhau:

    dung dịch CuCl2 tạo kết tủa xanh: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓xanh + 2NaCl

    dung dịch FeCl3 tạo kết tủa đỏ nâu: FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓đỏ nâu + 3NaCl

    dung dịch MgCl2 tạo kết tủa trắng: MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓trắng + 3NaCl

    Câu 10. Dãy muối tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là

    A. Na2CO3, Na2SO3, NaCl

    B. CaCO3, Na2SO3, BaCl2

    C. CaCO3, BaCl2, MgCl2

    D. BaCl2, Na2CO3, Cu(NO3)2

    Xem đáp án

    Đáp án B

    Phương trình phản ứng minh họa

    CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O

    Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

    BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

    Loại A vì NaCl không phản ứng

    Loại C vì MgCl2 không phản ứng

    Loại D vì Cu(NO3)2 không phản ứng

    -------------------------

    Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

    Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

    Video liên quan

    Chủ đề