Chi phí trực tiếp trong nhập khẩu là gì năm 2024

Việc nhập khẩu lô hàng nguyên Cont bằng đường biển về Việt Nam theo điều kiện thương mại CIF là một trong những hoạt động được quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên, để thực hiện hoạt động này, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều chi phí khác nhau.

Trong bài viết này, Mison Trans sẽ chia sẻ về các chi phí khi nhập khẩu hàng FCL bằng đường biển về Việt Nam theo điều kiện thương mại CIF.

Chi phí trực tiếp trong nhập khẩu là gì năm 2024

Trước khi tàu cập cảng tầm 1 – 2 ngày bạn sẽ nhận được một thông báo hàng đến từ hãng tàu hoặc FWD. Trong TBHĐ thể hiện các phí local charge cần phải thanh toán để lấy lệnh giao hàng. Cụ thể các phí này như sau:

1. Phí THC

Có tên đầy đủ là Terminal Handling Charge, có thể hiểu là phụ phí xếp dỡ tại cảng.

Các hoạt động xếp dỡ được tính vào phí THC có thể là tập kết container ra cầu tàu, xếp dỡ các container hàng hoá từ trên tàu xuống, phí quản lý của cảng…

→ Phí THC này dao động từ 115 – 180 USD mỗi 20/40.

Phí này có thể thay đổi dựa vào từng loại container, từng hãng tàu hay tùy loại hàng khác nhau.

2. D/O fee

Viết tắt là Delivery Order fee. D/O sẽ được các hãng tàu hoặc các đơn vị forwarder phát hành cho công ty nhập khẩu. Công ty nhập khẩu sẽ thanh toán phí này và cầm D/O cung cấp cho cảng sau đó lấy hàng khi tàu đã cập cảng.

Bắt buộc phải có D/O thì mới lấy được hàng.

→ Phí D/O dao động 35 – 45 USD/set.

3. Cleaning Fee

Là chi phí mà hãng tàu làm sạch lại container sau khi doanh nghiệp nhập khẩu lấy hàng về kho và trả rỗng tại các depot.

Vì mỗi một hàng hóa với tính chất khác nhau có thể khiến cho vỏ container ám mùi hoặc bẩn ảnh hưởng đến hàng hóa khi đóng vào những container này.

Vậy nên, các hãng tàu mới phải thu thêm khoản phụ phí này với mục đích đảm bảo chất lượng cho các container.

→ Phí Cleaning Fee dao động 20 – 25 USD/cont

4. Phí CIC

Tên gọi đầy đủ là Container Imbalance Charge. Do hãng tàu thu nhằm mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng, từ nơi thừa container rỗng về nơi thiếu container rỗng để đóng hàng xuất.

Ví dụ: Việt Nam là nước nhập siêu, nhập khẩu rất nhiều hàng từ Trung Quốc về, nên vỏ cont rỗng ở Việt Nam rất nhiều, trong khi cont để đóng hàng bên đầu Trung lại thiếu. Hãng tàu bắt buộc phải vận chuyển vỏ cont rỗng đó về Trung Quốc và thu phí này của doanh nghiệp đã sử dụng xong vỏ cont rỗng đó.

→ Phí CIC dao động 60 – 120 USD mỗi 20/40 và tùy từng thời điểm.

5. Phí EMF

Viết đầy đủ là Equipment Management fee, là phí quản lý thiết bị được 1 số hãng tàu thu để quản lý các container. Tuy nhiên chỉ 1 số hãng tàu mới thu phí này như Cosco, TSL…

→ Phí EMF dao động từ 25 – 30 USD/cont, tùy loại cont và loại hàng hóa.

6. Handling fee

Là phí xử lý hàng hóa, phí mà các công ty logistics hoặc FWD thu từ việc follow hàng hoá công ty nhập khẩu. Cụ thể các công ty này họ sẽ theo dõi, liên lạc, email với Agent nước ngoài… Một số công ty họ sẽ thu hoặc free phí này.

→ Phí Handling fee dao động từ 30 – 35 USD/lô hàng.

7. Phí LSS

Đây là phụ phí nhiên liệu, trong tiếng anh là Low Sulphur Surcharge, là phụ phí giảm thải lưu huỳnh. Thường một số hãng tàu sẽ kèm phí này vào cước biển, cũng có một số hãng tàu sẽ đẩy sang phần local charge ở đầu nhập khẩu.

Các chi phí phát sinh khi tiến hành thông quan hàng FCL bằng đường biển

Chi phí trực tiếp trong nhập khẩu là gì năm 2024

Sau khi đã thanh toán xong các phí cố định bên trên, hãng tàu hoặc FWD sẽ gửi cho công ty nhập khẩu một lệnh giao hàng hay còn gọi là D/O. Lúc này, công ty nhập khẩu cần chuẩn bị bộ chứng từ để tiến hành thủ tục thông quan cho lô hàng.

Nếu doanh nghiệp nhập khẩu có sẵn bộ phận xuất nhập khẩu thì có thể tự thông quan cho lô hàng hoặc nếu không có bộ phận này thì nên thuê ngoài đơn vị logistics như Mison Trans, sẽ đứng ra thực hiện toàn bộ thủ tục hải quan để lấy hàng ra.

→ Phí dịch vụ thủ tục hải quan dao động ở mức 1.200.000 – 1.600.000 VNĐ/khai luồng vàng đối với hàng nguyên Cont. Phí dịch vụ thủ tục hải quan sẽ tùy theo chất lượng của công ty, theo từng thời điểm,

Trường hợp lô hàng được phân luồng đỏ thì sẽ phải trả thêm phí kiểm hóa.

→ Phí dịch vụ kiểm hóa này sẽ giao động từ 900.000 – 1.200.000 VNĐ.

Sau khi khâu mở tờ khai đã xong, công ty/đơn vị nhập khẩu sẽ tiến hành nộp thuế nhập khẩu, thuế VAT, các loại thuế khác (nếu có). Số tiền thuế này sẽ được thể hiện rõ trên tờ khai, đơn vị nhập khẩu tiến hành đóng đầy đủ thuế cho lô hàng để được thông quan.

Ngoài ra, công ty/đơn vị nhập khẩu còn phải chi trả các chi phí làm hàng tại cảng như:

  • Phí nâng hạ cont (dao động từ 800.000 – 1.200.000VNĐ/cont)
  • Phí cơ sở hạ tầng (tầm 250.000 – 550.000VNĐ/cont)
  • Phí lưu kho lưu bãi (nếu có)…

các phí này sẽ đóng trực tiếp cho cảng, dựa vào biểu phí mà cảng đăng trên website. Tham khảo tại Bảng giá dịch vụ tại kho CFS Cát Lái

Chi phí trực tiếp trong nhập khẩu là gì năm 2024

Sau khi đã hoàn tất các thủ tục và đã lấy hàng ra được rồi, ở bước này sẽ xuất hiện thêm phí Trucking, đây phí vận chuyển hàng về kho của đơn vị nhập khẩu.

  • Nếu tại địa chỉ kho, Cont có thể vào được sẽ tiến hành kéo Cont về luôn và tùy thuộc vào vị trí địa lý khác nhau sẽ có phí khác nhau.
  • Trường hợp Cont không vào được kho, thì sẽ tiến hành rút ruột tại cảng hoặc tại bãi nào đó, lúc này phát sinh thêm phí rút ruột và trucking xe tải.

Tóm lại, trên đây là toàn bộ các chi phí hàng FCL nhập khẩu đường biển theo điều kiện thương mại CIF. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn có thể tính toán & dự trù được những chi phí cần trả thì tiến hành nhập khẩu.